Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây tràm trên vùng đất cát ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.22 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ của thầy giáo Võ Quang Anh Tuấn, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây Tràm trên vùng đất cát ở huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là cần thiết.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi xin chân thành cảm ơn
thày cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian qua, đã cho chúng tôi nhiều kiến
thức để có thể hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Võ Quang Anh Tuấn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ hướng
dẫn chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các bác nông dân ở Lộc Tiến, Phú Lộc, Huế đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình thu hái mẫu vật, cảm ơn các cán bộ ở phòng tài nguyên và môi
trường tại Phong Điền Huế đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thu thập số
liệu.
Do mới buổi đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những
thiếu sót, chúng tôi rất mong sự đóng góp của các quý Thầy, Cô. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn.
Huế, ngày 1 tháng 12 năm 2013
Nhóm sinh viên thực hiện
1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
CT1 : công thức 1
CT2 : công thức 2
CT3 : công thức 3
V
A
: Biến động do nhân tố A của công thức thí nghiệm
V
B
: Biến động do nhân tố B của công thức thí nghiệm
V
N


: Biến động ngẫu nhiên
V
T
: Biến động chung
BĐ : Biến động
2
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH
3
MỤC LỤC
4
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có diện tích đất cát rộng có tiềm năng khai thác phục vụ và phát triển về
lâm nghiệp và các ngành khác. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích đất cát ở nước ta sử dụng
thực sự chưa được hiệu quả, rất nhiều khu vực bị bỏ hoang, làm tăng quá tăng quá trình
hoang mạc hoá, đặc biệt là đối với khu vực miền trung Việt Nam diện tích đất cát khó cải
tạo đang còn rất lớn.
Cây Tràm, dân ta thường gọi là Tràm gió (tinh dầu Tràm được dung làm dầu gió), có
tên khoa học là Melaleuca lecadendron Linn., họ Myrtaceae, thường mọc tự nhiên thành
rừng. Người phương tây phát hiện và sử dụng cây Tràm đầu tiên ở Mã Lai với tên địa
phương là Cayu-puti, do đó dầu tràm thời ấy khi đưa vào sử dụng điều trị bệnh được gọi
tên là Oleum Cajuputi (Cajupution).
Ở Việt Nam, nhiều đồi rừng Tràm được phân bố rải đều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế,
Quảng Bình, Quảng Trị, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh… với diện tích cả trăm nghìn
hecta.
Ở các tỉnh nghèo miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, trên những đồi rú cát,
nắng gió, cằn cỗi của Huyện Phú Lộc có một loài Tràm (hoang) mọc dại bạt ngàn trên đất,
chen kẻ với sim, mua, cây chổi… Nông dân ở đây “tranh thủ” khai thác và chế biến thành
Dầu Tràm.Cây Tràm có nhiều tác dụng vì trong thành phần hoá học của cây tràm có chứa

tinh dầu trong đó 1,8 – cineol là thành phần chính (chiếm 46,0 – 72%). Các hợp chất khác
có hàm lượng đáng kể gồm α – terpineol (14,03 – 15,31%), limonene(3,69 – 4,98%),
linalool (2,84 – 4,17%), α – pinen (0,9 – 1,24%) và ρ – cymen (0,9%). Hoạt chất α –
terpineol chiết suất từ tinh dầu Tràm có tính sát trùng (diệt khuẩn, nẩm và siêu vi) tốt, do
đó α – terpineol là một nguyên liệu quý để bà chế nhiều loại thuốc bôi xức trực tiếp hoặc
dầu khí dạng bay hơi.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy α – terpineol có rất nhiều ưu điểm:
- Không độc hại với con người ở liều có tác dụng khác khuẩn.
- Có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh.
- Có tác dụng sát trùng khá rộng trên vi khuẩn nấm và siêu vi.
- Theo nghiên cứu cấp Bộ Y tế, thực hiện tại Viện Pastear TP HCM năm 2008 thì hoạt chất
α – terpineol có tác dụng ức chế cả 2 vi rút cúm A H5N1 và A H1N1.
5
Tính vị, tác dụng: Lá Tràm có vị cay, chát, tính ấm mùi thơm có tác dụng làm ra mồ
hôi, trừ thấp, giảm đau. Vỏ có vị đắng, nhạt, tính bình; có tác dụng an thần trấn tĩnh, khử
phong, giảm đau.
Tác dụng chủ yếu của cây Tràm, có thể tóm tắt như sau:
• Lá Tràm
- Trị sổ mũi, sốt.
- Trị thấp khớp, đau nhức xương, đau dây thần kinh.
- Viêm ruột ỉa chảy, lỵ.
• Vỏ
- Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Tràm được dùng nhiều trong dân gian.Lá dùng nấu nước uống thay tràm giúp tiêu
hoá và làm thuốc chữa ho hoặc xông để trị cảm cúm. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn nhọt,
vết thương có tác dụng sát trùng, cầm máu, dùng xức lên vết thương bỏng cho chóng lên
da non. Lá tràm còn nấu nước tắm trị mẩn ngứa.
Việc nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây Tràm cũng đã được một số người nghiên
cứu và gây trồng. Cục Lâm Nghiệp cũng đã đưa ra những quy phạm, kỹ thuật gây trồng
và kinh doanh rừng Tràm ở nhiều tỉnh thành, nhưng ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì vẫn chưa

có những nghiên cứu cụ thể để ươm và gây trồng rừng Tràm.
Ở Thừa Thiên Huế, không những ở Phú Lộc có điều kiện thích hợp để cây Tràm
phát triển mà còn có một số địa điểm có thể áp dụng trồng rừng Tràm, trong đó có Phong
Điền. Cây Tràm thường mọc trong các thảm cây bụi ưa sáng, trên các đồi đất thấp, đất
feralit, đất cát, đất cát pha, đất lầy phèn mặn, đất khô hạn hay ngập nước theo mùa, đất
chua (pH 3,7 – 5,5) và nghèo dinh dưỡng.
Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất cát, đất cát pha rất phù hợp để
nghiên cứu kĩ thuật gieo ươm và gây trồng cây Tràm. Với những công dụng và giá trị có
được từ cây Tràm thì việc “Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây Tràm trên
vùng đất cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là cần thiết để có thể phát
triển và khai thác loài cây này.
6
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Phân bố của cây Tràm:
1.1.1. Phân bố của cây Tràm trên thế giới:
Tràm (Melaleuca) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae), xuất hiện lần đầu
tiên trong tác phẩm “HEBARIUM AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumhp.
Theo Hoàng Chương (2004), người ta đã thống kê được có tới 250 loài tràm khác
nhau trên thế giới. Có thể xem tràm là loài thực vật đặc hữu ở Úc, có tới 90% các loài
trong chi Tràm phân bố và chỉ khoảng 10 loài phân bố ngoài lãnh thổ nước này, chúng
được tìm thấy ở các nước như Indonesia, New Guinea, New Caledonia, Malaysia, Thái
Lan và Việt Nam.
Chúng mọc tự nhiên trên nhiều kiểu lập địa khác nhau, đa phần chúng ưa mọc ở
những nơi ẩm ướt.
1.1.2. Phân bố của cây Tràm ở Việt Nam:
Những nhà phân loại học đã thu thập đầy đủ hoa, quả và khẳng định ở Việt Nam chỉ
có một loài Tràm có tên khoa học là Melaleuca cajuputivà cây Tràm gió chỉ là một loài
biên chủng sinh thái (ecotype), do những điều kiện môi trường úng phèn khắc nghiệt mà
phát sinh, chứ không phải là một loài mới.

Ở Việt Nam vùng phân bố tự nhiên của cây Tràm về phía bắc xa nhất là phía nam
của tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành
đám bụi nhỏ trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi thấp.
Một số sách có mô tả phân bố của cây Tràm ở Việt Nam:
Mãi đến tận Nghệ An ta mới thấy xuất hiện lại Tràm mọc tự nhiên, kể từ đây kéo
dài hết Trung Trung Bộ đến tận mũi Cà Mau qua An Giang và Kiên Giang đều gặp cây
mọc rải rác hoặc tụ thành những bụi nhỏ, trung bình trên các loại đất khác nhau ( Hoàng
Chương, 2004).
Năm 1970, cây tràm được tìm thấy lần đầu tiên ở Việt Nam bởi ông Jean Loureiro
(Lâm Bình Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972).
1.1.3. Phân bố của cây Tràm ở Thừa Thiên Huế:
Cây Tràm Melaleuca phân bố trên những đồi rú cát, nắng gió, cằn cỗi của xã Lộc
Thuỷ, Huyện Phú Lộc. Cây Tràm mọc (hoang) dại bạt ngàn trên đất, chen kẻ với sim,
7
mua, cây chổi, được nông dân khai thác và chế biến thành Dầu Tràm. Người dân bản địa
thường gọi là Tràm Trạng, nhưng chúng ta biết đến với cái tên là Tràm Gió.
1.2. Đặc điểm hình thái của cây Tràm:
Tràm - Melaleuca leucadendra, thuộc họ Sim – Myrtaceae.
Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới 20-25m), và
đường kính có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc ở vùng đồi cằn
cỗi, thân thường không thẳng; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành
nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình trái xoan
hẹp, thường không cân đối, kích thước 4-8(-10)x1-2,0(-2,5)cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc
tròn hoặc hơi hình nêm; dày; lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh
lục; gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.
Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng xanh nhạt,
trắng vàng nhạt hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳ
đài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳ đài và cánh ràng đều sớm rụng);
nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳ đài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu
ẩn trong ống đài, 3 ô.

Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3 – 3,5 x 3,5 –
4 mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng.Sau khi hoa nở, tạo quả;
trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang
lá xen kẽ nhau.
1.3. Giá trị của cây Tràm:
1.3.1. Giá trị sinh học:
Về hệ thực vật: Rừng Tràm ở Việt Nam thuộc khu hệ thực vật vùng nước ngập
định kỳ của Châu Á-Thái Bình Dương với các loài cây tiêu biểu: Tràm, Trâm sẻ,
Sộp, Mây nước, Nắp bình, Bòng bòng, Choại, Bồn bồn, Bên cạnh đó, rừng Tràm
còn có sự hiện diện của các loài tảo và vi sinh vật khá phong phú và đặc sắc như ở
U Minh Hạ có nhóm tảo Lam, tảo Lục, Khuê tảo.
Ngoài ra, rừng Tràm rất quan trọng trong việc ổn định đất, thủy văn.Rừng
Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất
không phù hợp với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn
nặng.Chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng đất và nước
cho vùng đệm và ngăn ngừa axit hóa lớp đất mặt và nước nổi, lọc nước trong đất,
và dự trữ nước ngọt trong mùa khô.
8
1.3.2. Giá trị kinh tế:
Lá Tràm còn được sử dụng để cất tinh dầu.Tinh dầu được chiết xuất từ M.
Leucadendra được bán ở nhiều nước trên thế giới. Không chỉ được sử dụng như
một thành phần cho mỹ phẩm và nước hoa, tinh dầu Tràm còn biết đến nhờ đặc
tính khử trùng và là một phương thuốc truyền thống cho các bệnh như: Dùng xông
sát trùng đường hô hấp, dùng uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm,
giúp tiêu hóa, dùng xoa trị đau nhức, tê thấp, dùng bôi các vết trầy xướt và các
vết bỏng, chữa đau răng và chứng co giật dưới các dạng thạch. Ngoài ra, Dầu M.
Leucadendra, có mùi thơm của long não, được sử dụng để xua đuổi côn trùng.
1.3.3. Tác dụng của dầu Tràm:
- Dân gian tại một số địa phương thường dùng lá và cành non mang lá, để pha hay
hãm hoặc sắc với nồng độ 20g trong một lít nước để uống thay nước giúp tiêu hoá, chữa

ho hoặc để xông. Lá tràm có tác dụng kháng khuẩn, giải cảm và giảm đau, nên được dùng
để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hoá trong y học dân
tộc.Lá tràm phơi khô được nhân dân ở một số địa phương nấu nước uống thay chè.
- Phổ biến nhất là tinh dầu, thường dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê
thấp, ho, cảm. Mặc dù tỷ lệ xineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn
nhưng người ta cho rằng tính chất sát trùng của tinh dầu tràm lại mạnh hơn tinh dầu bạch
đàn. Người lớn hoặc trẻ con đều có thể dùng tinh dầu nguyên chất để xoa bóp.
- Dung dịch tinh dầu tràm 5-10% hay 20% trong dầu còn được dùng với tên
gomenol để nhỏ mũi chống cũm, ngạt mũi.
- Còn dùng tinh dầu pha vào nước, với nồng độ 2/1000 để rửa các vết thương rất tốt.
1.4. Những nghiên cứu về cây tràm
1.4.1. Những nghiên cứu về gieo ươm.
 Nghiên cứu của viện Khoa Học Lâm Nghiệp.
• Đặc điểm hình thái:
Cây gỗ nhỏ cao khoảng 12-15m, có khi cao đến 20m, đường kính ngang ngực 20-
25cm, thân hơi vặn, vỏ trắng dày, xốp bong mảng gồm nhiều lớp xếp lên nhau và chiếm
khoảng 22% so với thể tích cây. Từ Đà Nẵng trở ra tràm có ít hoa, cây nhỏ và mọc thưa
thớt, thân không tròn thẳng, thường bị vặn và không cao quá 4m.Tràm có lá thưa, cành
nhiều, nhỏ và hơi rủ xuống như Bạch đàn liễu.
9
Lá cứng, thường xanh, mọc so le, dày, đầu và đuôi nhọn dần, có 3-7 gân song song,
khi non có phủ lớp lông. Lá tràm cất cho một loại dầu thơm rất quý, có mùi dầu sả, dùng
trong kỹ nghệ nước hoa, dược phẩm, xà phòng,….Tán lá hẹp.
Hoa trắng vàng mọc thành chùm ở đầu cành, nhị hoa có nhiều mật, hoa tự dài 5-
15cm, nở rộ vào tháng 5, quả chín tháng 11. Quả hình cầu có đường kính 3mm. Hạt rất
nhỏ, nhẹ, dễ phát tán.Một kg có khoảng 23 triệu hạt.
• Đặc điểm sinh thái, lâm sinh:
Cây ưa sáng hoàn toàn, tán lá hẹp và thưa nên tràm có thể mọc thành quần thụ thuần
loại rất dày, khoảng 20,000 cây/ha.
Tràm ưa đất phèn ngập nước 6 tháng trong mùa mưa. Mức ngập sâu 0,5-1,0m, thích

hợp trên đất phèn ít và trung bình với thành phần cơ giới và sét nặng, nhưng cũng có thể
chịu được đất đồi khô nóng, tầng đất nông, xói mòn mạnh.
Tràm chịu được đất có độ độc của hàm lượng muối phèn cao và các chất độc khác
H
2
S, Fe
++
…… và đất rất chua có pH 2,5 – 3,0…
• Phân bố:
Tràm phân bố chủ yếu ở châu úc.Mọc tập trung thành rừng trên đất phèn ở Nam Bộ,
nhiều nhất ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Minh Hải.Ngoài ra còn mọc rải rác ở các
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phần thụ dưới dạng cây bụi. Là cây chỉ
thị cho đất phèn chua bị ngập hoặc không bị ngập nước theo mùa.
ởNam bộ cây mọc thành rừng, chiều cao bình quân của cây tới 20-25m, mật độ cây
dày. Còn ở Trung bộ chỉ là những trảng cây bụi cao 0,5-5m. Đây là một loài cây ưa sáng
hoàn toàn, tán lá thưa, trong 10 năm đầu sinh trưởng nhanh, cây được 5-7 tuổi bắt đầu ra
hoa, kết quả. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt tốt, khả năng đâm chồi mạnh.
• Giá trị kinh tế:
Tràm là cây gỗ đa mục đích. Gỗ nặng có tỷ trọng 0,75, dễ cưa xẻ, có sức chịu lực
cao nên được dùng trong xây dựng, đóng thuyền, dụng cụ gia đình, cọc cừ, củi …
Lá tràm chứa 0,7% tinh dầu được sử dụng làm dược liệu ( thuốc xoa bóp, chế dầu
khuynh diệp….). Hoa tràm cũng được dùng trong y dược, chế biến gia vị và nuôi ong lấy
mật.
Rừng tràm có tác dụng cải tạo đất trống quá trình phèn hoá.Rừng tràm cũng có
nhiều cá và các loại động vật có giá trị khác.
• Kỹ thuật gieo trồng:
10
Hạt giống:Thu hái quả vào tháng 11-12 trên những cây hoặc quần thụ trưởng thành
từ 8-10 đến 20-25 tuổi. Quả thu về được phơi ngoài trời cho hạt tách, tránh nơi gió mạnh
vì hạt rất nhỏ và nhẹ dễ bị bay. Cho hạt vào bình để bảo quản ở nơi khô ráo.

Tạo cây con:Cày bừa làm sạch cỏ đất gieo, lên luống và san phẳng mặt luống có
nước lắp xắp như luống gieo mạ, hàm lượng muối trong nước không quá 8%.
Gieo khoảng 2 lít hạt trên 1000m
2
. Nên trộn hạt với tro bếp hoặc cát để gieo cho
đều; gieo xong cần phủ lớp cỏ mỏng để giữ ẩm.Sau 7-10 ngày hạt nảy mầm thì bỏ lớp cỏ
phủ ra. Tiêu chuẩn cây con đem trồng là 12 tháng tuổi có chiều cao 0,5 – 0,7m.
Trồng rừng:phát dọn sạch thực bì trước khi trồng, có thể trồng bằng cây con rễ trần.
Nếu gieo hạt thẳng phải cày bừa đất cẩn thận rồi xạ hạt.Trồng bằng rễ trần phải bứng cây
con tránh đứt rễ, dâm cây ở ven nước nơi có bóng che để rễ mọc thêm lông hút (rễ trắng)
rồi trồng đạt tỷ lệ sống cao hơn.Vận chuyển cây con cần bọc rễ bằng bùn hoặc cỏ để cây ít
héo và tránh tổn thương bộ rễ.
Dùng cọc vót nhọn để chọc lỗ sâu 20-30cm, đường kính 5-10cm cho cây con vào lỗ
sao cho kín nhưng không cong rễ và nén chặt quanh gốc.
Mật độ trồng 10.000 cây/ha, cự ly 1x1m; có thể trồng dày 15.000 đến 20.000 cây/ha
nếu thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm tỉa thưa.
Thời vụ trồng thích hợp là đầu mùa mưa vào tháng 5-6 chậm nhất là vào tháng 7.
 Đào Trọng Hưng (1995). Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học và tinh dầu của cây
Tràm (Melaleuca cajuputi Powell (M. leucadendra auct. non (L.) L.)) ở vùng Bình Trị
Thiên. Tóm tắt luận án PTS. Sinh học. Tr. 1-24 Hà Nội;
 Lã Đình Mỡi (2001). Cây Tràm – Melaleuca cajuputi Powell, 1809. Tài nguyên Thực vật
có tinh dầu ở Việt Nam. Tập I (Lã Đình Mỡi – Chủ biên). Tr. 274-285. Nxb Nông nghiệp
– Hà Nội;
 Phạm Hoàng Hộ (1992). Cây cỏ Việt Nam. Q. II. T.I. Tr. 73. Montreal;
 Võ Văn Leo, Bùi Thị Quỳnh Tiên, Ngô Văn Thu, 1993 . Sơ bộ thăm dò thành phần hoá
học một số cây thuốc họ Myrtaceae. Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học. Đại học
Y dược Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 30-31.
1.4.2. Những nghiên cứu về gây trồng.
 Quy phạm kỹ thuật gây trồng rừng tràm(Melaleuca leucadendra).(Ban hành kèm theo
quyết định số 22 - QĐ/KT ngày 13 - 1 - 1987 của Bộ lâm nghiệp).

Trồng rừng
11
Kỹ thuật chọn và bảo quản hạt giống
Rừng được lấy hạt giống phải có tuổi từ 7 - 20 năm.
Có đường kính bình quân lớn hơn 5 cm, chiều cao bình quân lớn hơn 6m, sinh
trưởng và phát triển đồng đều, không sâu bệnh.
Chỉ được thu hái hạt trong mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
- Cách thu hái hạt tràm.
Chặt những cành có trái già (màu mốc xám).Phơi nắng những cành trên.Không
phơi trên sân đất quét sạch. Giữ nhánh và sàng sẩy những hạt được bung ra trong 2 nắng
đầu. Những hạt còn sót ở những quả chưa bung ra đều phải hủy bỏ.
- Hạt tràm giống phải đạt các tiêu chuẩn:
Màu cánh dán sẫm, bóng.
Độ thuần lớn hơn hoặc bằng 30%.
Tỷ lệ nảy mầm trong phòng lớn hơn hoặc bằng 25%.
Độ ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 12%.
1 kg hạt có 17 - 21 triệu hạt.
Hạt tràm giống phải được chứa đựng trong bao vải, bao nilon, bao băng, bồ, vv và
cất giữ nơi cao ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.
Hạt tràm giống phải gieo ngay trong năm đó
Chọn đất và xác định phương pháp trồng rừng
- Tất cả các diện tích đất hoang hóa bị nhiễm phèn đều trồng được tràm .
- Căn cứ vào điều kiện lập địa của từng nơi và điều kiện nhân vật lực mà cho phép chọn
một trong hai phương pháp trồng rừng sau đây:
Trồng rừng bằng sạ hạt.
Trồng rừng bằng cây con.
Trồng rừng bằng sạ hạt
- Điều kiện đất đai và chế độ nước cho phép sạ hạt.
Đất gồm các hạng: IIa, IIb thực vật chỉ thị gồm các loài cỏ chiếm ưu thế: Cỏ mờn,
Đuôi chồn, Lác, Năng ngọt.

Nước: Không bị thối, không bị đục (nước trong) nước lưu thông.
- Các làm đất để sạ hạt.
Phát và đốt sạch thực bì.
Cày 2 lần hoặc cày 1 lần, trực 2 lần.
12
Việc làm đất phải xong trong mùa khô và phải hoàn tất trước khi sạ hạt ít nhất là
10 ngày.
- Xác định thời điểm sạ hạt tràm căn cứ vào các yếu tố sau:
Vùng ngập do nước mưa: chỉ sạ hạt khi mức nước đã ngập cao hơn mặt đất 20cm.
Vùng ngập do nước lũ: nước nguồn đổ về khi mức nước ngập cao hơn mặt đất từ
15 cm đến dưới 50cm. Nếu mức nước cao hơn 50cm thì ngưng sạ hạt.
- Xử lý hạt tràm trước khi sạ:
Cho hạt vào 2/3 bao, buột chặt đầu bao và cho xuống nước, ngâm khoảng 12 giờ
liền.Sau đó vớt hạt ra để cho ráo nước.
Trộn hạt với tro, trấu, cát, 1 phần hạt trộn với 5 phần chất độn.
Nếu dùng trấu làm chất độn, thì phải ngâm trấu 1 tuần vớt lên để ráo nước.
- Sạ hạt tràm phải tiến hành vào lúc lặng gió.
Cường độ dòng chảy không đáng kể.
Người sạ hạt phải được hướng dẫn và phải tập thành thạo trước khi sạ.
- Lượng hạt sạ trên 1 ha như sau:
Sạ để kết hợp tạo cây con nhổ đem trồng: 12 - 16kg/ha.
Sạ để tạo rừng: 6 - 8kg/ha.
- Việc sạ khô chỉ thực hiện để tạo cây con. Nơi sạ khô phải đủ các điều kiện sau:
Phải có đủ phương tiện để chống hạn.
Nếu bị ngập nước, nước phải trong, không thối, không đỏ.
Mặt đất không có than bùn.
Trồng rừng tràm bằng cây con.
- Điều kiện để trồng rừng tràm bằng cây con.
Các dạng đất Ia, Ib, và III
Tại những nơi nước thối, nước đục.

Tại những nơi có nhiều rong.
- Xử lý thực bì
Đối với Cỏ năng, Cỏ ống, Cỏ mờn . . . có chiều cao dưới 1 mét không phải phát
dọn.
Đối với rừng thực bì cây bụi, dây leo . . . thì phải phát.
Đối với sậy, phải phát sát gốc hoặc dùng máy cày, cày sậy lúc chưa ngập, sậy chưa
ra hoa
- Tiêu chuẩn cây tràm con đem đi trồng.
13
Tuổi cây: 12 - 18 tháng.
Đường kính cổ rễ bằng hoặc lớn hơn 0,8cm.
Chiều cao đến ngọn trên 60cm.
Thân thẳng, không xước vỏ, không phân cành.
Rễ cái dài từ 6cm trở lên, không bị gãy, dập.
- Tràm con nhổ xong phải dầm gốc dưới nước để nhú rễ mới được đem trồng.
Nơi dầm cây phải ở nơi nước lưu thông, nước không thối, nơi râm mát.
Không được chất thành đống hoặc bó đặt nằm trong nước.
- Vận chuyển tràm con đi xa phải thực hiện.
Không xếp chặt, phải để thoáng khí.
Không được dẫm đạp lên tràm.
Thời gian vận chuyển không quá 3 ngày.
Không dùng phương tiện vận chuyển lớn.
- Mật độ cấy cây tràm từ 30. 000 cây đến 40. 000 cây/ha.
Cấy cây tràm phải đảm bảo rễ cái bám được vào đất, rễ không được cong ngược
lên.
- Thời vụ trồng rừng tràm: quy định chung cho toàn vùng từ tháng 7 đến tháng 12 dương
lịch.
Từng địa phương xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc trồng rừng bằng cây con
căn cứ vào các yếu tố sau:
Mức nước ngập: không ngập quá đọt cây cấy.

Hoàn thành trước khi nước rút cạn ít nhất 15 ngày.
Những nơi có nước thối tràn qua phải cày cấy xong trước 20 ngày, trước khi nước
thối đổ về hoặc sau khi nước thối rút hết.
 Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của rừng tràm (Melaleuca cajuputi ) trồng ở đồng
bằng sông Cửu Long, 2011.
14
PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung.
Nghiên cứu kĩ thuật gieo ươm và gây trồng cây Tràm (Melaleuca lecadendron) nhằm
góp phần xây dựng cơ cở gieo ươm và trồng rừng Tràm trên vùng đất cát ở huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xác định được kĩ thuật gieo ươm loài tràm ở giai đoạn vườn ươm.
- Đánh giá khả năng gây trồng loài tràm trên vùng đất cát thoái hoá.
- Đề xuất giải pháp kĩ thuật gây trồng loài tràm trên vùng đất cát thoái hoá.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.2.1. Đối tượng.
- Cây Tràm, dân ta thường gọi là Tràm gió (tinh dầu Tràm được dung làm dầu gió), có tên
khoa học là Melaleuca lecadendron.
Lớp Ngọc Lan(Magnoliopsida)
Bộ Sim (Myrtales)
Họ Sim (Myrtaceae)
Chi Tràm (Melaleuca)
- Biện pháp kỹ thuật gieo ươm.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm thực hiện đề tài là huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Địa điểm tiến hành thí nghiệm là vườn ươm khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học
Nông lâm Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
• Đặc điểm khu vực nghiên cứu.
• Xử lý hạt nẩy mầm.
• Nghiên cứu sự ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng của cây Tràm.
• Kỹ thuật trồng cây tràm.
15
3.4.Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
• Thu thập số liệu thứ cấp: Gồm các thông tin được thu thập từ các văn bản pháp luật, tài
liệu thống kê tại các phòng ban, sách, báo và các thông tin trên internet, các đề tài nghiên
cứu khoa học trước dây.
• Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành điều tra thông qua các phương pháp quan sát,
thống kê mẫu vật.
3.4.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm và thu thập, xử lý số liệu:
3.4.2.1. Xử lý hạt giống.
Quả Tràm sau khi thu hái về, lọc bỏ tạp chất rồi phơi dưới nắng nhẹ đến lúc quả có
màu nâu sẫm, sau khi quả chín khô nứt vỏ ta thu được hạt và vỏ quả. Tiến hành lọc sạch
vỏ và tạp chất, rửa sạch hạt thu được hạt sạch. Phơi khô hạt cho vào lọ ta thu được hạt
giống.
3.4.2.2. Hàm lượng nước.
Nguyên tắc:
Mẫu hạt dùng để kiểm nghiệm hàm lượng nứơc là mẫu phân tích, được niêm phong,
không dùng riêng thành phần hạt thuần để kiểm nghiệm chỉ tiêu này. Hàm lượng nước
của hạt được xác định bằng phương pháp sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ ổn định đến khối
lượng không đổi.
Dụng cụ:
- Cân điện tử có độ chính xác đến 0,01g.
- Tủ sấy giữ nhiệt ổn định ở 103

o
C ± 2
o
C, có hệ thống thông gió.
- Hộp nhôm hình trụ có nắp đậy, đường kính 60mm, cao 20mm, dầy 0,5mm.
- Bình hút ẩm có nắp đậy kín, bên trong có Silicagel để hút ẩm.
- Panh, dao cắt hạt và máy xay hạt.
Tiến hành:
- Cân hộp nhôm đã được sấy khô ta có trọng lượng hộp là : M1
- Cân cả hộp nhôm và hạt trước khi sấy ta có trọng lượng là : M2
( Trọng lượng hạt trong hộp từ 4,5 - 5,5gr).
- Đặt hộp nhôm không nắp đậy vào trong tủ sấy ở nhiệt độ 103
o
C trong 17 giờ.
Tắt tủ sấy, sau đó lấy nắp đậy hộp nhôm và lại chuyển vào bình hút ẩm từ 20 đến 30 phút.
Cân lại hộp nhôm và hạt sau khi sấy ta có trọng lượng là : M3
16
Tính toán:
- Hàm lượng nước được tính theo công thức:
Hàm lượng nước là số trung bình của 2 lần lập lại
3.4.2.3.Độ thuần.
Nguyên tắc: Sau khi lấy mẫu phân tích một phần phân tích hàm lượng nước, phần kế
tiếp là phân tích độ thuần, phân tích độ thuần được chia thành 3 thành phần: hạt thuần, tạp
chất và các loại hạt khác.
Dụng cụ:
- Cân điện tử có độ chính xác đến 0,01g.
- Kính lúp có độ phóng đại 6-15 lần + bộ đèn phản chiếu.
- Kính hiển vi.
- Một tấm kính dầy trong suốt.
- Bộ sàng phân loại hạt và tạp chất.

- Dao, panh, thước .
- Một số khay hay hộp petri.
Tiến hành :
Cân 10g hạt Tràm cừ và đỗ trên tấm kính dầy, phía trên tấm kính có kính lúp phóng
đại 6-15 lần, giúp phân biệt đựơc hạt Tràm Cừ, hạt khác và tạp chất. Sau khi tách được
các phần trên, các thành phần được cân lại với độ chính xác 0,01g.
Tính toán:
Độ thuần được tính theo công thức:
17
M2 - M3
W (% ) = x 100
M2 - M1
Tổng trọng lượng hạt thuần (g)
Độ thuần (%) = x 100
Tổng trọng lượng của mẫu kiểm nghiệm (g)
3.4.2.4. Số hạt/kg.
Từ mẫu cân độ thuần 10g hạt, ta có số lượng hạt thuần trong 10g thì ta tính được
hạt trong 1000g (1kg) theo công thức:
3.4.2.5. Tỷ lệ nảy mầm.
Nguyên tắc:
Xác định tỉ lệ nẩy mầm trên mẫu đã phân tích độ thuần xong (toàn hạt thuần).
Xác định tỉ lệ nẩy mầm trong điều kiện môi trường , ẩm độ, nhiệt độ, không
khí, ánh sáng thích hợp cho sự nẩy mầm và phát triển cây mầm.
Dụng cụ:
- Tủ nẩy mầm, Dĩa Petri, Panh , Kính lúp, Giấy thấm.
Tiến hành:
Rải hạt vào rá có chứa bông ẩm và theo dõi.Thường xuyên tưới nước để bông luôn luôn
có một độ ẩm thích hợp. Hạt sẽ nẩy mầm và tiến hành đếm cây mầm lần đầu tiên sau 5
ngày, lần cuối cùng sau 15 ngày.
Tính toán:

Tỉ lệ nẩy mầm được tính theo công thức sau:
3.4.2.6. Thời gian nảy mầm.
Nguyên tắc :
- Sau khi tính được số hạt/kg thì kế tiếp là xác định thời gian nảy mầm.
18
Số hạt của mẫu
Số hạt/1kg = x 1.000
Trọng lượng của mẫu (g)
Số hạt nẩy mầm
TLNM (%) = x 100
Tổng số hạt kiểm nghiệm
- Xác định thời gian hạt nảy mầm và thời gian hạt ngừng nảy mầm.
Tiến hành :
- Rải hạt vào rá có chứa bông ẩm và theo dõi.
- Thường xuyên tưới nước để bông luôn luôn có một độ ẩm thích hợp.
- Quan sát kỹ để xem thời gian và quá trình nảy mầm của hạt.
3.4.2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sự tăng trưởng chiều cao, đường kính
của cây Tràm.
* Nguồn giống:Hạt được thu hái từ các cây mẹ tự nhiên tại xã Lộc An huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Địa điểm bố trí thí nghiệm:
- Vườn ươm khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông lâm Huế.
Vườn ươm xung quanh được che bằng lưới sắt có chiều cao 2.5m, bên trong được
bố trí các luống giâm hom, giữa các luống cách nhau 0.5m làm đường đi lại.
Luống có dạng luống nổi cao 15cm, rộng 1,2m. Nền được trải một lớp cát để thoát
nước dễ dàng. Xung quanh thành luống được có khung bằng bê tông cao 30cm.
Ở giữa các luống dọc theo chiều dài được bố trí các vòi phun sương tự động, các vòi
cao 40cm đặt cách nhau 1m.
Luống sử dụng để tiến hành thí nghiệm được che bằng lưới nilon cao 2m.
* Bố trí thí nghiệm:

Các loại giá thể được dùng trong nhân giống cây Tràm bao gồm:
Công thức 1 ( CT1): than trấu 100%.
Công thức 2 (CT2): xơ dừa 100%.
Công thức 3 (CT3): đất thịt nhẹ 30% cát pha 40%.
Bảng . Bố trí thí nghiệm
Lần lặp Công thức
1 CT1 CT2 CT3
2 CT2 CT3 CT1
3 CT3 CT1 CT2
* Tiến hành thí nghiệm
+ Làm đất.
19
Đất sau khi lấy về được sàng bằng rổ có lỗ kích thước 0,5x1cm, không trộn phân sau
đó ủ đất trong thời gian 7 ngày. Đối với loại đất hỗn hợp thì xác định thành phần bằng
phương pháp cân
+ Vào bầu
Bầu bằng túi nilon có kích thước 7 x 12cm,loại bầu có đáy được xén gốc ở 2 đáy để
thoát nước. Đất cho vào bầu sao cho không chặt và cũng không quá lỏng. Bầu sau khi
đóng được xếp theo từng công thức tại vườn ươm.
+ Kỹ thuật tạo cây mầm:
Tạo cây mầm: hạt sau khi xử lý đem gieo trên rá có chứa bông ẩm, ngày tưới 2 lần
với liều lượng 100 ml/m2. Khi cây mầm mọc có dạng như que diêm tưới đầm nước trên
bông tiến hành nhổ cây mầm đem cây vào túi bầu.
+ Chăm sóc cây ươm
Tưới ẩm cho cây bằng hệ thống vòi phun tự động. Thời gian giữa hai lần phun là 6-8
phút, thời gian mỗi lần phun từ 6-8 giây. Duy trì độ ẩm trong khoảng 90 – 95%.
Định kỳ 10 – 15 ngày xới xáo đất, phá váng 1 lần, nhổ sạch cỏ.Tùy điều kiện thời
tiết từng nơi mà có chế độ tưới thích hợp. Sau khi cây được 1 tháng tuổi thì giảm chế độ
tưới nước xuống còn 2 – 3 lần/ngày.
* Thu thập số liệu

Quan sát chia thành c cấp với r mẫu. Cần kiểm tra giả thiết H
o
.Các mẫu là thuần
nhất.
Kết quả quan sát được sắp xếp với r hàng ngang và c hàng dọc Sau 15 ngày gieo
ươm thì đếm tỷ lệ sống. Từ ngày 15 trở đi theo dõi từng ngày để biết thời gian ra rễ, bắt
đầu nhổ ươm lên để quan sát rễ. Trước khi nhổ lên quan sát rễ thì cần tưới đẫm 1 lần để
đất và cát mềm. Khi nhổ ươm lên cẩn thận để rễ không bị đứt.Sau khi kiểm tra xong ta
trồng lại và tưới đẫm 1 lần nữa. Sau 120 ngày cây có thể xuất vườn thì nhổ cây lên đo
đếm rễ, cân sinh khối tươi và khô.
Cách đo đếm số liệu.
Dụng cụ đo chiều cao, đường kính: thước đo có đơn vị tính là milimet (mm), thước
đo đường kính.
Cách đo: đo những rễ có kích thước lớn, rễ chính. Đo từ gốc rễ ra đến ngọn rễ
Cách đo: Nhổ toàn bộ phần rễ của cây lên rồi rửa sạch sau đó quan sát và chiều cao
và đường kính.
20
Chú ý: Trước khi nhổ cây lên phải tưới đẫm cho bầu mềm để nhổ cây không bị đứt
rễ. Khi nhổ cây phải nhẹ nhàng, nhổ từ từ tránh làm đứt rễ.
* Xử lý số liệu
- Kết quả điều tra phỏng vấn được xử lý nội nghiệp theo phương pháp sử dụng toán thống
kê toán học.
- Sử dụng các công thức toán học.
- Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu.phần mềm tính toán Excel.
+ Các số liệu thu thập ở mỗi thí nghiệm dùng phương pháp bình quân công giản đơn
để tính toán giá trị bình quân cho từng công thức.

=
=
+++

=
n
i
i
n
x
xxx
nn
X
1
21
1

(4)
Trong đó:
X
: Giá trị bình quân của các chỉ tiêu đo đếm
x
1
, x
2
x
n
: Các giá trị số quan sát được
n: Số lượng cá thể có chỉ tiêu quan sát
+ Sử dụng phương pháp phân tích phương sai, để đánh giá sự sai khác giữa các giá
trị bình quân của các công thức thí nghiệm. So sánh các giá trị bình quân của các công
thức theo tiêu chuẩn Duncal (d
05
).

Bảng . Mô hình phân tích phương sai
Các cấp của nhân tố A Kết quả quan sát
1 X
11
X
12
X
13
- X
1n1
2 X
21
X
22
X
23
- X
2n2
3 X
31
X
32
X
33
- X
3n3
- - - - - -
- - - - - -
A X
a1

X
a2
X
a3
- X
ana
Giả thiết rằng các đại lượng quan sát X
ij
là tuân theo luật chuẩn và các phương sai
bằng nhau. Để phân tích phương sai của thí nghiệm ta tính các biến động sau:
- Biến động toàn bộ:
21
V
T
=
∑∑
= =
=
a
i
ni
j
ij
1 1
X)(
X
2
(5)
Trong đó: X =
∑∑

= =
a
i
ni
j
ij
1 1
X
là số trung bình của n trị số quan sát
- Biến động do nhân tố A gây nên
V
A
=
C
x
n
i
a
i
i


=
2
1
.
(6)
x
i
là trung bình cùa mỗi cấp nhân tố A

- Biến động của thí nghiệm: Do tính cộng được của biến động ta có thể tìm được
biến động của thí nghiệm như sau:
V
N =
V
T
- V
A
(7)
Từ biến động trên ta có thể tính được phương sai
S
a
2
do nhân tố A tạo nên, phương
sai ngẫu nhiên
S
N
2
và tính F
A
=
S
S
N
a
2
2
bằng quy trình Data analysis của Microsoft excel
2000 Primium.
Bảng . Phân tích phương sai

Nguồn nhân biến động
Tổng li sai bình
phương
Bậc tự do Phương sai F
tính
F
05
Biến động do nhân tố A
V
A
a-1
S
a
2
Biến động ngẫu nhiên
V
N
n-a
S
N
2
SS
na
22
/
F
05
Biến động chung
V
T

n-1
σ
2
x
So sánh F
t
với F
lí thuyết
(F
05
)
Nếu F
t
<F
05
: Sai khác giữa các giá trị trung bình của công thức thí nghiệm chưa đáng
tin cậy với độ tin cậy ≥ 95%.
22
Nếu F
t
>F
05
: Sai khác giữa các giá trị trung bình của công thức thí nghiệm đáng tin
cậy với độ tin cậy ≥ 95%.
- Tính sai số của thí nghiệm có đạt yêu cầu hay không.
L
m
S
N
2

=
(8)
- Tính sai số tương đối.
%100x
x
m
e
=
(9)
Đối với thí nghiệm sai số cho phép nằm trong khoảng 5 - 10 %
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học.
Tính giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa giữa 2 công thức ở mức xác xuất 5% và
vận dụng tiêu chuẩn t của phân bố tiêu chuẩn Student, với bậc tự do bằng bậc tự do của
phương sai ngẫu nhiên để đánh giá sự sai khác giữa từng giá trị trung bình ở các công
thức đối chứng có ý nghĩa hay không.
d
05
=t
0.5
×m ( m =
S
LN
2
/
)
Trong đó:
d
05
: Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức xác xuất 95% (tức sai khác giả các
giá trị trung bình ≥ d

05
mới có ý nghĩa).
t
0.5
: Giá trị tra bảng bảng phân phối xác xuất Student có bậc tự do bằng bậc tự do
của phương sai ngẫu nhiên khi.
XX
ji

≥ d
05
: Sai khác giữa
X
i

X
j
đáng tin cậy với độ tin cậy ≥ 95%.
XX
ji

≤ d
05
: Sai khác giữa
X
i

X
j
không đáng tin cậy với độ tin cậy ≥

95%.
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phong Điền tỉnh thừa Thiên Huế.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích tự nhiên
95.571,07 ha.
Nằm trong vùng có tọa độ địa lý:
Từ 16
0
21’03” đến 16
0
44’36” vĩ độ Bắc
Từ 107
0
03’15” đến 107
0
30’15” kinh độ Đông
Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị
Phía Nam giáp với huyện Hương Trà và huyện Quảng Điền
Phía Đông giáp với Biển Đông
Phía Tây giáp với huyện A Lưới
Hình . Bản đồ hành chính huyện Phong Điền
24
b) Địa hình địa thế
Địa hình trên địa bàn huyện Phong Điền có dạng thấp dần từ Tây sang Đông, gồm 4
dạng địa hình chính là dạng địa hình núi trung bình và núi thấp, dạng địa hình gò đồi,
dạng địa hình đồng bằng duyên hải, dạng địa hình đầm phá và biển ven bờ.

 Địa hình núi trung bình và núi thấp
Khu vực núi trung bình và núi thấp được phân bố ở phía Tây, Tây Nam của huyện,
tập trung ở 3 xã Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn, có diện tích khoảng 51.000 ha
chiếm gần 80% diện tích đồi núi và trên 54% diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao tuyệt
đối từ 300m đến gần 1.600m, mức độ chia cắt địa hình khá mạnh, độ dốc trung bình trên
25
0
, việc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tương đối khó khăn.
 Địa hình gò đồi
Khu vực gò đồi có diện tích khoảng 13.000 ha chiếm trên 20% diện tích đồi núi và
chiếm khoảng 14% diện tích tự nhiên. Được phân bố ở các xã Phong An, Phong Thu, thị
trấn Phong Điền và một phần của các xã Phong Mỹ, Phong Sơn và Phong Xuân. Địa hình
vùng gò đồi tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp.
 Địa hình đồng bằng
Đồng bằng là vùng tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15m trở xuống, bao
gồm đồng bằng ven sông, đồng bằng ven biển và đầm phá. Vùng đồng bằng có diện tích
khoảng 23.000 ha, chiếm khoảng 24% diện tích tự nhiên của huyện.
Vùng đồng bằng ven sông được phân bố dọc theo hai hệ thống sông chính (sông Ô
Lâu và Sông Bồ) chạy dọc trên địa bàn các xã Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Xuân,
Phong Sơn, Phong An và thị trấn Phong Điền.
Vùng đồng bằng ven biển và đầm phá được phân bố trên địa bàn các xã Phong Hiền,
Phong Chương, Phong Hòa, Phong Bình.
 Địa hình đầm phá và biển ven bờ
Trên địa bàn huyện Phong Điền, tiếp nối sau đồng bằng ven biển, lần lượt gặp đầm
phá, sau đó là cồn, đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Khu vực này bao gồm
các xã Điền Hải, Phong Hải, Điền Hòa, Điền Lộc, Điền Môn và Điền Hương.
c) Khí hậu
Xét về vị trí địa lý, huyện Phong Điền thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng
nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho
chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung Bộ, địa

bàn huyện Phong Điền cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn
25

×