Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 8 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.01 KB, 6 trang )

lại so với những loài sống đến hàng nghìn
năm như con rùa hay cây “xuân” thì ông
Bành Tổ lại là người chết yểu. Nói về sở
thích ăn ở thì loài người ăn thịt dê thịt bò
thịt lợn lấy đó làm ngon, nhưng loài hươu
nai lại cho ngon là lá cây lá cỏ. Loài người
ở trong chỗ ẩm thấp thì không chịu nổi trong
khi con lươn lại lấy chỗ ẩm thấp làm chỗ ở
lý tưởng của mình. Loài người phải sống
trên cây thì run trong khi con khỉ coi chỗ ở
trên cây là nơi tốt nhất. Nói về đẹp xấu thì
loài người khen Mao Tường, Lệ Cơ là tuyệt
đẹp trong khi hươu nai nhìn thấy họ lại chạy
xa, chim chóc nhìn thấy họ đều bay mất.
Tiếp thu quan điểm “vận động” của Lão Tử,
Trang Tử cũng xem xét sự vật ở mặt biến
thiên và chỉ ra giữa thời này và thời khác,
tiêu chí về tốt xấu, thật giả không còn đồng
nhất. Nàng Lệ Cơ vừa phải xa cha mẹ về
nhà chồng thì khóc sướt mướt song đến khi
về với vua Hiến Công nước Tấn, được nếm
cao lương mỹ vị lại thấy chuyện khóc lóc
ngày trước là sai lầm. Bầy khỉ của một ông
già lần đầu cho ăn “sáng bốn chiều ba” thì
kêu gào, lần sau cho ăn “sáng ba chiều
bốn” thì vui thích. Trang Tử còn nhận thấy ý
nghĩa tương đối của vạn vật đặt trong
những không gian khác biệt nhau. Con chim
bằng to lớn ở biển Bắc bay lên chín vạn
dặm rồi băng mình về biển Nam, cảm thấy
trời xanh là rộng lớn, nhưng con chim cút ở


trong đầm lại cười chê nó, vì đối với cút
bầu trời cao vài nhận và đám cỏ bồng cỏ
cảo quanh đầm nước đã làm nó thấy cao
rộng lắm rồi. Cuối cùng Trang Tử đi đến:
coi “sống ngang với chết, chết ngang với
sống” (Phương sinh phương tử, phương tử
phương sinh 方 生 方 死 。方 死方 生); tỉnh
ngang với mộng, mộng ngang với tỉnh
(Khổng Khâu khi giảng đạo lý là nằm mộng,
Cô Thước Tử khi nhắc lời Khổng Khâu là
nằm mộng, mà Trường Ngô Tử khi bảo hai
người đó nằm mộng thì chính mình cũng
nằm mộng nốt - Khâu dã dữ nhữ giai mộng
dã, dư vị nhữ mộng diệc mộng dã 丘 也 與
汝 皆 夢 也 。予 謂 汝 夢 亦 夢 也); “không
có vật nào không phải là vật khác, không
có vật nào không phải là vật này” (Vật vô
phi bỉ, vật vô phi thị 物 無 非 彼 。物 無 非
是); “cái kia là từ cái này mà ra, cái này
cũng từ cái kia mà có” (Bỉ xuất ư thị, thị
diệc nhân bỉ 彼 出 於 是 。是 亦 因 彼); “cái
có thể cũng ngang với cái không thể, cái
không thể cũng ngang với cái có thể”
(Phương khả phương bất khả, phương bất
khả phương khả 方 可 方 不 可 。方 不 可
方 可). Mấu chốt đáng nói trong kiến giải
của Trang là ông muốn cởi bỏ cho con
người cái lầm lẫn tệ hại của ý thức “sai
biệt”, là nguồn gốc bao nhiêu khổ đau của
nhân loại khi phải liên miên khắc phục một

vế - vế “ác” vế “xấu” để bảo tồn một vế - vế
“thiện” vế “hay”. Ông nói: “Dựa vào chỗ lớn
để nói rằng lớn thì không vật nào là không
lớn, dựa vào chỗ nhỏ để nói rằng nhỏ thì
không vật nào là không nhỏ” (Nhân kỳ sở
đại nhi đại chi tắc vạn vật mạc bất đại,
nhân kỳ sở tiểu nhi tiểu chi tắc vạn vật
mạc bất tiểu 因 其 所 大 而 大 之 則 萬 物
莫 不 大 。因 其 所 小 而 小 之 則 萬 物 莫
不 小); “Dựa vào chỗ hữu dụng để nói rằng
hữu dụng thì không vật nào là không hữu
dụng, dựa vào chỗ vô dụng để nói rằng vô
dụng thì không vật nào là không vô dụng”
(Nhân kỳ sở hữu nhi hữu chi tắc vạn vật
mạc hữu, nhân kỳ sở vô nhi vô chi tắc vạn
vật mạc vô 因 其 所 有 而 有 之 則 萬 物 莫
有 。因 其 所 無 而 無 之 則 萬 物 莫 無);
“Dựa vào chỗ phải mà nói rằng phải thì
không vật nào là không phải, dựa vào chỗ
trái mà nói rằng trái thì không vật nào là
không trái” (Nhân kỳ sở nhiên nhi nhiên chi
tắc vạn vật mạc bất nhiên, nhân kỳ sở phi
nhi phi chi tắc vạn vật mạc bất phi 因 其 所
然 而 然 之 則 萬 物 莫 不 然 。因 其 所 非
而 非 之 則 萬 物 莫 不 非) [2] .
Nếu chỉ luận giải trên câu chữ, ta có thể
ngờ tư tưởng Trang Tử đã có chiều mấp
mé ranh giới một dạng phát ngôn hoài nghi
chủ nghĩa trộn lẫn với tương đối chủ nghĩa.
Tuy nhiên, F. Julien nghiền ngẫm kỹ văn

bản Trang Tử, đã tìm cách đính chính giúp
ông [3] . Nguyễn Hiến Lê, một trong những
người dịch Trang Tử có tiếng ở Việt Nam
cũng biện hộ cho ông [4] . Quan điểm
tương đối của Trang sở dĩ không rơi vào
chủ nghĩa hoài nghi và cũng “khéo léo vượt
qua” chủ nghĩa tương đối vì chính ra ông
vẫn không cực đoan hóa “cái một”, không
hoàn toàn quy mọi khác biệt về một. Vốn
rất ghét mấy nhà “hữu vi” như Nho và Mặc
bày ra nào pháp độ, nào lễ tín, ghét cuộc
chiến tranh khốc liệt giữa các chư hầu
trong thời Chiến quốc đặt ách áp bức của
dân tộc này lên dân tộc khác khiến tự do
của con người mất đi, song ông vẫn đủ tỉnh
táo để thấy đâu là chừng mực hợp lý của
những yêu cầu “tuyệt nhân nghĩa”, “thỏa
tiêu dao” Theo F. Julien, ngay trong thiên
“Tề vật luận”, khi Trang nói đến “cái một”
như kết quả quy đồng giữa ta và khách thể
(mọi vật đều giống nhau) tức là đã thêm
vào “cái một” được Trang nhận thức, vậy
đã là hai chứ không phải một. Và từ hai hợp
với “cái một” ban đầu - khi chưa quy đồng -
thì đã thành ba [5] . Còn theo Nguyễn Hiến
Lê cũng dẫn xuất từ thiên “Tề vật luận”, thì
Trang Tử tuy biết “thị-phi” vốn đích thực
không phải hai, vẫn chủ trương “dung hòa
nó, lấy “thị-phi” để làm tốt đẹp mối quân
bình tự nhiên, đó gọi là lưỡng hành” (Thị dĩ

thánh nhân hòa chi dĩ thị phi nhi hưu hồ
thiên quân, thị chi vị lưỡng hành 是 以 聖
人 和 之 以 是 非 而 庥 乎 天 均 。是 之 謂
兩 行) [6] . Rốt cuộc “thị-phi” cũng không
nhất thiết là một.
4.
Với sự xuất hiện học phái Lão học của
Lão Tử và Trang Tử và với sự du nhập
Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa, bộ mặt
tư tưởng phương Đông mất đi màu sắc đơn
điệu, một chiều vốn có, trở nên đa dạng,

×