Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Đỗ Thị Thanh Thảo
Sinh viên lớp : Kinh tế lao động 46B
Khoa : Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi nghiên cứu, không sao chép
của người khác hay tài liệu nào, những đoạn sao chép tôi đã có chú thích bên cạnh.
Và số liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực, nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Thảo
Đỗ Thị Thanh Thảo Kinh tế lao động 46B
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2004 - 2007 của tỉnh Khánh Hòa(%)
Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Điều tra dân số hoạt động kinh tế theo các chỉ tiêu qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa qua các
năm(%) Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnh Khánh
Hòa(%) Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Phân bố số đối tượng phỏng vấn thực tế trong hộ bị thu hồi đất theo địa
bàn điều tra Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất
nông nghiệp (%) Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Trình độ học vấn của thanh niên trong diện mất đất tỉnh Khánh Hòa Error:
Reference source not found
Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp tỉnh
Khánh Hòa Error: Reference source not found
Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông
nghiệp theo giới tính trước thời điểm giải tỏa đất nông nghiệp Error: Reference
source not found
Bảng 2.10: Thực trạng tham gia hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất
nông nghiệp theo nhóm tuổi(%) Error: Reference source not found
Bảng 2.11: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.Error:
Reference source not found
Bảng 2.12: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên trước khi bị thu hồi đất
nông nghiệp Error: Reference source not found
Đỗ Thị Thanh Thảo Kinh tế lao động 46B
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.13: Việc làm theo ngành trước khi thu hồi đất Error: Reference source not
found
Bảng 2.14: Thực trạng việc làm theo thành phần kinh tế Error: Reference source not
found
Bảng 2.15: Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo khu vực hành chính
Error: Reference source not found
Bảng 2.16: Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đền bù theo mục đích sử dụng Error: Reference
source not found
Bảng 2.17: Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất . Error: Reference
source not found
Bảng 2.18 : Tỷ lệ trình độ chuyên môn kỹ thuật trước và sau khi thu hồi đất nông
nghiệp của thanh niên tỉnh Khánh Hoà tại thời điểm điều tra (2007) Error: Reference
source not found
Bảng 3.1: Dự báo lực lượng lao động theo thành thị - nông thôn …………… …70
Bảng 3.2: Số việc làm dự báo chia theo ngành kinh tế …………………… … 71
Biểu 2.1: Cơ cấu tuổi và giới của lao động thanh niên của tỉnh Khánh Hoà thuộc
diện mất đất nông nghiệp Error: Reference source not found
Biểu 2.2: Trình độ học vấn thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp tỉnh Khánh
Hòa Error: Reference source not found
Biểu 2.3: Thực trạng hoạt động kinh tế của thanh niên thuộc diện mất đất nông
nghiệp theo giới tính trước thời điểm thu hồi đất Error: Reference source not found
Biểu 2.4: Thực trạng hoạt động kinh tế thanh niên trong diện mất đất nông nghiệp
theo nhóm tuổi Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động thanh niên bị giải tỏa đất nông
nghiệp Error: Reference source not found
Đỗ Thị Thanh Thảo Kinh tế lao động 46B
Luận văn tốt nghiệp
Biểu đồ 2.6: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên trước khi bị thu hồi đất
nông nghiệp Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.7: Thực trạng việc làm cho lao động thanh niên theo ngành kinh tế Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.8: Thực trạng việc làm của lao động thanh niên theo thành phần kinh tế
Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.9: Thực trạng việc làm lao động thanh niên bị thu hồi đất nông nghiệp
theo khu vực hành chính Error: Reference source not found
Đỗ Thị Thanh Thảo Kinh tế lao động 46B
Luận văn tốt nghiệp
Môc lôc
Sinh viên 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: 2
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 2
Phương pháp nghiên cứu: 2
Bố cục đề tài bao gồm: 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH
NIÊN TRONG DIỆN GIẢI TOẢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH KHÁNH HOÀ 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1. Công nghi p hoá v ô th hoáệ à đ ị 3
1.1.2. Vi c l m, thi u vi c l m v th t nghi pệ à ế ệ à à ấ ệ 7
1.2. Thanh niên và vai trò của thanh niên trong công cuộc CNH, ĐTH 10
1.3. Cơ chế tạo việc làm cho người lao động 11
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động 12
1.4.1. i u ki n t nhiên, v n, công nghĐ ề ệ ự ố ệ 12
1.4.2. Nhân t thu c v s c lao ngố ộ ề ứ độ 13
1.4.3. C ch , chính sách kinh t - xã h i nh h ng n t o vi c l mơ ế ế ộ ả ưở đế ạ ệ à
14
1.5. Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm cho thanh niên 15
1.6. Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông nghiệp do
quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở một số tỉnh. 17
1.6.1. T nh B c Ninhỉ ắ 17
1.6.2. TP N ngĐà ẵ 17
1.6.3. TP H N ià ộ 18
CHƯƠNG 2 20
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRONG
DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNG 20
NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA 20
2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động thanh niên trong
diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh
Khánh Hòa 20
2.1.1. Khái quát chung v tình hình phát tri n, công nghi p hóa v ô ề ể ệ à đ
th hóa c a t nh Khánh Hòa trong nh ng n m v a quaị ủ ỉ ữ ă ừ 20
2.1.2. Nh ng c i m c a t nh Khánh Hòa có nh h ng n t o vi c ữ đặ đ ể ủ ỉ ả ưở đế ạ ệ
l m cho thanh niên trong di n thu h i t nông nghi p do quá trình à ệ ồ đấ ệ
công nghi p hóa, ô th hóa.ệ đ ị 21
2.1.3. c i m dân s v ngu n lao ng t nh Khánh HòaĐặ đ ể ố à ồ độ ỉ 24
2.1.4. Nh ng c i m c a thanh niên thu c di n b thu h i t nông ữ đặ đ ể ủ ộ ệ ị ồ đấ
nghi p Khánh Hòa do quá trình công nghi p hóa, ô th hóa, nh h ng ệ ệ đ ị ả ưở
n t o vi c l m.đế ạ ệ à 27
Đỗ Thị Thanh Thảo Kinh tế lao động 46B
Luận văn tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng việc làm và tao việc làm cho lao động thanh niên trong
diện mất đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa
trong thời gian vừa qua 33
2.2.1. Khái quát th c tr ng vi c l m, th t nghi p, thi u vi c l m c a laoự ạ ệ à ấ ệ ế ệ à ủ
ng trong di n gi i t a t nông nghi p do quá trình công nghi p hóa, độ ệ ả ỏ đấ ệ ệ
ô th hóa t i t nh Khánh Hòa.đ ị ạ ỉ 33
2.2.2. Phân tích th c tr ng vi c l m c a lao ng thanh niên trong di n ự ạ ệ à ủ độ ệ
m t t nông nghi p do quá trình công nghi p hóa, ô th hóa theo ấ đấ ệ ệ đ ị
ng nh kinh t t i t nh Khánh Hòa tr c khi b thu h i tà ế ạ ỉ ướ ị ồ đấ 39
2.2.3. Phân tích th c tr ng vi c l m c a ng i lao ng thanh niên ự ạ ệ à ủ ườ độ
trong di n b thu h i t nông nghi p do quá trình công nghi p hóa, hi nệ ị ồ đấ ệ ệ ệ
i hóa theo th nh ph n kinh t t nh Khánh Hòa.đạ à ầ ế ở ỉ 41
2.2.4. Phân tích th c tr ng t o vi c l m cho ng i lao ng thanh niên ự ạ ạ ệ à ườ độ
trong di n b thu h i t nông nghi p do quá trình công nghi p hóa, ô ệ ị ồ đấ ệ ệ đ
th hóa theo khu v c h nh chính t i t nh Khánh Hòa.ị ự à ạ ỉ 43
2.3. Đánh giá khái quát thực trạng tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông
nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Khánh Hòa 44
2.3.1. Phân tích các chính sách h tr , n bù v s d ng ti n n bù ỗ ợ đề à ử ụ ề đề
44
- G n ây nh t l Ngh nh 17/2006/N -CP ng y 27 tháng 01 n m ầ đ ấ à ị đị Đ à ă
2006 c a Chính ph v s a i, b sung m t s i u c a các ngh nhủ ủ ề ử đổ ổ ộ ố đ ề ủ ị đị
h ng d n thi h nh Lu t t ai. ướ ẫ à ậ đấ đ 45
- Quy t nh s 41/2005/Q -UBND, ng y 10 tháng 5 n m 2005 c a y ế đị ố Đ à ă ủ Ủ
ban nhân dân t nh Khánh Hòa v Ban h nh Quy nh v b i th ng, h ỉ ề à đị ề ồ ườ ỗ
tr v tái nh c khi Nh n c thu h i t trên a b n t nh Khánh ợ à đị ư à ướ ồ đấ đị à ỉ
Hòa 48
- Quy t nh s 1257/Q -UB ng y 09 tháng 04 n m 2002 c a U ban ế đị ố Đ à ă ủ ỷ
Nhân dân t nh Khánh Ho v vi c quy nh nguyên t c giao t tái nhỉ à ề ệ đị ắ đấ đị
c khi Nh n c thu h i t th c hi n các d án xây d ng c s hư à ướ ồ đấ để ự ệ ự ự ơ ở ạ
t ng khu dân c ng , ph ng V nh H i, th nh ph Nha Trang.ầ ư Đườ Đệ ườ ĩ ả à ố . 49
2.3.2. Th c tr ng h c ngh v gi i quy t vi c l m c a lao ng trong ự ạ ọ ề à ả ế ệ à ủ độ
di n thu h i t nông nghi pệ ồ đấ ệ 56
2.3.3. ánh giá kh n ng t o vi c l m cho lao ng thu c di n thu h i Đ ả ă ạ ệ à độ ộ ệ ồ
t nông nghi p ph c v công nghi p hóa, ô th hóađấ ệ ụ ụ ệ đ ị 63
Đánh giá chung : 65
CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THANH
NIÊN THUỘC DIỆN BỊ MẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA TỈNH KHÁNH HÒA 71
3.1. Các quan điểm về vấn đề tạo việc làm cho thanh niên bị mất đất nông nghiệp
do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Khánh Hoà 71
3.2.2. Ki n ngh v i Trung U ng v các chính sách liên quan t i n bù ế ị ớ ơ ề ớ đề
v h tr ng i lao ngkhi b thu h i t:à ỗ ợ ườ độ ị ồ đấ 75
Đỗ Thị Thanh Thảo Kinh tế lao động 46B
Luận văn tốt nghiệp
3.2.3. Ki n ngh v i t nh Khánh Hòa v các chính sách liên quan t i n ế ị ớ ỉ ề ớ đề
bù v h tr ng i lao ngkhi b thu h i t:à ỗ ợ ườ độ ị ồ đấ 78
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 93
Đỗ Thị Thanh Thảo Kinh tế lao động 46B
Luận văn tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra là một tất yếu khách quan
đặc biệt dưới tác động của toàn cầu hóa như hiện nay.Quá trình công nghiệp hóa
(CNH), đô thị hóa (ĐTH) tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống của người dân nhưng cũng tạo ra không ít bức xúc, một trong những bức xúc
đó là giải quyết việc làm cho lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp.Công
tác giải quyết việc làm gặp không ít khó khăn do trình độ của người lao động thuộc
diện này thường thấp, khả năng nhanh chóng chuyển đổi nghề nghiệp thấp trong khi
yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi cao để có khả năng thích ứng ngay với yêu cầu
công việc. Vấn đề tạo việc làm cho những đối tượng này để họ ổn định và nâng cao
đời sống, đòi hỏi chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng phải có
chính sách phù hợp, phương thức thực hiện hiệu quả.
Tỉnh Khánh Hòa cũng nằm trong xu thế chung của cả nước, quá trình công
nghiệp hóa – đô thị hóa làm hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất,… tạo
được nhiều việc làm nhưng đồng thời cũng đòi hỏi nhiều diện tích đất xây dựng nên
đối tượng lao động bị mất đất nông nghiệp nhiều, chính vì vậy vấn đề giải quyết
việc làm cho đối tượng này gặp nhiều khó khăn. khó khăn ở đây không chỉ là về
vấn đề trình độ chuyên môn của nhóm đối tượng này yếu kém, mà còn là vấn đề về
độ tuổi bởi lẽ không phải đối tượng nằm trong độ tuổi nào cũng có thể dễ dàng
chuyển sang các khu vực công nghiệp- dịch vụ, những khu vực có tính đặc thù
riêng. Ở mỗi nhóm tuổi có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, riêng đối
tượng thanh niên lại có nhưng thế mạnh sau: là lực lượng lao động trẻ, đông đảo, có
khả năng tiếp thu kiến thức nhanh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
bền vững, có khả năng chuyển đổi nghành nghề dễ dàng hơn các nhóm tuổi khác.
Tuy nhiên đối tượng này lại chưa có kinh nghiệm làm việc, đặc biệt lao động thanh
niên trong diện bị giải tỏa đất nông nghiệp tuy có những lợi thế như đã nêu nhưng
1
Luận văn tốt nghiệp
đa phần là lao động chưa qua đào tạo, đây là điều trở ngại lớn trong vấn đề giải
quyết việc làm cho đối tượng này.
Trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp cần giải tỏa nằm trong quy
hoạch là khá lớn, “đến năm 2010 tổng số đất nông nghiệp của tỉnh chuyển đổi sang
các khu công nghiệp (KCN),khu chế xuất (KCX) là 1.637,145 ha
”1
, số lượng lao
động bị mất đất nông nghiệp, mất công cụ lao động lớn, đặc biệt là đối tượng thanh
niên. Đối tượng này có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế
của đất nước nhưng khi không có việc làm lại dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội.
Chính vì vậy, để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển cùng với ổn định xã hội,
cần phải có chính sách tạo việc làm cho đối tượng này phù hợp. Do đó, nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình tạo việc làm cho thanh niên
trong trong các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa tại tỉnh Khánh Hoà” là
cần thiết.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động trong diện
giải toả đất nông nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng
giải tỏa đất nông nghiệp trong giai đoạn 2008-2010 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu nằm trong các địa phương có đất nông nghiệp bị giải tỏa
trong tỉnh Khánh Hòa. Đối tượng nghiên cứu là lực lượng lao động thanh niên trong
các gia đình có đất nông nghiệp bị giải tỏa.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn, tài liệu sơ
cấp thông qua điều tra xã hội học đối tượng trong hộ gia đình bị thu hồi đất.
1
1. Công văn số 792/LĐTBXH – DN của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa ngày 4/6/2004
2
Luận văn tốt nghiệp
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thống kê mô tả, so sánh, để đánh giá
tác động.
Bố cục đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề tạo việc làm cho lao động thanh niên trong
diện giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình CNH, ĐTH của tỉnh Khánh Hòa.
Chương 2: Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trong diện bị thu hồi đất
nông nghiệp do quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Khánh Hòa.
Chương 3: Phương hướng phát triển của kinh tế và dự báo lực lượng lao động, việc
làm của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2008 – 2010 và các quan điểm và giải pháp
tạo việc làm cho lao động thanh niên thuộc diện mất đất nông nghiệp do quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh Khánh Hòa.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
THANH NIÊN TRONG DIỆN GIẢI TOẢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH KHÁNH HOÀ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Công nghiệp hoá và đô thị hoá
1.1.1.1. Công nghiệp hoá (CNH)
Khi tiến hành CNH ở Tây Âu đã hình thành khái niệm CNH, lúc này người
ta coi CNH là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy
móc. Các khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm CNH nói riêng mang tính lịch
sử, thay đổi cùng thời đại.
3
Luận văn tốt nghiệp
Kế thừa văn minh nhân loại, kinh nghiệm lịch sử tiến hành CNH và thực tiễn
CNH ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Uơng
Đảng thứ bảy khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã nhận định: “Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn
diện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
1
.
Quá trình CNH bao gồm 2 đặc điểm sau: Đặc điểm thứ nhất của quá trình
CNH là các nước đi sau có thể rút ngắn thời gian đạt đến mục tiêu CNH so với các
nước đi trước và trên thực tế đã có nhiều nước làm được điều này. Thứ hai, việc rút
ngắn quá trình CNH là cơ bản rút ngắn bằng cách đẩy nhanh tốc độ các bước
chuyển tuần tự từ nền kinh tế cổ truyền sang nền kinh tế CNH bằng thực hiện “nhảy
vọt cơ cấu” để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.
Nước ta tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản nên nhiệm
vụ quan trọng nhất là phải xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến.
Trong khi đó nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn thấp
kém, lực lượng sản xuất chưa phát triển tương ứng với quan hệ sản xuất. Vì vậy quá
trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ cở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc
dân.
CNH ở nước ta trong thời kì này có những đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất
là CNH phải gắn liền với hiện đại hóa, thứ hai là CNH nhằm mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, thứ ba CNH trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước, thứ tư là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân
trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế. Thúc đẩy quá trình CNH sẽ tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cần thiết, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử
1
Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin – NXB Chính trị quốc gia (2002), tr 324.
4
Luận văn tốt nghiệp
dụng hiệu quả các nguồn lực. CNH tạo điều kiện để biến đổi về chất lực lượng sản
xuất, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc.
Nền kinh tế phát triển sẽ củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai
cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa. CNH tạo cơ sở để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh, thực
hiện tốt phân công và hợp tác quốc tế. Quá trình CNH thúc đẩy chuyện phân công
lao động xã hội phát triển, xây dựng và hiện đại hóa nền quốc phòng, an ninh.
1.1.1.2. Đô thị hoá (ĐTH)
Theo giáo trình Dân số và Phát triển:”Đô thị hóa là quá trình hình thành và
phát triển các thành phố không chỉ về bề rộng mà cả về bề sâu”
1
Theo từ điển Tiếng Việt: Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng
đông vào các đô thị làm nâng cao vai trò thành thị đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội.
Đô thị hóa bao gồm nhiều đặc trưng nhưng ta có thể thấy có 5 đặc trưng chủ
yếu sau: thứ nhất, đô thị hóa làm số lượng thành phố tăng nhanh đặc biệt là sau
chiến tranh thế giới thứ hai. Dân số tại những thành phố tăng lên, quy mô dân số tập
trung tại những thành phố ngày càng đông là đặc trưng thứ hai. Một đặc trưng nữa
là số lượng thành phố tăng, phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, hình
thành nên các vùng đô thị. Vùng đô thị bao gồm một số thành phố lớn xung quanh
là các thành phố vệ tinh. Thứ tư, dân số thành thị tăng nhanh do xu hướng dân cư
chuyển dần từ nông thôn ra thành phố, cường độ di dân cao làm thay đổi tương
quan dân số nông thôn và thành thị. Đặc trưng cuối cùng là mức độ đô thị hóa biểu
thị cho trình độ phát triển của từng quốc gia. Những nước đang phát triển đô thị hóa
theo “bề rộng” tức số lượng thành đô thị tăng lên, đô thị hóa theo “chiều sâu” là
nâng cao chất lượng cuộc sống trong dân cư ở các đô thị, trình độ đô thị hóa này
thường thấy ở các nước phát triển.
1
1. GS.TS. Tống Văn Đường (2003), “Giáo trình dân số và phát triển”, tr 92.
5
Luận văn tốt nghiệp
Trong quá trình này, ngoài những tác động lên sự phát triển kinh tế, xã hội,
đô thị hóa còn tác động rất mạnh tới nguồn lao động ở nông thôn. Có thể nêu ra ở
đây một số đặc điểm cơ bản của nguồn lực nông thôn trong quá trình ĐTH: Thứ
nhất là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, quá trình đô thị hóa cần thay đổi về cơ sở hạ tầng, rất nhiều khu
vực bị giải tỏa đất để xây dựng nên nông dân bị mất đất canh tác chuyển các khu
vực kinh tế khác.Ngoài ra còn thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp, dịch
vụ, ĐTH nâng cao cơ sở hạ tầng thu hút nhiều đầu tư hình thành thêm các ngành
công nghiệp, dịch vụ. Mặt khác, việc phát triển nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch
vụ tại một địa phương lại tác động trở lại đẩy nhanh quá trình ĐTH tại địa phương
đấy. Thứ ba, sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị nhiều, do thành thị là
nơi cầu lao động lớn, tiền công, tiền lương cao, mặt khác ở nông thôn nông dân bị
mất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên phải di dân lên thành
phố để tìm việc làm. Đặc điểm cuối cùng là, tăng qui mô lao động ngành nghề
truyền thống, nghề thủ công nghiệp, sự phát triển của quá trình đô thị hóa làm người
lao động mất đất nông nghiệp quay lại tìm và phát triển các ngành nghề truyền
thống.
Quá trình CNH – ĐTH tạo ra nhiều việc làm mới, năng suất lao động tăng cao
hơn, thu nhập lớn hơn, nhưng đồng thời lại đòi hỏi sự chọn lựa của các nhà tuyển
dụng kỹ hơn chính vì vậy yêu cầu người lao động cần có tay nghề, trình độ cao hơn
để đáp ứng cho công việc. Việc đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ cao của quá
trình đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong vấn đề đào tạo nghề, chính vì
vậy hướng một bộ phận lớn dân số vào chương trình giáo dục chuyên môn nghiệp
vụ, hay tham gia vào các lớp đào tạo ngắn và dài hạn. CNH – ĐTH tạo ra nhiều
ngành nghề mới, khu công nghiệp trung tâm, đô thị lớn, những trung tâm công
nghiệp tại nông thôn. Do quá trình đô thị hóa đòi hỏi mở rộng địa giới hành chính,
mở rộng ra các vùng nông thôn ngoại ô. Đây là điều kiện thuận lợi để những người
dân ở vùng nông thôn có thể tìm được công việc có năng suất cao hơn, thu nhập cao
hơn ngay tại địa phương của mình. Bên cạnh đó, CNH –ĐTH đã phân công lao
6
Luận văn tốt nghiệp
động xã hội sâu sắc, thực sự đã tạo ra cuộc cách mạng về phân công lao động xã
hội. Ngoài các tác động lên người lao động đã nêu trên còn tác động tới tình hình bị
lên.
Đô thị hóa gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy nó đòi
hỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao, năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh
khoa học kỹ thuật. Lao động thanh niên chính là lực lượng phù hợp nhất với yêu
cầu đó của đô thị hóa.
Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng có những mặt trái
như ô nhiễm thành phố, khủng hoảng xã hội, tan rã gia đình. Ở Thành Phố trẻ em
bụi đời tăng, chất thải, giao thông công cộng…
1.1.2. Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp
1.1.2.1. Việc làm
Theo tổ chức lao động quốc tế thì việc làm là hoạt động lao động được trả
công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.
Theo điều 13, Chưong 2 Bộ luật Lao Động:” Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm ”
1
Hoạt động được thừa nhận là việc làm phải thỏa mãn 2 điều kiện: thứ nhất là
tạo ra thu nhập và thứ hai là không vi phạm pháp luật. Hai điều kiện này có mối
quan hệ chặt chẽ, là điều kiện cần và đủ để thừa nhận hoạt động lao động đó là việc
làm. Nếu việc làm mà không tạo ra thu nhập, nhưng có ích cho xã hội như nấu cơm,
giặt giũ, đi chợ,…, còn hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng lại phi pháp như
trộm cướp, mua bán ma túy,… thì đều không được coi là việc làm. Vậy một hoạt
động được công nhận là việc làm khi nó thỏa mãn hai điều kiện là tạo ra thu nhập
và được pháp luật công nhận.
Tuy nhiên định nghĩa còn nhiều hạn chế, bởi lẽ tùy theo pháp luật của từng
quốc gia mà tính hợp pháp của một công việc có được thừa nhận hay không. Ví dụ
1
TS.Vũ Thị Mai (2007), “Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa bị
ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội ”, tr9.
7
Luận văn tốt nghiệp
nghề mại dâm ở Việt Nam bị pháp luật nghiêm cấm nhưng đây là một công việc
được thừa nhận là việc làm ở Thái lan, Philippines vì ở hai nước hoạt động này luật
pháp bảo hộ và quản lý, được Bộ Y tế và các cơ quan quản lý sức khỏe của những
nước này theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và cấp giấy phép hành nghề. Thứ hai
là nhiều hoạt động tuy không tạo ra thu nhập nhưng lại làm giảm chi phí thuê lao
động lại không được công nhận là việc làm, như hoạt động nội trợ tuy không tạo ra
thu nhập nhưng lại tiết kiệm được một khoản thu nhập cho gia đình mà không được
coi là việc làm. Và cuối cùng là trên thực tế, Bộ luật lao động ít có tác động tới thị
trường lao động vì đa số người lao động trong khu vực phi chính thức. Về phạm vi
điều chỉnh lại không áp dụng cho công chức, lao động khu vực nhà nước, lực lượng
công an, quân đội,…
Ngoài hai khái niệm đã nêu ở trên, còn có khái niệm việc làm như sau: Việc
làm là phạm trù chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần
thiết (bao gồm vốn, công nghệ, tư liệu sản xuất,…) để sử dụng lao động đó. Sự phù
hợp được thể hiện qua công thức:
∑VL= C/V
C: chi phí nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…
V: chi phí sức lao động.
Quan hệ tỷ lệ trên biểu hiện sự kết hợp giữa C và V phải phù hợp với trình
độ công nghệ của sản xuất. Tức là khi trình độ công nghệ thay đổi thì sự kết hợp
của C và V cũng thay đổi theo, có thể công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ
sử dụng nhiều sức lao động. Ví dụ như trong điều kiện kỹ thuật thủ công thì với một
đơn vị chi phí cho tư liệu sản xuất, vốn sẽ sử dụng nhiều đơn vị sức lao động hơn là
trong điều kiện tự động hóa.
Có thể nói đây là định nghĩa chung nhất và đầy đủ nhất, nếu tỷ lệ C/V = 1 thì
đây là trạng thái hoàn hảo, mọi người có nhu cầu làm việc thì đều có việc làm, sự
không phù hợp thể hiện khi C/V < 1, lúc này xã hội đã lãng phí sức lao động, gây ra
thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.
8
Luận văn tốt nghiệp
Có nhiều cách phân loại việc làm, tùy theo từng tiêu chí của người nghiên
cứu mà người ta phân loại việc làm thành những loại khác nhau, thường người ta
phân việc làm thành các loại sau:
- Căn cứ vào số thời gian làm việc thường xuyên trong năm thì người ta phân
ra có việc làm chính và việc làm tạm thời.
- Căn cứ vào số giờ làm việc trong tuần ta lại có: việc làm đủ thời gian và việc
làm không đủ thời gian
- Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện
công việc ta phân việc làm ra thành hai loại: việc làm chính và việc làm phụ.
1.1.2.2. Thiếu việc làm ( bán thất nghiệp, thất nghiệp trá hình)
Thiếu việc làm là hiện tượng những người làm việc ít hơn mức mình mong
muốn. Thiếu việc làm thường được thể hiện dưới 2 dạng: không có đủ việc làm theo
thời gian quy định trong tuần, tháng,…, hoặc công việc đang làm có thu nhập quá
thấp không đảm bảo cuộc sống, muốn làm thêm để có thêm thu nhập, nhưng không
tìm kiếm được việc làm khác. Đây thực chất là thất nghiệp trá hình, bởi lẽ nếu coi
chúng là thất nghiệp thì số lao động thất nghiệp ở các quốc gia đặc biệt là các quốc
gia đang phát triển sẽ là rất lớn.
1.1.2.3. Thất nghiệp
“Thất nghiệp là sự mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu
sản xuất”
1
.Thất nghiệp thường được phân loại như sau:
Thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có
thời gian để tìm việc làm phù hợp nhất với chuyên môn và sở thích của họ.
Thất nghiệp cơ cấu được xuất hiện khi không có sự đồng bộ giữa kỹ năng trình
độ lành nghề của người lao động với cơ hội việc làm do cầu lao động và sản xuất
thay đổi.
1
1. TS.Vũ Thị Mai (2007), “Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa bị ảnh
hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội ”, tr16
9
Luận văn tốt nghiệp
Thất nghiệp do thiếu cầu là loại lao động xuất hiện khi tổng cầu của nền kinh
tế giảm kéo theo giảm cầu về lao động trong khi tiền lương và giá cả chưa kịp điều
chỉnh để phù hợp.
Thất nghiệp theo mùa là thất nghiệp do cầu lao động giảm thường vào những
thời kì nhất định trong năm.
Thất nghiệp chu kì là là loại thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo từng
thời kì của nền kinh tế. ta thường thấy trong thời kì kinh tế suy thoái, mức thất
nghiệp sẽ tăng lên do cầu lao động giảm hay sản xuất thay đổi.
1.2. Thanh niên và vai trò của thanh niên trong công cuộc CNH, ĐTH
Theo những quan niệm khác nhau về độ tuổi của thanh niên, thanh niên là
những người nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 hoặc đến 25, 29, 34. Thanh niên trong
nghiên cứu này được xét là lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 đến 29 (độ
tuổi còn hoạt động trong tổ chức đoàn thanh niên).
Lực lượng lao động thanh niên được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm mới tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông, Trung Học Cơ Sở sẵn sàng
tham gia vào thị trường lao động.
- Nhóm sau khi tốt nghiệp Trung cấp dạy nghề, Cao Đẳng và Đại Học.
- Nhóm lao động bị mất việc hoặc đang chờ việc mong muốn được làm việc
và sẵn sàng làm việc.
Thanh niên trong diện giải tỏa đất nông nghiệp do quá trình CNH – ĐTH là lực
lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 – 29 tuổi, trong các hộ gia đình thuộc diện
bị giải tỏa đất nông nghiệp, giải phóng mặt bằng phục vụ CNH - ĐTH
Thanh niên là lực lượng lao động đầy tiềm năng về thể lực, trí lực, đang ở độ
sung sức, và phát triển nhanh. Ưu điểm cả lực lượng lao động này là dễ dàng
chuyển đổi sang các ngành nghề khác do họ có khả năng tiếp thu nhanh, nhiệt tình,
và có sức khỏe.Tuy nhiên, số lao động thanh niên khi tham gia vào thị trường lao
10
Luận văn tốt nghiệp
động phần lớn là chưa qua đào tạo, kinh nghiệm ít, mất một thời gian để làm quen
công việc cần phải tiếp tục đào tạo trên thực tế.
Lực lượng lao động thanh niên đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế,
chính trị và xã hội. Thanh niên là lực lượng lao động có tiếp thu nhanh công nghệ,
khoa học kỹ thuật, năng động, sáng tạo, có khả năng tăng sức cạnh tranh cho hàng
hóa. Chính vì vậy lao động thanh niên là nguồn chủ yếu cung cấp cho yêu cầu phát
triển của các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công
nghiệp,…Ngày nay, lao động thanh niên ngày càng tham gia nhiều vào thị trường
lao động quốc tế nên dễ dàng tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn. Cuối cùng đối tượng này còn
đảm bảo quan hệ hợp lý cơ cấu lao động trên thị trường lao động.
1.3. Cơ chế tạo việc làm cho người lao động
“Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng,
chất lượng sức lao động, các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản
xuất và sức lao động.”
1
Tạo việc làm là công tác rất quan trọng mà mỗi địa phương mỗi quốc gia cần
quan tâm, chú trọng thực hiện. Tạo việc làm làm giảm thất nghiệp, đáp ứng nhu
cầu, quyền lợi và nghĩa vụ làm việc cho người đang trong độ tuổi lao động. Bên
cạnh đó còn làm tăng thu nhập, nâng cao vị thế người lao động trong xã hội, nâng
cao đời sống và làm bình ổn xã hội. Do lao động được tạo việc làm đầy đủ sẽ làm
giảm thất nghiệp, giảm các khoản trợ cấp của chính phủ, các khoản đó sẽ chuyển
sang đầu tư vào các lĩnh vực khác, đặc biệt là các lĩnh vực xây dựng các công trình
phúc lợi xã hội, phát triển xã hội trên mọi mặt. Việc làm đầy đủ đem lại cuộc sống
ổn định sẽ giảm các tệ nạn xã hội.
Cơ chế tạo việc làm là cơ chế 3 bên người lao động – người sử dụng lao
động – nhà nước. Mỗi bên có nhiệm vụ, chức năng riêng biệt nhưng lại có mối liên
hệ, tác động chặt chẽ để công tác tạo việc làm có hiệu quả. Bản thân người lao
1
1. TS.Vũ Thị Mai (2007), “Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa bị ảnh
hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội ”, tr26
11
Luận văn tốt nghiệp
động: luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp có thu nhập cao. Và để đạt
được mong muốn này người lao động cần phải đầu tư cho phát triển sức lao động
của mình, nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào một nguồn tài trợ từ gia đình, tổ chức
xã hội, cá nhân,… để được đào tạo, nắm vững một nghề nghiệp nhất định thông qua
các lớp học nghề, các khóa đào tạo.
Còn người sử dụng lao động thì luôn luôn cần có thông tin về thị trường đầu
vào và đầu ra không chỉ để chỉ đạo việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm
cho người lao động, phát triển quy mô kinh doanh và đầu tư để tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động. Đó cũng là duy trì và mở rộng kinh doanh của doanh
nghiệp. Để có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp cần có vốn để xây dựng nhà máy,
mua máy móc, tư liệu sản xuất và kinh nghiệm của các nhà quản lý nhằm vận dụng
tốt các quy định và pháp luật, nâng cao sự thỏa mãn của người lao động, khơi dậy
động lực và giữ chân người lao động giỏi.
Đối với Nhà nước thì trong cơ chế này Nhà nước đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra môi trường pháp lý, thuận lợi để kết hợp sức lao động và tư liệu
sản xuất thông qua việc tạo hành lang pháp lý, chính sách luật lệ liên quan… Vai trò
của nhà nước ngày càng quan trọng trong việc điều tiết sự phát triển của thị trường
lao động. Qua việc tạo ra môi trường pháp lý, ban hành các luật lệ, chính sách liên
quan,… phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao
động gặp gỡ nhau, giúp hệ thống thông tin thị trường lao động hoạt động tốt hơn.
Người lao động biết mình cần học những gì để tìm được công việc phù hợp, và tìm
thông tin việc làm ở đâu.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ
Cầu việc làm bắt nguồn từ cầu sản xuất, sự phát triển chung của nền kinh tế.
Khi sản xuất phát triển, quy mô của sản xuất ngày càng tăng thì cầu lao động ngày
càng lớn, khả năng tạo việc làm ngày càng tăng. Nhưng để có thể mở rộng sản xuất
cần phải dựa vào những tiền đề vật chất như vốn, điều kiện tự nhiên.
12
Luận văn tốt nghiệp
Vốn đầu tư tăng, tăng khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà
xưởng, mua máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sản
xuất làm cho tăng năng suất lao động, chất lượng hàng hóa tăng, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường, hoạt động sản xuất phát triển, cầu lao động tăng, khả năng tạo
việc làm tăng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, như đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu,
trữ lượng tài nguyên của địa phương nơi doanh nghiệp kinh doanh. Với nguồn tài
nguyên sẵn có ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều được ban phát sẵn
ngoài ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy mỗi quốc gia, mỗi doanh
nghiệp phải biết dựa vào lợi thế của mình để phát triển kinh tế, tạo ra việc làm. Để
thực hiên tốt mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý khai
thác sử dụng làm sao để hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có ấy. Tất cả các yếu tố
làm tăng cầu hàng hóa, tăng quy mô sản xuất tăng dẫn đến cầu lao động tăng và tạo
được nhiều việc làm hơn.
1.4.2. Nhân tố thuộc về sức lao động
Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi phải có sự kết hợp ba bên: phía người sử dụng
lao động, người lao động và nhà nước. Do đó một trong những nhân tố ảnh hưởng
quyết định tới tạo việc làm cho người lao động thuộc nhân tố sức lao động trên hai
phương diện chất lượng và số lượng lao động. Đây là những mặt mà người sử dụng
lao động đòi hỏi và yêu cầu phải có từ phía người lao động.
Với thực trạng cung lao động của Việt Nam hiện nay, thì số lượng lao động
không phải là vấn đề lo ngại, vì lực lượng lao động Việt Nam là lực lượng lao động
trẻ, hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động cao hơn so với những số người
bước ra khỏi độ tuổi lao động. Vấn đề đáng lo ngại là chất lượng lao động của nước
ta còn thấp chưa tương xứng với quan hệ lao động, đa phần lao động là chưa qua
đào tạo, vấn đề này nếu không được khắc phục sẽ kéo sự phát triển của nền kinh tế
nói chung chậm lại. Và trước hết nó ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, người
lao động muốn tìm được công việc như ý và phù hợp với khả năng của mình cần
phải có thông tin thị trường lao động để biết những nhà tuyển dụng cần những gì ở
13
Luận văn tốt nghiệp
mình, cơ hội việc làm cho bản thân trong hiện tại và tương lai. Từ đó biết cần đầu tư
cho sức lao động của mình như thế nào. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng cá nhân
người lao động, mà tranh thủ các nguồn tài trợ để tham gia vào các khóa huấn
luyện, đầu tư cho sức lao động của mình sao cho phù hợp nhất.
1.4.3. Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm
Cơ chế chính sách kinh tế - xã hội của Chính phủ quốc gia, chính quyền địa
phương là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc tạo ra việc làm
cho người lao động. Tùy vào từng thời kì khác nhau, nhà nước sẽ đề ra các chính
sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân
dân, các chính sách mở rộng hay thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác,
các chính sách tạo môi trường cho người lao động và người sử dụng lao động gặp
nhau,…, của mỗi quốc gia, mỗi địa phương là khác nhau. Nhóm các công cụ này
rất đa dạng từ vi mô, vĩ mô, có thể theo ngành, vùng, lĩnh vực, sẽ ảnh hưởng đến
quy mô, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng từ đó tác động vào lao động
và người sử dụng lao động. Cụ thể các chính sách, cơ chế kinh tế - xã hội sẽ tác
động vào cầu lao động của thị trường lao động, cầu lao động của các doanh nghiệp,
từ đó tác động tới cách đối xử của người sử dụng lao động với người lao động.
Không chỉ tác động tới số lượng lao động thông qua cầu lao động, mà các chính
sách này còn tác động đến chất lượng người lao động, thông qua nhu cầu của
người tuyển dụng lao động.
Một minh chứng cụ thể ở nước ta khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế nhiều
thành phần, thay đổi cơ cấu kinh tế, điều này làm ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu lao
động theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực kinh tế trên từng vùng. Chủ trương chính
sách cũng có nhiều thay đổi, nếu trước đây chỉ tập trung phát triển kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, nay phát triển kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế cá
thể, tư bản tư nhân, kết hợp đan xen.
14
Luận văn tốt nghiệp
1.5. Sự cần thiết của vấn đề tạo việc làm cho thanh niên
Tạo việc làm cho đối tượng thanh niên là rất cần thiết nó không chỉ có ý nghĩa
kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Phát triển số lượng lao động thanh niên là
một nội dung qua trọng của quốc gia nhằm duy trì và tăng tỉ trọng lao động trẻ trong
lực lượng lao động. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ đây là lực lượng lao động
trẻ, khỏe, có nhiều tiềm năng thay thế các thế hệ lao động trước và đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động ngày càng mở rộng. Tuy nhiên với tình hình thực tế của
Việt Nam hiện nay, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động thì vấn đề đặt ra là cần
phải giảm sức ép của cung lao động, trước hết là đối tượng lao động thanh niên, lực
lượng chiếm tỷ trọng cao trong lực lượng lao động, thông qua các chương trình đào
tạo. Chính vì vậy vấn đề tạo việc làm cho lao động là vấn đề cấp thiết, cần được
thực hiện ngay. Đối với đối tượng lao động thanh niên trong diện giải tỏa dất nông
nghiệp do quá trình CNH – ĐTH thì vấn đề này càng trở nên bức thiết hơn, bởi lẽ
đối tượng này ở nước ta khá đông, trình độ chuyên môn thấp, khả năng tự tìm được
việc làm thấp hơn so với các đối tượng khác.
Tạo việc làm cho đối tượng thanh niên tạo nhiều tác động tích cực cho nền
kinh tế. Tạo việc làm cho thanh niên làm tăng sản lượng quốc dân, làm tăng tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế phát triển bền vững, giảm lượng lao động
thất nghiệp trên thị trường lao động. Lực lượng lao động thanh niên là đối tượng dễ
thích nghi, năng động. Thanh niên lao động với năng suất và hiệu quả cao, có khả
năng cạnh tranh, trong xu thế hội nhập ngày nay thanh niên có các ưu thế sau:
- Lao động thanh niên có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động
trong nước và nước ngoài, các khu vực quốc tế. Từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Thanh niên có khả năng đáp ứng các yêu cầu áp dụng công nghệ, kỹ thuật
cao làm tăng hàm lượng lao động chất xám trong sản phẩm, thích ứng kịp thời sự
biến đổi nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật.
15
Luận văn tốt nghiệp
- Lao động thanh niên là lực lượng chủ yếu cung cấp trong các ngành công
nghiệp dịch vụ mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, như công nghiệp dệt may, chế
biến thực phẩm, cơ khí,…
Với những ưu thế trên lao động thanh niên là lực lượng đóng vai trò quan
trọng trong việc, phát triển nền kinh tế quốc dân và đẩy nhanh tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của lực lượng lao động, của sản phẩm, của
doanh nghiệp và của nền kinh tế, Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cho lực
lượng lao động qua việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng vào thực tiễn.
Về mặt xã hội, thanh niên tuy mang nhiều thế mạnh nhưng nếu không được
quan tâm thì các thế mạnh đó sẽ không được sử dụng có ích vì đối tượng thanh niên
rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Thanh niên là đối tượng dễ bị kích động, lôi kéo,
dụ dỗ vào các hoạt động phi pháp như cướp giật, trộm cắp, ma túy,… Nếu như lực
lượng này không được tạo việc làm , không có thu nhập để trang trải cuộc sống, có
nhiều thời gian rãnh rỗi, dễ bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường tội phạm. Đặc
biệt là đối tượng lao động thanh niên trong diện bị giải tỏa đất nông nghiệp, do còn
hạn chế về văn hóa, dẫn đến hạn chế về mặt nhận thức thì càng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo
hơn. Vì vây, tạo việc làm cho thanh niên cũng chính là biện pháp làm giảm tệ nạn
xã hội trong thanh niên, cũng nhờ vậy mà môi trường sống xã hội trở nên tốt hơn.
Công tác tạo việc làm cho lao đông thanh niên nói chung và thanh niên trong
diện bị giải tỏa đất nông nghiệp là cần thiết vì lao động thanh niên góp phần làm ổn
định cơ cấu lực lượng lao động. Nó không chỉ giúp cho nền kinh tế phát triển về
mọi mặt, mà còn giúp xã hội ổn định, giảm thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Công tác
tạo việc làm cho lao động thanh niên thuộc diện bị giải tỏa đất nông nghiệp là phù
hợp với xu thế hiện đại, xu thế phát triển chung của cả nước, đó là giảm tỉ trọng lao
động trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, lao động thanh niên rất phù hợp cho các ngành nghề này.
16
Luận văn tốt nghiệp
1.6. Kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên trong diện giải toả đất nông
nghiệp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở một số tỉnh.
1.6.1. Tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh nằm giáp Hà Nội, trong những năm vừa qua tốc độ
phát triển của tỉnh này là rất cao. Đi kèm với sự phát triển kinh tế là sự phát triển về
cơ sở vật chất hạ tầng. Trong những năm vừa qua số lượng đất nông nghiệp bị thu
hồi phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp dệt may, cơ khí, chế biến thực
phẩm, xây dựng đường quốc lộ 1, xây dựng khu đô thị mới,…, là rất lớn. Diện tích
đất nông nghiệp trước đây dùng để trồng lúa, hoa màu, rau, khi đất bị thu hồi người
dân bị mất đất sản xuất, tuy nhiên trong thực tế việc thu hồi đất được tiến hành
nhanh chóng do tỉnh đã có các biện pháp tốt thỏa mãn được nhu cầu người dân. Giải
pháp của tỉnh đưa ra để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động bị giải tỏa đất nông
nghiệp là thành lập mô hình giữa 3 nhà: nhà quy hoạch- nhà quản lý dự án – nhà sử
dụng lao động và người lao động bị mất đất nông nghiệp nhằm tạo ra việc làm thích
hợp, gắn liền lợi ích xã hội và gắn trách nhiệm cho các nhà kinh doanh, đền bù, hỗ
trợ học nghề cho các gia đình trong diện giải tỏa từ kinh phí trích từ chi phí đền bù
chuyển sang. Bên cạnh đấy, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là công ty cổ
phần, họ đã tạo điều liện cho các người dân địa phương mua cổ phần của doanh
nghiệp bằng tiền hỗ trợ đền bù. Chính vì vậy đã không những tạo công ăn việc làm,
mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân trên chính quê hương của mình.
1.6.2. TP Đà Nẵng
Đà Nẵng sau khi nhận thành phố trực thuộc Trung ương, nhu cầu phát triển
cơ sở hạ tầng để xứng tầm là thành phố cấp 1 trực thuộc Trung Ương, Thành phố
cần giải tỏa một số lượng lớn đất nông nghiệp để xây dựng cơ bản về mọi mặt của
thành phố, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất,… Tuy đạt được nhiều
thành tựu về phát triển kinh tế, cơ sở vật chất, nhưng thành phố cũng gặp không ít
khó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho lực lượng lao động bị giải tỏa đất nông
nghiệp, do đối tượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thường là lao động có
17
Luận văn tốt nghiệp
trình độ thấp, gia đình đông con, tài chính hạn hẹp, nên rất khó khăn trong việc
chuyển đổi nghề nghiệp. Chính quyền thành phố đã kết hợp với các cơ quan chức
năng thực hiện các chính sách đền bù hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm
miễn phí, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động phổ thông, hỗ trợ
tiền ăn tiền học cho hộ nghèo trong diện mất đất. Với những chính sách tích cực
thành phố đã giải quyết việc làm cho trên 21000 lao động trong diện này, đào tạo
miễn phí cho trên 3850 lao động, trên 70% số đó có việc làm ngay sau khi được đào
tạo. Bên cạnh đó, đối với những khu vực đất nông nghiệp trước khi giải tỏa là diện
tích trồng hoa màu và rau cung cấp cho thành phố, nay được chuyển ra các xã ven
thành. Nhờ vậy mà thành phố không chỉ tạo việc làm cho lao động trong các khu
vực bị thu hồi đất mà còn tạo việc làm cho dân cư của các khu vực bên cạnh.
1.6.3. TP Hà Nội
Thành phố Hà Nội với mật độ dân số ngày càng đông, thì vấn đề mở rộng địa
lí hành chính là việc cần thiết, nhằm làm giảm sự quá tải về dân cư trong thành
phố. Đi kèm với sự mở rộng hành chính địa lý là sự cần thiết phải phát triển cơ sở
vật chất hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi để phục vụ nhân dân, chính vì
vậy số lượng đất nông nghiệp bị giải tỏa ở các huyện, xã ven thành phố cũng khá
lớn. Như giải tỏa đất ở các khu vực huyện ngoại thành chuyên trồng đào,quất như
Nhật Tân,… Chính sách hỗ trợ của Thành phố là hỗ trợ khuyến khích nông dân áp
dụng kỹ thuật trên vùng đất có điều kiện tự nhiên tương tự như Hưng Yên, Hải
Dương,…Ngoài ra còn đào tạo thêm nghề gia công, nghề thủ công cơ khí, nhằm
từng bước chuyển đổi cơ cấu ngành nghề tại các khu vực đấy. Ở các khu vực Mễ
Trì, Từ Liêm, chính quyền thành phố còn cho phép xây dựng các khu vực kinh
doanh liền kề và được quy hoạch gắn liền với các khu công nghiệp, sự phát triển
của các khu công nghiệp sẽ làm phát triển các dịch vụ kèm theo. Chính sách hỗ trợ
học nghề dựa trên diện tích thu hồi đất như: 30%÷50% diện tích đất hỗ trợ nghề
cho một lao động, 50%÷70% diện tích đất hỗ trợ cho 2 lao động, trên 70% diện
tích đất thì hỗ trợ cho số lao động trong cả gia đình, và mỗi lao động được hỗ trợ
3,8 triệu đồng.
18