Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đôi điều cần lưu ý khi nuôi các loài cá bản địa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.35 KB, 12 trang )

Đôi điều cần lưu ý khi nuôi các loài cá bản địa

Các loài cá bản địa: Cá lóc đầu vuông lai, cá rô đồng,
lươn, cá thát lát cườm và cá sặc rằn. 5 loài cá
này, đều sống tốt ở môi trường nước ngọt trong nội
đồng, cũng có thể sống ở vùng nước lợ độ mặn vài
phần ngàn. Vùng đất trồng lúa được đều có thể nuôi
các loài cá nầy. Tuy nhiên cá thích sống tại vùng có
chất đất là đất thịt hoặc đất thịt pha cát. Nhìn chung,
các loài cá trên khi ăn được thức ăn của loài đều có
thể sử dụng tốt thức ăn tinh do con người cung cấp.
Ở giai đoạn cá giống chủ yếu tăng trưởng về
chiều dài. Thức ăn thích hợp của chúng là động thực
vật nổi, chất hữu cơ lơ lững trong ao. Đến giai đoạn
ăn được thức ăn của loài, nếu cung cấp thức ăn đủ
lượng và chất, chúng tăng nhanh về trọng lượng.
Sống trong môi trường ao nuôi, thời gian cá chuyển
tính ăn sớm hơn so với sống ngoài tự nhiên.
Thức ăn của các loài cá lóc, rô đồng, thát lát và
lươn chủ yếu là động vật, như: cá tép, cua ốc, phụ
phế phẩm. Tuy nhiên, nuôi trong ao, chúng có thể sử
dụng thức ăn chế biến, tấm cám, rau củ quả, động vật
sống ở tầng đáy, động thực vật nổi, côn trùng .
Riêng cá sặc rằn con, do kích cỡ miệng nhỏ nên rất
kén chọn loại thức ăn, chúng thích ăn những loại thức
ăn tự nhiên vừa với cỡ miệng như luân trùng, động
vật nguyên sinh
Cá lóc và lươn hầu như không bắt mồi khi tiết
trời lạnh. Cá thát lát, cá rô đồng và cá sặc rằn rất
nhạy cảm với môi trường nước nhiệt độ thấp, nên rất
dễ bị nhiễm bệnh ký sinh. Đa số các loài cá trên đều


có tập tính thích ăn mồi động vật nên nước rất mau bị
dơ, làm cho các loại nấm, ký sinh trùng phát triển và
gây bệnh. Cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá thát lát
cườm và lươn đều có cơ quan hô hấp phụ nên có thể
thả nuôi với mật độ cao hơn gấp vài lần so với các
loài cá khác.
Cả 5 loài cá trên đều sinh sản tự nhiên được
trong ao nuôi và có tập tính bảo vệ tổ, bảo vệ cá con.
Thời gian dinh dưỡng bằng noãn hoàng sau khi nở
trứng chỉ khoảng 2 ngày.
Một vài kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá lóc đầu
vuông lai, cá rô đồng, lươn, cá thát lát cườm và cá
sặc rằn trong ao
1. Biện pháp chung
- Cần lựa chọn địa điểm, thiết kế mô hình và xác
định quy mô thả nuôi phù hợp với khả năng đầu tư
chăm sóc.
- Dựa trên đặc điểm sinh thái của từng loài để áp
dụng thả nuôi theo từng quy trình cụ thể. Ví dụ: Lươn
thích sống chui rúc thì cần tạo chỗ trú ngụ, như gò
đất, ống nứa và không nuôi trong ao sâu rộng sẽ
khó khăn cho bảo quản và thu hoạch. Cá sặc rằn thích
ăn sinh vật phù du, cần thiết bón phân gây màu nước
để luôn tạo nguồn thức ăn phù hợp.
- Độ sâu ao nuôi khoảng từ 1,5 mét đến 2,5 mét,
tùy từng loài. Không đào ao sâu quá 3 mét, vì lớp
nước dưới sâu có nhiệt độ thấp, lượng oxy hoà tan
thấp, chất thải của cá và của sinh vật lắng đọng
xuống lớp đáy sâu ít có điều kiện thoát ra ngoài khi
thay nước ao, điều nầy ảnh hưởng đến sự phát triển

nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Cũng không nên
đào ao cạn quá dưới 1 mét, sẽ không kinh tế, mặt
khác, ánh nắng mặt trời thiêu đốt tầng mặt ao vào ban
ngày làm nhiệt độ nước tăng cao, ban đêm bị lạnh đi
nhanh chóng, cá thường xuyên bị sốc sẽ sinh trưởng
kém.
- Nếu là ao cũ, vét đi lớp bùn càng nhiều càng
tốt, phơi đáy ao và bón vôi với liều lượng 10-15
kg/100m
2
ao. Nếu ao mới đào, lượng vôi bón khoảng
20-30 kg/100m
2
ao, tùy vào vùng đất thịt hay đất thịt
pha sét. Nếu cần bón phân chuồng để tạo động thực
vật nổi cho ao thì liều lượng sử dụng khoảng 20
kg/100m
2
.
- Việc giữ cho ao nuôi sạch, thông thoáng và
không có chất gây độc sẽ giúp tăng hàm lượng thức
ăn tự nhiên, yếu tố nầy vô cùng quan trọng đối với
giai đoạn cá con. Ngoài ra, việc quản lý tốt chất
lượng nước ao nuôi cũng có tác dụng tạo được nguồn
oxy hoà tan và độ pH phù hợp cho sinh trưởng của
cá.
- Trước khi thả cá giống ra ao, ngoài việc đặt túi
chứa cá vào ao nuôi cho đến khi cân bằng nhiệt độ,
cần phải rải muối ăn vào khu vực thả cá, liều lượng 2
kg/100 m

3
nước ao. Mục đích của việc làm nầy là bổ
sung lượng muối mà cá đã bị mất đi trong quá trình
vận chuyển.
- Áp dụng phương pháp cho ăn theo nguyên tắc
“4 định”: Định chất lượng thức ăn, định số lượng
thức ăn, định vị trí để cho ăn và định thời gian cho
ăn.
- Quản lý tốt các yếu tố thủy lý hoá để tạo môi
trường sống thuận lợi cho cá nuôi, nhất là quản lý độ
trong phù hợp, khoảng 30-40cm. Độ trong nước ao
được đánh giá qua sự phát triển của sinh vật phù du.
Ao có độ trong thấp quá thường là do tảo phát triển
dày, gây chết nhiều loài động vật phù du, dẫn đến độ
phèn và lượng oxy hoà tan giảm thấp, gây sốc cá.
Thường màu nước ao giống như màu lá chuối non là
tốt. Thường xuyên xử lý ao bằng các chế phẩm vi
sinh, bón phân gây nuôi sinh vật phù du ở giai đoạn
đầu thả cá con, thường xuyên dùng vôi để ổn định độ
pH, thay cấp nước mới kịp thời là một trong nhiều
biện pháp điều khiển sự phát triển thích hợp của tảo
phù du.
Một vài kinh nghiệm nuôi, hệ số thức ăn và
hiệu quả kinh tế của cá lóc đầu vuông lai, cá rô
đồng, lươn, cá thát lát cườm và cá sặc rằn
- Cá lóc đầu vuông lai: Có thể nuôi trong các mô
hình: Lồng bè, ao đất, bể lót ni-lon, bể xi măng. Mật
độ thả nuôi dao động từ 40-200con/m
2
, tùy vào cách

thiết kế mô hình. Nuôi trong lồng bè và ao rộng cá có
màu sáng ánh bạc, mập tròn và chất lượng thịt thơm
ngon hơn so với nuôi trong bồn bể chật hẹp. Thông
thường, nếu cho ăn áp dụng theo nguyên tắc “4
định”, thì hệ số chuyển hoá thức ăn của cá lóc lai
khoảng 4 kg cá mồi cho 1 kg cá thịt. Áp dụng triệt để
phương pháp phòng bệnh để khỏi phải điều trị bằng
kháng sinh nhiều lần sẽ hạn chế đáng kể tình trạng cá
bị gù lưng. Nuôi trong bè, trong vèo trên sông rạch,
thời gian nuôi 3 hoặc 4 tháng, cá đạt trọng lượng bình
quân khoảng 600 gr/con; thả nuôi 2.000 con, thu
hoạch được khoảng 1 tấn cá/vụ; nếu mùa lũ, thu lãi
khoảng 4-6 triệu đồng, nhờ tận dụng được nguồn
thức ăn giá rẻ từ khai thác tự nhiên. Nuôi cá lóc trong
mùa khô, mặc dầu giá bán có cao hơn, nhưng giá cá
mồi mắc, bên cạnh với môi trường nước kiệt cá dễ
phát sinh bệnh nên lợi nhuận thường thấp hơn.
- Cá rô đồng: Là loài cá dữ, khi thiếu thức ăn
chúng có thể tấn công các động vật nhỏ hơn chúng.
Mật độ thả nuôi từ 15-20con/m
2
. Nuôi trong ao,
chúng sử dụng tốt tất cả các loại mồi do người cung
cấp. Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến độ đạm khoảng
20% thì sau 4 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng
100gr/con. Lúc cá còn nhỏ cần thiết kế nhiều sàn ăn,
nhưng khi cá lớn thì rải thức ăn nhiều chỗ trong ao để
cá lớn, cá nhỏ đều có thể bắt mồi. Lượng cho ăn
khoảng 3-5% trọng lượng cá hiện có. Do tốc độ cá
lớn nhỏ không đều nhau, nên sau khoảng 3 tháng

nuôi cần kéo lưới tuyển lựa phân cỡ. Cần giăng lưới
che chắn cẩn thận vì cá rô đồng rất hay lốc đi mỗi khi
sa mưa. Cung cấp khoảng 4 kg thức ăn cho 1 kg cá rô
đồng thương phẩm. Giá cá rô đồng cỡ lớn trên thị
trường luôn cao, hơn 50.000 đồng/kg. Ao 500m
2
thả
nuôi cá rô đồng có thể lời được hơn 20 triệu đồng
mỗi vụ.
- Lươn: Là loài cá đặc biệt giống rắn, thích sống
nơi yên tĩnh, bắt mồi về đêm, thức ăn thích hợp là
động vật có chất tanh. Trong bể nuôi, lươn thích ứng
ăn mồi vào buổi chiều và có thể sử dụng cả thức ăn
chế biến. Giống lươn thả hiện nay chủ yếu đánh bắt
từ tự nhiên. Việc thành công trong khâu thả nuôi lươn
phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm. Mật độ thả nuôi
phổ biến khoảng 20 con/m
2
bể. Cỡ lươn 40 con/kg,
sau 4 tháng nuôi, đạt trọng lượng bình quân
200gr/con. Hệ số chuyển hoá thức ăn của lươn
khoảng 4 kg cá mồi cho 1 kg lươn thịt. Giá lươn trên
thị trường khá hấp dẫn, hơn 80.000 đồng/kg. Hộ nuôi
lươn mô hình bể lót ni-lon diện tích khoảng 80m
2
,
sau 5 tháng thu lãi hơn 10 triệu đồng.
- Cá thát lát cườm (cá nàng hai): Khâu quan
trọng bậc nhất trong việc thả nuôi loài cá nầy là kích
cỡ và ngày tuổi của con giống. Điều cần thiết là phải

yêu cầu chủ trại giống thử cho cá ăn thức ăn trước khi
quyết định bắt cá: chúng phải ăn được mồi cá xay
nhuyễn mới mua. Bởi vì cá con trong giai đoạn đầu
ăn ở tầng nước phía dưới, đến khi chúng ăn được
thức ăn của loài, như cá xay, thức ăn chế biến thì mới
chuyển lên ăn tầng trên, nếu cá đang ở giai đoạn nhỏ
chưa lên tầng mặt để tìm thức ăn mà thả ra ao thì sẽ
hao hụt rất cao. Đây cũng là nỗi vướng mắc của
nhiều bà con khi thả nuôi loại cá nầy. Khi mua cá về
cần ương dưỡng trong vèo khoảng một tháng, sau đó
phân cỡ và thả nuôi thành nhiều lô. Cần đặt nhiều sàn
ăn trong ao. Mật độ nuôi trong ao khoảng 10 con/m
2
,
nuôi trong vèo khoảng 20con/m
2
. Sau 10 tháng nuôi,
cá đạt trọng lượng bình quân 1kg/con. Hệ số chuyển
hoá thức ăn của cá nàng hai khoảng 4 kg cá mồi và
thức ăn cho 1 kg cá thịt. Giá cá nàng hai trên thị
trường cỡ 30.000–40.000 đồng/kg. Về hiệu quả kinh
tế khi thả nuôi đối tượng nầy, hiện nay chúng tôi
chưa thống kê được.
- Cá sặc rằn: Khâu vận chuyển rất là quan trọng.
Do cá rất nhạy cảm với môi trường, cần thiết cho
muối và kháng sinh vào dụng cụ vận chuyển để hạn
chế cá bị nhiễm khuẩn. Ao nuôi phải có bề mặt rộng,
thoáng đãng để tảo quang hợp lấy oxy và sinh sôi
phát triển. Trong quá trình nuôi, cần thiết phải bón
thêm phân để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá sử

dụng; nhưng phải hết sức lưu ý sự phát triển của tảo
phù du, sao cho ở mức độ vừa phải, bởi vì tảo phát
triển quá nhiều sẽ ức chế và cạnh tranh oxy; nhưng
nếu tảo phát triển quá ít thì sẽ thiếu thức ăn cho động
vật phù du và gây thiếu hụt thức ăn cho cá. Nhờ tận
dụng thức ăn tự nhiên nên chỉ cần cung cấp khoảng
2-3 kg thức ăn là thu được 1 kg cá thịt sặc rằn. Trong
ao nuôi có bón phân đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển và lây lan gây bệnh của nấm, kí sinh trùng.
Để khống chế sinh vật gây bệnh mà không làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của động thực vật nổi trong
ao, cần dùng sản phẩm đồng hữu cơ (Cenplex Cu)
định kỳ, liều lượng 100gr/100m
3
nước ao. Cần đặt
nhiều sàn cho cá ăn để có thể quan sát sức lớn và biểu
hiện của chúng. Thả cá sặc rằn có kích cỡ 5-6cm
chiều dài, mật độ 10-15 con/m
2
ao, sau 12 tháng nuôi,
cá đạt trọng lượng bình quân 100 gr/con. Hiệu quả
nuôi cá sặc rằn khác nhau ở từng nông hộ, trong đó
nếu bà con nào thực hiện tốt khâu gây tạo thức ăn tự
nhiên cho cá thì đạt hiệu quả cao hơn.
Ks.Kim Kiều Trung tâm Khuyến nông An Giang

×