Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nuôi cá lóc thương phẩm trong bể lót bạt có hệ thống lọc nước tuần hoàn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.79 KB, 4 trang )

Nuôi cá lóc thương phẩm trong bể lót bạt có hệ thống
lọc nước tuần hoàn
Trung tâm Giống Thủy sản An Giang sẽ thực hiện dự
án “Phát triển mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt
bằng thức ăn công nghiệp và tự chế” tại An Giang.
Tính mới của dự án là xây dựng mô hình nuôi cá lóc
thương phẩm trong bể lót bạt có hệ thống lọc nước
tuần hoàn để xử lý nguồn nước thải từ bể nuôi giúp
hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tận dụng nguồn
nước này để thay nước cho bể nuôi.
Từ thành công của dự án “Triển khai mô hình nuôi cá
lóc trong bể lót bạt tại An Giang” do Trung tâm
Giống Thủy sản An Giang phối hợp với Khoa Thủy
sản - Trường Đại học Cần Thơ, thực hiện vào năm
2010, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang tiếp tục
triển khai dự án “Phát triển các mô hình nuôi cá lóc
trên bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp và tự chế”
tại An Giang với mục tiêu giới thiệu mô hình nuôi cá
lóc trong bể lót bạt trên diện rộng, gắn sản xuất với
tiêu thụ sản phẩm, hạn chế việc khai thác quá mức
nguồn cá tự nhiên làm thức ăn cho cá nuôi và khuyến
cáo người nuôi ứng dụng quy trình nuôi thủy sản theo
tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế gây ô nhiễm môi
trường cộng đồng, cung cấp nguyên liệu cá sạch cho
làng nghề chế biến khô, mắm trong và ngoài tỉnh.

Trong dự án này, Trung tâm sẽ triển khai xây dựng
mô hình ở 4 huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân
và Tịnh Biên. Mỗi huyện chọn 2 xã điểm xây dựng
nông thôn mới để triển khai dự án. Tổng số mô hình
dự án sẽ xây dựng là 20 mô hình gồm 06 mô hình sử


dụng thức ăn công nghiệp không có hệ thống lọc
nước tuần hoàn, 04 mô hình sử dụng thức ăn công
nghiệp có hệ thống lọc nước tuần hoàn và 10 mô hình
sử dụng thức ăn tự chế.

Đối với mô hình có sử dụng hệ thống lọc nước tuần
hoàn sẽ bố trí 1 mô hình/huyện để đảm bảo tính nhân
rộng của mô hình. Việc thiết kế bể nuôi có hệ thống
lọc nước tuần hoàn cũng khá đơn giản gồm bể nuôi
có diện tích 15m
2
với quy cách bể (2,5m x 6m x
1,2m) và 2 bể lọc tuần hoàn với diện tích bể lọc mỗi
bể lọc bằng 1/3 diện tích bể nuôi. Cách thiết kế bể lọc
rất đơn giản, ít tốn kém để phù hợp với những hộ
nuôi quy mô nhỏ và ít vốn: Bể lọc thứ nhất gồm 2 lớp
đá (1,2) và 1 lớp đá (2,3) ở giữa, tác dụng của bể lọc
thứ nhất là lọc sơ các loại chất bẩn, sinh vật gây hại
và vật chất lơ lửng cỡ lớn trong nước thải, sau đó cho
nước chảy tràn qua bể thứ hai. Thiết kế bể lọc thứ hai
gồm 2 lớp đá (1,2) và 1 lớp cát ở giữa, tác dụng của
bể lọc thứ hai là lọc lại các vật chất lơ lửng cỡ nhỏ,
trả lại một nguồn nước không bị ô nhiễm cho môi
trường. Để lấy nước từ bể lọc thứ hai sang bể nuôi thì
cần phải đặt máy bơm chìm ở đáy bể để bơm nước
vào bể nuôi và cứ thế quy trình diễn ra liên tục.

Chi phí đầu tư cho 2 bể lọc này không cao, mỗi bể
nuôi chỉ cần thiết kế thêm 2 bể lọc đã mang lại hiệu
quả rất cao về việc góp phần bảo vệ môi trường

chung.
Nguyễn Minh Thư
Trung tâm Giống Thủy sản An Giang

×