Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân biệt triệu chứng lúa bị thiệt hại do muỗi hành và sâu đục than pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.09 KB, 3 trang )

Phân biệt triệu chứng lúa bị thiệt hại do muỗi hành và
sâu đục than
riệu chứng nhiễm muỗi hành ban đầu có những đọt
non cuốn tròn gần tương tự như triệu chứng bị thiệt
hại do sâu đục thân và đây cũng là đối tượng dịch hại
mới xuất hiện trên diện rộng nên một số bà con nông
dân có sư nhầm lẫn trong nhận diện thiệt hại, đã
phòng trị không đúng so với yêu cầu kỹ thuật. Để
phòng trị tốt muỗi hành và phân biệt được triệu
chứng thiệt hại giữa 2 đối tượng muỗi hành và sâu
đục thân.
Nông dân có thể nhận dạng như sau:
* Triệu chứng thiệt hại do sâu đục thân là những
đọt lúa cuốn tròn có màu xanh lúc đầu, sau đó những
đọt này héo khô, nắm kéo lên thì đứt ra ngay, đó là
do sâu ăn phá đọt non làm dưỡng chất và nước không
di chuyển lên nuôi đọt được.

* Triệu chứng thiệt hại do muỗi hành là những
ống tròn màu xanh lá cây nhạt , đó là bẹ lá bị biến
dạng, phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống, nắm
kéo lên không đứt, những ống này không chết đi
nhưng làm chồi bị nhiễm không trổ bông được,
những bụi lúa bị nhiễm lùn, đâm nhiều chồi, lá xanh
thẫm, ngắn, dựng đứng, có nhiều cọng lúa giống như
cọng hành lẫn trong bụi lúa. Muỗi hành thường xuất
hiện và gây hại nhiều vào vụ Hè Thu và Thu Đông
hằng năm, do ẩm độ là yếu tố quan trọng làm tăng
khả năng sinh sản của thành trùng và khả năng phát
triển của ấu trùng. Sương đêm hay các giọt mưa giúp
ấu trùng mới nở ra chui vào đọt lúa, nên mưa nhỏ,


sương mù, trời có mây âm u rất thuận lợi cho muỗi
hành phát triển.
Thông thường thiệt hại do muỗi hành không
đáng kể nhưng ở một số ruộng nếu điều kiện thuận
lợi cho muỗi hành phát triển như sạ cấy dày, bón
nhiều phân đạm, ruộng xanh đậm, thời tiết thích hợp
cho sự phát triển thì tỷ lệ nhiễm có khi cũng rất cao.
Ở những vùng đã từng có sự xuất hiện của muỗi
hành cần theo dõi ruộng từ giai đoạn mạ đến nẩy
chồi tối đa, nếu tỷ lệ nhiễm đạt trên 10% thì cần xử
lý: Dùng thuốc nước như BASUDIN , REGENT,
MARSHAL Để diệt thành trùng và ấu trùng mới nở
ra, hoặc dùng thuốc hạt để diệt lứa sau, khi ruộng đã
xuất hiện nhiều cọng hành, dùng thuốc hạt, ruộng
phải có nước và không được ngập sâu quá 15cm. Nếu
phát hiện trể, lúa ở giai đoạn từ làm đòng đến trổ, khả
năng nhiễm tiếp tục rất ít, nên không cần thiết phải
xử lý thuốc.

×