Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 9 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.49 KB, 25 trang )

cứ liên tục xảy ra hết việc nọ đến việc kia. Đến sáng ngày
hôm sau, tướng Đường Cô mới biết tin thủy quân bị thảm
hại.
Rốt cuộc, chờ mãi chẳng thấy lửa bốc lên ở thành Ủng
Tân là nơi tiền phương của chúng, ngược lại chỉ thấy lửa
bốc lên phía sau hậu phương của chúng. Đến bước này,
ngay cả nguyên soái Đường Cô, một danh tướng của
Mông Cổ cũng đành chịu bó tay.
Trái ngược hẳn với cảnh tượng của quân Mông Cổ, lúc
này ở trong thành Ủng Tân, Hoàng thúc, Tiêu Vĩnh Vạn và
Lý công tử đang nâng chén chúc mừng thắng lợi.
Lúc này tổng chỉ huy quân Mông Cổ là San-lì-tai đang
cho quân tràn qua các địa phương ở tây bắc và đóng quân
gần Khai Kinh là kinh thành Cao Ly. Bởi vậy, bản thân
Đường Cô không thể tự ý rút lui, và y bị buộc phải chuẩn bị
cho một cuộc chiến đấu lâu dài.
Mặt khác y cũng nghĩ rằng dù người chủ soái của thành
Ủng Tân có tài giỏi đến đâu, quân sĩ Cao Ly có thiện chiến
đến đâu thì lực lượng phòng thủ đó cũng chỉ là một lực
lượng với quân số nhỏ của một sơn thành heo hút không
thể nào tiêu diệt nổi đại quân Mông Cổ đông đến trên
mười vạn. Cho nên lực lượng này chỉ chú tâm vào việc bảo
vệ thành Ủng Tân mà thôi.
Nghĩ như vậy, nên tướng giặc Mông Cổ bèn chuyển
sang dùng mẹo để chiếm lấy thành Ủng Tân.
Vào một ngày cuối tháng chín, có một tướng Mông Cổ
cưỡi ngựa tiến đến dưới chân thành Ủng Tân.
Đúng vào lúc đó, Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn đứng trên
thành lầu nhìn kỹ xuống bên dưới thấy người cưỡi ngựa
đến một mình rõ ràng ăn mặc quần áo cấp tướng. Tướng
địch đến bên ngoài thành giương một lá cờ đỏ lên làm tín


hiệu.
“Tên tướng địch này không phải định đánh nhau mà là
có điều gì đó muốn thương nghị, nên xin chúng ta cho hắn
vào trong thành.” Hoàng thúc nghĩ vậy và nói:
- Bọn này chắc đang bày ra mưu kế gì đây. Thế nhưng
thấy một tên tướng giặc tìm đến mà lại sợ không dám tiếp
nó thì còn làm được việc gì lớn…
- Vâng, đúng thế ạ. Dù sao ta cũng nên gặp tên này để
xem chúng định giở trò gì…
Tiêu Vĩnh Vạn ra lệnh cho một người lính chạy xuống
chân thành mở cửa thành ra.
Cửa thành đóng chặt. Khi mở ra kêu ken két. Tướng
Mông Cổ bước vào trong thành.
Cửa thành đóng chặt lại cũng kêu ken két.
Tướng địch trao cho Tiêu Vĩnh Vạn bức thư của tướng
Đường Cô do y mang đến.
Tiêu Vĩnh Vạn sai một binh sĩ đưa viên tướng Mông Cổ
vào ngồi chờ ở chỗ có lính gác, xong cùng với Hoàng thúc
mở xem bức thư. Nội dung bức thư viết đại để hai bên
đừng đánh nhau nữa; nếu tướng lĩnh của hai bên gặp nhau
bàn bạc, đi đến hòa thân với nhau thì quân Mông Cổ sẽ tự
rút lui. Ngoài ra trong thư còn nói sẽ biếu Hoa Sơn quân
nhiều vàng bạc châu báu.
Hoàng thúc, Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử bàn bạc với
nhau, cuối cùng thống nhất ý kiến cho rằng trước hết cần
đàm phán với địch để biết mưu đồ của chúng. Ngày hôm
sau, phía quân Cao Ly quyết định đàm phán với sứ giả của
địch và để cho tên tướng địch ra về.
Hoàng thúc cho rằng nội dung bức thư của quân địch là
một mưu kế nên chỉ thị cho Lý công tử:

- Binh pháp có dạy rằng người cầm quân nếu tối mắt
trước vàng bạc châu báu thì không thể dũng mãnh được.
Bọn giặc kia không hề có lý gì mang vàng bạc châu báu
cho không chúng ta. Cho nên chúng nói như vậy là một thủ
đoạn để ướm thử lòng chúng ta. Việc chúng nói gặp tôi
cũng là điều không hợp với lẽ thường. Còn một điều chúng
ta cần nghĩ sâu là, theo binh pháp thì Chính và Kỳ hợp lại
với nhau thì chính là cái gì đó, còn chiến thuật kỳ diệu là
chiến thuật như thế nào, đó là những điều không thể biết
được. Điều đó cũng giống như một chiếc nhẫn vàng, có
hình tròn nhưng không biết đâu là chỗ bắt đầu và đâu là chỗ
kết thúc. Bởi vậy, dù biết là mưu gian của giặc, nhưng nếu
chúng muốn đàm phán với ta ắt là có điều quanh co là gì
đây nên chúng mới làm thế. Do vậy, Lý công tử phải cùng
với Tiêu đại nhân ở trên thành lầu theo dõi chặt động thái
của bọn chúng để xử lý cho tốt. Còn tôi sẽ ở trong bản
doanh này. Biết vậy để hết sức đề phòng.
Sau khi để cho tên tướng giặc đến liên lạc về rồi, bộ chỉ
huy quân Cao Ly liền bắt tay vào chuẩn bị cuộc gặp gỡ và
đàm phán với sứ thần của địch.
Nhận lệnh của Hoàng thúc xong, Lý công tử và Tiêu Vĩnh
Vạn cùng trở về thành cửa đông.
Khí thế của các binh sĩ trong thành hôm nay càng đặc
biệt lên cao; cờ xí rợp trời, trông uy nghiêm lẫm liệt… ánh
mặt trời hắt những tia nắng vàng rộm lên đầu hồi phía Đông
của thành lầu.
Lý công tử và Tiêu Vĩnh Vạn lấy tay che ánh nắng chiếu
vào mặt, đưa mắt dõi nhìn về phía xa xa, dáng như đang
chờ sứ thần của phía trận địa địch tiến đến.
Tiêu Vĩnh Vạn chớp chớp cặp mắt đen nhìn ra xa, bỗng

chau nói:
- Lý công tử này, bọn kỵ binh đang chạy đến kia có lẽ sẽ
tiến đến thành chúng ta đấy. Hôm nay chắc thế nào cũng có
chuyện gì xảy ra.
Lý công tử lúc này mới nhìn ra xa, lấy tay làm hiệu và nói:
- A không, bọn sứ thần đấy. Sứ thần gì mà đông quá. Có
lẽ đến hơn nghìn tên.
Trong khi hai người đang nói chuyện với nhau thì quân
Mông Cổ đã đến dưới thành lầu.
Quân địch đã đến bên ngoài cửa quân môn dưới chân
thành, có tất cả hơn một nghìn kỵ binh. Chúng chở trên các
cỗ xe ngựa những chiếc hòm to bọc lụa. Đằng sau mỗi
chiếc xe ngựa có hơn mười binh sĩ cầm vũ khí hộ tống. Có
đến năm chiếc hòm to như vậy. Cái gọi là đoàn sứ giả
quân Mông Cổ đến ngoài quân môn thì dừng lại. Sứ thần
dẫn dầu đoàn liên hệ với người canh cửa.
Lý công tử và Tiêu Vĩnh Vạn đứng trên thành lầu nhìn
xuống thấy quang cảnh như vậy bèn bước xuống.
Tiêu Vĩnh Vạn nói thạo tiếng Mông Cổ, có vẻ như đã có
mưu kế gì trong đầu.
- Các vị từ xa đến đây vất vả quá. Tôi được Hoa sơn
quân cử ra đây để đón quý vị, và đang chờ quý vị ở đây.
Tiêu Vĩnh Vạn nói chuyện bằng tiếng Mông Cổ, khiến sứ
thần của quân Mông Cổ có vẻ lúng túng khó mở miệng. Sứ
thần nhìn vào bên trong cửa thành một chốc rồi nói lớn.
- Cảm ơn. Tất cả chúng tôi là những sứ thần được
nguyên soái Đường Cô cử đến đây. Xin ông cho vào thành
để được gặp ngay Hoa sơn quân.
Nhìn tướng mạo của hắn, Tiêu Vĩnh Vạn có vẻ sửng sốt,
hỏi lại:

- Sứ thần sao lại nhiều thế.
Sứ giả Mông Cổ có lẽ chưa tìm được câu trả lời thỏa
đáng. Hắn ngập ngừng một chút rồi nói:
- Ông hãy nhìn lại cả đoàn chúng tôi. Người đến đông
như thế này là có lý do của nó.
Nói đoạn, hắn lấy tay chỉ về phía những chiếc hòm lớn ở
đằng sau, rồi tiếp tục giãi bày thêm:
- Vì mang những chiếc hòm lớn đựng vàng bạc châu
báu quý giá nên cần có nhiều người đi theo, mặt khác còn
sợ bị cướp, nên trên đường đi cũng phải nghiêm mặt.
Tiêu Vĩnh Vạn nhìn kỹ thấy hơn một nghìn quân Mông Cổ
đều mang theo gươm giáo, trong tư thế sẵn sàng chiến
đấu, sát khí đằng đằng. Người nóng ran lên, anh nói:
- Chúng tôi hiểu ý các ông. Nhưng chúng tôi không thể
để nhiều kỵ binh như thế này vào trong thành. Trước hết
các ông hãy cho lui đoàn kỵ binh và những chiếc hòm đựng
châu báu kia ra xa một nghìn bước, và sau đó chỉ một mình
ông vào gặp đại giám Hoa sơn quân chúng tôi.
- Sao ông lại ăn nói vô lễ như vậy. Làm gì lại có kiểu lễ
nghi bắt những người đến với tư cách sứ thần phải đứng
bên ngoài cổng thành không được vào! Nếu vậy thì Hoa
sơn quân phải ra ngoài cổng thành đón tiếp chúng tôi mới
là hợp đạo lý thông thường trong thiên hạ.
Nghe những lời thô lỗ của tên sứ thần phía địch, Tiêu
Vĩnh Vạn uất quá bàn to tiếng mắng lại hắn:
- Nếu ông đến với tư cách sứ thần, thì ông phải có lời lẽ
và hành động thận trọng để xin gặp Hoa sơn quân thực
hiện sứ mạng của ông. Nếu các ông biết trọng phép lớn
trong thiên hạ thì các ông đừng có xâm phạm nước chúng
tôi trái với lẽ trời, phi đạo lý như thế. Trước hết các ông

phải rút về nước và cử sứ giả sang đây, đến lúc ấy chúng
tôi sẽ tiếp đãi sứ thần các ông theo phép tắc lễ nghi trong
thiên hạ.
Trước thái độ cứng rắn đó của Tiêu Vĩnh Vạn, sứ thần
của quân địch buộc phải thay đổi thái đọ và nói tương đối
dịu giọng:
- À, tôi biết nước các ông nổi tiếng trong thiên hạ là một
nước coi trọng lễ nghi. Khi trao đổi sứ thần với nước Tống
chẳng phải các ông đã cử những một nghìn tùy tùng đi theo
là gì. Nước Đại Mông Cổ chúng tôi còn mạnh hơn cả nước
Tống, thế thì chúng tôi mang theo hơn một nghìn tùy tùng có
gì là nhiều. Nếu quý ông cứ một mực khăng khăng không
chịu thì đoàn tùy tùng kỵ binh không vào cũng được, nhưng
vì đây là những lễ vật mang đến để biếu Hoa sơn quân cho
nên năm chiếc hòm và số người mang vác cần thiết, quý
ông nên để cho họ vào thành.
Trước lời thỉnh cầu của sứ thần bên địch, Tiêu Vĩnh Vạn
trả lời không chần chừ:
- Được.
Sứ thần bèn cho đoàn kỵ binh lùi về phía sau hơn một
nghìn bước, chỉ để lại năm chiếc hòm to.
Mỗi chiếc hòm chở trên một chiếc xe ngựa lớn đầy khít
nên phải dùng năm cỗ xe để chở năm chiếc hòm. Trên mỗi
hòm đều phủ lụa đỏ trông rất sang trọng hào nhoáng. Sau
khi buộc đoàn kỵ binh hơn một nghìn tên của quân Mông
Cổ lùi xa, phía quân Cao Ly đã mở cửa thành đón sứ thần
quân Mông Cổ vào.
Sứ thần Mông Cổ liếc nhìn, thấy các cột gỗ làm hàng rào
chắn trước cổng thành rất kiên cố, thành đắp bằng đất rất
vững chắc, ý chừng bản thân y cũng đã thấy không một đội

quân nào có thể phá vỡ nổi.
Nhưng đâu phải chỉ có thế. Bước chân vào bên trong
thành, hắn còn thấy quân sĩ Cao Ly sắp thành hàng trật tự
trang nghiêm, binh lính người nào người lấy trông rất hiên
ngang hùng dũng.
Tướng giặc thấy thế không khỏi không cảm phục.
- Thành trì kiên cố lại thêm quân đội dũng mãnh vô song
như thế kia, thì việc đại quân Mông Cổ ta công phá mấy
tháng nay mà vẫn không hạ nổi là chuyện không có gì lạ.
Y thở dài và theo sự hướng dẫn của Tiêu Vĩnh Vạn đi
đến ngoài cửa thổ thành Việt Nam.
Sau khi bảo sứ thần chờ trước hàng rào gỗ chắn ở
quân môn, Tiêu Vĩnh Vạn bước vào bản doanh cùng bàn
bạc với Hoàng thúc. Hai người cho rằng trong năm chiếc
hòm kếch xù nói là đựng vàng bạc châu báu kia chắc chắn
là có chất chứa những gì gian ác, nên hãy đưa chúng vào
để riêng trong hang, mà chỉ gặp riêng sứ thần; đồng thời
bảo chúng trao tín thư ở trước rào gỗ chắn.
Nhưng sứ thần của địch chẳng có tín thư gì cả. Hắn chỉ
xưng tên họ của hắn là A-tan Ma- li.
Thay vì tín thư, hắn chỉ khăng khăng đòi đàm phán trực
tiếp với Hoa sơn quân, và mang các hòm bảo vật mà hắn
nói là đựng vàng bạc trong đó trực tiếp trao cho Hoa sơn
quân.
Nghe vậy, Hoa sơn quân càng thấy khó hiểu, bèn chỉ thị
cho Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử :
- Tướng giặc A-tan Ma-li cứ cố chấp đòi gặp tôi để tiến
dâng những chiếc hòm nói là có đựng vàng, bạc. Như vậy,
không chừng trong đó, có người hoặc có những con vật
hung dữ gì đó cũng nên. Tôi cho rằng : nếu trong những

hòm kia có đựng những con vật hung dữ như cọp hoặc rắn
độc, thì khi mở hòm hắn sẽ không đứng chỗ đó mà sẽ tránh
đi. Còn nếu trong hòm đó có những tên thích khách mai
phục thì tướng giặc sẽ yên tâm đứng đó, không tránh đi nơi
khác. Vì vậy cần hết sức chú ý điều đó để xử trí cho tốt.
Tiêu Vĩnh Vạn nghe Hoàng thúc phán đoán như vậy, bèn
nghĩ ra một kế :
- Thưa Hoàng thúc, tôi nghĩ rằng sự phán đoán của
Hoàng thúc là đúng. Vậy trước hết, Hoàng thúc hãy trực
tiếp đàm phán với tướng địch và nói với hắn rằng sau đó
sẽ mở các nắp hòm mà hắn mang đến tiến lễ. Trong khi
đó, ta đưa các hòm vào trong hầm. Sau khi tìm hiểu được
những thứ chứa trong đó, Hoàng thúc mới ra cùng với
tướng địch chứng kiến việc mở nắp.
Hoàng thúc đồng ý với ý kiến đó của Tiêu Vĩnh Vạn. Anh
bước ra gặp A-tan Ma-li đang chờ trước cửa thổ thành.
- Theo ý kiến của ông, tôi đã thưa lại với Hoàng thúc,
chúng tôi đồng ý sẽ làm theo như vậy. Xin mời ông vào
trong thành.
Nghe nói vậy tướng địch A-tan Ma-li thay đổi nét mặt,
gật đầu tỏ vẻ hài lòng :
- Hoa sơn quân là người nhân từ, rất tốt. Nếu được như
thế, hai nước Mông Cổ và Cao Ly chúng ta có thể hòa thân
với nhau.
Một lát sau, theo sự hướng dẫn của Tiêu Vĩnh Vạn, cửa
thành được mở ra, A-tan Ma-li bước vào thành cùng với
năm chiếc hòm châu báu.
Tướng giặc A-tan Ma-li nhìn một lượt trong thành, tặc
lưỡi :
- Thành Ủng Tân quả là thành bất khả xâm phạm. Tôi đã

đi khắp thiên hạ, nhưng không đâu thấy trong thành rồi lại
còn có thành, xây cất công phu như thế này.
Trong lúc hắn lẩm bẩm một mình như vậy thì cả đoàn của
hắn đã đến bên ngoài đại bản doanh. Tiêu Vĩnh Vạn quay
về phía A-tan Ma-li nói một cách trịnh trọng :
- Tướng quân đi đường xa đến đây, người chắc là mệt
nhọc. Vậy xin ông hãy chờ cho một lát trong đại bản doanh.
Còn các hòm này thì sẽ đưa vào để tạm trong hầm chứa
bảo vật kia, đợi để Hoa sơn quân ra mở nắp.
Nghe nói vậy, A-tan Ma-li không nghi ngờ gì. Y bước vào
bên trong đại bản doanh theo sự hướng dẫn của Tiêu Vĩnh
Vạn.
Lý công tử nhân lúc này đem rượu và thức nhắm ra cho
bọn lính Mông Cổ đi theo áp tải năm chiếc hòm ăn uống,
một mặt sai lính của mình ra đưa năm chiếc hòm vào để
trong kho bên cạnh. Kho này vốn là một cái hầm, được sửa
sang lại sạch sẽ giống như một kho chứa những đồ bảo
vật châu báu.
Sau khi đưa các hòm chất vào trong kho, Lý công tử bèn
lấy một chiếc dùi thật sắc chọc thủng lớp gỗ, tạo nên một
cái lỗ và và ghé mắt nhìn vào bên trong thấy có năm tên lính
cầm dao tuốt trần đang ém mình trong đó. Có tất cả năm
hòm lớn như vậy, vị chi có hai mươi lăm tên thích khách
đang núp sẵn ở trong.
Lý công tử cứ cách một đoạn lại khoét một lỗ và đổ
nước sôi vào các lỗ đó.
Thế là những tên thích khách ở bên trong hòm đều chết
sạch không kêu nổi một tiếng.
A-tan Ma-li không hay biết gì chuyện này, nên đã đồng ý
theo sự sắp xếp của Tiêu Vĩnh Vạn là sau khi đàm phán

với Hoa sơn quân ở trước nhà kho nơi để các hòm lớn mà
chúng nói là đựng vàng trong đó, mọi người sẽ ra mở hòm.
Hoa sơn quân chờ sẵn ở đại bản doanh trước nhà kho,
được sự giới thiệu của Tiêu Vĩnh Vạn đã gặp A-tan Ma-li,
sứ thần của quân Mông Cổ.
- Tôi là Hoa sơn quân Lý Long Tường.
Hoàng thúc mỉm cười, ngỏ lời chào sứ thần quân địch.
A-tan Ma-li cũng cúi người chào lại.
- Xin chào ngài. Tôi là A-tan Ma-li của quân Mông Cổ.
Danh tính cao cả của quý ngài chúng tôi đã được nghe và
biết rõ.
Hai ánh mắt của Hoàng thúc và A-tan Ma-li bắt gặp
nhau. Trong ánh mắt của Hoàng thúc đượm nụ cười nhân
hậu, như gặp lại nơi đất khách một người bạn chứ không
phải đang đối diện với một tướng giặc… Nhưng trong hai
con mắt của A-tan Ma-li thì sát khí như bốc lửa.
Có lẽ vẻ sát khí của tướng giặc đã bị bẻ gãy trước thái
độ nhân từ của Hoàng thúc, nên y cứ cúi đầu, hai mắt nhìn
dán xuống đất.
Hoàng thúc nhìn bộ dạng của y bèn nói :
- Tướng Đường Cô của quý quốc cử tướng A-tan đến
xin hòa thân, chúng tôi cảm ơn; lại còn gửi biếu năm hòm
lớn vàng bạc châu báu, chúng tôi cảm ơn.
Lời nói của Hoàng thúc vô tình như có xương đâm vào
ngực tên tướng giặc. Nhưng tướng địch vẫn im lặng.
Hoàng thúc đưa mắt nhìn vào kho châu báu nói tiếp.
- Tướng quân A-tan đã có công khó nhọc mang đến
những hòm vàng như thế này. Nào chúng ta hãy vào kho để
nhận lĩnh trước sự chứng kiến của tướng quân.
Lúc này A-tan mỉm cười, đã nhanh nhảu đến ngay trước

từng hòm. Y dùng con dao cài trong thắt lưng gõ gõ vào
hòm mấy tiếng. Đó là tín hiệu báo cho bọn bên trong biết
sắp mở hòm, hãy chuẩn bị nhảy ra hành thích. Lúc ấy
Hoàng thúc đứng sau lưng tướng địch, nói lời xã giao :
- Tướng Đường Cô đã mấy tháng nay một mực đòi
chúng tôi phải trao nộp thành nhỏ này, chúng tôi chưa kịp
mở cửa thành để đón tiếp thì nay lại gửi cho nhiều vàng
bạc châu báu ; chúng tôi nhận thế này thật cảm thấy áy náy
quá.
- Dạ… không có gì.
Tướng địch có vẻ bối rối…
Tiêu Vĩnh Vạn cầm cây thương dài đứng giữa Hoàng
thúc và tên tướng địch, theo dõi động thái của y. Lý công tử
với thái độ thận trọng bước đến trước hòm lễ vật và mở
nắp.
- Trời đất… không phải vàng mà là xác chết !
Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn cùng mọi người đi theo
nhìn thẳng vào mặt A-tan Ma-li
- Cái gì ? Xác chết à ?
Tướng địch bối rối đưa mắt nhìn vào trong hòm, thấy tất
cả năm tên lính được chọn làm thích khách nằm ém mình
trong đó đều chết sạch, mặt bợt ra, quần áo ướt sũng. Một
cảnh tượng khiến cho quỷ khốc thần sầu ! Đã phải chọn
những tên lính giỏi môn kiếm thuật để có thể làm nên trò
trống, nào ngờ đâu đến nông nỗi này !
Tên tướng địch biến sắc mặt, chạy đến hòm tiếp theo
mở nắp ra xem. Nhưng lại cũng giống như hòm trước. Y
mở đến hòm cuối cùng. Trong hòm này bốn tên đã chết, chỉ
còn một tên còn sống nhưng bị thương đang ngắc ngoải.
Tuy vậy, sau khi nhận ra cấp trên của mình, hắn van xin với

giọng rên rỉ.
- Thưa tướng quân, mong tướng quân tha chết cho con
một lần này. Nước sôi dội vào chết hết cả, chỉ một mình
con còn thoi thóp thế này…
Tiếng kêu ai oán của người lính trong hòm bay đến tai
những người đang chứng kiến mọi sự việc diễn ra. Tướng
địch tái mặt. Hắn muốn giết chết người lính để bịt mồm,
bèn rút chiếc dao găm chạy tới.
- Thằng khốn kiếp, đứa nào đã bày ra cái trò vô lễ này ?
Trong nháy mắt, khi lưỡi dao sắc nhọn của dao găm
trong tay A-tan Ma-li sắp sửa cắm vào cổ người lính thì
Tiêu Vĩnh Vạn nhanh như cắt dùng bàn tay hộ pháp của
mình nắm chặt lấy tay của A-tan Ma-li lại.
- Này, người lính kia có tội tình gì. Lâm vào cảnh như thế
này mà còn sống sót được là người có thiên mệnh đấy.
Cánh tay của viên tướng địch không còn sức nữa, chiếc
dao găm bị buông ra rơi xuống đất kêu đánh “keng” một
tiếng khô khốc.
Hoàng thúc đứng phía sau nhìn thấy cảnh tượng đó, bèn
đến cạnh tướng địch nhẹ nhàng nói:
- Mong tướng quân đừng quá buồn. Người ta hay nói
thất bại là chuyện thường tình đối với người cầm quân.
Việc đã như thế này rồi coi như chuyện đã qua, mong rằng
hai nước sẽ hòa thân với nhau.
Tướng địch A-tan Ma-li tưởng mạng sống của mình chỉ
còn trong khoảnh khắc, giờ đây nghe những lời nói nhân từ
đó của Hoàng thúc, lòng không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng. Y
ngước đầu lên nói:
- Xin cảm ơn quý ngài đã tha cho tội chết. Nếu được quý
ngài thả cho về, tôi sẽ thưa lên tướng Đường Cô xin rút

quân ngay.
Trước mặt tên tướng địch đang van xin tha cho mạng
sống, Hoàng thúc nói như an ủi:
- Là quân Mông Cổ, các ngài định tìm cách hại tôi cũng
là lẽ đương nhiên. Tôi tha cho tướng quân, cũng không có
gì phải cảm ơn. Nếu tướng quân trở về, thuyết phục được
việc rút quân như tướng quân đã nói, ấy là việc đáng
khen… Còn người lính kia, có lẽ vết thương không quá
nặng, hãy cho chữa lành vết thương rồi dẫn anh ta về.
Nhưng viên tướng địch vẫn cúi gầm mặt xuống đất, im
lặng không nói một lời.
Hoàng thúc quay sang nói với Lý công tử :
- Lý Công tử hãy chữa chạy nhanh vết thương cho
người lính này chuẩn bị để trả anh ta trở về phía bên kia.
Chỉ thị xong, Hoàng thúc bàn lấy tay vỗ lên lưng tướng
địch và nói nhỏ:
- Tướng quân hãy yên tâm mà về. Nếu có duyên nợ với
nhau, biết đâu ngày sau chẳng gặp lại.
Tướng địch Atan cảm kích trước thái độ rộng lượng đến
như vậy của Hoàng thúc, bèn cúi đầu đáp lại:
- Tôi là người đáng tội chết mà Hoa sơn quân quý ngài
còn xử sự khoan hồng tha cho về như thế này, tôi thật đội
ơn muôn vàn.
Nói xong, y leo lên mình ngựa. Còn người lính cũng
được cấp cứu nhanh và cho lên cáng thương chở về.
Hoàng thúc cưỡi ngựa trắng ra tận ngoài cổng thành
đông môn tiễn viên tướng địch.
Trên bục lễ tiễn khách ngoài cổng thành, Hoàng thúc còn
gửi tặng tướng địch Đường Cô đỗ sứ, một đặc sản của
Cao Ly và nhiều vật phẩm quý hiếm khác, nhờ A-tan Ma-li

mang về và nói những lời tốt đẹp khuyên giải.
Lại nói về phía bên kia, sau khi nhốt các thích khách vào
trong những chiếc hòm lớn rồi gửi đi trong đó, tướng địch
Đường Cô cứ phấp phỏng đứng ngồi không yên. Giữa lúc
y đang sốt ruột chờ đợi, thì được tin đoàn sứ giả đã trở về,
y vui mừng ra đón…
Sau khi nghe hết đầu đuôi câu chuyện, y thấy kế hoạch
của y không ngờ bị thảm bại, chỉ còn có phó tướng A-tan
Ma-li và một người lính may mắn sống sót mang tử thương
trở về. Đã thế chủ tướng thành Ứng Tân là Hoa sơn quân
lại còn thản nhiên như không, gửi sang cho nhiều đồ lễ vật
quý hiếm.
Dù là một viên tướng giặc, có lòng dại như cầm thú
chăng nữa, y vẫn còn có chút lương tâm. Y lắc đầu nói với
A-tan:
- Chủ tướng thành Ứng Tân là con người siêu việt ; một
danh tướng thần kỳ !
Atan đang cúi đầu. Dù đầu óc đang u mê, y vẫn đáp lại
bằng một giọng trầm tĩnh.
- Khen tướng địch trước mặt tướng quân là điều thất lễ,
song cũng phải thừa nhận rằng, tướng địch đã thấu hiểu
mưu mô của ta, cho nên kết cục, âm mưu mới bị tan tành
như vậy. Xem ra, Hoa sơn quân là một con người cao cả,
đã không đối xử với tôi bằng thái độ hằn thù. Ông ta mong
tôi hãy về nói với tướng quân nên rút quân.
Tướng Đường Cô nghe rồi hỏi lại với nỗi đau đớn hiện
lên trong ánh mắt.
- Tình hình phòng thủ trong thành như thế nào ?
- Thưa tướng quân, thành có hai lớp thành ngoài và
thành trong rất kiên cố. Thành Việt Nam là thành đất được

đắp cao, lại còn dựng thêm rào gỗ chắn nữa, cực kỳ vững
chắc. Không những thế, tinh thần quân sĩ lại rất cao. Muốn
phá thành này, có lẽ phải có thêm viện binh và phải mở
cuộc đại tấn công mới được.
Nghe vậy, tướng Đường Cô chau mày nói:
- Ta cũng còn thể diện của ta nữa chứ. Với lực lượng
đại quân trong tay, một cái thành bé tí teo thế kia không phá
nổi, còn mặt mũi nào xin thêm viện binh. Hãy báo cáo lên
nguyên soái Saili Fai nói rõ tình hình xin cho rút quân.
Nói như vậy có nghĩa là tướng Đường Cô đã từ bỏ ý
định mở cuộc tấn công vào thành Ứng Tân. Tướng A-tan
hiểu được ý định của chủ tướng bèn nói:
- Nếu ý định của chủ tướng như vậy, tôi xin sẵn sàng đi
gặp nguyên soái Sali Fai hiện đang đóng quân trước thành
Khai Kinh. Xin chủ tướng ra lệnh.
Tướng Đường Cô cảm nhận tấm lòng chung thủy và sự
trung thành của viên phó tướng của mình, bèn nói:
- Chả nhẽ bây giờ tôi lại cử đi một lần nữa một vị tướng
mới từ cõi chết trở về, người vẫn còn chưa hoàn hồn.
A-tan rất hiểu tấm lòng đó của tướng Đường Cô. Nhưng
nếu bây giờ mà cử một người khác đi, đến ăn nói không ra
đầu ra đũa, nguyên soái Sali Fai nghe không lọt tai, lại ra
lệnh tổng công kích thành Ứng Tân trở lại thì chỉ tổ đẩy binh
sĩ vào chỗ chết vô ích. Không những thế, lại còn mang tiếng
là một kẻ trượng phu mà bội ước với Hoa sơn quân. Nghĩ
thế nên tướng Atan cho rằng mọi việc phải do tự bản thân
mình tháo gỡ mới là thượng sách. Sau khi được chủ tướng
Đường Cô cho phép, tướng Alan bèn lên đường ngay để
đi gặp nguyên soái Sali Fai đang đóng quân ở ngòai thành
Khai Kinh.

20
THAN KHÓC NHỚ QUÊ
Thời gian qua, triều đình Cao Ly sau khi xem xét những
điều kiện nghị hòa do Sali Fai, tổng chỉ huy quân Mông Cổ
đang đóng đại bản doanh ở vùng Khai Kính đưa ra, đã chủ
trương tránh xung đột trực tiếp với địch. Tân dương hầu
Thôi Di, người nắm giữ quyền bính là một nhân vật vốn dĩ
có ác cảm với Mông Cổ cho nên không thể có nghị hòa
chân thành. Nhưng vì thực lực của Cao Ly lúc bấy giờ
không thể ngăn nổi bước tiến xâm lược của đại quân Mông
Cổ hùng mạnh, nên không còn con đường nào khác ngoài
việc lợi dụng nghị hòa do phái địch đưa ra để thoát khỏi
cơn hiểm nghèo trước mắt. Do vậy, phía Cao Ly đã phải
thỏa hiệp hết bước này đến bước khác, cuối cùng quyết
định chấp nhận một phần các điều kiện do chúng nêu ra,
cống nạp cho chúng vàng bạc, da lông thú quý v.v… và đến
tháng giêng năm sau thì quân Mông Cổ bắt đầu rút. Tiếp
đó, quân Mông Cổ đóng ở ngoài thành Ứng Tân cũng cùng
rút theo.
Tuy nhiên do không thể chấp nhận toàn bộ những đòi hỏi
vô lý của quân Mông Cổ, nên những bất đồng giữa hai
nước vẫn cứ luôn luôn âm ỷ. Trong dân gian còn loan
truyền lời đồi đại quân Mông Cổ sắp sang xâm lược lần
nữa, làm cho lòng người chồng chất bao nỗi lo lắng, không
yên. Lúc bấy giờ, Thôi Di chấp nhận ý kiến của phái cứng
rắn trong triều đình đối với Mông Cổ, và tháng sáu năm
Cao Tông thứ 19 đã dời đô ra đảo Giang Hoa.
Quân Mông Cổ xem việc dời đô của triều đình Cao Ly
như một dấu hiệu cho thấy họ sẽ không thực hiện điều kiện
giảng hòa với Mông Cổ, nên đã trao quyền cho tướng Sali

Fai đưa đại quân sang đánh Cao Ly một lần nữa. Nhưng
tháng mười năm đó, Sali Fai đã bị tử trận trong một trận
chiến đấu tấn công vào thành Thiên Nhân ở Long Nhân,
nên đại quân Mông Cổ lại rút về nước.
Sau đó đến năm Cao Tông thứ 20, quân Mông Cổ lại
sang bình định nước Đông Trân ở phía bắc Cao Ly, năm
sau đó tiêu diệt nước Kim, nên trên thực tế đã bình định hết
cả phần đất bắc Tống mà nhà Đường đã chiếm trước đây.
Không những thế, thế lực của Mông Cổ đang dần vươn
bàn tay xâm lược ra đến tận nước Tống, và ngày càng lớn
mạnh khôn gì ngăn cản nổi.
Thời gian đó, Mông Cổ cử sứ thần là Cho Kha sang
Cao Ly thương lượng nhưng triều đình Cao Ly đã dời đô
ra đảo Giang Hoa, và do chính sách của phái Thôi Di chủ
trương đối xử lạnh nhạt với Mông Cổ nên sứ thần Mông Cổ
không đạt được ý định bỏ về. Trong vòng bốn năm từ năm
thứ 22 đến năm thứ 24 đời vua Cao Tông, Mông Cổ đã
nhiều lần sang xâm lược nhưng do nội tình trong nước nên
đã tự rút lui.
Lại nói về thành Ủng Tân, dân chúng trong thành bị quân
Mông Cổ xâm lược bao vây, khi được tin chúng rút về, đã
reo hò mừng vui, mở toang bốn cửa thành đông, tây, nam,
bắc. Dân tỵ nạn lũ lượt đi về, quang cảnh rất nhộn nhịp.
Hoàng thúc đích thân cưỡi ngựa trắng đi xem xét các nơi
trong và ngòai thành, vừa thăm hỏi những người dân tị nạn
vừa cho người sửa giúp những nhà dân bị cháy đổ, ra sức
gắng công khôi phục lại xứ sở sau chiến tranh.
Dân cư vùng Ủng Tân vốn chỉ khoảng hơn một nghìn hộ,
nhưng thời gian qua, do Hoàng thúc hậu đãi hết lòng những
người dân tỵ nạn, nêu sau khi quân Mông Cổ rút về rồi, họ

vẫn không quên ơn đức của Hoa sơn quân. Số người tự
nguyện xin ở lại thành Ủng Tân ngày càng tăng, trong vòng
ba mươi năm đã lên đến hơn hai nghìn hộ.
Mọi sự trên đời không phải đứng im một chỗ mà luôn
luôn thay đổi. Hàng ngàn vạn sự việc xảy ra xung quanh
Hoa sơn quân cũng thay hình đổi dạng không ngừng.
Tiêu Vĩnh Vạn thoắt đến trước đây như một cơn gió,
nhưng chiến tranh vừa kết thúc, cũng lại thoắt cái ra đi
chẳng khác gì một cơn gió. Hình ảnh của anh đã lùi về một
dĩ vãng xa xôi. Còn công tử Lý Quân Tất mấy năm trước
đây được thăng lên chức tướng soát thủy quân dưới quyền
của thượng tướng quân Kim Lý Sinh, chỉ huy sứ Đông nam
đạo thuộc khu vực tỉnh Trung Thanh, đảm đương công việc
phòng thủ vùng biển tây, nên cũng đã rời khỏi Ủng Tân. Cả
đất nước biến động loạn lạc, may sao chỉ có thành Ủng
Tân vẫn còn được thanh bình. Hoa sơn quân chỉ còn biết
chú tâm vào việc chăm sóc đời sống của người dân trong
thành, và coi đó là niềm vui lớn nhất.
Bởi vậy, ngay từ đứa trẻ thơ cũng biết đến Hoa sơn
quân. Mỗi khi Hoa sơn quân cưỡi ngựa trắng xuất hiện trên
đường phố, tất cả già trẻ gái trai đều đi theo bạch mã
tướng quân. Họ trầm trồ nói với nhau:
“Bạch mã tướng quân đang đi kìa”.
“Tướng quân anh minh đang đến kìa.”
Nhưng cuộc đời mang nặng quá khứ đau thương của
Hoa sơn quân trong hai mươi năm qua, toàn bộ đâu có
phải chỉ như vậy. Có lẽ phần lớn chỉ có đau buồn. Gần đây
nếu không nhận biết tấm lòng của người dân trong thành
đối với Hoàng thúc, có lẽ đôi khi có thể nhìn thấy hình ảnh
của Hoàng thúc không còn có vẻ là Hoàng thúc nữa.

Năm tháng trôi đi, mọi vật trên đời đều sinh thành biến
đổi theo quy luật của chúng, chỉ duy có tấm lòng thương
nhớ quê hương cố quốc đang ấp ủ trong trái tim của
Hoàng thúc là không sao có thể lắng dịu nguôi quên…
Hoàng thúc không quên được cố quốc, lại trèo lên núi
Hoa Sơn, nhìn lên trời ôm mặt khóc nức nở. Trong cảnh
nhàn hạ, Hoàng thúc vẫn canh cánh trong lòng niềm mong
nhớ về quê hương vô vọng mịt mùng.
Cùng với không gian biến đổi, những người anh hùng
rồi cũng phải tuân theo quy luật và sự thuần hóa của thiên
nhiên. Giữa Hoàng thúc và Trịnh Anh Cơ chỉ có hai người
con trai, người con trưởng là Cán năm nay hai mươi bảy
tuổi, người con thứ là Nhất Thanh hai mươi bốn tuổi. Cả
hai anh em đều rất thông minh, tài trí, đã đỗ đạt ra làm quan
và được điều động đến đảo Giang Hoa.
Như vậy, Hoàng thúc không tránh khỏi cảnh cô độc. Về
già, không có con bên cạnh là một trong ba nỗi cô đơn.
Ngày đầu mới đến nước Cao Ly, Hoàng thúc là một
chàng thanh niên mới hơn ba mươi tuổi, nay đã là ông già
tóc bạc quá sáu mươi.
Năm tháng trôi đi, thời thanh xuân mới ngày nào đây nay
đã là chuyện dĩ vãng xa xôi. Mới đây mà đã ba mươi năm
trôi qua như một giấc mơ.
Trong thời gian ấy, quân Mông Cổ đã nhiều lần trong
nhiều năm sang xâm lược. Nhưng may mắn chúng không
xâm phạm vào thành Ủng Tân.
Cùng lúc ấy, triều đình Cao Ly cũng xảy ra nhiều chuyện.
Tấn dương hầu Thôi Di đã qua đời, người thừa kế không
có. Nhưng có một người con trai tên là Khang do kỹ nữ
Đoan Diên Phòng sinh ra, được xem là con thứ thất mang

huyết thống họ Thôi lên kế nghiệp triều chính.
Trong trào lưu thời bấy giờ, để lo liệu cuộc sống, Hoàng
thúc cũng không thể không để tâm đến nhiều sự việc có
liên quan.
Bản thân vốn là dòng dõi chính thống của vương triều Lý,
đế chế Đại Việt, nhưng vương triều Lý đã chuyển sang
vương triều Trần, do đó phải lánh nạn đến nơi đất khách
quê người sống cuộc sống cô đơn. Cứ mỗi lần nỗi xót đau
ấy bùng lên, Người lại lần hồi từng bước mệt nhọc leo lên
con đường mòn trên núi Hoa sơn, rẽ lối qua những lùm
cây, làm cho những con chim núi giật mình. Người cũng
không quên những cánh đồng mà người đã nhiều lần đi lại
trước đây. Có đôi lúc người vào quán rượu bên dưới núi
Hoa sơn uống vài chén như muốn quên đi nỗi nhớ mong cố
quốc tha thiết đang day dứt trong lòng không sao quên
được.
Trong hơn ba mười năm qua, để xây dựng cuộc sống
mới, Hoàng thúc cũng đã từng chiến đấu, đã từng làm nên
những việc đầy ý nghĩa nhưng vẫn không quên tổ quốc cũ
của mình. Nỗi lòng ưu tư đó, vợ con của Người đều không
hay biết. Vợ con của Người chỉ biết Người là Hoa sơn
quân, một trung thần của triều đình Cao Ly hơn là một
Hoàng thúc của đế chế Đại Việt. Bản thân Hoàng thúc cũng
phải tự nhận như vậy. Hiện thực song trùng đó có vẻ như
một định mệnh không sao cưỡng lại được.
Có một hôm vào một ngày mùa thu năm thứu 39 đời vua
Cao Tông, Trịnh phu nhân cảm thấy những ngày vừa qua,
nỗi buồn nhớ quê hương đang sống lại trong lòng người
chồng của mình.
Ngày hôm ấy, phu nhân thấy chồng sáng sớm dậy ăn

cơm xong định đi lên núi Hoa sơn, bèn mỉm cười nói nhỏ
nhẹ:
- Này mình ơi, gần đây mình có thì giờ thảnh thơi nên
định lên núi Hoa sơn có phải không?
Hoàng thúc thấy vợ đã đoán biết ý định của mình, bèn lấy
tay vuốt vuốt chòm râu, lưỡng lự một chập rồi nói lảng sang
hướng khác:
- Thành Hoa Sơn có đôi chỗ cần đắp lại…
Lúc ăn cơm, phu nhân theo dõi thấy chồng trong suốt
bữa ăn chỉ im lặng, không nói một câu nào.
Ăn cơm xong, Hoàng thúc đẩy bát nước lạnh sang một
bên và nói với vợ:
- Mình ơi, mình cho tôi một bát nước cơm cháy với.
Phu nhân mỉm cười âu yếm:
- Mình cũng thích uống nước cơm cháy ư?
Hoàng thúc cười theo:
- Thích chứ… Dưa “kim chi” tôi cũng rất thích.
Phu nhân cảm thấy vui vui trước sự yêu thích đó của
chồng, bèn nói:
- Mình muốn thưởng thức hương vị thì phải trả giá cho
hương vị đó đấy nhé. Vì vậy hôm nay mình đừng lên núi
Hoa Sơn nữa mà nên ngồi ở gian thư trai nhà ngoài. Hôm
qua có nhiều người đến thăm rồi lại về không, thật không
phải với khách.
Trước những lời nói ân cần đó của vợ, Hoàng thúc cũng
cảm thấy ấm lòng. Thời gian qua, cứ nhọc công leo lên núi
nhớ lại những ngày qua rồi lại buồn bã khóc lóc chẳng có
ích gì. Dĩ nhiên quá khứ cũng đáng trân trọng. Nhưng hiện
thực cũng đáng như thế. Bản thân mình sống trong hòan
cảnh hết sức éo le, nay đã là ông già đầu tóc bạc phơ.

Nghĩ đến những ngày sắp tới của các con, nghĩ đến tương
lai xa hơn, Hoàng thúc cảm thấy không thể làm ngơ trước
những lời khuyên nhủ tha thiết đó của vợ.
- Vâng, thôi bây giờ tôi nghe bà. Kể từ hôm nay tôi sẽ
ngồi ở gian thư trai nhà ngòai.
Vừa lúc ấy, người hầu chạy vào, cúi rạp mình trước
thềm, thưa:
- Bẩm quan, có khách từ kinh đô đến ạ.
- Vậy, khách từ kinh đô đến là ai thế?
Nghe Hoàng thúc hỏi vậy, người hầu hơi ngoẹo đầu suy
nghĩ một chốc rồi đáp:
- Thưa, có lẽ Chu đại giám ạ…
Hoàng thúc suy nghĩ một chốc, chừng như hiểu ra người
đó là ai, bèn nói:
- Có phải Chu thượng thư là anh cả của thượng tướng
quân Chu Thúc đại giám, có phải không?
Lúc này người hầu ra vẻ như đã biết rõ, bèn cười hỉ,
thưa lại:
- Dạ, đúng đấy ạ. Chính là Chu thượng thư đại giám đấy
ạ.
- Ra mời nhanh vị ấy vòa thư trai nhà ngoài, ta mặc áo
rồi ra ngay…
Bảo người hầu xong, Hoàng thúc bèn ăn mặc chỉnh tề
và bước ra thư trai.
Bên ngoài thư trai, thượng thư Bộ Lễ Chu Mạc đang
ngồi đợi ở ghế trên, vừa trông thấy Hoàng thúc đã vui vẻ
chào hỏi.
- Đến thăm đại giám đột ngột như thế này thật không
phải quá.
- Thưa đại giám. Đại nhân quý hóa hạ cố cho như thế

này, tôi rất lấy làm cảm kích.
- Không có gì đâu. Hôm trước, tôi ghé lại thăm Thôi
Khang đại giám, có nói chuyện nhiều về Hoa sơn quân.
- Xin cảm ơn. Tất cả cũng nhờ ơn đại nhân, và thượng
tướng quân đại giám là hiền đệ của đại nhân, luôn luôn che
chở cho rất nhiều.
Chu thượng thư tỏ vẻ hài lòng trước thái độ khiêm tốn
của Hoàng thúc, bèn nói:
- Đại giám khiêm tốn quá.
Hoàng thúc đang sốt ruột, không biết cái ông Chu Mạc
này đột nhiên tìm đến có việc gì, bèn nói:
- Sau khi dời đô ra đảo Giang Hoa, khoảng năm năm về
trước, tôi đã định ra đó để thăm, nhưng rồi rốt cuộc vẫn
không đi được. Thời gian qua, chắc là đã có nhiều thay đổi
lắm?
- Vâng kể cũng có nhiều thay đổi. Nay đã khác trước
nhiều lắm. Bọn Mông Cổ quá quắt lắm…
Hoàng thúc thấy Chu thượng thư nói có vẻ ngập ngừng
như vậy, tự nhiên nhớ lại cuộc xâm lược của quân Mông
Cổ trước đây, bèn nói:
- Mông Cổ phải suy vong thì chúng ta mới có thể trở về
lại kinh đô cũ.
Chu thượng thư lắc đầu, có vẻ như không tán thành câu
nói đó của Hoàng thúc:
- Còn lâu bọn chúng nó mới suy vong. Chúng nó đang
thừa thắng tiến lên định nuốt chửng cả nước Tống. Nghe
đâu chúng đang chuẩn bị lại sang xâm lược nước ta lần
nữa.
Hoàng thúc cũng biết chính vì việc này mà ông ta đến
đây, song nói trước điều ấy không tiện nên cứ phải tìm

cách đưa đẩy câu chuyện để thăm dò. Nay thấy quan
thượng thư nói thẳng đuột ra là quân Mông Cổ lại sắp sang
xâm lược lần nữa nên không khỏi ngạc nhiên. Hoàng thúc
im lặng, vẻ mặt trầm ngâm.
Hai người ngồi đăm chiêu tư lự,
Sau một chốc, quan thượng thư cúi mình nói với vẻ
nghiêm trang, gần như van lơn:
- Trước đây Hoa sơn quân đã vì đất nước mà lập nên
công lớn, cả triều đình và thần dân đều biết rõ điều đó. Quả
thực trấn Ủng Tân này là nơi yếu địa nối liền với đảo Giang
Hoa trên vùng bờ biển phía tây, cho nên Hoa sơn quân đại
giám hãy cố gắng công cho một lần nữa.
- Thưa đại giám, quan thương thư dạy quá lời. Trước
đây tôi có làm được gì đâu. Tất cả là do trăm họ nơi đây đã
dũng cảm chiến đấu, quyết tâm bảo vệ thành trì nhỏ bé này
nên mới được thế.
Đương nhiên, nếu sau này quân Mông cổ lại xâm lược
lần nữa, thì tôi cũng sẽ quyết liều thân chiến đấu để bảo vệ
bờ cõi non sông.
Nghe Hoàng thúc giải bày quyết tâm của mình, Chu
thượng thư tỏ vẻ yên tâm:
- Có một việc muốn xin nhờ đại giám. Thật cũng quá thất
lễ, nhưng biết nói sao…
Nghe quan thượng thư định nói ra nhưng lại ngập ngừng
như vậy, Hoàng thúc nhìn kỹ ông ta, mỉm ười mà rằng:
- Đại giám đã có lời muốn cần đến bản thân, vậy chẳng
hay là việc gì vậy?
Đến lúc này, Chu thượng thư có vẻ như cũng quyết tâm,
bèn nói:
- Chẳng là kinh thành của chúng ta nay đã đến bước

này, mọi người chẳng kể già trẻ gái trai đều lánh nạn ra
đảo Giang Hoa. Nhưng thuyền không có, làm sao vận
chuyển họ ra đảo được. Do vậy, triều đình sau khi bàn bạc,
thấy không còn cách nào nên cử tôi đến đây mạo muội xin
thương lượng với đại giám cho mượn khoảng hai mươi
chiếc thuyền của thủy quân dưới quyền cai quản của đại
giám, và chỉ sử dụng trong khoảng mười ngày, sau đó sẽ
trả lại.
Hoàng thúc nghe Chu thượng nói vậy, bèn cười mà
rằng:
- Đất nước đang trong cơn nguy biến, nếu thấy cần thì dù
là thuyền của cá nhân tôi hay thuyền của thủy quân, đều
phải được huy động để đi làm các việc công vụ. Một việc
nhỏ như thế, thượng thư đại giám không cần đích thân đến,
mà chỉ cần cử người đến đây báo là đủ.
Tất nhiên trong tầu thuyền của thủy quân Ủng Tân có
thuyền của quân đội triều đình cho, cũng có thuyền do Hoa
sơn quân tự bỏ tiền tư của mình ra đóng.
- Đại giám vui vẻ nhận lời như thế này, tôi rất lấy làm biết
ơn.
Lúc này các người hầu đã bưng mâm rượu lên.
Hoàng thúc nhìn một lượt mâm rượu tôi mời Chu
thượng thư lên ngồi ngôi trên và nói:
- Khách quý không quản đường sá xa xôi đến đây, rất
tiếc vùng sơn dã hẻo lánh, thức nhắm chẳng có gì.
Chu thượng thư tỏ vẻ ngạc nhiên, nói:
- Ôi chao, thức ăn tuyệt vời thế này, chứng tỏ tài nấu
nướng khéo lắm, ngay ở kinh thành cũng hiếm thấy.
Theo sự hướng dẫn của các người hầu, các cô quan kỹ
bước vào phòng.

- Xin có lời vấn an đại giám từ kinh thành tới ạ. Tiện nữ
là quan kỹ Ngô Minh Nguyệt ạ.
- Tiện nữ là quan kỹ Bùi Hương Lan xin có lời vấn an
quan đại giám. Quan đại giám đi đường xa đến đây chắc
là vất vả lắm ạ.
Minh Nguyệt và Hương Lan mặc những chiếc váy dài
lượt thượt mầu hồng bằng lụa giáp sa, một vạt được cắt
chéo lên giắt vào bên dưới nách, chân đi chữ bát, bước
vào vấn an và cúi đầu chào nhanh nhảu. Hoàng thúc nhìn
các cô quan kỹ, thấp giọng bào:
- Các cô nhớ tiếp đãi chu đáo Chu thượng thư đại giám
ở kinh đô về nhá!
Minh Nguyệt cầm lấy chén rượu lên mời quan thượng
thư:
- Thưa quan lớn, xin mời quan lớn dùng rượu ạ.
Chu thượng tư cầm chén rượu lên uống hết, rồi đưa
chén sang mời Hoàng thúc.
- Lâu ngày mới gặp nhau, xin mời đại giám một chén
rượu.
Nói đoạn, Chu thượng thư đưa chén rượu sang. Lúc
này, Hoàng thúc cũng đã uống hết chén rượu và đưa sang
phía Chu thượng thư:
- Tôi định mời trước đại giám một chén… Vậy ta hãy
cùng trao đổi chén cho nhau. Ha, ha, ha…
Hương Lan ngồi bên cạnh Hoàng thúc, nhanh rót rượu
vào chén của Chu thượng thư.
- Xin mời đại giám dùng rượu ạ.
Hai người trao đổi chén qua lại, uống với nhau được
một chốc đã ngà ngà. Chu thượng thư như nghĩ ra điều gì,
đột nhiên hỏi Hoàng thúc:

- Tôi có việc muốn xin hỏi Hoa sơn quân đại giám. Chả
là nghe nói ở trấn này có một cô quan kỹ tên là Thu Nguyệt
có phải không?
Nghe nói Thu Nguyệt, Hoàng thúc chưa trả lời, quan kỹ
Minh Nguyệt ngồi bên cạnh đã nói trước:
- Quan kỹ Thu Nguyệt là một kỹ nữ danh tiếng đã lập
được công đầu trong việc phòng vệ thành Ủng Tân đấy ạ.
Hoàng thúc cười, gật gật đầu nói:
- Chu đại giám biết chuyện ấy rồi. Cô ấy đã có công lớn
trong cuộc chiến đấu ở Ủng Tân. Cho nên việc ấy đã được
tâu lên với triều đình.
Đến lúc này Chu thượng thư tỏ vẻ có biết đầu đuôi câu
chuyện, bèn nói:
- Thời gian qua, triều đình bận nhiều việc như dời đô
cùng các việc khác nữa nên chưa kịp xét. Nhưng không
bao lâu nữa, triều đình sẽ có khen thưởng.
Nghe nói vậy không những Hoàng thúc mà cả các cô
quan kỹ cũng đều vỗ tay biểu lộ sự vui mừng.
Minh Nguyệt lại mời Chu thượng thư một chén rượu.
- Xin đa tạ Chu thượng thư đại giám đã quan tâm nhiều
đến chị gái chúng tôi như vậy. Vậy xin kính mời quan đại
giám một chén rượu này.
Chu thượng thư cầm chén rượu lên, đang định uống thì
Hương Lan lại mời thêm một chén nữa.
- Xin mời quan đại giám uống cả chén này nữa, để cho
hoa nở đều hai tay ạ.
- Chà, như thế này thì cả hai cùng hối lộ cho tôi nhiều
quá! Tôi sẽ cố uống hết cả hai chén rượu trên hai tay tay
do hai cô mời nhưng thế thì say mất.
Nói vậy nhưng vẫn cố uống hết cả hai chén.

Chu thượng thư quên cả phép lịch sự vì đáng lẽ khi uống
chén rượu đầu tiên cũng nên nói qua một câu rượu này là
rượu gì vậy. Nhưng đằng này ông đã quên khuấy đi mất,
chẳng có lấy một lời hỏi han, cứ thế uống hết chén này đến
chén kia, say chếch choáng rồi vẫn còn ưỡn ngực tiếp tục
uống.
21
QUÂN MÔNG CỔ LẠI SANG XÂM LƯỢC
Lại nói về quân Mông Cổ. Chúng sang xâm lược nước
Cao Ly, rồi quay về. Được mấy năm chúng sang xâm lược
lần nữa.
Vào năm Cao Tông thứ 39, bị đặt trong tình thế đó, triều
đình đã cử sứ thần Lý Hiên sang Mông Cổ tìm cách đánh
lừa, nói rằng Cao Ly sẽ thực hiện tất cả những gì mà Mông
Cổ yêu cầu, và rằng triều đình đã dời đô từ Giang Hoa trở
lại Tùng Đào rồi. Nhưng Mông Cổ không tin Cao Ly, nên
sau khi sứ thần Lý Hiên trở về rồi, họ bèn cử một đoàn sứ
giả đông đến ba mươi bảy người do Ta Kha dẫn đầu sang
Cao Ly để xem rõ thực hư. Lý Hiên biết rõ điều đó nên đã
sai viên ký lục của mình là Trương Giám bí mật về báo với
triều đình kế hiểm đó của Mông Cổ.
Nhưng rồi đến đầu tháng tư năm Cao Tông thứ 40, cuối
cùng Yakul của Mông Cổ cùng với em vua là Long Chu cử
Amukhan làm tướng tiên phong kéo đại quân sang xâm
lược Cao Ly. Quân Mông Cổ tiến quân như thế trẻ che.
Chúng đã chiếm hết cả vùng quan bắc và xâm nhập vào
vùng biển tây. Theo đó cúng dần dần tiến quân về phía
nam, xâm nhập vào tận trung châu.
Trong tình hình đó, dĩ nhiên bàn tay xâm lược của quân
Mông Cổ cũng đã vươn đến thành Ủng Tân.

Tháng tám năm đó, á tướng của Đường Cô là Khalitan
dẫn hơn một vạn kỵ binh và bộ binh tiến đánh vào Ủng Tân.
Khalitan đã quét sạch cả một vùng biển tây của tỉnh
Hoàng Hải; đến tháng chín năm đó thì bắt đầu bao vây
thành Ủng Tân.
Để bao vây thành Ủng Tân, Khalitan đã thay đổi cách
đánh so với cách đánh của Đường Cô trước đây; Y mở ra
hai mặt trận. Một vừa để kiềm chế quân phòng vệ cửa tây
bắc thành Ủng Tân, vừa để đối chọi với quân Cao Ly ở núi
Quảng Đại. Một mặt trận khác chúng bố trí ở mạn Đông
Nam, dựa lưng vào núi Liên căn, chuẩn bị tấn công vào
thành Việt Nam ở núi Hoa Sơn và cửa thành phía đông
nam.
Tình hình đã đến bước này, nên cả quan huyện Ủng Tân
coi sóc nơi này, cũng như đốc binh biệt quân sơn thành và
cả quan mục sứ ở Hải Châu tất cả đều cuống cuồng lo tìm
cách đối phó.
Sơn thành của trấn Ủng Tân này nằm dưới quyền quản
hạt của Mục sứ Hải Châu. Mục sứ trước đây được gọi là
An tây đô hộ phủ sứ, nhưng từ năm Cao Tông thứ 34 trở
đi, đổi cách gọi là mục sứ. Mục sứ Hải Châu - gọi như vậy
vì Hải Châu là nơi đặt An tây đô hộ phủ - bên cử quan
truyền lệnh đến gặp đốc binh biệt quân sơn thành Trác Vĩnh
Phúc và quan huyện Ủng Tân An Ngọc, báo cho hai người
biết, trong việc phòng vệ thành Ủng Tân, dựa theo kinh
nghiệm chiến đấu lần trước, cần bàn bạc với Hoa sơn
quân, và phối hợp với nghĩa binh của Hoa sơn quân.
Đốc binh biệt quân sơn thành Trác Vĩnh Phúc là người
hay cố chấp, thường xung khắc ý kiến với quan huyện,
không phục ông này nên quan mục sứ đã có lời phê phán

nghiêm khắc.
Do quân Mông Cổ nhiều lần sang xâm lược, nên triều
đình đã huy động dân binh toàn quốc đắp cao các con đê
dọc theo vùng bờ biển, tăng cường nhiều biện pháp phòng
thủ.
Ở thành Ủng Tân cũng vậy. Quan huyện và đốc binh sơn
thành đã chấp nhận chỉ thị của Hoa sơn quân, xây dựng lại
thành lâu, và gia cố nhiều công trình phòng vệ khác.
Mỗi lần quân Mông Cổ sang xâm lược. Mục sứ Hải
Châu lại khẩn khoản liên hệ với Hoa sơn quân. Còn quan
huyện An Ngọc và đốc binh Trác thì nhiều lần tìm đến cúi
rạp mình nhờ Hoa sơn quân giúp đỡ. Song không hiểu sao
Hoa sơn quân cứ từ chối không muốn ra khỏi thành Việt
Nam.
Nhưng quan huyện An và đốc binh Trác cứ tìm đến nằng
nặc van nài.
Quan huyện An là người nhã nhặn, luôn đưa mặt nhìn lên
hai khuôn mặt của Hoa sơn quân và đốc binh sơn thành
nói:
- Hoa sơn quân đại giám cứ từ chối như thế này thì nguy
lắm ạ. Trấn Ủng Tân của chúng tôi mà thất thủ thì mối nguy
sẽ không lường hết được.
Lời nói đó của Quan huyện như đấm vào tai đốc binh
Trác. Quan huyện An không phải con nhà binh mà lại ăn nói
một cách tùy tiện như vậy trong khi đốc binh là con nhà binh
đang ngồi bên cạnh rõ ràng làm cho đốc binh khó chịu,
nhưng ông ta không thể chống lại mệnh lệnh của thượng
cấp cũng như không thể phản ứng lại quan huyện trước
mặt ông cụ già.
Bởi thế, ông ta đành phải cúi đầu xuống đất nhận rằng

lời nói của quan huyện An là đúng. Có lẽ thấy tội nghiệp
trước những lời van xin của quan huyện và đốc binh đã
nhiều ngày nay, cuối cùng Hoa sơn quân vuốt vuốt một
chặp bộ râu trắng như cước, chép miệng nói:
- Tôi nay cũng đã già, tuổi cao sức yếu mà quan huyện
An và đốc binh Trác vẫn có lòng đến bảo tôi gánh vác trách
nhiệm, tôi xin cảm ơn hai vị nhưng thật lòng rất lo. Quan
huyện An thì đã đành rồi, nhưng đặc biệt có đốc binh Trác,
võ nghệ rất cao cường, cho nên mong hai vị đừng nghĩ
rằng tôi chịu trách nhiệm là tôi sẽ làm tổng chỉ huy mà cả
ba chúng ta hãy thỏa thuận cùng nhau bảo vệ thành Ủng
Tân. Được như vậy mới là quý.
Nghe Hoa sơn quân nói vậy, đốc binh Trác phấn khởi,
niềm vui mừng hiện trên nét mặt. Nhưng nhớ lại việc này là
mệnh lệnh đặc biệt của mục sứ giao cho nên chấp hai tay
vái lạy Hoa sơn quân mà nói rằng:
- Thưa Hoa sơn quân, có tin hiện nay quân Mông Cổ đã
đến cách ngoài thành có mấy chục dặm. Vì vậy, càng vào
lúc này, càng cần phải thống nhất quân lệnh chỉ huy. Hoa
sơn quân có chấp nhận cho lời cầu khẩn này thì mới bảo vệ
được thành và mục sứ của chúng tôi cũng giữ được thể
diện.
Hoa sơn quân suy nghĩ rất nhiều. Ngày trước, Lý án sát
sử là chỗ quen thân đặc biệt với Người, nhưng nay quan
mục sứ mới đến, tuy có quen biết nhau nhưng không phải
là bạn bè thân thiết. Ông ta thông qua đốc binh dưới quyền
mình có thể nay bảo phải làm thế này, mai bảo phải làm thế
nọ. Ngộ nhỡ bại trận, thì mình sẽ phải hứng chịu những lời
oán thán. Hoa sơn quân rất ngại điều đó, nhưng thấy đốc
binh Trác mũi chấm đất, cúi đầu van lạy như vậy và trong

giờ phút quân Mông Cổ đã tiến đến cách ngoài thành chỉ
có mấy mươi dặm, nên tình thế không cho phép trì hoãn
thêm được nữa. Không còn cách nào khác, Hoàng thúc
bèn chấp nhận.
- Hai vị đã có lòng. Tôi cũng xin nhận lãnh trách nhiệm
tổng chỉ huy vậy.
Quan huyện An và đốc binh Trác cúi đầu tạ lễ.
- Xin cảm ơn Hoa sơn quân. Vậy chúng tôi xin trở về
báo lên quan mục sứ, xong sẽ quay lại.
Nói xong hai người bèn đứng dậy, chẳng kịp đợi Hoa
sơn quân có nói lại điều gì không.
Hoa sơn quân thấy họ mấy ngày nay van vỉ mãi, nay mới
được chấp nhận, mà lại có thái độ như vậy kể cũng có
phần xem thường. Song, nghĩ lại thấy bổn phận của người
lính trước hết là phải báo cáo ngay điều đó lên cấp trên,
nên Người chỉ cười, ngồi nhìn theo bóng hai người đang đi
ra khỏi cổng.
Hai người đi rồi, trong lòng Hoàng thúc lại nói lên bao
nỗi suy tư ngổn ngang trăm mối. Ngày trước bên cạnh
Hoàng thúc còn có Lý công tử Lý Quân Tất, và Tiêu Vĩnh
Vạn, tất cả đều hết lòng giúp đỡ, hơn nữa thể lực của
Hoàng thúc lúc ấy còn cường tráng. Mặt khác, hai đứa con
trai của Người nếu có ở đây cũng giúp đỡ được cho bố,
nhưng đằng này chúng nó cũng theo con đường của chúng
nó, đi làm quan ở triều đình, đang đảm đương những công
việc quan trọng hơn, nên không biết phải xoay sở sao đây.
Lúc này có một người tráng đinh chạy vào báo cáo.
- Thưa Hoa sơn quân, ngựa đi tuần tra đã sắp đến rồi ạ.
Hoàng thúc muốn đi xem xét một lượt trong ngoài thành,
nên đã lệnh cho những người lính hầu cho rơm cỏ để ngựa

ăn no và đóng yên lên con ngựa trắng mà người rất yêu
quý.
- Thế thì hãy đi quanh một vòng xem sao.
Nói đoạn, người bước lên lưng ngựa và đi ra phố.
Trên đường phố, thấy Hoa sơn quân xuất hiện, mọi
người già trẻ gái trai đều lộ nét mặt vui mừng hoan hỉ.
- Bạch mã tướng quân của chúng ta đã cao tuổi nhưng
trông còn khỏe.
- Tướng quân chiến đấu bằng sức mạnh, nhưng cũng
bằng cả trí tuệ nữa đấy! Hoa sơn quân của chúng ta là vị
tướng anh minh, quân Mông Cổ là cái thá gì.
Trên đường phố, người nọ gặp người kia, bàn tán rôm
rả, thể hiện lòng dân trong thành muôn người như một đoàn
kết nhất trí với Hoa sơn quân, cho nên sự thắng bại của
thành này coi như có thể biết trước được.
Quan huyện An và đốc binh Trác sau khi lên thư lại với
mục sứ Hải Châu, đã quay lại gặp Hoàng thúc báo cáo
công việc.
- Thưa, Hoa sơn quân đi đâu vậy! Chúng tôi đang có
một trác thư gấp muốn được trình lên Hoa sơn quân.
Trời rét cóng mà Hoa sơn quân thấy họ chạy đến vã cả
mồ hôi trán, bèn mỉm cười nói:
- May quá, nào chúng ta hãy cùng nhau đi xem xét trong
thành một lượt rồi về nhà nói chuyện.
Đốc binh Trác, thấy Hoa sơn quân đã xiêu lòng thì rất
biết ơn, nhưng không nói được nên lời, chỉ biết đi theo sau
Hoàng thúc.
Quan huyện và đốc binh Trác đi theo hai bên, Hoàng
thúc đi giữa, cảm giác trống trải đã mất đi. Không những
vậy, họ còn cảm thấy có thể nghĩ ra được những sáng kiến

hay. Ba người vừa đi vừa suy nghĩ, chẳng bao lâu đã đến
núi Quảng Đại ở phía ngoài cửa Bắc. Núi Quảng Đại là nơi
đốc binh Trác dàn trận địa lập phòng tuyến bảo vệ cửa
thành phía tây bắc. Quân Cao Ly binh lực ít, không chiếm
nổi vùng núi Thanh Nham là nơi đội quân đi trước của
Mông Cổ đang dồn trú, nhưng do đã bố trí những lực lượng
tinh nhuệ ở chân núi phía tây bắc núi Quảng Đại cho nên đã
tạo ra một thế trận tốt, có thể diệt gọn quân Mông Cổ dám
liều lĩnh tấn công vào trong thành Ủng Tân. Sau khi đi thăm
một lúc thế trận đó, Hoàng thúc tỏ vẻ hài lòng khen:
- Trận pháp của đốc binh Trác khá đấy!
Với vẻ đắc ý hiện trên nét mặt, đốc binh Trác khiêm
nhường đáp lại:
- Trận pháp này do bản quan học được của mục sứ.
Nhưng năng lực chỉ huy của bản quan vốn kém lắm ạ.
Hoàng thúc nhìn đốc binh Trác, rồi lại nhìn ra trận nói:
- Sách có câu “Thiên thời bất như địa lọi” gặp thời cơ tốt
không bằng gặp địa thế tốt. Hình thế của núi Quảng Đại
chẳng phải thế sao? Đúng vậy, thế trận này là “bát trận đồ”.
Đốc binh Trác nở cả ruột gan, cười hi hi nói:
- Thưa Hoàng thúc, thế trên này có làm được đúng theo
quy cách không ạ?
- Khá lắm. Khi còn ở cố quốc, tôi đọc sách thấy nói ngày
xưa Gia Cát Khổng Minh đã lập ra bát trận đồ rất giỏi. Tôi
sang nước Cao Ly thấy dường như ai cũng làm giỏi bát
trận đồ.
Nghe câu chuyện trao đổi giữa Hoa sơn quân với đốc
binh Trác như vậy, quan huyện An là quan văn không biết
có phải vì ghen tức hay không, bèn nhăn trán nói một câu:
- Thưa Hoa sơn quân, làm tốt bát trận đồ cố nhiên là tốt

rồi. Nhưng có được trí tuệ tốt như vậy mà lại không làm
được cái việc “bổ lưới tứ phương” để bắt quân Mông Cổ,
không buộc được chúng phải co vòi bó tay mà cứ để
chúng luôn luôn sang đánh [há nước ta như vậy, thử hỏi
chẳng phải đã là tốt hay sao?
Đốc binh Trác tỏ vẻ khó chịu, nhìn chằm chằm vào quan
huyện An. Nhưng Hoàng thúc gật gật đầu, nói:
- Quan huyện An nói như vậy cũng có cái lý của mình.
Một vị danh tiếng dù có tài ba lỗi lạc bao nhiêu, nếu không
gặp thời thì cũng không thể nổi danh được. Biết đâu, một
ngày nào đó, nhờ tài năng của đốc binh Trác chúng ta sẽ
đánh lui được đại binh của Mông Cổ chỉ trong một trận cho
mà xem. Chỉ có điều, thời thế đã vậy, thì đất nước này phải
chịu vậy thôi.
Trong lúc mọi người đang nói chuyện với nhau bỗng có
ba người trong đó có cô á tướng sơn thành Lư Quân Đạt
đến Thanh Nham sơn trinh sát địch tình trên đường trở về,
trông thấy đốc binh bèn cúi chào thưa rằng:
- Thưa, chúng tôi vừa được tin tướng Mông Cổ Khalitan
đã tập kết gần ba nghìn kỵ binh và hơn năm nghìn bộ binh ở
chân núi phía nam của Thanh Nham sơn, dàn trận địa ở đó
và bố trí khoảng hơn năm nghìn kỵ binh và ba nghìn bộ binh
ở phía núi Liên Căn.
Hoàng thúc đứng bên cạnh nghe trình bày như vậy, bèn
quay lại hỏi Lưu Quân Đạt:
- Vậy, cờ soái của chúng treo ở núi nào?
Nghe hỏi vậy, Lưu Quân Đạt vẹo đầu suy nghĩ một chốc
rồi trả lời:
- Dạ, vốn dĩ trên trận địa của quân Mông Cổ cắm rất
nhiều cờ không phân biệt rõ được. Nhưng ở Liên Căn sơn

thì không có cờ lớn, còn ở giữa trận địa Thành Nham sơn
có vẻ như có một lá cờ rất to. Có thể đó là cờ soái của
tướng Khalitan cũng nên.
Cả quan huyện An và đốc binh Trác đều có vẻ như đang
chờ Hoa sơn quân nói tiếp. Hoàng thúc suy nghĩ một chập
rồi nhìn đốc binh Trác nói:
- Như vậy chủ lực của địch chắc chắn đông ở Thanh
Nham sơn, có lẽ chúng đang chuẩn bị đánh vào cửa thành
phía bắc của chúng ta.
Đốc binh Trác đến lúc này chừng như đã hiểu, ít nhiều tỏ
vẻ lo lắng.
- Thưa Hoa sơn quân, binh lực của bản quan ít quá…
- Tôi cũng nghĩ như vậy. Cho nên ngay tối hôm nay cần
điều động gấp một số binh lực ở phía ngoài cửa nam lên
cửa bắc.
Hoa sơn quân chỉ thị như vậy, quan huyện An biết phải
điều lực lượng của khu vực mình phụ trách lên phía bắc, ít
nhiều muốn cưỡng lại, bèn lắc đầu nói:
- Thưa Hoa sơn quân, binh lực ở phía nam chúng tôi
cũng mỏng lắm.
Đốc binh Trác thấy quan huyện An nói năng không hợp
lẽ, nhưng trước mặt Hoa sơn quân không tiện vặn lại hỏi
quan huyện. Hoàng thúc nhìn dáng vẻ đó của họ một chặp
rồi nghiêm sắc mặt ra lệnh:
- Các ông là những tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của
tôi. Theo binh pháp kẻ nào chống quân kỷ, sẽ chịu số phận
bi thảm. Không cho phép cưỡng lại mệnh lệnh, phải chấp
hành nhanh lên.
Lúc bình thời, Hoàng thúc rất ôn hòa nhưng trong giờ
phút đối mặt với quân địch, khí phách của Người tưởng

như có thể lay chuyển được cả núi Thái Sơn. Quan huyện
An và đốc binh Trác bị áp đảo trước vẻ uy nghiêm đó của
Hoa sơn quân, đã cúi đầu sát đất cùng đồng thanh hứa:
“Xin tuân lệnh”.
Hoàng thúc mỉm cười trên khuôn mặt đã ôn hòa trở lại.
Người thấp giọng nói:
- Quan huyện An này, công việc phòng vệ ở cửa nam, tôi
đã biết rồi, chúng ta sẽ có cách, cứ yên tâm.
Hai người thở phào nhẹ nhõm trước lời nói đó của Hoa
sơn quân. Người ngừng giây lát rồi nói tiếp:
- Quân Mông Cổ mới từ xa tới, còn mệt mỏi, nên trong
vòng hai ba ngày tới chúng chưa thể tấn công ngay được.
Do vậy đốc binh Trác cứ yên tâm củng cố trận địa cho thật
vững chắc. Còn quan huyện An hãy cùng tôi đến cửa nam
môn xem xét thế trận ở đó như thế nào rồi.
Hoa sơn quân cùng với quan huyện quay lại cửa nam,
điều động một số binh lực ra phía cửa bắc. Còn quan
huyện an thì chuyển hành dinh vào trong thành đất, tức
thành Việt Nam ở núi Hoa Sơn. Ở phía cửa Nam cửa
thành, ngược lại cho cắm cờ xí rợp trời, khiến quân địch ở
Liên Căn sơn sợ không dám xâm nhập. Sau đó ở núi phía
tây-bắc, đặt phục binh ở núi Quảng Đại sơn, biến trận địa
thành một nơi gần như trống vắng.
Lý do của việc nghi binh này là vì chủ lực của quân địch
đóng ở núi Thanh Nham sơn, nên trước hết cần dụ lực
lượng chủ lực của địch đánh vào cửa phía bắc.
Mặt khác về phía quân địch, tướng Khalitan sau khix em
xét hình thế của thành Ủng Tân, cũng đã xây dựng một kế
hoạch tác chiến đánh vào cửa Bắc trước. Chủ lực ở Thanh
Nham sơn áng binh bất động, nhưng lại sử dụng binh lực ở

Liên Căn sơn bắt đầu đánh vào cửa nam. Tuy vậy, các
cuộc tấn công của chúng rất tản mạn. Âm mưu của chúng
là kéo hết chủ lực của quân Cao Ly về phía đó để chúng
tấn công vào cửa bắc.

×