Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Chùm ngây docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.66 KB, 9 trang )

Kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây, tên khoa học: Moringa oleifera L.
thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này có 13
loài, nhưng loài phổ biến nhất là Chùm ngây hay (cải
ngựa) và loài này có nhiều công dụng nhất. Cây thân
gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành
nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh
mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy
chồi.
Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị
5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở
thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp
theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao
xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2
hằng năm.

Đặc tính sinh thái
Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên
có thể trồng xen, khi cây lớn điều chình ánh sáng,
phân cành cao, vỏ màu hơi xanh khi còn non, màu
trắng mốc khi cây đã già, tái sinh chồi mạnh với
những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh
hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, chịu được những nơi đất
xấu cằn cổi.

Phân bố
Chùm ngây là loài cây có nguồn gốc từ khu vực
thuộc bang Kerala của Ấn Độ, nhưng nó cùng được
trồng nhiều nơi như ở Đông Bắc và Tây Nam Châu
Phi, bán đảo Ả Rập, Nam Á. Những vùng có lượng


mưa thấp hằng năm. Chùm ngây có ở Việt Nam từ
lâu đời, mọc hoang nhiều ở tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận, cây phát triển phù hợp với độ cao dưới
700m. Ở An Giang, phát hiện cũng có mọc rãi rác
một số nơi ở vùng Bảy Núi.

Công dụng
Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng nhất là chất đạm,
chất sắt, có chứa nhiều vitamin các loại.
Làm thực phẩm: Lá tươi chứa 6,35g% chất đạm,
1,7g% chất béo, 8g% chất bột đường, 1,9g% chất xơ
và các chất khoáng khác (DS Phan Đức Bình)
Dược liệu: Thân, cành, vỏ, rễ chùm ngây đều có chứa
moringinin trị các bệnh kháng sinh, kích thích tiêu
hóa, kiết lỵ, phù nề, thấp khớp, huyết áp…
Khả năng làm sạch nước: Nghiền hột quấy đều trong
nước sau 2 giờ thì nước trong dùng được, và còn
nhiều công dụng khác.

Kỹ thuật thu hái hạt giống
Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, độ
tháng 02 hằng năm thì thu hái trái để làm giống. Nên
lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 06
tuổi trở lên. Cần lưu ý trong thu hái, chọn trái đã
già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh sang
màu thẩm mốc, không lấy những trái đã nứt, hoặc có
sâu đục hoặc bị bệnh nấm, không bẻ cả cành mà nên
có dụng cụ thu hái để chọn những trái đạt yêu cầu và
giữ lại những trái chưa đạt để thu tiếp.


Chế biến hạt giống
Sau khi thu hái về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi
ngoài nắng nhẹ, khi thấy trái đã có hiện tượng nứt thì
đưa phơi trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ngoài
nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm, sau
khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các
tạp chất và thu hạt để đưa vô dụng cụ bảo quản

Bảo quản hạt giống
Là loại hạt có dầu nên công tác bảo quản đòi hỏi phải
thực hiện tốt thì chất lượng giống mới đảm bảo. Sau
khi loại bỏ các tạp chất và các hạt chất lượng xấu như
hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu đục…Xong cho vào túi PE
hàn kín để bảo quản lạnh ở nhiệt độ trung bình 10
0
C.
Chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ nẩy mầm cao trên
75% nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20-
30%

Kỹ thuật gieo ươm giống
Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước
nóng ấm 2 sôi + 3 lạnh (gồm 2 ca nước sôi hòa đều
với 3 ca nước lạnh) ngâm 12 giờ vớt ra cho vào túi
vải, treo ráo nước sau 4 giờ thì rửa chua một lần.
Khoảng 24 giờ sau thì hạt nứt nanh, đưa cấy vô túi
bầu được chuẩn bị sẵn.

Túi bầu kích thước 9x12 cm được đục 4 lổ xung
quanh túi bầu, cách đáy túi bầu khoảng 1,5 - 2cm.

Thành phần ruột bầu gồm 60% đất pha cát, 30% xơ
dừa hoặc tro trấu, rơm mục, 10% phân hữu cơ.

Che bóng bằng lưới chuyên dùng hoặc lá dừa. Giai
đoạn đầu từ 50-60% ánh nắng, không chịu được nhiệt
độ cao cây sẽ bị héo lá. Tưới nước: Ngày tưới 2 lần
vào buổi sáng 8-9 giờ, buổi chiều 4-5 giờ, tưới vừa
ướt túi bầu. Không tưới quá nhiều, cây sẽ bị thối rễ
và chết.

Chăm sóc cây con trong vườn:
Thường xuyên làm cỏ phá váng cho cây và phân loại
để có biện pháp chăm sóc cây tốt và phát triển đều.
Cây được khoảng 1- 2 tháng tuổi thì tháo dàn che, từ
từ đưa cây ra nắng để thích nghi và mau hoá gỗ cứng
cây trước khi đưa đi trồng. Thời gian nuôi cây trong
vườn ươm từ 4-6 tháng mới đưa đi trồng.

Kỹ thuật trồng cây Chùm ngây
a.Trồng đề làm rau xanh:
Nếu là mục đích trồng làm rau xanh cung cấp cho các
cửa hàng siêu thị thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây
cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao
khoảng trên 01m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và
tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ
thu hoạch được lượng rau nhiều.

Thời vụ trồng: Thông thường đầu mùa mưa từ tháng
6-8 hằng năm là kết thúc. Không nên trồng quá trể,
mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều.


Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu
bệnh hại và thuận lợi cho đào hố. Hố trồng cây: Đào
hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày,
cho phân vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai
và lấp hố.

Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt
cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố
ém đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây
không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.

Trồng để làm dược liệu
Nếu mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên
trồng theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây
cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung
khác thực hiện như trên. Hố trồng cây: Đào hố theo
quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho
phân vào hố trung bình 3 - 4 kg phân hữu cơ hoai và
lấp hố.

Chăm sóc, bảo vệ
Giai đoạn đầu, cấm không cho gia súc, gia cầm vô
khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và
dậm đạp hư cây. Mùa khô, dọn sạch thực bì hạn chế
bị cháy lan. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun
gốc và bón phân cho cây.
Nguyễn Đức Thắng


×