Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC QUẬN 9 NIÊN HẠN 15 NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.08 KB, 30 trang )

Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
LỜI NÓI ĐẦU
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được
trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên
Trái Đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước
tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình
quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung
tâm. Những phản ứng lí hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của
nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường
cho các muối đi vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng
cao đời sống tinh thần cho nhân dân (một ngôi nhà hiện đại mà
không có nước khác nào một cơ thể mà không có nước).
Nước đóng vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất công
nghiệp. đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có
vai trò điều tiết chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật,
độ thoáng khí trong đất.
Cùng với quá trình đô thị hóa, kỹ thuật cấp nước cũng ngày
càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị. Với việc
pháp hiện dùng hóa chất dể xử lý nước, công nghệ cấp nước đã có
những bước tiến mới, hệ thống cấp nước đô thị ngày càng hoàn
thiện, đặc biệt là công trình xử lý nước. Các hạng mục công trình,
các thiết bị xử lý nước, cũng như các thiết bị điện điện tử và tự động
được áp dụng hiện nay rất đa dạng và phong phú. Có thể nói kỹ thuật
cấp nước của thế giới đã đạt tới trình độ cao về công nghệ xử lý và
thiết bị cơ giới, tự động trong vận hành quản lý.
Nhóm 16
1
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
MỤC LỤC
Phần I: Sơ lược về mạng lưới cấp nước


Lời nói đầu
I: Lịch sử phát triển nghành cấp nước 3
II. Hệ thống cấp nước 4
II.1 Khái niệm 4
II.2 Phân loại hệ thống cấp nước 6
II.3 Tiêu chuẩn dùng nước 6
III. Mạng lưới cấp nước 6
III.2 Phân loại mạng lưới cấp nước 6
III.3 Nguyên tắc vạch tuyến 6
IV Tài nguyên nước ở Việt Nam 8
IV.1 Tài nguyên nước 8
IV.2 Một số các nguồn nước chính 9
IV.3 Quản lý tài nguyên nước 10
V Điều kiện tự nhiên quận 9 11
V.1 Vị trí địa lí 11
V.3 Khí hậu 12
VI Hiện trạng cấp nước 13
VII Qui trình thi công lắp đặt đường ống 13
VII.1 Chuẩn bị vật tư và dụng cụ thi công 13
VII.2 Cắt mặt đường và phui ống 13
VII.3 Trải cát lót ống và phui đào 14
VII.4 Thử áp lực 15
VII.4 Đấu nối, súc xả, khử trùng 15
VII.5 Hoàn công, nghiệm thu 18
Phần II Tính toán
I Tính toán mạng lưới cấp nước 19
II Tính toán thủy lực mạng lưới 25
III Đài nước 26
Nhóm 16
2

Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỂ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
I: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHÀNH CẤP NƯỚC
- Theo lịch sử ghi nhận, lịch sử hệ thống cấp nước đô thị xuất
hiện sớm nhất tại La Mã vào năm 800 TCN. Điển hình là công trình
dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy, trong thành phố nước
được đua đến các bể tập trung, từ đó theo đường ống dẫn nước đến
các nhà quyền quí và các bể chứa công cộng cho người dân sử dụng
- Người Babilon có phương pháp nâng nước lên độ cao khá lớn
bằng phương pháp ròng rọc, guồng nước.
- Thế kỉ thứ XIII, các thành phố ở Châu Âu đã có hệ thống cấp
nước. Vào thời đó chưa có các chất hóa học để phục vụ cho việc keo
tụ xử lí nước mặt, người ta phải xây dựng các bể lắng có kích thước
rất lớn mới lắng được các hạt cặn bé. Do đó các công trình xử lí rất
cồng kềnh, chiếm diện tích và chí phí xây dựng lớn.
- Năm 1600, việc dùng phèn nhôm để keo tụ nước được các
nhà truyền giáo Tây Ban Nha phổ biến tại Trung Quốc .
- Năm 1800, các thành phố ơ Châu Âu, Châu Mĩ đã có hệ
thống cấp nước khá đầy đủ các thành phần như: công trình thu, trạm
xử lí, mạng lưới,
- Năm 1810, hệ thống lọc nước cho thành phố được xây dựng
tại Paisay- Scotlen
- Năm 1908, việc khử trùng nước uống với qui mô lớn tại
Niagara Falls, phía Tây Nam New york.
- Thế kỉ XX kỹ thuật cấp nước ngày càng đạt tới trình độ cao
và còn tiếp tục phát triển, các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa
dạng và phát triển. Thiết bị dùng nước trong nhà luôn được cải tiến
để phù hợp và thuận tiện cho người sử dụng. Kỹ thuật điện tử và tự
động hóa cũng được sử dụng rộng rãi trong cấp thoát nước.
- Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu bằng

khoan giếng mạch nông tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh vào năm 1894.
Nhiều đo thị khác như Hải Phòng, Đà Nẵng hệ thống cấp nước đã
xuất hiện khai thác cả nước ngầm và nước mặt.
- Hiện nay hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cấp nước.
nhiều trạm cấp nước đã áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước
phát triển như: Pháp, Phần Lan, Austraylia, Những trạm cấp nước
Nhóm 16
3
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến và tự động
hóa.
II: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
II.1 Khái niệm:
Hệ thống cấp nước là tổ hợp những công trình có chức năng
thu nước, xử lý nước, vận chuyển, điều hòa và phân phối nước.
II.2 Phân loại hệ thống cấp nước:
 Theo đối tượng phục vụ: Hệ thống cấp nước đô thị, công
nghiệp, nông nghiệp, đường sắt…
 Theo chức năng phục vụ: hệ thống cấp nước sinh hoạt, sản
xuất, chữa cháy…
 Theo phương pháp sử dụng nước: Hệ thống trực tiếp, hệ
thống tuần hoàn.
 Theo nguồn nước: Hệ thống nước ngầm, nước mặt…
 Theo nguyên tắc làm việc: Hệ thống có áp, không áp tự
chảy
II.3 Tiêu chuẩn dùng nước:
Là lượng nước trung bình tính cho một đơn vị tiêu thụ trong
một đơn vị thời gian ( thường là trong một ngày) hay cho một đơn vị
sản phẩm (lít/ người/ ngày, lít/ đơn vị sản phẩm)
Muốn thiết kế một hệ thống cấp nước cần xác định tổng lưu

lượng theo tiêu chuẩn của từng nhu cầu dùng nước. Các nhu cầu
thường gặp là:
• Nước sinh hoạt: Tính bình quân đầu người, lít/ người/ ngày
đêm,
theo qui định trong tiêu chuẩn cấp nước hiện hành TCXD 33-85
• Nước công nghiệp: Tiêu chuẩn nước sử dụng cho công nghiệp
phải được xác định trên cơ sở dây chuyền công nghệ của xí nghiệp
do cơ quan thiết kế hay quản lý cấp. tiêu chuẩn dùng nướcđược tính
theo đơn vị sản phẩm.
 Nước cho công nghiệp bao gồm: nước cho sinh hoạt
của công nhân, cho công nhân tắm, và cho sản xuất. Trong đó nước
cho công nhân tắm sau giờ làm việc theo ca đồng nhất với tiêu chuẩn
40 người mội vòi tắm 500 lít/ giờ với thời gian tắm là 45 phút.
 Nước tưới cây, tưới đường: Tiêu chuẩn nước dùng
Nhóm 16
4
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
cho tưới cây, tưới đường , vườn hoa, quảng trường , mặt đường trong
các đô thị thì tùy theo loại mặt đường, loại cây trồng, khí hậu để
chọn. Theo quy phạm, có thể lấy từ 0,5 – 1 lít/ m
2
diện tích được
tưới.
• Nước dùng trong các nhà công cộng: Lấy theo quy định
của TCXD 33-85
• Nước rò rỉ của mạng lưới phân phối: Lượng nước này
không có tiêu chuẩn rõ rệt, tùy theo tình trạng của mạng lưới mà có
thể lấy từ 5-10% tổng công suất của hệ thống. Thực tế, lượng nước
rò rỉ của mạng lưới có khi lên tới 15- 20% .
• Nước dùng trong khu xử lý: Để tính toán sơ bộ có thể chọn

tỷ lệ 5 10% công suất của trạm xử lý ( trị số nhỏ dùng cho công suất
lớn hơn 20.000m
3
/ ngày đêm). Lượng nước này dùng cho nhu cầu
kỹ thuật của trạm, phụ thuộc vào từng loại công trình: bể lắng từ 1,5-
3%, bể lọc từ 3- 5%, bể tiếp xúc từ 8- 10%.
• Nước chữa cháy: Lưu lượng nước, số đám cháy đồng thời,
thời gian cháy áp lực nước để chữa cháy cho một điểm dân cư phụ
thuộc vào quy mô dân số, số tầng cao, bậc chịu lửa, và mạng lưới
đường ống nước chữa cháy đã quy định trong TCVN 33-85.
Nhóm 16
5
Mạng lưới cấp thốt nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
III. MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC:
III.1 Khái niệm:
- Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước.
Giá thành xây dựng mạng lưới cấp nước chiếm 50-70% giá thành
của tồn hệ thống. Bởi vậy, cần được nghiên cứu và thiết kế kỹ trước
khi xây dựng.
III.2 Phân loại mạng lưới cấp nước:
 Mạng lưới cụt: Là mạng lưới mà đường ống chỉ có thể cấp
nước cho các điểm theo cùng một hướng. Mạng lưới cụt dễ tính tốn,
kinh phí đầu tư ít, có tổng chiều dài đường ống ngắn nhưng khơng
đảm bảo an tồn nên chỉ dùng cho các thành phố nhỏ hay những nơi
các đối tượng tiêu thụ nước khơng liên tục.
 Mạng lưới vòng: là mạng lưới mà đường ống khép kín mà
trên đó, tại mọi điểm có thể cấp nước từ hai hay nhiều phía.
 Mạng lưới hỗn hợp: Là mạng lưới dùng phổ biến nhất, kết
hợp của hai loại trên.
III.3 Ngun tắc vạch tuyến:

Mạng lưới phải bao trùm được các điểm tiêu thụ nước.
 Các tuyến ống chính nên đặt theo các thành phố lớn, có
hướng đi từ nguồn nước và chạy dọc thành phố theo hướng chuyển
nước chủ yếu. Khoảng cách giữa các tuyến chính, phụ thuộc vào quy
mơ thành phố, thường lấy từ 300- 600 m. Một mạng lưới phải có ít
Nhóm 16
6
1
2
3
4
5
6
Hình : Sơ đồ hệ thống cấp nước thành phố
Công trình thu và trạm bơm cấp I 4- Trạm bơm cấp II
Trạm xử lý nước 5- Đài nước
Bể chứa nước 6- Mạng lưới đường ống
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
nhất hai tuyền ống chính, đường kính ống chọn tương đương để có
thể làm việc thay thế nhau khi gặp sự cố.
 Tuyến ống chính được nối với nhau bằng các tuyến ống
nhánh với khoảng cách là 400-900m. Các tuyến vạch phải theo
đường ngắn nhất, cấp nước được về hai phía. Nó phải tránh các ao
hồ, đường tàu và các nghĩa địa… cần đặt ống ở những điểm cao để
bản than ống chịu áp lực mà vẫn đảm bảo đường mực nước theo yêu
cầu.
 Vị trí đặt ống trên mặt cắt ngang đường phố do quy hoạch
Khoảng cách nhỏ nhất trên mặt bằng tính từ thành ống đến các công
trình được qui định như sau:
- Đến móng nhà và công trình: 3 mét

- Đến chân taluy đường sắt: 5 mét
- Đến mép mương hay mép đường ô tô: 1,5-2 mét
- Đến đường dây điện thoại: 0,5 mét
- Đến đường điện cao thế: 1 mét
- Đến mặt ngoài ống thoát: 1,5 mét
- Đến chân cột điện đường phố: 1,5 mét
- Đến mép điện cao thế: 3,0 mét
- Đến các loại tường rào: 1,5 mét
- Đến trung tân hang cây: 1,5- 2 mét
Khi muốn rút ngắn khoảng cách trên, cần phải có các biện pháp
kỹ thuật đặc biệt nhằm đảm bảo ống không bị lún gãy và thuận tiện
trong quá trình sửa chữa, cải tạo
- Khi ống chính có đường kính lớn thì nên đặt thêm một ống phân
phối nước song song với nó. Như thế, ống chính chỉ làm chức năng
chuyển nước.
- Ngoài những yêu cầu trên, khi qui hoạch mạng lưới cần chú ý
- Quy hoạch mạng lưới phải quan tâm đến khả năng phát triển của
thành phố và mạng lưới trong tương lai
- Cần chọn điểm cao để đặt đài nước nếu điều kiện kiến trúc cho
phép. Đài nước do vậy có thể đặt ở đầu, giữa hay ở cuối mạng lưới
- Khi quy hoạch cải tạo mạng lưới cần nghiên cứu sơ đồ mạng
lưới hiện trạng: Vật liệu, đường kính ống, tình trạng thu hẹp đường
kính long ống…
- Cùng một điều kiện tiêu thụ nước có thể quy hoạch theo nhiều
sơ đồ mạng lưới có dạng khác nhau mà vẫn thỏa mãn được các yêu
Nhóm 16
7
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
cầu trên, nhưng phải có một mạng lưới tối ưu và hợp lý hơn cả. Đó
là mạng lưới đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn trên cơ sở các chỉ tiêu

kinh tế kỹ thuật các phương án quy hoạch mạng lưới đã đề ra.
IV: TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
IV.1 Tài nguyên nước:
- Tài nguyên nước của Việt Nam khá lớn: lượng nước mặt
trong lãnh thổ là 32,5 tỷ m
3
/ năm, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất
l à 48 tỷ m
3
/năm. Tuy nhiên do nhu cầu dùng nước của Việt Nam
tăng mạnh từ 79,61 tỷ m
3
/năm vào năm 2000 có thể lên đến vài trăm
tỉ m
3
/năm vào những thập niên đầu của thế kỉ XXI. Nguy cơ thiếu
nước biểu hiện ở nhiều vùng, kể cả vùng châu thổ sông Hồng. Trên
cơ sở phân tích các tài liệu hiện có, các tác giả đã đề cập hướng điều
tra, khai thác và bảo vệ các tài nguyên dưới đất.
- Việt Nam là một nước có lượng mưa trung bình hằng năm
khá lớn lên tới trên 2000mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ
che phủ rừng hiện tại là 29%, mạng lưới sông suối ao hồ dày và có
nước quanh năm. Nhờ đó tài nguyên nước nhìn chung tương đối
phong phú: Hằng năm lượng nước mặt sản sinh nội địa 32.5 tỷ
m
3
/năm, nếu kể cả lượng nước bên ngoài lãnh thổ chảy vào khoảng
889 tỷ m
3
/năm, nước dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỷ

m
3
/năm ( trầm tích bở rời: 12.6; đá lục nguyên: 7.31; đá phun trào:
2.11; đá xâm nhập: 8.05; đá cacbonat: 2.4; đá biến chất: 7.79 và đá
hỗn hợp: 7.75).
- Tuy nhiên lưu lượng nước mặt có thể khai thác không thật
khả quan: một mặt khả năng sử dụng lượng nước chảy từ bên ngoài
lãnh thổ vào rất bấp bênh, thiếu chủ động và phụ thuộc nhiều yếu tố,
mặt khác xét về lượng nước cho phép không được vượt quá 30%
lượng nước đến, ta thấy nhiều nơi không dủ lượng nước dùng. Ví dụ
lượng nước cần trong các tháng II – IV của đồng bằng bắc bộ chiếm
43 – 53.8%, trong vài thập niên đầu của thế hệ mới, nguy cơ thiếu
nước sẽ tới với đồng bằng nam bộ, nam trung bộ tây nguyên và đồng
bằng sông Hồng.
• Những khó khăn trong việc khai thác nguồn nước mặt.
 Khó khăn đầu tiên là có đến 63% tổng lượng dòng chảy
Nhóm 16
8
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam là đến từ các nước láng giềng:
Trung Quốc, Thái Lan, Myama, Lào và Campuchia chảy vào. Các
nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng.
Quá trình phát triển này sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận
dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của họ. Chế độ
thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay
đổi. Dòng chảy nước có thể được điều tiết theo những chiều hướng
không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng
nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào mùa
khô có thể sẽ không còn như trước. Chất lượng nước của một số

dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư,
khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không còn độ trong
sạch như hiện nay.
 Tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta phân bố rất không
đều theo không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng
mưa năm là 1.944mm. Tuy nhiên lượng mưa này phân bố không đều
theo không gian.
 Một khó khăn khác là chất lượng nguồn nước đang ngày
càng giảm sút, trong khi đó nhu cầu về nguồn nước sử dụng ngày
càng tăng. Với sự phát triển nhanh của công nghiệp hóa, đô thị hóa,
gia tăng dân số ở nông thôn cũng như thành thị, chất lượng nguồn
nước mặt đã có những biểu hiện suy thoái khá nghiêm trọng.
IV.2 Một số các nguồn nước chính:
- Sông ngòi tự nhiên: Nguồn nước trong sông được cung cấp từ
nước mưa Dòng chảy của chúng biến đổi theo mùa và không ổn
định đặc biệt ở khu vực thượng lưu. Dòng chảy của những con sông
nhận được lượng bổ sung từ nước ngầm sẽ ổn định hơn. Những con
sông ở khu vực hạ lưu còn có thêm một lượng bổ sung từ nước đã
qua sử dụng, chẳng hạn nước từ hệ thống cống thoát nước và từ
lượng nước tưới tiêu.
- Ao hồ tự nhiên: Các ao hồ tự nhiên thường chỉ cho khai thác
một lượng nước giới hạn trừ khi chúng có một vài nguồn bổ sung
nước riêng biệt.
- Hồ chứa: Nước được trữ trong hồ chứa có đập ngăn phục vụ
nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ở những vùng có hai loại hình
khí hậu khô và mưa khác nhau rõ rệt, nước sẽ được trữ lại vào mùa
Nhóm 16
9
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
mưa và sau đó sẽ khai thác sử dụng vào mùa khô. Tại nhiều vùng

trên thế giới, các hồ chứa có thể cấp nước cho nhiều năm khô hạn
liên tiếp.
- Các giếng ngầm: Nước từ lòng đất được bơm lên mặt đất
thông qua bơm tay hoặc bơm chìm chạy bằng điện. Công suất cấp
nước của các giếng phụ thuộc vào đặc điểm tầng ngậm nước, công
suất bơm và trữ lượng nước ngầm. Các giếng khơi hoặc giếng đào
tầng nông là những nguồn cấp nước quy mô nhỏ ở khu vực nông
thôn.
- Suối: Các con suối thường xuất hiện ở những khu vực tầng
ngậm nước trồi lên phía trên tầng đá không thấm nước. Chúng phụ
thuộc vào điều kiện địa chất của từng vùng. Các con suối nếu có
dòng chảy quanh năm có thể cung cấp một lượng nước sinh hoạt
nhất định hoặc chỉ chảy theo mùa.
- Nước mặn: Nước được xem là mặn khi có hàm lượng muối >
0,1%. Nếu muốn sửdụng loại nước này cần phải khử muối, một
trong những biện pháp khử muối là
phương pháp lọc thẩm thấu ngược. Mặc dù phương pháp này rất đắc
tiền nhưng nó vẫn được ứng dụng rộng tại những vùng khô hạn (khu
vực Ả rập, vùng vịnh Persian), những nơi có nguồn nhiên liệu rẻ
tiền.
IV.3 Quản lý tài nguyên nước.
a. Yêu cầu quản lý.
- Khi lập kế hoạch khai thác, đánh giá môi trường nước cho
một vùng hoặc một lưu vực cần phải đánh giá đầy đủ ba loại đặc
trưng của tài nguyên nước:
- Số lượng nước: biểu thị độ phong phú của tài nguyên nước
trên một vùng lãnh thổ.
- Chất lượng nước: hàm lượng của các chất hòa tan hoặc không
hòa tan trong nước (có lợi hoặc gây hại theo tiêu chuẩn của đối
tượng sử dụng nước).

- Động thái của nước: được đánh giá bởi sự thay đổi của các
đặc trưng dòng chảy theo thời gian. Sự trao đổi nước giữa các khu
vực chứa nước, sự vận chuyển và quy luật chuyển động của nước
trong sông, sự chuyển động của nước ngầm, các quá trình trao đổi
chất hòa tan, truyền mặn…
Nhóm 16
10
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
Kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nước, việc khai thác hợp lý tài
nguyên nước, phòng chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường nước.
b. Giáo dục cộng đồng.
Cần giáo dục cho người dân biết nhân loại đang đứng trước
nguy cơ khủng hoảng tài nguyên nước ngày một trầm trọng hơn.
Ðây là hậu quả tất yếu của những khủng hoảng về dân số, lương
thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Trong đó sự bùng nổ dân
số đóng vai trò chủ chốt. Một khi người dân biết rõ được mối nguy
cơ đe dọa đến sự thiếu nước, họ sẽ chung tay cùng giải quyết các vấn
đề đó.
Giáo dục ý thức tự giác, cùng nhau cải thiện chất lượng trong
hộ gia đình và nơi công cộng. Ðồng thời phổ biến các điều luật bảo
vệ tài nguyên để người dân nắm vững và chấp hành.
c. Tăng cường làm sạch nguồn nước.
Tự làm sạch nguồn nước là sự phục hồi trạng thái nước ban đầu
nhờ các quá trình thủy động học, lý học, hóa học, sinh hóa… diễn ra
trong nguồn nước,
Bản chất của tự làm sạch nguồn nước là sự xáo trộn pha loãng nước
thải với nguồn nước, sự phân hủy và chuyển hóa các chất bẩn trong
nguồn nước. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc nhiều
yếu tố như loại nước thải, chế độ thủy động học của nguồn nước, đặc

điểm khí hậu.
V MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
V.1 Vị trí địa lí:
- Quận 9 ngay nay cách trung tâm thành phố khoảng 7km2
theo xa lộ hà nội. Đông giáp Huyện Nhơn Trạch,Tỉnh Đồng Nai,Tây
giáp với Quận Thủ Đức,Nam giáp Quận 2, Bắc giáp Thành Phố Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai, quận 9 gồm có13 phường trực thuộc, nhưng
chúng ta chỉ xét những phường có dân số đông nhất để chúng ta cấp
nước gồm các phương sau:
 P phường hiệp phú có dân số là: 18922,diện tích:2,24km2
 P long thạnh mỹ có dân số là: 11486,diện tích:11.98km2
 P phước bình bình có dân số là: 16679,diện tích: 0.99km2
 P bình long A có dân số là: 14000,diện tích:4.45km2
 P tân sơn phú A có dân số là: 15674,diện tích: 4,18km2
 P phước long B có dân số là: 14871, diện tích: 5.88 km2
Nhóm 16
11
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn

- Vị trí địa lí là yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí mạng lưới vì nó có
liên quan trực tiếp đến việc bố trí các đường ống sao cho tổn thất áp
lực là nhỏ nhất.
- Phần lớn đất ở Quận 9 trũng thấp. Cao trình trung bình là 1,5-
3m, độ dốc theo hướng Đông - Tây
Ở những vùng độ cao dưới 1m, bị ngập nước và thoát nước theo chế
độ thủy triều.
V.2 Địa chất
- Là yếu tố quyết định đến các biện pháp kỹ thuật trong thi
công lắp đặt đường ống. Địa chất của nền đất cũng như thành phần
cấp hạt của đất sẽ quyết định đến lượng cát lót, bê tông cố định

đường ống…Quan trọng, nếu không cân nhắc đến yếu tố địa chất khi
thiết kế rất có thể khi vận hành sẽ xuất hiện trường hợp lún nền đất,
làm nứt gãy đường ống.
V.3 Khí hậu
- Đây là yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dung nước, do đó , nó
ảnh hưởng đến lưu lượng nước cấp trong mạng lưới.
- Khí hậu quận 9 mang đặc trưng của khí hậu Nam Bộ: Khí hậu
nhiệt đới gió mùa, tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt( mùa mưa
từ tháng 6-11, mùa khô từ tháng 12-5 năm sau)
Nhiệt độ trung bình: 27,9
0
C( dao động trong khoản 26- 34
0
C)
- Lượng mua cao nhất: 2178mm/ năm
- Lượng mưa thấp nhất: 1329mm/ năm
- Lượng mưa trung bình: 1895mm/ năm
- Số ngày mưa: 159 ngày
- Vận tốc gió trung bình: 2,1-3,7m/ s
- Độ ẩm không khí tương đối: 70- 85%
VI HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC
Về chất lượng nguồn nước cấp: Hiện trạng nước mặt hiện nay
có nguy cơ ô nhiễm rất cao do nạn vứt rác bừa bãi xuống kênh rạch,
nước thải của những cơ sở sản xuất hiện tại vẫn chưa qua xử lý mà
thải trực tiếp ra ống thoát nước chung hoặc xuống sông là chủ yếu.
Ví dụ như các cơ sở sản xuất bún tươi trên địa bàn quận xả nước thải
trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.Vấn đề chăn nuôi cũng ảnh
hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước, vì toàn bộ nước thải chăn
Nhóm 16
12

Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
nuôi đều không được xử lý triệt để trước khi xả thải ra song ngòi,
kênh rạch, làm nguồn nước có nhiều vi sinh gây bệnh.
Mạng lưới phân phối nước hiện hữu tập trung chủ yếu ở các
quận nội thành. Ở ngoại thành, một phần huyện Thủ Đức và Nhà Bè
có tuyến ống cấp nước, còn lại khoảng 1.916 km
2
hoàn toàn không
được cung cấp nước. Các đường ống được xây dựng rải rác từ những
năm 1880, tuổi thọ cao nên chất lượng vận hành bảo dưỡng kém,
thường bị tắc nghẽn, rò rỉ nhiều. Nhiều thiết bị trên mạng đã hư hỏng
nặng. Khoảng 9% chiều dài mạng lưới là ống gang cũ (98 km đường
ống từ 600 mm trở xuống), đã sử dụng trên 50 năm, nhiều đoạn đã bị
ăn mòn, tập trung ở các quận trung tâm như quận 1, một phần quận 3
và quận 5. Các tuyến ống đặt trong thời kỳ từ 1940 - 1960 khoảng
109 km với 50% ống 80 mm, còn lại đa số là 150 m và 250 mm, chủ
yếu ở vùng phía đông quận 5 và phía nam quận 10, cũng bị mục bể
nhiều. Hiện có khoảng 70 km đường ống phân phối cần được thay
thế.
Tình trạng rò rỉ gây thất thoát và làm giảm áp lực nước trong
toàn bộ hệ thống, gây thiếu nước nghiêm trọng ở các khu vực cuối
đường ống. Các khu vực nước yếu và không có nước nằm rải rác ở
tất cả các quận, nhưng tập trung nhất là các quận 6, 8, 11, Bình
Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình. Tỷ lệ thất thoát hiện nay là
34,5%, cao hơn mức thất thoát trung bình cho phép (25 - 30%).
Tổng sản lượng nước lọc sản xuất từ các nguồn (nhà máy nước
ngầm Hóc Môn và nhà máy nước Thủ Đức) bình quân khoảng
700.000 m
3
/ngày, nhỏ hơn tổng công suất hiện có của các nguồn.

Nguyên nhân chủ yếu là do tuyến ống nước thô của nhà máy nước
Thủ Đức đang xuống cấp nên nước thô cung cấp để xử lý không bảo
đảm cho nhà máy phát hết công suất hiện nay. Sau khi trừ đi phần
thất thoát, lượng nước cung cấp thực tế bình quân 458.500 m
3
/ngày
(không kể lượng nước được cung cấp từ hệ thống giếng cũ). So với
năm 1991, lượng nước sản xuất tăng bình quân 1%, trong khi tốc độ
tăng dân số luôn trên dưới 3% (không kể khách vãng lai có mặt hàng
ngày) nên nước rất khan hiếm kể cả các khu vực đầu nguồn.
Cơ cấu tiêu thụ nước không có sự thay đổi lớn qua các năm.
Nước cho sinh hoạt vẫn chiếm tỷ trọng cao (83% - 85%), nước cho
sản xuất chiếm tỷ trọng không lớn, chủ yếu do nguồn cung cấp
không đủ, một số đơn vị sản xuất có nhu cầu nước lớn sử dụng
Nhóm 16
13
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
nguồn nước ngầm tự khai thác không được tính vào thống kê khối
lượng nước tiêu thụ.
Do lượng nước sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu, mạng lưới
lại phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, tỷ lệ thất thoát
nước lớn làm giảm áp lực nước ở cuối hệ thống nên lượng nước
cung cấp cho các địa bàn dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở các
quận 1, quận 3, quận 5, quận Bình Thạnh nơi có mức tiêu thụ nước
bình quân đầu người cao hơn 1,5 lần so với mức bình quân chung
của toàn TP. Nhiều quận, huyện lượng nước cung cấp ở mức rất thấp
hoặc không có nước. Nước cấp bình quân đầu người chung toàn TP
năm 1995 là 100 lít/người/ngày, tính riêng nội thành là 122
lít/người/ngày, ngoại thành là 30 lít/người/ngày.
VII QUI TRÌNH THI CÔNG

VII.1 Chuẩn bị vật tư và dụng cụ thi công
- Tùy vào tính chất, quy mô của công trình mà bố trí vật tư và
thiết bị thi công.
VII.2 Cắt mặt đường và phui ống:
- Khu vực thi công là những tuyến đường hẻm bằng xi măng
hoặc bê tong nhựa nóng thì dung máy cắt mặt đường theo kích thước
ghi trong bản vẽ thiết kế.
- Khu vực thi công là những tuyến đường, hẻm trung bình và
nhỏ, để hạn chế ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân thì lựa chọn
phương pháp thi công cuốn chiếu và việc thi công đào đường bằng
thủ công. Phần đất đào lên được vận chuyển ngay khỏi phạm vi công
trường bằng ô tô để tránh ách tắc giao thong.
- Khu vực thi công nằm trên đường lớn, đông người qua lại thì
việc thi công phải thực hiện vào ban đêm (thường bắt đầu vào lúc
22h) và tái lập mặt đường ngay sang hôm sau ( thường là trước
4h30).
- Kiểm tra ống: mặc dù đã được nhà sản xuất kiểm tra trước khi
xuất xưởng, song, trước khi lắp đặt vẫn phải kiểm tra thông thường
xem ống có bị nứt nẻ do vận chuyển hay bốc dỡ.
- Làm vệ sinh ống: Các loại ống sau khi đã kiểm tra phải được
làm sạch cả trong lẫn ngoài để loại bỏ rác bẩn hoặc một số vật khác
rơi vào ống
Nhóm 16
14
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
dung vải làm sạch đầu cái ( chú ý làm sạch rãnh đặt joint cao su),
joint cao su, đầu đực và kiểm tra các đầu ống cẩn thận, loại trừ các
khuyết tật.
- Lắp và nối ống: thả ồng xuống mương đã đào
- Lắp đặt các phụ tùng cần thiết( tê, khuỷu, ống nối…) theo

đúng bản vẽ đã thiết kế. ở những chổ đặt phụ tùng mà phải cắt ống
thì phải mài nhẵn vị trí bị cắt. Chú ý: góc lệch tốt đa của mối giữa
hai ống khuỷu không quá 3
o
VII.3 Trải cát lót ống và phui đào
- Phui đào sau khi lắp đặt ống phải lấp bằng cát đầm kỹ để cố
định các đoạn ống vừa lắp đặt.
VII.4 Thử áp lực:
- Theo quy định của Tổng công ty cấp nước Sài Gòn- Sawaco,
đường ống cấp nước sau khi được lắp đặt phải được thử áp lực để
đảm bảo độ kín nước. Qui trình thử áp nhu sau: Khi đường ống cấp
nước đã lắp đặt xong phải kiểm tra độ kín nước bằng cách bịt kín 2
đầu ống , bơm nước vào với áp lực là 6 kg/cm2. Đường ống được
chấp nhận được yêu cầu kín nước nếu thỏa 1 trong 2 yếu tố sau:
o Trong thời gian tối thiểu 2h sau khi ngừng bơm, áp lực trong
đoạn
ống thử vẫn giữ nguyên 6kg/cm2
o Trong thời gian tối thiểu 2h sau khi ngừng bơm, áp lực trong
ống
thử có sụt giảm và ngay sau đó bơm them nước vào để đưa áp suất
lên trở lại 6kg/cm2. số nước them tối đakhông quá số lượng nước
tính theo công thức:
V=(S*D)/14750
Trong đó:
V: số lượng nước rò rỉ, hao hụt cho phép trong 2h thử( lít)
S: Chiều dài đoạn ống thử (mét)
D: Đường kính chuẩn đoạn ống thử (mm)
- Trước khi thực hiện công tác thử áp lực, đơn vị thi công đặt ống
phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau:
+ Gửi văn bản yêu cầu thử áp lực trước ít nhất 2 ngày đến

đơn vị thực hiện công tác thử áp lực và các đơn vị chứng kiến.
+ Ống đã được xả sạch, không có cặn bẩn, không có không
khí trong ống, chứa đầy nước trong thời gian tối thiểu là 12h
Nhóm 16
15
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
+ Ống thử được cô lập hoàn toàn với các ống khác trong
phạm vi chung quanh, bịt kín 2 đầu ống và chèn neo chặt để chịu áp
lực 6kg/cm2
+ Để dễ phát hiện rò rỉ, đoạn ống thử nên chèn neo kỹ, lấp
cát sát trên than ống từng đoạn chừa các mối nối.
+ Chuẩn bị nguồn nước sạch đủ để bơm, dụng cụ chứa nước
có sức chứa tối thiểu 400 lít.
+ Cung cấp: xăng, nhớt sử dụng cho bơm, phương tiện vận
chuyển bơm và các dụng cụ thử neo bơm.
* Các thành phần chứng kiến thử áp lực gồm:
- Đơn vị thi công đặt ống
- Đơn vị tư vấn giám sát
- Đơn vị quản lý
- Đơn vị giám sát thi công
- Tất cả cùng ký vào biên bản thử áp lực.
VII.4 Đấu nối, súc xả, khử trùng:
- Đấu nối: hòa mạng lưới vào mạng lưới chung .
- Súc xả: Sau khi thử áp lực các tuyến ống cấp nước, đơn vị thi
công phải thực hiện công tác súc xả và phải thông báo cho đơn vị
chủ đầu tư cùng vớ đại diện đơn vị quản lý vận hành tuyến ống biết
để kiểm tra và xác nhận kết quả.
- Các yêu cầu của công tác súc xả:
+ Chất lượng nước dùng cho việc súc xả phải là nước sạch
tương đương với chất lượng nước cấp vào mạng.

+ Trong quá trình súc xả, khi nhận thấy nước ra đã sạch
( bằng cảm quan thấy trong sạch, không cặn bẩn), tiến hành tăng và
giảm áp bất thường để tăng hiệu quả súc.
+ Sau khi tuyến ống cấp nước được khử trùng, đơn vị thi
công phải tiến hành súc xả ống lần 2 theo yêu cầu tương tự lần 1. Có
đại diện chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành chứng kiến và xác
nhận kết quả.
+ Đối với tuyến ống cấp nước sau khi lắp đặt nhưng không
được đưa vào vận hành ngay, khi đưa vào vận hành khai thác các chi
nhánh cấp nước cần tiến hành kiểm tra lại chất lượng nước súc xả
theo 2 chỉ tiêu về độ trong ( bằng cảm quan ) và Clo dư. Nếu không
đạt các yêu cầu trên, chi nhánh Công ty cấp nước cần súc xả lại để
đảm bảo tuyến ống đã được xả sạch hoàn toàn.
Nhóm 16
16
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
- Khử trùng:
+ Sau khi đường ống đã thử áp lực xong, được chấp thuận
đạt yêu cầu trước khi ráp nối đưa vào sử dụng thì phải được khử
trùng.
+ Giao đơn vị thực hiện thử áp lực thực hiện công tác khử
trùng đường ống với sự hổ trợ của đơn vị thi công.
+ Trước khi thực hiện công tác khử trùng đơn vị thi công
phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau:
+ Gửi văn bản yêu cầu khử trùng trước ít nhất 2 ngày tới
đơn vị thực hiện công tác khử trùng.
+ Đoạn ống đã được nối một đầu với ống chính hiện hữu có
van chận tại điểm nối ( corporation cock lắp đặt trong công tác thử
áp lực vẫn ở sau van chận tính theo chiều nước chảy)
+ Xả nước trong ống đến khi ghi nhận ống sạch (bằng mắt)-

không lẫn cặn bẩn, không đục, … và khi bịt lại đầu ống như thử áp
lực ( trước vị trí bịt đầu ống vẫn gắn corporation cock như thử áp
lực)
- Ống được chứa đầy nước bên trong với áp lực tương
đương áp lực nước hiện hữu trong mạng lưới tại chổ.
- Chuẩn bị nguồn nước lớn hơn, dụng cụ chứa nước có sức
chúa tối thiểu 400 lít pha trộn dung dịch khử trùng.
- Chuẩn bị xăng nhớt sử dụng cho bơm, phương tiện vận
chuyển bơm và dụng cụ theo bơm.
- Thực hiện khử trùng bằng cách bơm vào đoạn ống ( tại vị
trí đầu ống đã nối với ống chính qua corporation cock lấy sẵn trong
điều kiện van chận đóng chặt) một dung dịch khử trùng ( thường sử
dụng clorua vôi 70%) thế nào để trong đoạn ống cần khử trùng có
phân lượng 50mg/ lít. Trong khi bơm dung dịch khử trùng vào, nên
xả nước qua corporation cock đã lấy ở cuối đoạn ống cho đến lúc
nhận được mùi dung dịch khử trùng thì đóng chặt corporation cock
lại là tốt nhất. ngâm dung dịch đó 24h, lấy mẫu cuối ống xét nghiệm.
Dùng nước hiện hữu của hệ thống để xả sạch nước trong ống trước
khi nối vào hệ thống . chú ý: tránh trường hợp nước bẩn trở lại
đường ống.
 Đường ống được chấp nhận sạch nếu thỏa điều kiện:
+ Lấy mẩu nước cuối đường ống sau khi xả sạch dung dịch
khử trùng xét nghiệm 13 chỉ tiêu hóa lý: độ trong, màu, pH, mùi, độ
Nhóm 16
17
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
cứng, lượng oxy tiêu thụ, ammoniac, nitrite, nitrate, clorua natri,
sunfate, sunfua, sắt ( theo quyết định số 3447/CV-CN-KT ngày
30/12/1999 của TGĐ Công ty cấp nước Sài Gòn.
+ Lấy mẫu nước ở cuối đường ống có chứa dung dịch khử

trùng xét nghiệm có Clo dư.
+ Lấy mẫu nước ở cuối đường ống sau khi xả sạch dung
dịch khử trùng xét nghiệm thấy có chất lượng giống như chất lượng
nước hiện hữu trong toàn mạng lưới.
+ Công tác khử trùng được lập biên bản có các thành viên
ký xác nhận trước, sau đó đơn vị thi công đặt ống tạo điều kiện để
đơn vị thử áp lực khử trùng hướng dẫn đơn vị có chúc năng đến hiện
trường lấy mẫu kiểm nghiệm tại những điểm đã nêu trong mục trên.
+ Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước kèm theo biên bản khử
trùng đã lập, trình BGĐ Công ty kết luận để bổ túc hồ sơ nghiệm thu
công trình.
VII.5 Hoàn công, nghiệm thu:
• Tái lập mặt đường:
• Công tác tái lập mặt đường và lề đường: tái lập mặt đường
nguyên
trạng
• Quy định của sở GTCC về việc tái lập mặt đường và vĩa
hè sau khi lắp đặt công trình để đảm bảo giao thông, trong đó quy
định:
• Phui đào đường nhựa sau khi lắp đặt ống phải lấp bằng cát
đầm kỹ cách mặt đất 50cm, phui đào vĩa hè lấp cát cách mặt lề
15cm.
• Phần trên tái lập bằng lớp nền đá 0-4 dày 40-50cm và lấp
nhựa nóng dày 12-20cm ngay sau khi thi công để đảm bảo giao
thông
• Phần vĩa hè tái lập theo kết cấu hiện trạng
• Trong trường hợp không láng nhựa kịp thời, cho phép đầm
đá 0-4 dày 12cm tạm thời để đảm bảo giao thông. Lớp đá này sau đó
được đào lên khi trải nhựa nóng và tráng bê tông, sau đó chuyển
sang lấp phui kế tiếp.

 Chi tiết thiết kế tái lập mặt đường như sau:
 Tái lập mặt đường nhựa theo chiều dày 100mm, trong đó:
o Lớp bê tông nhựa chặt hạt mịn dày 10mm cao hơn mặt
Nhóm 16
18
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
đường với bề rộng cộng thêm bề rộng mỗi bên 200mm bề rộng phui.
o Lớp bê tông nhựa chặt hạt mịn dày 50mm
o Lớp bê tông nhựa chặt hạt thô dày 50mm
o Tưới đường nhựa dính bám tiêu chuẩn nhựa 1,0 kg/cm2
o Cấp phối đá 0-4 dày 50mm đầm kỹ với hệ số đầm nén k=0,98
o Lớp vải địa kỹ thuật với bề rộng cộng thêm mỗi bên
500mm bề rộng phui
o Lớp cát tốt tưới nước đầm chặt từng lớp dày 200mm với
hệ số đầm k=0,95
 Kết cấu bê tông, xi măng:
o Bê tông đá 1*2 M200 dày 100mm
o Cấp phối đá dăm loại I dày 300mm, đầm nén kỹ k=0,98
o Lấp cát tốt tưới nước đầm chặt từng lớp dày 200mm với hệ
số đầm k=0,95
-
Nhóm 16
19
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
PHẦN II: TÍNH TOÁN
I TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
CÁC SỐ LIỆU TÍNH TOÁN
- Diện tích tổng cộng của Quận 9: F = 11400ha
- Mật độ dân số: P= 250 người/km
2

- Tiêu chuẩn dùng nước: q
t/c
= 150 l/ng
- Tiêu chẩn tưới: q
tưới
= 1l/m
2
- Số sinh viên trường ĐH: 5000sv
- Số giường bệnh viện Quận 9: 500 giường
- Số công nhân trong xí nghiệp : 500 người
- Hệ số không điều hòa ngày: k = 1,3
A Tính lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt
* Số dân hiện tại:
N
0
= 250 * 11400 = 2850000 người
- Chọn tốc độ gia tăng dân số: 2%
- Số dân sau 15 năm:
N = N
0
x (1+a)

t
Trong đó:
N
0
: là số dân trong thời điểm hiện tại
a: là tốc độ gia tăng dân số
∆t: là niên hạn thiết kế
N = 2850000 * (1+ 0.02)

15
= 3835725 người
1 Lưu lượng nước tiêu thụ trung bình:
Q
sh
tb
=
Trong đó:
q : là tiêu chuẩn dùng nước, q = 150 l/ng
N: là dân số của Quận 9, N= 3835725 người
= 575358.7 ( /ngày)
Nhóm 16
20
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
= * = 575358.7*1.3= 747966.38 ( /ngày)
Trong đó:
: lưu lương nước trung bình tiêu thụ trung bình
: 575358.7 ( /ng)
: hệ số không điều hòa ngày, x = 1.3
= = 8657 (l/s)
2 Tính lượng nước dùng cho tưới cây
- Chọn diện tích cần tưới là 15% mặt bằng tổng thể
- Diện tích cần tưới là:
S = 15%*F
Trong đó:
F: là diện tích quận 9, F = 11400ha
S = 15%*11400= 1710 ha = 17100000(m
2)
* Lưu lượng nước cần tưới:
Q

Tưới
tb
= S * q
tưới
Trong đó:
S: Diện tích cần tưới, S =17100000 m
2
q
tưới
: Tiêu chẩn tưới, q
tưới
= 1l/m
2
= 10*1* = 10*1710*1 = 17100 ( /ngđ)
= = 17100*1.3 = 22230 ( /ngđ)
* Lưu lượng nước cần tưới trong một ngày đêm là:
= = 2223( /h)
B Tính lượng nước sử dụng ở các khu công cộng
1 Lưu lượng nước sử dụng cho trường ĐH
Q
đh
tb
=
Nhóm 16
21
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
Trong đó:
q
t/c
: là tiêu chuẩn dùng nước cho một sinh viên trong một ngày,

chọn q
t/c
= 20 l/sv/ngđ
n: là số sinh viên của trường: 5000 sv
= 100( /ngđ)
= * = 60*1.3 = 130( /ngđ)
2 Lưu lượng nước sử dụng cho bệnh viện quận 9
Q
bv
tb
=
Trong đó:
q
t/c
: là tiêu chuẩn dùng nước cho một giường bệnh,
chọn q
t/c
= 300 l/giường/ng
n: là số giường bệnh trong bệnh viện, n = 500 giường
= = = 150( /ngđ)
Lưu lượng lớn nhất trong ngày
= * = 150*1.3 = 195( /ngđ)
C :Tính lượng nước dùng cho xí nghiệp
Số công nhân trong xí nghiệp là 500, chia đều cho hai phân xưởng
1, Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt
Q
sh
=



Trong đó:
N
1
: là số công nhân làm việc trong phân xưởng nóng,
N
1
= 250 người
N
2
: là số công nhân làm việc trong phân xưởng lạnh,
N
2
=250 người
Q
sh
= 15 m
3
/ngđ
Chọn xí nhiệp làm việc 3 ca một ngày, nên lượng nước dùng
cho sinh hoạt trong một ngày là:
Q
sh

max
= Q
sh

tb
* k
ngày


Nhóm 16
22
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
= 15 * 1.3 = 19.5 (m
3
/ngđ)
2, Lưu lượng nước sử dụng cho sản xuất
Q
sx
tb
= q
t/c
*P
Trong đó:
q
t/c
: là lượng nước sử dụng trong 1 tấn sản phẩm,
q
t/c
= 4 m
3
/tấn sản phẩm
P: công suất của xí nghiệp, P = 50 tấn/ngày
Q
sx
tb
= 50*4 = 200 (m
3
/ngđ)

Q
sx
max
= Q
sx
tb
* k
ngày
= 200 * 1.3 = 260 (m
3
/ngđ)

3, Lưu lượng dùng để tắm:
Q
tắm
tb
= (q
tc
tắm
* N)/1000
 Số công nhân tắm N = 500 (người)
 Lưu lượng tắm cho công nhân theo tiêu chuẩn
q
t/c
= 5001/h cho 1vòi, tắm trong 45 phút cho 40 công nhân.
q
t/c
= = 9.375 (l/người/ngđ)
Q
tắm

tb
= 4.6875 (m
3
/ngđ)
Q
tắm
max
= Q
tắm
tb
* k
ngày
= 4.6875 * 1.3
= 6.094 (m
3
/ngđ)
Q
XN
= Q
sh

max
+ Q
sx
max
+ Q
tắm
max



= 19.5 + 6.094 + 260 = 285.6( /ngđ)
D: Công suất có ích của hệ thống cấp nước:
Q
có ích
= Q
sh
max
+ Q
Tưới
max
+Q
cc
+ Q
XN

= 770806.98 (m
3
/ngđ)
Nhóm 16
23
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
Chọn hệ số rò rỉ là: K
rò rỉ
= 1,05
E:Công suất trạm bơm:
Q
b
= Q
có ích
* K

rò rỉ
= 770806.98 * 1,05
= 809347.33 (m
3
/ngđ)

Q
rò rỉ
= Q
b
* 5% = 770806.98 *
= 38540.35 (m
3
/ngày)
Q
tiêu thụ
= Q
rò rỉ
+ Q
có ích
= 38540.35 + 770806.98
= 809347.33 (m
3
/ngày)
Nhóm 16
24
Mạng lưới cấp thoát nước Th.s Lâm Vĩnh Sơn
II TÍNH TOÁN THỦY LỰC:
1 tính toán, thiết kế giờ sử dụng nước lớn nhắn trong ngày sử
dụng nước nhiều nhất

Tổng chiều dài mạng lưới:
L= ΣL
i
= 80275 (m)
Tổng lưu lượng giờ dùng lớn nhất:
Từ bảng 1 (Bảng thống kê nhu cầu nước theo giờ) suy ra :
Q
max
h
( lúc 14h - 15h) = 46120.22 (m
3
/ng.đ)
Tương đương với 5.7 %tổng lưu lượng nước chứa trong ngày
Tổng lưu lượng tập trung:
Tra từ bảng 1 suy ra:
Lưu lượng nước ở các điểm tập trung đối với giờ dùng nước
lớn nhất ( lúc 14h - 15h)
Q
ttr
= Q
trường học
+ Q
bệnh viện
+ Q
công nghiệp

= 8.125 +9.75 + 13.394
= 43.4565m
3
/h)

Lưu lượng đơn vị:
= = 0.1595(l/s.m)
Lưu lượng dọc tuyến:
Tính theo từng đọan ống Li theo công thức q
i
dt
=Li * q
dv
(số liệu tính
toán bảng 2)
L
i
chiều dài từng đoạn trong mạng lưới
Nhóm 16
25

×