UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tại Hội An
vào hai ngày 31-7-2005 và 1-8-2005.
.
3.
Chương 2 sách Lão Tử viết: “Thiên hạ
giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ; giai tri thiện
chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô
tương sinh, nan dị tương thành, trường
đoản tương giao, cao hạ tương khuynh,
âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy 天
下 皆 知 美 之 為 美 斯 惡已 。皆 知 善 之 為
善 斯 不 善 已 。故 有 無 相 生。 難 易 相 成
。長 短 較 。高 下 相 傾 。音 聲 相 和 。前後
相 隨”. Tạm dịch: “Thiên hạ đều biết đẹp là
đẹp thì đã là xấu rồi, đều biết thiện là thiện
thì đã là bất thiện rồi. Cho nên hữu và vô
sinh ra nhau, khó và dễ hoàn thành nhau,
dài và ngắn kế tiếp nhau, cao và thấp
nghiêng đổ nhau, âm và thanh hòa với
nhau, trước và sau theo liền nhau”. Hãy cứ
dùng con mắt duy vật biện chứng mà suy,
thì đây phải là một phát kiến hệ trọng của
Lão Tử về sự tồn tại và chuyển hóa lẫn
nhau giữa hai mặt đối lập ngay trong cùng
một sự vật. Chương 58 sách Lão Tử còn
viết “Phúc hề họa chi sở ỷ, họa hề phúc
chi sở bặc 福 兮 禍 之 所 倚 。禍 兮 福 之
所 伏” - Phúc là chỗ dựa của họa, họa là
chỗ ẩn náu của phúc. Hai mặt mâu thuẫn
mai phục ở trong nhau, không có gì đúng
hơn thế nữa! Nhưng cũng không loại trừ
một cách hiểu thứ hai, rằng Lão Tử muốn
nhắc ta: mọi cái khác biệt vốn dĩ là tương
đối, tách riêng chúng ra và xác quyết một
chiều về chúng mà không đặt chúng trong
những liên hệ, đối sánh, chưa phải là ý
tưởng thích hợp. Cũng như: “Dụy chi dữ a
tương khứ kỷ hà? Thiện chi dữ ác tương
khứ nhược hà? 唯 之 與 阿 。相 去 幾 何 。
善 之 與 惡 。相 去 若 何” (Lão Tử chương
20) - nhìn theo tri thức thông tục thì “ừ” và
“hứ” là hai phản ứng đối nghịch, “thiện” và
“ác” cũng là hai hành vi đạo đức không
dung nạp nhau, nhưng đặt trong tầm vóc
Đạo của bậc triết nhân, những mặt trái
ngược giữa chúng đều trở nên vô nghĩa, sự
cách biệt không còn đáng kể, chúng là đồng
nhất mà thôi. Thế thì “Khúc tắc toàn, uổng
tắc trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân 曲 則 全 。
枉 則 直 。窪 則 盈 。敝 則 新” (Lão Tử
chương 22) - gãy thì tròn, cong thì thẳng,
trũng thì cao, cũ thì mới sự vật luôn luôn
tự nó đổi thay để trở về với Đạo, theo đó
tâm thế nhìn nhận sự vật cũng phải thấu thị
mọi sự thay đổi để tri thức không rơi vào
phiến diện. Dưới con mắt Lão Tử những
hiểu biết vừa vặn với lý trí chỉ là hiểu biết
chết, không bắt kịp sự vật đang vận động.
Lần đầu tiên các phép tắc được xem là
“thiên kinh địa nghĩa” - bền vững muôn đời -
của nhiều vị thánh nhân thời cổ mà nhà
cầm quyền các thời đại vẫn lấy làm chuẩn
mực trị nước bị giáng một đòn rất nặng.
Đối với Phật giáo, tư duy tương đối xem
ra còn được vận dụng một cách cao thâm
hơn. Ta đều biết theo quan niệm nhà Phật,
hai phạm trù cơ bản biểu thị hai trạng huống
“vô” và “hữu” của mọi cảnh giới quanh mình
là “không” và “sắc”. Nhưng cũng giống như
“vô” và “hữu” không thể tách khỏi nhau
ngay từ thuở khai sáng vũ trụ (Thiên “Hữu
vô ca” trong kinh Vệ đà - Rigveda chép:
“Hữu ký phi hữu, vô diệc phi hữu 有 旣 非
有 。無 亦 非 有” [1] : Hữu đã không phải là
hữu, vô cũng không phải là hữu), khi nói
“không” và “sắc” cũng không hề có nghĩa
đấy phải là hai. Bát nhã tâm kinh viết: “Sắc
bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị
không không tức thị sắc 色 不 易 空 。空 不
易 色 。色 即 是 空 。空 即 是 色” (Sắc
không khác với không, không không khác
với sắc. Sắc tức là không, không tức là
sắc). Nếu cứ nhất thiết khu biệt “không” và
“sắc” thành hai tức đã rơi vào “nhị kiến”, là
cái nhìn chấp trước của những ai chưa ngộ
đạo, nó sẽ trói buộc tâm trí người ta trong
vòng luẩn quẩn của sự u tối và không thể
nào giải thoát được - không đạt được đến
chỗ xóa bỏ ngã kiến để đồng nhất mình với
cái tâm tịch lặng của trời đất. Cho nên Phật
đề xuất “phá chấp”, “tiêu trừ nhị kiến”, đòi
hỏi dẹp bỏ mọi sự phân chia cứng nhắc
giữa sinh-diệt, chân-vọng, thiện-ác, chính-
tà, hạnh phúc-khổ đau, thậm chí giữa sinh
tử và Niết bàn Phật còn chủ trương “vô
ngã”, xem cứu cánh tối hậu của vũ trụ chỉ là
những năng lượng tự tính của chân tâm chứ
tuyệt không có gì cả, giống y như việc bắn
phá một hạt nhân nguyên tử cho đến cùng
cũng sẽ giải phóng ra một năng lượng nào
đấy mà không còn tìm thấy đâu cái gọi là
vật chất nữa. Tinh thần phá chấp chính là
nền tảng của chủ nghĩa nhân bản Phật giáo,
không những làm mềm mại hẳn giáo lý nhà
Phật, dẫn đến sự nẩy sinh những hệ phái
có ý nghĩa cách mạng như Thiền tông, mà
còn tạo nên một bầu không khí bình đẳng,
bác ái, hướng thiện trong sinh hoạt tín
ngưỡng cũng như trong cuộc sống hàng
ngày, là nguồn sức mạnh vô hình lớn lao
nâng đỡ chúng sinh vượt qua mọi bất hạnh
chồng chất của đêm dài trung cổ.
Ngoài Lão Tử và Phật giáo, cũng cần
phải nói đến Trang Chu, một học trò xuất
sắc của Lão ở thời Chiến quốc, đã triển
khai Lão học thành một học phái mới, đặc
biệt đưa cảm hứng tương đối luận đi đến
một chặng mốc rất xa. Không làm như triết
học Hy Lạp và Danh gia học phái là phân
loại sự vật theo thuộc tính, Trang Tử đặt tất
cả trong một thông số và đưa ra những đối
sánh “cắc cớ” khiến cho mọi tiêu chí về cái
đúng cái sai không còn biết đằng nào mà
lần. Trong thiên “Tề vật luận” sách Trang Tử
ông xây dựng luận điểm: vạn vật là như
nhau, dựa trên lý do mọi so sánh đều chỉ là
rất tương đối. Nói về lớn nhỏ thì mảy lông
mùa thu so với những vật cực nhỏ đã là vô
cùng lớn, trái lại so với những vật cực lớn
thì núi Thái Sơn vẫn chẳng thấm vào đâu.
Nói về thọ yểu thì đứa bé chết yểu so với
những thai nhi chết yểu là thọ lắm rồi, trái