Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi tôm càng xanh chân ruộng ở An Giang pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.4 KB, 5 trang )

Một số kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi tôm càng xanh
chân ruộng ở An Giang

An Giang là một trong những tỉnh đi đầu của đồng
bằng sông Cửu Long, trong phong trào nuôi tôm càng
xanh (TCX) luân canh 1 lúa – 1 tôm. Diện tích nuôi
tôm tăng liên tục qua các năm, từ 5,5ha năm 2000 lên
650ha năm 2007. Tuy nhiên các năm gần đây, diện
tích nuôi tôm sụt giảm (còn khoảng 550ha) do nhiều
nguyên nhân. Để góp phần sản xuất ổn định và mang
lại hiệu quả, người nuôi cần lưu ý một số yếu tố về
kỹ thuật sau:
Chuẩn bị ao ương giống
Khâu cải tạo ao (ruộng) ương rất quan trọng, nhằm
cải thiện chất lượng nước, trong đó đáng lưu ý là việc
xử lý đáy ao, nguồn nước cấp và gây màu nước trước
khi thả giống nuôi. Tạo môi trường nước và nguồn
thức ăn tự nhiên phù hợp với sinh trưởng, dinh dưỡng
và phát triển của ấu trùng tôm, góp phần nâng cao tỷ
lệ sống cùng chất lượng giống trong quá trình ương
nuôi.

Khi kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước nuôi, nên
chú ý yếu tố pH có thể cao trên 9 do việc bón vôi cải
tạo ao ương và bón phân gây màu nước, để tránh tình
trạng hao hụt đáng tiếc khi mới thả giống ương (có
khi 100%) ở một số hộ nuôi. Nếu vùng nuôi nằm
trong vùng trồng lúa, cần kiểm tra nguồn nước cấp
tránh thời điểm bị ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật
và cần bón thêm EDTA từ 0,5-1ppm (nhằm giảm các
tác nhân gây độc do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và


giúp tảo phát triển nhanh hơn). Tôm thích ứng ở nhiệt
độ 25- 30
0
C, tôm không chịu được lạnh hay quá nóng
35- 38
0
C, vì thế nuôi tôm trong mùa khô phải đảm
bảo độ sâu tối thiểu mực nước ruộng nuôi 0,8m.

Con giống thả nuôi
Ở An Giang, mùa vụ thả giống nuôi tập trung từ
tháng 4 đến tháng 6 hằng năm với số lượng giống
lớn, khoảng trên 60 triệu giống/năm, nguồn giống
TCX thả nuôi hiện nay chủ yếu từ 2 nguồn chính là
sản xuất trong nước và giống nhập từ Trung Quốc
(TQ). Nguồn giống trong nước có nhiều ưu điểm như
kích thước giống lớn, tăng trưởng tốt hơn so với
giống TQ, nhưng không đủ số lượng cung cấp. Đối
với nguồn tôm giống nhập từ TQ, không nên thả nuôi
trực tiếp mà nên thả giống qua ương dưỡng lại, để
tránh tỷ lệ hao hụt đáng kể do sốc môi trường nước,
kích thước giống nhỏ, tôm yếu do vận chuyển xa.

Việc kiểm dịch con giống, nhất là bệnh đục thân ở
TCX là rất cần thiết. Người nuôi có thể yêu cầu trại
giống cung cấp giấy kiểm dịch tôm giống khi xuất
bán hay tự liên hệ với Trạm Thú y địa phương, Chi
Cục Thú y tỉnh để kiểm tra con giống trước khi thả
nuôi.


Mật độ, thức ăn và quản lý tôm nuôi
Hiện nay, người nuôi có khuynh hướng thả nuôi con
giống với mật độ tăng, trên 12 con/m
2
. Nên lưu ý giải
pháp kỹ thuật quản lý tốt chất lượng nước nuôi tôm
như việc cung cấp thức ăn theo khẩu phần và kiểm
soát tốt thức ăn, phối hợp cùng chế độ thay nước
ruộng nuôi hợp lý, cùng việc thu tỉa tôm cái mang
trứng.

Trong quá trình nuôi, nếu kết hợp cho ăn thức ăn viên
có chất lượng tốt với bổ sung thức ăn động vật tươi
sống tôm sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với
chỉ cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn.
Ngoài ra thức ăn cũng cần bổ sung canxi và phospho
để tôm có đầy đủ vật chất khi lột xác.

Việc mở rộng quy hoạch diện tích mô hình nuôi TCX
ruộng lúa theo hướng cải thiện chất lượng nước, thức
ăn tự nhiên và nâng cao tỷ lệ sống, năng suất, sản
lượng tôm nuôi, nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận,
khẳng định tính phát triển hiệu quả và bền vững của
mô hình này ở An Giang.
Nguyễn Thị Diệp Thúy
Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn

×