Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.24 KB, 6 trang )

cưỡng hình dung nó là: lớn, đi mãi, xa tắp,
quay trở lại”. Từ trước tới nay, không biết
bao nhiêu nhà tư tưởng đã phải đối mặt với
câu nói tối tăm trên đây của Lão, và đưa ra
vô số lời giải đoán, tạo nên nhiều trường
phái đối lập nhau. Một xu hướng hiểu chữ
“đạo” theo nghĩa gốc từ Hán là con đường
và cho rằng Đạo của Lão Tử ở đây nhằm
nói về quy luật vận động của vũ trụ. Hiểu
theo cách đó chưa hẳn đã không hợp lý,
nhưng ít nhất về chỗ đứng của người tìm
hiểu, đã đi ra khỏi phạm trù triết học
phương Đông. Bởi vì như đã nói, phương
Đông cổ đại có từng hình thành nên một hệ
thống khái niệm quy củ nào đâu. Tư duy
phương Đông cũng coi khinh khái niệm,
chống việc bám vào “danh”, vì danh là một
dạng thức của chân lý đã định hình, đã
thành, bám lấy nó thì tư duy không còn
sáng suốt nữa. Ngay Lão Tử cũng đã lưu ý
: “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả
danh phi thường danh 道 可 道 。非 常 道 。
名 可 名 。非 常 名” (Lão Tử chương 1).
Tạm dịch: “Cái “đạo” mà có thể gọi tên là
đạo thì đã là cái đạo không thường tồn; cái
“tên” mà đã có thể gọi lên [bằng ngôn ngữ]
thì đã là cái tên không thường tồn”. Phía
sau một lời phủ định trống không, Lão Tử
chừng như có ngụ ý chỉ trích cách hiểu Đạo
chật hẹp và quá cụ thể của những học phái
đang được đương thời sùng thượng, qua


đó ông muốn minh định: kiến giải của riêng
mình về Đạo mới đích thực vượt khỏi giới
hạn bề ngoài của từ ngữ. Vậy hiểu Đạo là
con đường là đã duy danh định nghĩa, trái
với tinh thần Lão Tử. Dù có uyển chuyển
đến mấy nó cũng đã đứng trên hệ quy
chiếu của triết học phương Tây. Một xu
hướng khác coi Đạo là phạm trù chỉ bản thể
vũ trụ. Nhưng vì cũng chỉ đoán phỏng chứ
không nắm được hàm nghĩa xác thực của
chữ Đạo, xu hướng bản thể luận ngay từ
bước khởi điểm đã bị phân rẽ, một phe cho
Đạo của Lão là tâm, phe khác lại cho đấy
là vật. Trong những người quy Lão Tử về
tâm tức là duy tâm lại còn tách ra làm hai
nhóm, nhóm trước nói Đạo là cái từ trong
tâm mà ảo giác nên, nên Lão là duy tâm
chủ quan, còn nhóm sau thì gán cho Lão
cái tư tưởng hữu thần, Đạo của ông như
một vị thần sáng thế và ông là duy tâm
khách quan. Vân vân và vân vân. Ngày nay
đem đối chiếu cặn kẽ từng lời của sách
Lão Tử với tất cả các thuyết vừa dẫn, ta
không thể không băn khoăn nghi ngờ trước
những định luận từ bên ngoài áp vào cho
ông, bởi chẳng ai tìm thấy một chỗ nào Lão
Tử định nghĩa Đạo là bản thể vũ trụ, cũng
chẳng một nơi nào ông nói Đạo là vật hay
tâm. Quả như nhận xét của F. Julien, tư
tưởng Trung Hoa cổ đại “không hề biết đến

vấn đề bản thể và đến cả cái động từ của
nó” [2] , và cũng từ sớm đã ly khai khỏi
thần luận: “Ở Trung Quốc người ta sớm ưu
tiên cho việc đặt ra quy trình cúng bái chứ
không quan tâm mấy đến quyền năng của
lời cầu nguyện; người ta quan tâm nhiều
đến hình thức lễ nghi cúng bái, đến quy củ
hơn là đến điều huyền bí của sự hiện tồn”
[3] . Biết đâu những học giả quá sốt sắng
định danh Lão là thế này thế khác cũng chỉ
muốn mượn hệ quy chiếu của triết học hiện
đại chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện
chứng mong nắm bắt cho được một tín hiệu
của ngôn bản Lão Đam, một cái gì nằm
ngoài mọi giải đoán và cực kỳ khó nắm bắt.
Đấy đều là những việc làm xuất phát từ lợi
ích thực dụng, muốn “xếp loại” cho tư tưởng
Lão Tử, hơn là đặt một giả thuyết làm việc
nghiêm chỉnh.
Thế thì trong văn cảnh của nó, phải hiểu
Đạo của Lão Tử thế nào? Hãy tạm phỏng
đoán rằng vào thời của mình, đứng trước
nhiều học thuyết khác nhau về Đạo, Lão Tử
muốn dùng lại một từ vốn đã quen dùng đầu
miệng các học thuyết nọ, nhưng không phải
dùng theo nghĩa sáo mòn của họ, mà là để
gợi lên một điều khác hẳn - gợi lên hình
ảnh của một một phi vật thể mà ông mặc
khải được, giữa lúc tất cả mọi học phái
chưa ai có may mắn giác ngộ ra nó như

ông. Phi vật thể đó có trước trời đất, là
uyên nguyên của vũ trụ khi vũ trụ chưa hình
thành. Nhưng vũ trụ ở đây không chỉ giới
hạn trong phạm vi hệ mặt trời mà có thể
còn rất rộng, nằm ngoài cả trời đất (tiên
thiên địa sinh). Thêm vào đó, cái uyên
nguyên không phải chỉ được hình dung ở
thể chất tối sơ tối diệu, mà còn được xem
xét ở phương thức tồn tại, ở các tiến trình
biến hóa và cả ở điểm mút của sự chuyển
hóa, sự “quy căn đáo để” của nó. Nghĩa là
Đạo gồm thâu toàn bộ bản chất sinh diệt
của vũ trụ. Để định dạng Đạo, Lão Tử đưa
ra bốn phẩm ngữ: Đạo là vô - cái vô vĩnh
cửu, là nhất - cái một vĩnh cửu, là động -
cái động vĩnh cửu, và là phản - sự phản
phục vĩnh cửu. “Vô” nghĩa là trống rỗng
nhưng lại không phải hư vô mà hàm chứa
cái hữu (Hữu vô tương sinh). Vô và hữu là
hai mặt chuyển đổi nói lên sự nhiệm màu
của Đạo trong bước hóa thân từ Đạo sang
vũ trụ (Vô, danh thiên địa chi thủy; Hữu,
danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục
dĩ quan kỳ diệu; thường hữu, dục dĩ quan
kỳ kiểu 無 。名 天 地 之 始 。有 。名 萬 物 之
母 。故 常 無 。欲 以 觀 其 妙 。常 有 。欲 以
觀 其 徼 - Lão Tử chương 1). Liên hệ đến
Einstein, hãy nhớ lại lý thuyết Big Bang
chẳng cũng đã cho rằng vũ trụ vốn bắt
nguồn từ một “khối vật chất Item” có kích

thước bằng 0 mà khối lượng bằng vô cùng
đấy sao? Và năm 1917, chỉ sau khi thuyết
tương đối phổ quát ra đời một năm, chẳng
phải William de Sitter nhà thiên văn Hà Lan
đã khám phá ra một hệ quả hết sức khó
hiểu từ phương trình trường của Einstein:
vũ trụ ban đầu có thể trống rỗng không
chứa một vật chất hấp dẫn nào cả? Có vẻ
như thiên tài khoa học của thế kỷ XX bằng
các công thức vật lý học đã đi đến cùng
một đích với nhà Lão học sống trước mình

×