Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng vẩy nến part 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.93 KB, 5 trang )

CÁC THỂ LÂM SÀNG
2.2. Thể đỏ da toàn thân
- Thường là biến chứng của vảy nến thông thường, hay
gặp nhất là do dùng corticoid đường toàn thân. Có 2
hình thái:
+ Khô, không thâm nhiễm: tương ứng với vảy nến
toàn thân hoặc vảy nến lan tỏa
+ Ướt và phù nề: gọi là đỏ da toàn thân vảy nến
- Hình thái khô và ướt có thể chỉ là 2 giai đoạn tiến triển
của bệnh, lúc đầu khô sau chuyển sang thể ướt
CÁC THỂ LÂM SÀNG
2.3. Vảy nến trẻ em
- Tất cả các thể vảy nến ở người lớn đều có thể được
thấy ở trẻ em. Tuy nhiên vảy nến ở trẻ em có 1 số
hình thái đặc biệt:
+ Vảy nến cấp thể giọt: thể này rất thường gặp, nó
thường kế sau 1 đợt nhiễm trùng mũi họng, đôi khi
sau khi tiêm vắc xin
+ Vảy nến ở trẻ sơ sinh
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiến triển
Bệnh tiến triển thất thường, xen kẽ những đợt bùng
phát là thời kỳ tạm lắng:
- Thưong tổn biến mất hoàn toàn: vảy nến yên lặng
- Còn 1vài thương tổn khu trú ở vị trí nào đó,tồn tại dai
dẳng theo nhiều tháng, nhiều năm: vảy nến ổn định
2. Biến chứng:
- Chàm hóa, ung thư hóa, bội nhiễm, ung thư da
- Đỏ da toàn thân
- Vảy nến thể khớp: cứng khớp, biến dạng khớp.
MÔ BỆNH HỌC


Đặc trưng là hình ảnh á sừng, mất lớp hạt, tăng gai và
thâm nhiễm viêm
- Lớp sừng: có dày sừng, á sừng
- Lớp hạt: MÊt lớp hạt
- Lớp gai: quá sản, độ dày tùy theo vị trí. Có vi áp xe
của Munro-Sabouraud trong lớp gai
- Lớp đáy: Tăng sinh, bình thừong có 1 hàng tế bào
trong bệnh vảy nến có thể đến 3 hàng tế bào
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
• Thưong tổn da: dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên
phủ vảy trắng dễ bong
• Cạo vảy theo phương pháp của Brocq
• Hình ảnh mô bệnh học

×