Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thuyết trình "Chế định về an toàn lao động và vệ sinh lao động" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.2 KB, 18 trang )

Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Chế định về an toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của
luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an
toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người
lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.
Vì vậy có thể nói việc xây dựng những chế định về an toàn lao động và vệ sinh
lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ
thống pháp luật lao động của quốc gia cũng như quốc tế.
Mục đích của bài nghiên cứu là giới thiệu một cách khái quát lý thuyết nền về
“an toàn lao động và vệ sinh lao động”, thông qua đó làm sáng tỏ và nêu bật
được trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động cũng như các
cơ quan nhà nước có liên quan và các tổ chức công đoàn về vấn đề “an toàn
lao động và vệ sinh lao động”, mà nội dung được lưu tâm trong đề tài đó là
trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Với phần liên hệ
thực tế sẽ giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu sát hơn về thực trạng việc thực hiện
“an toàn lao động và vệ sinh lao động” ở nước ta. Đề tài : “Các chế định về an
toàn lao động và vệ sinh lao động.
Khoa: Kinh tế phát triển 1
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
Chế định về an toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động
bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động
nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc
lâu dài của người lao động. Vì vậy có thể nói việc xây dựng những chế định về an toàn lao
động và vệ sinh lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ
thống pháp luật lao động của quốc gia cũng như quốc tế 1
Mục đích của bài nghiên cứu là giới thiệu một cách khái quát lý thuyết nền về “an toàn lao
động và vệ sinh lao động”, thông qua đó làm sáng tỏ và nêu bật được trách nhiệm của người


sử dụng lao động, người lao động cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan và các tổ chức
công đoàn về vấn đề “an toàn lao động và vệ sinh lao động”, mà nội dung được lưu tâm trong
đề tài đó là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động. Với phần liên hệ thực
tế sẽ giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu sát hơn về thực trạng việc thực hiện “an toàn lao động và vệ
sinh lao động” ở nước ta. Đề tài : “Các chế định về an toàn lao động và vệ sinh lao động 1
MỤC LỤC 2
I. LÝ THUYẾT NỀN 3
GIỚI THIỆU CHUNG 3
Trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động: 3
3. Biện pháp và tiêu chuẩn: 4
Đối tượng lao động đặc thù 5
Hậu quả của việc không chấp hành đúng an toàn lao động và vệ sinh lao động 5
Nội dung nghiên cứu: 5
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động: 5
2. Trách nhiệm của người lao động 8
3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong ATVSLD: 9
4. Vai trò của công đoàn trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động 10
III. LIÊN HỆ 13
Kết luận 16
Tài liệu tham khảo 17
Khoa: Kinh tế phát triển 2
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
I. LÝ THUYẾT NỀN
GIỚI THIỆU CHUNG
Khái niệm
An toàn lao động chỉ là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
Vệ sinh lao động chỉ là việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc
trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây ra tử vong cho người
lao động

An toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những qui phạm pháp luật qui
định các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động cho
người lao động
Ý nghĩa của qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc
lâu dài của người lao động
Phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong
việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Đảm bảo sức khỏe cho người lao động để thực hiện tốt nghĩa vụ
dối tượng áp dụng: mọi cá nhân tổ chức sử dụng lao động, mọi công chức,
viên chức, mọi người lao động
Nguyên tắc của an toàn lao động và vệ sinh lao động
Nhà nước có qui định nghiêm ngặt từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ
chức thực hiện và sử lý vi phạm
Thực hiện toàn diện và đồng bộ
Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực
hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động
Trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động:
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước
Khoa: Kinh tế phát triển 3
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
- Vai trò của công đoàn
3. Biện pháp và tiêu chuẩn:
Biện pháp:
Theo điều 96 bộ luật lao động đã qui định:
Khi sử dụng, lưu trữ các loại máy móc, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động và vệ sinh lao động cần có luận chứng về các biện pháp

đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động
Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản các loại thiết bị, hóa chất có yêu cầu về an toàn
lao động và vệ sinh lao động cần được đăng kí, kiểm định theo qui định của nhà
nước
Tiêu chuẩn:
Điều 97 bộ luật lao động buộc những người sử dụng lao động phải đảm
bao nơi làm việc cho người lao động đạt những tiêu chuẩn về: không gian, độ
thoáng, độ sáng, tiêu chuẩn vệ sinh…
Có 2 tiêu chuẩn:
 Tiêu chuẩn cấp nhà nước: là tiêu chuẩn bắt buộc thi hành cho nhiều
ngành, nhiều nghề trên cả nước
 Tiêu chuẩn cấp nghành do cơ quan quản lí cấp nghành ban hành phù hợp
với tiêu chuẩn của nhà nước
Các biện pháp phòng hộ bảo vệ người lao động chống lại rủi ro
Theo các điều từ 98 đến 104 của bộ luật lao động bắt buộc người sử dụng
lao động phải trang bị phương tiện cá nhân cho người lao động, tổ chức khám
sức khẻo cho người lao động trước khi tuyển dụng và trong quá trình làm việc,
tổ chức và hướng dẫn người lao động về an toàn và vệ sinh lao động. Khi các
yếu tố nguy hại vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh thì người lao động được bồi dưỡng
bằng hiện vật. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như qui định thời giờ làm
việc, quyền từ chối làm việc, dự phòng xử lý sự cố cấp cứu vệ sinh sau khi làm
việc
Khoa: Kinh tế phát triển 4
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
Đối tượng lao động đặc thù
- Đối với người lao động chưa thành niên: được qui định theo điều
119,120,121,122 bộ luật lao động
- Đối với lao động là người cao tuổi: được qui định theo điều 123,124 bộ
luật lao động.
- Đối với lao động nữ: được qui định từ điều 109 đến 118 bộ luật lao động

- Đối với lao động là người tàn tật: được qui định từ điều 125 đến 128 bộ
luật lao động.
Hậu quả của việc không chấp hành đúng an toàn lao động và vệ sinh
lao động
5.2 Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nào
của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc, thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động
5.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp xảy ra
Chịu toàn bộ chi phí y tế trả lương cho người lao động trong thời gian họ nằm
viện điều trị,khai báo, phối hợp điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định
kì các vụ tai nạn lao động bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động.
Nội dung nghiên cứu:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Gồm 7 nghĩa vụ, được quy định tại Điều 13 Chương 4 của NĐ 06/CP ngày
20/01/1995 của Chính phủ, và được chỉnh sửa bổ sung tại NĐ 162/1999/NĐCP
ngày 09/11/1999, NĐ 110/2002/NĐCP ngày 27/12/2002. Đó là những nghĩa vụ
sau:
- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động.
Khoa: Kinh tế phát triển 5
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
Để đảm bảo người sử dụng lao động thi hành nghĩa vụ này, khoản 1 Điều 2
Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 đã mở rộng và quy định cụ thể nghĩa vụ
của người sử dụng lao động, sau đó Khoản 1 Điều 1 Nghị định

110/2002/NĐCP ngày 27/12/2002 bổ sung như sau:
“Việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản
xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người
sử dụng lao động phải lập báo cáo khả thi về các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh lao động. Trong báo cáo khả thi phải có những nội dung
chính sau đây:
 Địa điểm, quy mô công trình, trong đó nêu rõ khoảng cách từ công trình,
cơ sở sản xuất đến khu dân cư và các công trình khác.
 Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá
trình hoạt động, các giải pháp phòng ngừa, xử lý.
Báo cáo … phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ đầu
tư, người sử dụng lao động phải sao gửi cho cơ quan thanh tra Nhà nước về
lao động địa phương để theo dõi và giám sát theo luật định”.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về
an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động, theo quy định của
Nhà nước.
- Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn
lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ
sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên.
- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với
từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật
tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, “Tổ chức, cá nhân khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật
tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động
theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy
định”, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Khoản 2 Điều 3 NĐ
06/CP ngày 20/01/1995, sau đó Khoản 1 điều 1 NĐ 162/1999/NĐCP ngày
09/11/1999 sửa đổi, bổ sung, đó là: “…phải thực hiện khai báo, đăng ký và
xin Giấy phép sử dụng đúng theo quy định hiện hành của pháp luật lao

động”.
NĐ 110/2002/NĐCP tiếp tục sửa đổi, bổ sung như sau: “… phải thực hiện
đăng ký và kiểm định. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và
hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định”.
Khoa: Kinh tế phát triển 6
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
Nhìn chung, các NĐ 162/1999/NĐCP và 110/2002/NĐCP về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của NĐ 06/CP ngày 20/01/1995, đã quy định chặt chẽ
hơn nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong vấn đề an toàn lao động, vệ
sinh lao động. Tuy nhiên, thủ tục cũng rườm rà, phức tạp hơn.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn
lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ
quy định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực
hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở
lao động – Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
Về việc “chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao
động”, Khoản 2 Điều 1 NĐ 162/1999/NĐCP ngày 09/11/1999 sửa đổi, bổ
sung khoản 1 điều 12 NĐ 06/CP ngày 20/01/1995 như sau: “Khi xảy ra tai
nạn lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức việc điều tra, lập biên
bản, có sự tham gia của đại diện BCH Công đoàn cơ sở theo quy định của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế. Biên bản phải gi đầy đủ diễn
biến của vụ tai nạn, thương tích, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai
nạn, có chữ ký của người sử dụng lao động và đại diện BCH Công đoàn cơ
sở”.
NĐ 110/2002/NĐCP ngày 09/11/2002 bổ sung thêm: “Khi xảy ra tai nạn lao
động, người sử dụng lao động phải tổ chức việc điều tra, lập biên bản, có sự
tham gia của đại diện BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn lâm thời

theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam”.
Như vậy, qua các NĐ sửa đổi, bổ sung thì trách nhiệm của người sử dụng lao
động khi tai nạn lao động xảy ra được quy định chặt chẽ hơn. Do đó, thúc đẩy
người sử dụng lao động thực hiện một cách nghiêm chỉnh các biện pháp bảo
đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, đồng thời tăng cường giám sát việc thực
hiện các quy định và nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp.
1.2 Quyền của người sử dụng lao động
Việc quy định quyền của người sử dụng lao động về “an toàn lao động và vệ
sinh lao động” trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn hạn hẹp,tuy nhiên ta lại
thấy được sự cần thiết và quan trọng của nó trong công tác quản lý của người sử
dụng lao động về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Trong Điều 14:
Chương 4 của Nghị định số: 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ qui định
người sử dụng lao động có 3 quyền:
Khoa: Kinh tế phát triển 7
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
a. Buộc người lao động phải tuân thủ các qui định , nội dung biện pháp an tòan
lao động, vệ sinh lao động.
b. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người qui phạm trong việc thực
hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
c. Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra
về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn nghiêm chỉnh chấp hành
quyết định đó.
2. Trách nhiệm của người lao động
2.1 Nghĩa vụ của người lao động
Điều 15: Chương 4 của Nghị định số: 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính
Phủ quy định người lao động có 3 nghĩa vụ sau:
a. Chấp hành những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên
quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

b. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị
cấp phát, nếu làm mất hoặc hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì phải
bồi thường.
c. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện có nguy cơ gây
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm.
Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của
người sử dụng lao động.
Theo đó ta có thể thấy, khoản a trong điều 15 của nghị định này đã quy định
một cách chi tiết hơn cho khoản 1, điều 95, chương 9,bộ luật lao động,với những
nghĩa vụ được quy định nêu trên sẽ giúp hạn chế cũng như khắc phục những hậu
quả liên quan đến “an toàn lao động và vệ sinh lao động một cách hiệu quả nhất.
2.2 Quyền của người lao động
Trong bộ luật lao động Việt Nam có quy định quyền của người sử dụng lao động
như sau:
-Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh
cải thiện điều kiện lao động, trang bị và cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.(điều
101,khoản 1 điều 102, LLĐ)
Khoa: Kinh tế phát triển 8
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
- Từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy nó có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo
ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu
những nguy cơ đó chưa được khắc phục.(khoản 2, điều 99, LLĐ)
- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được
cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. (trích điều 101 bộ luật lao động)
-Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi
dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo quy định của pháp luật. (trích điều 104,bộ luật lao động)
Ta cũng có thể thấy được quyền người lao động gắn liền với trách nhiệm của

người sử dụng lao động về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động,việc
thực hiện tốt nghĩa vụ của người sử dụng lao động sẽ giúp cho quyền của người
lao động được thể hiện đầy đủ hơn.
Theo đó thì chính phủ đã ban hành Nghị định số: 06/CP,với Điều 16: Chương 4
đã giải thích và quy định thêm một vấn đề cần thiết nằm trong khoản c đó là
người lao động có quyền:
c. Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử
dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng
các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng, thỏa ước
lao động.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong ATVSLD:
3.1 Cấp trung ương : Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm các cơ
quan:
3.1.1 Cục An toàn lao động: (Tham khảo Quyết định số 1123/2003/QD-
BLDTBXH ngày 10/9/2003)
a) Chức năng : Quản lí nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo
hộ lao động trong phạm vi cả nước,theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ :
-Trình Bộ chương trình,kế hoạch dài hạn và hàng năm về ATVSLD, bảo hộ lao
động
-Nghiên cứu trình Bộ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật
khác về ATVSLD,bảo hộ lao động :chế độ, thời gian nghỉ ngơi,bồi thường tai
nạn, bồi dưỡng bằng hiện vật… Những danh mục nghề công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các
loại máy ,vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLD theo quy định của
Khoa: Kinh tế phát triển 9
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
pháp luật.Đồng thời phối hợp với ngành y tế và ban hành danh mục nghề
nghiệp.
-Tổ chức thông tin,tuyên truyền và hướng dẫn việc huấn luyện ATVSLD

-Trình bộ và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao
động,ATVSLD, tuần lễ quốc gia về ATVSLD và phòng, chống cháy nổ.
-Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực và nhiệm vụ được giao.
3.1.2 Thanh tra bộ : (tham khảo NQ số 1118/2003/QD-BLDTBXH ngày
10/9/2003)
a)Chức năng: Thanh tra nhà nước về lao động có chức năng thanh tra chính
sách lao động ,ATVSLD.
b)Nhiệm vụ:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, ATVSLD
- Giải quyết khiếu nại,tố cáo về lao động. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị
các cơ quan có thẫm quyền xử lí các vi phạm pháp luật lao động.
- Tổ chức hướng dẫn điều tra,tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra tai nạn lao
động,những vi phạm tiêu chuẩn lao động.
3.1.3 Trung tâm nghiên cứu môi trường và lao động
3.1.4 Các trung tâm kiểm định Kỹ thuật an toàn
 Cấp tỉnh: Đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ATVSLD
là Sở lao động- Thương binh và Xã hội,và Sở Y tế.Thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chuyên môn
giúp UBND các cấp quản lý nhà nước về lao động,thương binh và xã
hội ở địa phương.
 Cấp huyện :Phường lao đông quận huyện thực hiện chức năng về lao
động, thương binh và xã hội trong địa bàn theo phân cấp của Sở lao
động- thương binh và Xã hội tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương,trong đó có ATVSLD. Các thành phố lớn như HCM,Phòng lao
động cấp huyện có chức năng điều tra tai nạn giao thông
4. Vai trò của công đoàn trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh
lao động
4.1 Trách nhiệm:
Theo Khoản 3 điều 95 bộ luật lao động “Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo

hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên
Khoa: Kinh tế phát triển 10
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ
sinh lao động.”
Điều 20 nghị định 06/ CP ngày 20/1/1995 : “Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng Chương trình quốc gia về
bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình
nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hộ lao
động, an toàn lao động và vệ sinh lao động.”
Khoản 1 điều 6 luật công đoàn “Công đoàn phối hợp với cơ quan Nhà
nước nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng các
tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.”
Khoản 1 điều 4 nghị định 302/HĐBT ngày 19/8/1992: “Căn cứ tiêu chuẩn
của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, công
đoàn cơ sở thoả thuận với người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan các biện pháp
bảo đảm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ
môi trường.”
Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, động viên người lao động thực
hiện phong trào bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường
và tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên; tham gia ý kiến với người đứng đầu
doanh nghiệp, cơ quan trong việc xét khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về
bảo hộ lao động. ( theo Khoản 2 điều 6 luật công đoàn : “Công đoàn có trách
nhiệm giáo dục, vận động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
về bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường.”, khoản 2 điều 21 nghị định 16/CP
ngày 20/01/1995: “Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, vận động người
lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ
sinh lao động; xây dựng phong trào bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong
doanh nghiệp, đơn vị; xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn và
vệ sinh viên.”)

Công đoàn có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc chấp hành về an toàn
lao động và vệ sinh lao động. Đồng thời tham gia giải quyết, xử lí các vụ việc
liên quan tới vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động
( theo khoản 3 điều 5 luật công đoàn: “Công đoàn có trách nhiệm đôn đốc, giám
sát việc thực hiện các chính sách, chế độ về lao động.”, khoản 3 điều 6 luật công
đoàn, khoản 1 điều 21 nghị định 06/CP 20/01/1995: “Tổ chức công đoàn phối
hợp với cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan y tế cùng cấp tham
gia kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước, việc thi hành các quy định về an
toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia điều tra tai nạn lao động.”)
4.2 Quyền của công đoàn trong lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao
động:
Công đoàn có quyền tham gia ý kiến với các cơ quan soạn thảo, với cớ
quan nhà nước, với chính phủ trong việc soạn thảo các văn bản luật liên quan tới
Khoa: Kinh tế phát triển 11
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
quyền và lợi ích của người lao động. Có quyền tham gia ý kiến với các cơ quan
soạn thảo, với chính phủ về việc xây dựng các chương trình quốc gia về: việc
làm, đào tạo nghề cho người lao động, về an toàn vệ sinh lao động, về nghiên
cứu khoa học kĩ thuật, bảo hộ lao động… ( khoản 1 và 2 điều 5 luật công đoàn:
“Trong phạm vi các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích
của người lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có quyền trình dự án
luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Công đoàn tham gia
với cơ quan Nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền
lương, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.”)
Theo khoản 3 và 4 Điều 6 luật công đoàn : Công đoàn có quyền yêu cầu
cơ quan nhà nước hữu quan và người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định
của pháp luật về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Khi phát hiện nơi
làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động, có quyền yêu
cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn lao động,

có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngưng hoạt động ở những nơi có
nguy cơ gây tai nạn lao động. Công đoàn có quyền cử đại diện tham gia điều tra
tai nạn lao động và có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý
người có trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động.
Công đoàn có quyền kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định về an
toàn lao động, vệ sinh lao động. ( khoản 1 điều 9 luật công đoàn: “Trong phạm
vi chức năng của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp
đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao
động, bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi
ích của người lao động.”)
Theo khoản 2 điều 9 luật công đoàn, khi kiểm tra, công đoàn có quyền
yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức trả lời những vấn đề đặt ra, kiến
nghị biện pháp sửa chữa các thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và xử lý
người vi phạm pháp luật.
Hiện nay ở nước ta có viện nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động thuộc
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, cho nên có thể tham gia xây dựng cả chương
trình nghiên cứu khoa học về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Như vậy ta thấy rằng tổ chức công đoàn các cấp có vai trò rất quan trọng
trong lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao động, nhằm đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động. Công đoàn là cơ quan trực tiếp kiểm tra,
giám sát việc chấp hành pháp luật trong vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Đồng
thời tham gia giải quyết, xử lí các vụ việc liên quan đến vấn đề trên.
Khoa: Kinh tế phát triển 12
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
III. LIÊN HỆ
Hiện nay, sự thờ ơ của nhiều doanh nghiệp trong cải thiện điều kiện lao
động đã dẫn tới tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gia tăng ở mức
báo động.
“Các hóa chất độc hại, môi trường làm việc không an toàn…đang là
những gánh nặng đè lên đời sống, bào mòn sức khỏe của nhiều người lao động”

Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động đã thực hiện đánh giá
về tình hình ô nhiễm môi trường lao động tại 1.000 cơ sở sản xuất và cho thấy,
có tới 68% phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm nhiệt, 20% bị ô nhiễm bụi, 17% ô
nhiễm hơi khí độc hại…và rất nhiều phân xưởng bị ô nhiễm đồng thời từ 2 yếu
tố trở lên
Các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ khá
cao như viêm mũi, vi xoang, viêm phế quản, viêm phổi chiếm 40,26%, các bệnh
đường tiêu hóa chiếm 14,35%, bệnh về cơ, xương, khớp chiếm 12%
Ước tính chung của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho biết, điều
kiện lao động không an toàn và kém vệ sinh làm cho khoảng 160 triệu người
mắc bệnh nghề nghiệp và 270 triệu vụ tai nạn lao động xảy ra trên toàn thế giới
mỗi năm, làm thiệt hại khoảng 4% GDP…
Tại Việt Nam, Theo điều tra của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động xảy ra trong thực tế cao gấp hàng chục
lần so với báo cáo, ước tính trên 40.000 vụ/năm.
Trên đây là tình hình sơ bộ về vấn đề thực hiện an toàn và vệ sinh lao
động hiện nay.
1. Đi vào tình hình cụ thể:
Xét về lĩnh vực da giày, vấn đề vệ sinh lao động hiện nay cũng có cải thiện
như: Công ty Giày Hà Nội, Xí nghiệp Giày Thể thao Barotex, Công ty TNHH
Châu Giang và Công ty TNHH Thái Bình đã đầu tư mới hoặc cải tạo các hệ
thống hút nóng trong các phân xưởng, hệ thống hút bụi tại chỗ, thay thế máy
móc thiết bị cũ bằng các thiết bị công nghệ hiện đại có hệ số an toàn lao động
cao hơn, ít gây ô nhiễm. Các kho hoá chất của công ty được xếp thành kho riêng
biệt, bổ sung thêm giá đựng hàng, bục kê hàng theo quy định về bảo quản hoá
chất, có danh mục thống kê, hoá chất có dán nhãn bằng tiếng Việt.
Tuy nhiên, đối chiếu với các quy định của pháp luật, có DN, trong đó có
cả DN có trên 1000 lao động, vẫn chưa có phòng ban AT-VSLĐ riêng hoặc cán
bộ chuyên trách, chưa có đủ phòng y tế và số lượng, y sĩ, bác sĩ, phương tiện sơ
cứu.Về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, có 90% cán bộ lãnh đạo và

61,43% cán bộ quản lý đánh giá việc thực hiện thời gian làm việc của người lao
động đúng với quy định của nhà nước. Tỷ lệ đánh giá không đúng là 10% (cán
bộ lãnh đạo) và 35,71% (cán bộ quản lý). Tổng hợp kết quả khảo sát công nhân
Khoa: Kinh tế phát triển 13
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
cho thấy thời gian làm việc trung bình của người lao động là 10,06 giờ/ngày.
Cao nhất là các doanh nghiệp ở Hải Phòng (trung bình 11,19 giờ/ngày). Việc
tăng ca làm thêm giờ đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng do sức ép
của mùa vụ, yêu cầu của khách hàng và năng suất lao động thấp nên nhiều DN
vẫn phải bố trí làm thêm giờ với thời lượng lớn.
2. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng:
Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower do Công ty TNHH một thành viên
Keangnam Vina làm chủ đầu tư.
Nhà thầu chính là Công ty Keangnam Enterprises LTD. 4 nhà thầu phụ
gồm: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 (Cofico), Công ty Cổ phần xây dựng số 1
Hà Nội (HACC1), Công ty Seoyong (Hàn Quốc). Riêng nhà thầu phụ Seoyong
thuê Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình làm nhà thầu
phụ về nhân công.
Vì không chấp hành đầy đủ những qui định của pháp luật về trách nhiệm
của các chủ thể trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, nên 3 vụ tai nạn
liên tiếp vào các ngày 21/7, 22/7 và 27/7/2009 khiến 4 người tử nạn, xảy ra tại
các hạng mục do 2 nhà thầu phụ là Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Cofico) và
Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình thi công .
Theo nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
họat động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất kinh doanh vật
liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và
công sở, 15 nhà thầu cả chính lẫn phụ tại công trình tòa nhà cao nhất Việt Nam
đã bị xử phạt 235 triệu đồng. 12 thiết bị chưa có phiếu kiểm định cũng bị dừng
hoạt động
Phân tích nguyên nhân dẫn đến hậu quả này:

Người sử dụng lao động
- Trình độ của các cán bộ quản lý của các nhà thầu thi công (gồm cả nhà
thầu chính và nhà thầu phụ) còn kém.
- Đơn vị giám sát trong công tác quản lý an toàn lao động còn có nhiều hạn
chế, cá biệt có một số bộ phận chưa đạt yêu cầu,với sai phạm này thì đơn
vị nhận thầu đã vi phạm mục c khoản 1 điều 13,bộ luật lao động
- Công trình có sử dụng nhiều công nghệ, thiết bị tiên tiến, chưa có ở Việt
Nam như công nghệ cốppha, giàn giáo…, tuy nhiên việc chuyển giao
công nghệ thi công chưa được các bên tham gia thực hiện dự án quan tâm
đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bên.
- Công tác thiết kế biện pháp thi công chưa tuân thủ đầy đủ quy định pháp
luật Việt Nam, cụ thể biện pháp thi công xây dựng chưa được nhà thầu
chính Keangnam kiểm tra, phê duyệt đã vi phạm khoản 1 điều 6 bộ luật
lao động
Khoa: Kinh tế phát triển 14
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
- Nhà thầu phụ là Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình
chưa khám sức khoẻ định kỳ năm 2009 cho công nhân, một số đơn vị
khám không có tư cách pháp nhân (Trạm y tế xã) đã vi phạm khoản 1 điều
26 bộ luật lao động
- Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã có kiểm định
nhưng chưa thực hiện việc đăng ký với Sở lao động
- Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn chưa được thể hiện công khai
trên công trường xây dựng để người lao động biết và chấp hành v.v…
Người lao động
Ý thức chấp hành các quy định đảm bảo an toàn lao động của người lao động
còn kém.
Những điều khoản áp dụng trong nghị định 23/2009/NĐ-CP: 6, 7, 8, 13, 22, 26,
27, 28, 29
Khoa: Kinh tế phát triển 15

Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
Kết luận
“An toàn lao động và vệ sinh lao động” là một chính sách lớn được đảng
nhà nước coi trọng và quan tâm.Trong xu thế công nghiệp hóa hiện,đại hóa, với
việc phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng nhiều nghành nghề như hiện nay thì việc
đảm bảo những chuẩn mực về “an toàn lao động và vệ sinh lao động” là hết sức
cần thiết,nhất là đối với người lao động,cũng như đối với người sử dụng lao
động .Dựa vào những quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng
như người sử dụng lao động sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động,đảm bảo an
toàn lao động,giảm thiểu tai nạn lao động đối với người lao động cũng như việc
đảm bảo sức khỏe cho người lao động với nhưng tiêu chuẩn về vệ sinh lao động.
Quyền,nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động là hai mặt
song song. Quyền của đối tượng này là nghĩa vụ của đối tượng còn lại,nó chiếm
giữ một vị trí quan trọng trong những quy định của chính phủ về vấn đề an toàn
lao động và vệ sinh lao động cho nên với thực trạng việc thực hiện “an toàn lao
động và vệ sinh lao động như hiện nay” để đảm bảo những qui định về “an toàn
lao động và vệ sinh lao động” được thực hiện triệt để,thì trách nhiệm lớn nhất
thuộc về hai đối tượng này,còn trách nhiệm thứ yếu là của cơ quan nhà nước có
liên quan,cũng như tổ chức công đoàn.
Khoa: Kinh tế phát triển 16
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lịch sử Đảng, Nxb Chính Trị, 2006.
2.
3.
Khoa: Kinh tế phát triển 17
Trương Thị Chang – NL1 K34 GVHD: Th.S: Nguyễn Thi Triều Hoa
Danh sách nhóm
Tên MSSV STT
Mai Hoàng Kha 12397607 2

Cao Dương Truyền Hiếu
Khoa: Kinh tế phát triển 18

×