Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Biện pháp canh tác chống suy thoái đất ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.02 KB, 3 trang )

Biện pháp canh tác chống suy thoái đấtĐẤT ĐANG
BỊ SUY THOÁI, Ô NHIỄM
Được thiên nhiên ưu đãi, Đăk Lăk là tỉnh có tài
nguyên đất thuộc loại tốt nhất nước, trong 13.085
km
2
đất tự nhiên tỉnh này phần lớn là đất đỏ bazan trù
phú. Diện tích đất đỏ bazan chiếm tới 55,5% diện tích
đất đỏ bazan của 4 tỉnh Tây Nguyên. Nhờ có tầng
canh tác dày hàng chục mét, có độ tơi xốp cao, giữ
nước tốt nên đất bazan được đánh giá là tối thích cho
nhiều loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ
tiêu, cao su…
Nhưng điều đáng tiếc là vùng đất trù phú ấy đang bị
suy thoái. Ông Nguyễn Ngọc Lâm, tổ dân phố Hợp
Thành, phường Thống Nhất, TX Buôn Hồ cho biết:
“Đã 5- 6 năm nay, vườn cà phê tôi không “ép phê”
với phân bón, năng suất cà phê cứ giảm dần cho dù
lượng phân bón ngày một tăng nhiều hơn”. Trường
hợp của ông Lâm cũng là thực trạng của rất nhiều hộ
nông dân thâm canh cà phê ở Đăk Lăk, không những
giảm năng suất từ từ, không đáp ứng với phân bón
mà nhiều diện tích còn không thể tái canh cà phê.
TẠI SAO ĐẤT BỊ SUY THOÁI?
Đất bị suy thoái là đất mà cây trồng trên đó có năng
suất giảm dần như trường hợp của ông Lâm. Có 3
nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng trên, đầu tiên
do hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Hàng năm vào mùa
mưa lũ, nước sông Đồng Nai, sông Mekong đỏ ngầu
phù sa, lượng đất phù sa đấy được lấy từ lưu vực
sông Mekong, trong đó có đóng góp của Tây


Nguyên. Khi rừng nguyên sinh đang còn nhiều, độ
che phủ còn lớn thì hiện tượng xói mòn rửa trôi bị
hạn chế, ngày nay do con người phá rừng đi để canh
tác nên tốc độ xói mòn càng cao.
Xói mòn và rửa trôi không những diễn ra trên tầng
đất mặt mà cả dưới tầng đất sâu, do lượng mưa lớn và
kéo dài nên đất bị xói mòn rửa trôi theo các dòng
nước chảy trong lòng đất. Hoạt động canh tác nông
nghiệp của con người không những thúc đẩy quá
trình xói mòn rửa trôi mà còn làm cho đất “chai” đi,
nhất là việc sử dụng nông hóa không đúng, quá thiếu
thì làm cho đất kiệt quệ, các dinh dưỡng trong đất
quá ít không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cây, quá
thừa thì sẽ làm cho lý hóa tính của đất thay đổi, giảm
độ tơi xốp, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, hệ
vi sinh vật trong đất thay đổi làm nẩy sinh nhiều dịch
hại.
Suy thoái đất có 2 cấp độ, cấp độ suy thoái và cấp độ
ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm là đất không những bị suy
thoái mà còn thẩm lậu nhiều chất độc hại, có thể từ
chất thải công nghiệp, hoặc chất thải sinh hoạt hoặc
sử dụng không đúng phân bón và thuốc BVTV.
(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số
155 ra ngày 5/8/2011)

×