Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.03 KB, 6 trang )

TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI
ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nguồn: Talawas
Thực hiện ebook: Goldfish
Đột phá khoa học của thế kỷ XX được
đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết
tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein
ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm
chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa
lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự
tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài
trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một
phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành
nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu,
có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành
khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà
cả khoa học xã hội và nhân văn - phương
pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây.
1.
Trước hết, xin kể một vài kỷ niệm của
chính người viết bài này về sự cảm nhận
Einstein. Là thế hệ gần cuối của lớp học
sinh kháng chiến chống Pháp trên mảnh đất
khu IV tuy gọi là vùng tự do nhưng thực
chất rất ít có quan hệ thông thương với thế
giới bên ngoài, điều bất hạnh là tên tuổi
Einstein ngay khi ông còn sống đã không
đến được với chúng tôi. Mãi cho đến năm
ông lìa bỏ cõi trần được cả nhân loại
thương tiếc mà những học sinh cấp III ở


Trường phổ thông Phan Đình Phùng, một
ngôi trường nổi tiếng và cũng là ngôi trường
duy nhất có cấp học cao nhất ở Hà Tĩnh
thuở ấy vẫn không biết ông là ai, bởi một lẽ
đơn giản, chương trình vật lý phổ thông bấy
giờ không hề có một câu nào nhắc đến
Einstein. Và các thầy giáo của chúng tôi -
của đáng tội không thể trách họ - trong khi
không tiếc lời đề cao những thiên tài khoa
học Nga và Liên Xô như Lomonossov,
Mendeleev, Lobachevski, Pavlov,
Mitchourine-Lyssenko đã không hề nói
một câu nào về các nhà khoa học Âu Mỹ
(trừ Darwin) nếu không là kích bác thậm tệ
như đối với thuyết di truyền, và chắc họ
cũng như chúng tôi chẳng hề biết Einstein
là người nào. Không có gì đáng ngạc nhiên
bởi vì tôi nhớ đây là năm mở đầu của cái
trào lưu ngợi ca Liên Xô và Trung Quốc
sau hòa bình lập lại, đánh dấu bằng cuộc
triển lãm rầm rộ lưu động từ xã này qua xã
khác về thành tựu khoa học của hai nước
đàn anh trong phe xã hội chủ nghĩa, trong
đó tôi còn nhớ như in người ta đã giới thiệu
Liên Xô chế ra những thần dược làm cho
con người trẻ mãi, còn Trung Quốc thì tiêm
màu vào cây bông đến mức các thứ vải do
những loại bông ấy làm ra có màu sắc tươi
nguyên cho đến khi vải rách vẫn không
phai. Xu hướng tụng ca một chiều mà sau

này nhà thơ Việt Phương đã khái quát “Ta
nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng
hồ Thụy Sĩ/Hình như đấy là niềm tin, ý chí
và tự hào/Mường tượng rằng trăng Trung
Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ…” (“Cuộc
đời yêu như vợ của ta ơi”) bắt đầu nảy sinh
từ đấy và ngày càng được khuếch đại, thì
cũng dễ hiểu vì sao cái tên Einstein không
đến tai người đi học những năm 50-55 dầu
ở bậc cuối cấp học phổ thông. Nhưng từ
1956, lên đến đại học, thật là may mắn, tôi
bắt đầu nghe tên Einstein qua một vị Giáo
sư triết học, thầy Cao Xuân Huy, khi ông
thuyết trình trong một buổi giảng về logique
học: “Logique hình thức chỉ đáp ứng lý tính
của chúng ta như một khoa học hiển ngôn
bàn về chân ngụy của những phạm trù mà
lý tính kiểm chứng được. Nhưng có một nhà
vật lý người Đức là Einstein từ lâu đã tìm ra
một học thuyết hết sức thâm viễn gọi là
thuyết tương đối hẹp và rộng mà để hiểu
được chúng, dù chỉ là một tí chút nào đấy,
đòi hỏi chúng ta phải đảo lộn mọi logique
thông thường”. Tôi ngạc nhiên và thích thú
vô cùng. Cái mệnh đề “A không phải là phi
A” bây giờ phải lộn ngược lại mới hiểu
được Einstein sao? Con người ấy là ai mà
ghê gớm đến thế? Nhiều năm sau tôi mới
biết thầy Cao Xuân Huy đã tìm hiểu
Einstein từ khá lâu khi đào sâu vào triết

học phương Đông, nhưng bấy giờ thì tôi
chưa thấy mối liên quan nào giữa Einstein
với nền triết học đó, hơn nữa, dù cố gắng
bao nhiêu tôi cũng chỉ hiểu Einstein một
cách lờ mờ gần như là huyền thoại.
Mãi đến năm 1959 ra trường, được phân
công về Nhà xuất bản Lao động, hứng thú
của tôi đối với khoa học tự nhiên vẫn chưa
nguôi. Một hôm đi công tác lên Việt Trì và là
lần đầu tiên trong đời được đi xe ô tô, tôi
rất vui thích, mặc dầu đó là một chiếc xe
commanca với hai hàng ghế gỗ mà chúng
tôi phải ngồi thành hai dãy quay mặt vào
nhau. Xe chạy một chốc, tôi đang lơ đãng
nhìn vào các bạn phía trước mặt mình,
bỗng để ý thấy một chú ruồi đậu trên ve áo
một người ở hàng ghế bên ấy cất cánh bay
sang đậu vào vai áo tôi. Chốc sau chú ta
lại thảnh thơi bay ngang bay dọc, đậu vào
vai những người khác. Tôi hết sức kinh dị.
Bởi vì tôi biết xe ô tô đang chạy với một
tốc độ rất nhanh, năm sáu chục kilômét một
giờ là ít. Vậy thì tại sao khi chú ruồi cất
cánh bay khỏi vai người bạn của tôi nó
không bị chiếc xe đẩy tụt lại phía sau ngay
lập tức mà thung dung như đang bay trong
một nơi yên tĩnh, chẳng hạn trong một ngôi
nhà? Lực vô hình nào đã giữ nó yên ổn vị
trí trong khoảng không của ô tô? Cứ giả thử
như chúng ta có cách gì nhích người lên

khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế
nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc ô tô đẩy tụt
ra phía sau là cái chắc. Mà ô tô nào có kín
gì đâu. Đó là chiếc xe không cửa, đằng
đuôi để trống, có một tấm gỗ chắn lưng
lửng, người lên kẻ xuống đều theo lối ấy,
bầu không khí trong ô tô không phải giữ
được cố định như trong một chiếc bình vặn
nút mà luôn luôn thay đổi, hài hòa với
không khí bên ngoài. Thế thì vì lẽ gì? Tò
mò, tôi làm thêm một thí nghiệm cho riêng

×