Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Vai trò của UBND xã trong quản lý rác thải nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.1 KB, 124 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn,
luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận đều
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khoá luận đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Uông Thùy Linh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể
các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên – Cử nhân Đỗ
Thị Nhài đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi
hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND xã Tam Hợp, chính
quyền các thôn cùng toàn thể người dân trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khoá
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Uông Thùy Linh


ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến, dần hòa nhập với nền kinh tế của đất
nước, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày
càng đổi mới. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đố là tạo ra nhiều rác thải
hơn trong sinh hoạt cũng như sản xuất, gây nên gánh nặng cho môi trường,
khiến cho môi trường ô nhiễm. Chính vì vậy, vấn đề rác thải, quản lý rác thải đã
và đang được các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương quan tâm.
Những năm trở lại đây, UBND xã Tam Hợp đã có nhiều bước tiến trong công
tác quản lý rác thải, góp phần từng bước thay đổi diện mạo của nông thôn và
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong vấn đề này.
Đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò của UBND xã Tam Hợp trong
công tác quản lý rác thải, đề tài đã thu được một số kết quả như sau:
1. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý rác thải, vai trò của
UBND xã trong quản lý rác thải cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý rác thải của UBND xã.
2. Nghiên cứu về đặc điểm địa bàn, các chỉ số về kinh tế- xã hội tại xã Tam
Hợp giai đoạn từ 2011 – 2013 để hiểu rõ về tình hình phát triển của địa phương,
góp phần tạo nên hướng đi đúng đắn cho đề tài.
3. Tìm hiểu được thực trạng về rác thải tại khu vực nghiên cứu thông qua
các số liệu điều tra và thu thập được từ các nguồn khác nhau: Các nguồn phát
sinh cũng như thành phần có trong rác thải tại xã Tam Hợp khá đa dạng, chủ
yếu là rác thải từ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và kinh doanh – dịch vụ với
thành phần gồm rác hữu cơ dễ phân hủy, bao bì nilon, giấy bìa cacton, nhựa,
kim loại phế liệu…; lượng phát thải rác sinh hoạt bình quân tại xã Tam Hợp
vào khoảng 0,5kg/người/ngày, ngoài ra còn lượng lớn rác thải từ sản xuất nông
iii
nghiệp tuy nhiên vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chưa được thực hiện triệt
để và hiệu quả; Tỷ lệ rác thải được thu gom còn thấp.

4. Vai trò quản lý rác thải của UBND xã Tam Hợp được thể hiện qua các
mặt: Vai trò xây dựng kế hoạch, quy hoạch về quản lý rác thải; vai trò chỉ đạo,
quản lý hoạt động của các thôn và tổ chức tự quản trong quản lý rác thải; vai trò
trong vận động người dân xây dựng hương ước thôn, đưa bảo vệ môi trường
vào các chỉ tiêu đánh giá gia đình, thôn, xóm, khu dân cư; vai trò tổ chức thực
hiện; vai trò kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về vấn đề môi trường trên địa
bàn. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác quản lý rác thải của UBND xã còn nhiều
hạn chế, mới chỉ có 55,6% số thôn thành lập được tổ thu gom, 11,1% số thôn
tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, và lượng rác thải thu gom
mới chỉ đạt 82,3% kế hoạch. Chưa có cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản
lý rác thải, nhận thức của người dân về vấn đề rác thải còn thấp, công tác tuyên
truyền, giáo dục chưa đạt hiệu quả, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn chưa
sát sao khiến cho người dân còn kém chấp hành.
5. Tổng hợp và thu thập được đánh giá của người dân về công tác quản lý
rác thải của UBND xã, xây dựng sơ đồ Venn để thấy rõ tầm quan trọng của
UBND xã trong vấn đề quản lý rác thải. Vai trò của UBND xã rất quan trọng,
tuy nhiên mối liên hệ với các tổ chức khác cũng như công tác quản lý rác thải
còn chưa cao.
6. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của UBND xã trong quản
lý rác thải nông thôn: nhận thức người dân, trình độ cán bộ quản lý, nguồn lực
cho quản lý rác thải, các cơ chế, chính sách về quản lý rác thải, sự tham gia của
các bên liên quan đều là những nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của UBND xã
trong quá trình thực hiện công tác quản lý rác thải nông thôn.
7. Nhằm nâng cao hiệu quả cũng như tăng cường vai trò của UBND xã
trong quản lý rác thải nông thôn, đề tài đã đưa ra một số giải pháp: về cơ sở hạ
iv
tầng – vật chất – kỹ thuật cần quan tâm, thu hút đầu tư hơn nữa cả về người và
của; tăng cường đào tạo nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng cho cán bộ quản
lý, đồng thời phải tăng cường các công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao
nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường; cần xây

dựng cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện địa phương, tăng cường khuyến
khích, vận động người dân tham gia quản lý rác thải cũng như khích lệ các tổ
chức, đơn vị có vai trò trong vấn đề này.
8. Từ các vấn đề nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kiến nghị: đối với UBND
xã Tam Hợp cần tăng cường kêu gọi đầu tư cả về người lẫn của phục vụ công
tác quản lý rác thải, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng các kế
hoạch, thể chế chính sách hợp lý; đối với HTX môi trường cần chủ động, tích
cực trong hoạt động, nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao năng lực về tài chính
cũng như cơ sở vật chất – kỹ thuật; đối với các tổ chức liên quan đến công tác
quản lý rác thải địa phương cần phát huy hoạt động của mình trong công tác
tuyên truyền, thu gom rác thải, tăng cường sự phối hợp giữa các đoàn thể với
nhau trong công tác tuyên truyền, vận động phân loại, thu gom rác thải tại địa
phương.
v
MỤC LỤC
vi
vii
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC HỘP
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CTR Chất thải rắn
GTCC Giao thông công chính

HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
HTXMT Hợp tác xã môi trường
KHCN & MT Khoa học công nghệ và môi trường
KT-XH Kinh tế - Xã hội
RCN Rác chăn nuôi
RCT Rác canh tác
RSH Rác sinh hoạt
RSTH Rác sau thu hoạch
SL Số lượng
ThS Thạc sỹ
TM-DV Thương mại - Dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban Nhân dân
VH-XH Văn hóa - Xã hội
VSMT Vệ sinh môi trường
xi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rác thải là điều tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa
bệnh, vui chơi giải trí của con người. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung
và rác thải có chứa các thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như
những loại rác này không được quản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý)
theo đúng kỹ thuật môi trường.
Tại khu vực nông thôn, rác thải càng là một điểm nóng, khi mà điều kiện
để thu gom, xử lý rác thải là chưa hoàn thiện và phổ cập. Chúng ta cũng có thể
dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi các túi rác, có khi cả là một

tải rác hay đống rác "tự do nhảy dù" chẳng có người thu gom. Tất cả các những
điều trên đều dẫn đến một kết cục là cảnh quan nông thôn bị thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực và nghiêm trọng hơn là người nông dân đã tác động xấu tới môi
trường sống của chính mình, trực tiếp phá hủy môi trường trong lành của làng
quê.
Hiện nay, rác thải nói chung, trong đó có rác thải nguy hại đang trở thành
vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở phạm vi cả nước nói chung và ở vùng
nông thôn nói riêng. Với trên 70% dân số cả nước thuộc khu vực nông thôn,
sinh sống trên một diện tích rộng lớn của đất nước, vấn đề thu gom, xử lý rác
thải chưa được quan tâm thực sự đã dẫn đến những tổn thất nặng nề cho môi
trường và người dân nông thôn. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và
đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp,
nhiều ngành.
1
Xã Tam Hợp thuộc phía bắc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với 02
trục đường tỉnh lộ đi qua cùng với điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi đã tạo
điều kiện cho người dân trong xã phát triển kinh tế - xã hội, nhờ đó mà chất
lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao và cải thiện rõ rệt. Song
song với việc phát triển kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường cũng trở nên bức
bách, khi mà công tác quản lý rác thải đang trở thành một vấn đề bức xúc mà
không chỉ người dân, mà cả các cấp chính quyền đều quan tâm. Theo báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013 của Ủy ban Nhân dân xã
Tam Hợp thì công tác môi trường đã được quan tâm giải quyết xong chưa toàn
diện và thực sự hiệu quả. Đi trên các tuyến đường của xã, không khó để nhận ra
những biển cấm đổ rác và hình phạt khi vi phạm nhằm cảnh báo người dân
không xả rác bừa bãi. Nhưng điều đáng buồn là những điểm tập kết rác vẫn
nằm rải rác khắp nơi, rác thải vứt một cách bừa bãi khắp các lề đường, ngõ
xóm… vừa gây mất mĩ quan, vừa gia tăng ô nhiễm môi trường. Những khó
khăn ấy không thể nào giải quyết nhanh chóng trong một sớm một chiều, không
thể chỉ có các cấp chính quyền cố gắng mà nó đòi hỏi có sự hợp tác giữa các

đơn vị, tổ chức, cá nhân trong toàn xã, cùng với đó là hệ thống giải pháp khắc
phục một cách toàn diện và hiệu quả.
Như vậy, Ủy ban Nhân dân xã có vị trí, vai trò như thế nào trong công tác
quản lý rác thải, cần phải làm gì để nâng cao ý thức người dân cũng như chất
lượng môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Vai trò của Ủy
ban Nhân dân xã trong việc quản lý rác thải tại xã Tam Hợp, huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò của Ủy ban Nhân dân xã Tam Hợp trong vấn đề quản lý
rác thải, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải của Ủy ban
2
Nhân dân xã Tam Hợp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
Ủy ban Nhân dân xã Tam Hợp trong quản lý rác thải tại xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về rác thải nông thôn, quản lý rác thải và
vai trò của Ủy ban Nhân dân xã trong việc quản lý rác thải nông thôn.
- Phân tích vai trò của Ủy ban Nhân dân xã Tam Hợp trong quản lý rác
thải tại xã.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò quản lý rác thải nông thôn của
Ủy ban Nhân dân xã Tam Hợp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Ủy ban Nhân dân xã
Tam Hợp trong quản lý rác thải.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.
- Rác thải nông nghiệp, bao gồm: rác thải chăn nuôi, rác thải sau thu
hoạch, rác thải canh tác.
- Công tác quản lý rác thải nông thôn.
- Vai trò của Ủy ban Nhân dân xã trong quản lý rác thải nông thôn.
Các chủ thể của quá trình nghiên cứu:

- Cán bộ xã, các hộ dân cư.
- Các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý rác thải nông thôn.
- Các văn bản quy phạm liên quan.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu tình hình rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp tại xã Tam
Hợp.
- Vai trò của Ủy ban Nhân dân xã trong quản lý rác thải nông thôn.
3
1.4.2 Phạm vi không gian
- Xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: thông tin thứ cấp thu thập trong gian đoạn từ
2011 – 2014, thông tin sơ cấp thu thập năm 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài: 23/1 – 4/6/2014.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Lý luận về rác thải
2.1.1.1 Khái niệm
Chất thải là những vật chất, trong một quá trình sản xuất nào đó, không
còn khả năng sử dụng nữa (giá trị sử dụng bằng không) và bị loại ra từ quá trình
sản xuất đó (Nguồn: Chất thải, Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, 2013). Quy
trình này có thể là quy trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động dịch
vụ, giao thông vận tải… Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Chất thải rắn
còn được gọi là rác. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình,
nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải
từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các
hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.

Hình 2.1: Rác thải sinh hoạt – một phần của cuộc sống.
Theo mục 2 điều 2 của Luật bảo vệ môi trường quy định:
5
“Rác thải là chất được loại ra trong quá trình sinh hoạt, trong quá trình
sản xuất hoặc các hoạt động khác. Rác thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các
dạng khác”.
Có thể hiểu một cách đơn giản, rác thải là chất không còn được sử dụng
nữa, không còn có tác dụng hay giá trị sử dụng với một cá nhân nào đó, và được
cá nhân đó vứt bỏ, thải ra môi trường. Không phải tất cả rác thải xả vào môi
trường đều gây ô nhiễm, bởi bản thân môi trường vẫn có khả năng tự đồng hóa
các chất thải. Tuy nhiên, khi lượng chất thải vượt quá khả năng đồng hóa của
môi trường thì chúng bắt đầu gây ô nhiễm và phá hủy môi trường, gây tác động
xấu đến các thành phần sống hoặc không sống khác của môi trường.
2.1.1.2 Phân loại
a, Phân theo bản chất nguồn tạo thành
- Rác thải nông nghiệp: là những chất thải được thải ra từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: rễ cây, rơm, rạ từ hoạt động trồng trọt ; phân,
thức ăn thừa thải ra từ hoạt động chăn nuôi, các sản phẩm chế biến từ sữa
- Rác thải sinh hoạt : là chất thải rắn được sản sinh ra trong quá trình sinh
hoạt hàng ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại
- Rác thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, bao gồm rác
thải công nghiệp, rác thải của các ngành dịch vụ.
b, Phân theo tính chất vật lý
- Chất thải dạng rắn (rác thải).
- Chất thải dạng lỏng (nước thải).
- Chất thải dạng khí (khí thải).
c, Theo tính chất hóa học
- Rác thải kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa
6

d, Theo khả năng tái chế, tái sử dụng
- Rác thải có khả năng tái chế.
- Rác thải không có khả năng tái chế.
2.1.1.3 Nguồn phát sinh
Sơ đồ 2.1: Các nguồn phát sinh rác thải.
(Nguồn: Nguyễn Thị Trìu, 2009)
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…): Thực phẩm
thừa, carton, plastic, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, lon, các loại khác; tro, lá cây,
các rác thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe…) và các
chất độc hại sử dụng trong gia đình.
- Thương mại (kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạm
xăng dầu, gara…): giấy, carton, plastic, gỗ, thức ăn thừa, thủy tinh, kim loại,
các loại rác đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe…), rác thải độc hại.
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…): rác thải
giống như rác thải thương mại.
- Xây dựng, di dời (các địa điểm xây dựng mới, sữa chữa đường sá, di
dời nhà cửa…): gỗ, thép, gạch, bê tông, vữa, bụi…
7
Nông nghiệp
Chất thải
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe,

nhà ga
Giao thông,
xây dựng.
Cơ quan
trường học
- Dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi
biển…): các loại rác đường, cành, lá cây, các loại rác công viên, bãi biển…
- Các nhà máy xử lý ô nhiễm (xử lý nước, xử lý rác thải, xử lý rác thải
công nghiệp…): tro, bùn, cặn…
- Công nghiệp( xây dựng, chế tạo công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng,
lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện…): rác thải từ các quá trình công
nghiệp, các rác thải không phải từ qúa trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro,
bã, rác thải xây dựng, các rác thải đặc biệt, các rác thải độc hại…
- Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại…): các loại rác
thải nông nghiệp như rơm rạ, lá cây…, rác thải từ chăn nuôi như phân trâu, bò,
lợn gà , rác thải độc hại như thuốc bảo vệ thực vật…
2.1.1.4 Tác động môi trường của rác thải
Rác thải gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: không khí, đất,
nước.
- Gây hại đến sức khỏe: Rác thải có thành phần hữu cơ cao, là môi trường
tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, gián… qua các trung gian có thể phát
triển thành bệnh dịch.
- Ô nhiễm nguồn nước: Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào môi
trường từ đó gây ô nhiễm. Rác nặng lắng làm tắc nghẽn đường lưu thông, rác
nhẹ làm bẩn nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm DO
trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động xấu đối với người sử dụng nguồn
nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước.
Nước rò rỉ trong bãi rác, nước mặt bị rác làm ô nhiễm đi vào nguồn nước ngầm,
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Ô nhiễm không khí: Bụi trong quá trình vận chuyển, lưu trữ rác gây ô

nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí,
kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO
2
, CO, CO
2
, H
2
S, NH
3
…ngay từ
8
khâu thu gom đến chôn lấp. CH
4
là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ.
(Nguồn: Phan Vũ An, Rác thải sinh hoạt - một phần của cuộc sống, 2006).
2.1.2 Quản lý rác thải
2.1.2.1 Khái niệm
a, Khái niệm quản lý
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Hồ Văn Vĩnh, 2005).
Chủ thể qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công cụ) tác
động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định. Mối quan hệ tác
động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý tạo thành hệ thống quản lý.
Sơ đồ 2.2: Hệ thống quản lý
b, Khái niệm quản lý rác thải
Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác
thải của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác
vào môi trường và xã hội. (Nguồn: Chất thải, Wikipedia Bách khoa toàn thư
mở, 2013).
9

Chủ thể quản lý
Cơ chế quản lý
- Nguyên tắc
- Phương pháp
- Công cụ
-
Mục tiêu
xác định
Đối tượng quản lý
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ra ngày 09 tháng 04 năm 2007 về
quản lý chất thải rắn, “Hoạt động quản lý rác thải bao gồm các hoạt động quy
hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý rác thải, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con
người”.
2.1.2.2 Đặc điểm quản lý rác thải
a, Hệ thống quản lý rác thải
Hệ thống quản lý rác thải bao gồm các bộ phận :
- Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường: chịu trách nhiệm vạch chiến lược
cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề
xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.
- Bộ Xây dưng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý
chất thải.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp dưới,
sở Khoa học công nghệ và môi trường và Sở giao thông công chính thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc, quy
chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường.
- Công ty môi trường và đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử
lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường theo nhiệm vụ của sở Giao thông
công chính giao.

10
Sơ đồ 2.3: Hệ thống quản lý rác thải
(Nguồn : Đặng Thị Hải, Khóa luận tốt nghiệp, 2010)
b, Chức năng quản lý rác thải
Các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt ở
Việt Nam được minh họa qua sơ đồ 2.4.
Sơ đồ 2.4: Các hợp phần chức năng của hệ thống quản lý rác thải
(Nguồn: Đặng Thị Hải, Khóa luận tốt nghiệp, 2010)
11
Bộ KHCN &
MT
Bộ xây dựng UBND tỉnh,
thành phố
Sở KHCN
& MT
Sở
GTCC
Công ty môi
trường đô thị
UBND cấp
dưới
CTR
Nguồn phát sinh rác thải
Thu gom
Tách, xử lý,
tái chế
Gom nhặt, tách, lưu
trữ tại nguồn
Trung chuyển và
vận chuyển

Tiêu hủy
- Phân loại rác thải tại nuồn: là sự phân chia rác thải trong gia đình. Phân
loại rác thải tại nguồn không chỉ là một phương pháp hữu ích góp phần giảm
thiểu, tái chế, tái sử dụng rác thải mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường.
Các hộ gia đình có thể tiến hành phân loại rác theo 3 loại:
• Rác hữu cơ, có thể phân hủy được: thực vật, chất thải động vật, thức ăn
thừa,
• Rác vô cơ có thể tái sử dụng, tái chế được: Thiết bị điện, bao bì giấy,
nhựa, chất dẻo; rác không thể tái chế được: nilon, thủy tinh vỡ
• Chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng: pin, ắc quy, dầu
mỡ, chất bôi trơn
- Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Lưu giữ là việc giữ rác thải trong
một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp
cuối cùng.
- Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp, công nghệ, ký thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác
thải; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải. Hiện
nay có 3 phương pháp sử lý rác thải được nhiều địa phương áp dụng, đó là:
• Phương pháp ủ sinh học làm phân hữu cơ.
• Phương pháp thiêu đối tại các lò đốt rác.
• Phương pháp chôn lấp.
12
- Tái chế, tái sử dụng : một số phế thải không còn được sử dụng nữa nhưng
vẫn có khả năng trở thành nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm khác cần được thu

gom để tái chế.
Quản lý rác thải là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống
cho con người. Chúng ta cần có kế hoạch tổng thể quản lý rác thải thích hợp
mới xử lý kịp thời và hiệu quả.
c, Chi phí quản lý rác thải
- Chi phí đầu tư xây dựng và xử lý rác thải:
Việc quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp
luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan. Bộ Xây dựng hướng dẫn
phương pháp lập và quản lý dự toán dịch vụ công ích xử lý rác thải. Ủy ban
nhân dân các tỉnh xây dựng và ban hành đơn giá dịch vụ công ích trên địa bàn.
• Đối với rác thải sinh hoạt, chi phí xử lý được bù đắp thông qua ngân
sách nhà nước ngoài nguồn thu phí vệ sinh từ chủ nguồn thải. Chủ xử lý thu chi
phí từ chủ thu gom, vận chuyển theo hợp đồng dịch vụ.
• Đối với rác thải công nghiệp, chi phí xử lý được thu trực tiếp từ chủ
nguồn thải (trong trường hợp chủ nguồn thải vận chuyển trực tiếp đến cơ sở xử
lý hoặc chủ xử lý thực hiện dịch vụ trọn gói thu gom, vận chuyển và xử lý)
hoặc thông qua chủ thu gom, vận chuyển.
- Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải:
Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải bao gồm chi phí đầu tư phương
tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom,
vận chuyển rác thải tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối
lượng rác thải được thu gom, vận chuyển.
13
• Việc quản lý chi phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt sử dụng vốn ngân sách được thực hiện theo quy định của pháp luật.
• Đối với rác thải sinh hoạt, ngoài nguồn thu phí vệ sinh theo quy
định, chính quyền địa phương trả chi phí bù đắp cho chủ thu gom, vận chuyển
từ nguồn ngân sách địa phương trên cơ sở hợp đồng dịch vụ.
- Chi phí xử lý rác thải :

Chi phí xử lý rác thải bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu
tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí
quản lý và vận hành cơ sở xử lý rác thải tính theo thời gian hoàn vốn và quy về
một đơn vị khối lượng rác thải được xử lý.
2.1.2.3 Vai trò của quản lý rác thải
Quản lý rác thải nông thôn hiện nay nếu được quan tâm triển khai sẽ đem
lại những lợi ích về kinh tế to lớn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sống, sức khỏe con
người và hệ sinh thái.
Phân loại rác tại nguồn sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi
trường: tạo ra giá trị cho rác thải nhờ tách được từ rác những nguồn nguyên liệu
còn hữu dụng với một số ngành công nghiệp (chế biến phân vi sinh, nguyên liệu
tái chế); giảm bớt khối lượng rác vận chuyển, chôn lấp; tăng thêm thu nhập cho
cá nhân nhờ bán lại nguồn rác có thể tái chế.
Thực hiện tốt quản lý rác thải sẽ mang lại sự phát triển ổn định, bền vững
cho địa phương về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.2.4 Công cụ trong quản lý rác thải
Trong lĩnh vực quản lý môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn (rác
thải) nói riêng, một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả
14

×