Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.88 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
9.1 Địa chỉ vật lí, địa chỉ tầng mạng 13
9.2 Địa chỉ IP 14
9.3 Mặt nạ mạng con (subnet mask) 16
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH
1. Lịch sử phát triển của mạng máy tính.
- Từ những năm 60 đã xuất hiện các mạng xử lý, trong đó các trạm cuối thụ động được nối
vào máy xử lý trung tâm.
- Trong những năm 70, các máy tính được nối với nhau trực tiếp thành mạng, đồng thời tại
thời điểm này xuất hiện khái niệm mạng truyền thông” (Communication network).
- Từ thập kỷ 80 trở đi thì việc kết nối mạng mới được thực hiện rộng rãi nhờ tỷ lệ giá thành
máy tính và chi phí truyền tin đã giảm đu rõ rệt.
Hiện nay việc làm sao có được một hệ thống mạng chạy thật tốt, thật an toàn với lợi ích
kinh tế cao đang rất được quan tâm. Một vấn đề đặt ra có rất nhiều giải pháp về công nghệ,
một giải pháp có rất nhiều yếu tố cấu thành, trong mỗi yếu tố có nhiều cách lựa chọn. Như vậy
để đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh, phù hợp thì phải trải qua một quá trình chọn lọc dựa trên
những ưu điểm của từng yếu tố, từng chi tiết rất nhỏ.
Ðể giải quyết một vấn đề phải dựa trên những yêu cầu đặt ra và dựa trên công nghệ để giải
quyết. Nhưng công nghệ cao nhất chưa chắc là công nghệ tốt nhất, mà công nghệ tốt nhất là
công nghệ phù hợp nhất.
2. Lợi ích của hệ thống mạng
- Chi phí cho hệ thống máy trạm thấp
- Tiết kiệm tài nguyên phần cứng
- Trao đổi dữ liệu trở nên dễ dàng hơn
- Chia sẻ tài nguyên do đó giảm chi phí các thiết bị ngoại vi. Các ứng dụng thay vì
trên từng máy trạm chúng ta sẽ cài đặt trên một máy server và các máy trạm dùng chung ứng
dụng đó trên server. Lúc đó ta tiết kiệm được chi phí bản quyền và chi phí cài đặt, quản trị
- Tập chung dữ liệu, bảo mật, backup tốt: Đối với các công ty lớn dữ liệu lưu trữ trên
máy trạm rời rạc dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng thông tin và không được bảo mật. Nếu các dữ
liệu được tập chung về phía server để tiện cho việc bảo mật, backup và quét virus.
- Sử dụng các phần mềm ứng dụng trên mạng: bán vé máy bay, tàu


1
- Có thể truy cập ở bất kỳ vị trí nào và có khả năng giao tiếp trực tuyến với nhau, Sử
dụng Internet: Email…
- Thông tin chính xác và kịp thời.
- Khai thác nhanh chóng và an toàn.
- Tránh được sự lạc hậu về thiết bị
2. Các khái niệm cơ bản
3. Các khái niệm cơ bản và phân loại mạng máy tính
3.1. Các khái niệm và thuật ngữ
Vấn đề là mạng là gì và tại sao phải dùng mạng?
Mạng máy tính được xem như là hai hay nhiều máy tính được nối với nhau và cho
phép các máy tính dùng chung dữ liệu, thiết bị của nhau (cho phép chia sẻ tài nguyên). Việc
kết nối được thực hiện thông qua đường truyền vật lý và phải tuân theo các qui tắc truyền
thông.
Băng thông Băng thông là đại lượng đo lường thông tin chạy từ nơi này sang nơi khác
trong một khoảng thời gian cho trước. Đơn vị đo là: bps, Kbps, Mbps.
Đường truyền vật lý được hiểu là các môi trường truyền tín hiệu vật lý (hữu tuyến hoặc
vô tuyến).
Các quy ước truyền thông chính là các cơ sở để máy tính có thể nói chuyện với nhau,
để có thể hiểu nhau, đây là một yếu tố rất quan trọng khi nói về công nghệ mạng.
Các file dữ liệu (file ảnh , file văn bản,…) và các thiết bị được gọi chung là tài nguyên
trên mạng.
Tài khoản trong mạng (account) là một mã số tổng hợp từ các thông tin cơ bản để phân
biệt, quản lý người khai thác mạng như : Tên người sử dụng, điạ chỉ, tên nhóm,…
Máy chủ là máy nắm quyền quản lý trong mạng, điều phối cung cấp và quản lý tài
nguyên dùng chung trong mạng cũng như quản lý người dùng khai thác mạng. Thông thường
máy chủ có cấu hình máy mạnh (tốc độ cao, ổ cứng lớn…) là nơi lưu trữ và quản lý các tài
nguyên dùng chung của mạng,
Máy trạm là máy tính tham gia kết nối mạng, có thể khai thác các tài nguyên trên mạng
theo một quyền hạn nào đó. Máy trạm chiếm số nhiều trong một mạng và không đòi hỏi có

cấu hình cao.
3.2. Phân loại mạng máy tính
Có nhiều quan điểm và cách thức để phân chia một mạng máy tính.
 Phân loại mạng theo cơ chế hoạt động của mạng :
Theo quan điểm này mạng được phân chia theo khả năng cung cầu tài nguyên giữa các máy
tính trong mạng và có 2 loại mạng như sau :
2
 Mạng bình đẳng (peer to peer)
Không phân biệt giữa máy trạm và máy chủ, mỗi đầu cuối có cùng mối quan hệ với toàn bộ
các trạm cuối khác trên mạng. Nói cách khác hệ thống bao gồm các đầu cuối có thể vừa là
máy trạm hay máy chủ
 Mạng khách chủ (Client/Server)
Mạng bao gồm các máy trạm (Client)- nhận dịch vụ và máy chủ (Server) cung cấp dịch vụ.
Thông thường lưu thông trên mạng được truyền giữa nhiều máy trạm và một số ít các máy
chủ, do đó dữ liệu tập trung chính tại đầu cuối máy chủ.
 Phân loại mạng theo quy mô mạng :
Phân loại theo tiêu chuẩn phạm vi kết nối mạng và có các loại sau:
 Mạng cục bộ (LAN – Local Area Netwrok)
Là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thong được kết nối với nhau trong khu vực một
toà nhà, khuân viên trường đại học, khu giải trí… bán kính<1 km.
Các mạng LAN thường có đặc điểm sau:
- Băng thông lớn
- Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị
- Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ.
- Quản trị đơn giản
Một vài lợi ích của mạng LAN:
- Thiết kế mềm dẻo và giá thành hạ
- Chia sẻ tài nguyên
- Chia sẻ ứng dụng
- Chia sẻ file

- Bảo mật dữ liệu
- An ninh tập trung
 Mạng MAN (Metropholitan Area Network)
Mạng MAN gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là một thành phố hay một
quốc gia. Mạng MAN kết nối các mạng LAN lại với nhau thông qua các phương tiện truyền
dẫn khác nhau (cáp quang, cáp đồng, cáp song ) và các phương tiện truyền thông khác nhau.
Đặc điểm của mạng MAN:
- Băng thông ở mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố hay quốc
gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của ngân hang…
- Do MAN kết nối nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng đồng thời công
tác quản trị cũng sẽ khó khăn hơn.
- Chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền.
 Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network)
Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa hay toàn cầu.
Mạng WAN thường là mạng của các công ty đa quốc gia hay toàn cầu, điển hình là
3
mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng WAN nên thông thường mạng WAN là
tập hợp các mạng LAN, MAN nối lại với nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh
(satellites), sóng viba (microwave), cáp quang, cáp điện thoại
Đặc điểm của mạng WAN:
- Băng thông thấp, dễ mất kết nối, thường chỉ phù hợp với các ứng dụng offline như e-mail,
web, ftp
- Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn.
- Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức tạp và có tính
toàn cầu nên thường là có tổ chức quốc tế đứng ra quản trị.
- Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền.
 Mạng Internet
Mạng Internet là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, nó cung cấp các dịch vụ toàn cầu
như mail, web, chat, ftp và phục vụ miễn phí cho mọi người
4

 Phân loại mạng theo NIC- Network Interface Card
Có 3 loại mạng dựa vào NIC : Ethernet, Token ring, ARCnet.
 Ethernet
Những đặc điểm cơ bản của mạng Ethernet
Dạng Topo truyền
thống
Bus đường thẳng
Kiểu tín hiệu Baseband
Cơ chế truy nhập CSMA/CD
Quy cách kỹ thuật IEEE 802.3
Tốc độ truyền 10 Mbps hay 100 Mbps
Loại cáp mạng Cáp đồng trục béo, đồng trục gầy, cáp UTP
Các giao thức TCP/IP, IPX, NetBEUI, DCL
Các hệ điều hành
Win95, WinNT WKS/SRV, LAN manager,
IBM LAN Server, AppleShare và hầu hết các hệ
điều hành khác.
Ethernet chia dữ liệu thành các khung (frame), là gói thông tin được truyền đi như một đơn
vị duy nhất. Khung trong Ethernet có độ dài từ 64 đến 1518 bytes, trong đó có ít nhất 18 bytes
dành cho điều khiển.
 Token ring
Mạng Token Ring được phát triển bởi công ty IBM trong năm 1970. mạng Token ring vẫn
là công nghệ mạng LAN chủ yếu của công ty IBM, Hiện nay, mạng Token ring phổ biến thứ
hai sau mạng ethernet/IEEE 802.3. Mô tả IEEE 802.5 được phát triển sau mạng IBM Token
Ring. Một mạng Token Ring xem như mạng Token Ring của IBM và IEEE 802.5
Mạng Token Ring và IEEE 802.5 về cơ bản là tương thích, tuy nhiên có một vài điểm khác
nhau giữa hai mô tả này. Trong tài liệu này chúng tôi trình bày hai đặc tả trên.
5
Hình 1.1 Ethernet
Mạng Token Ring kết nối theo topo star, trong đó các thiết bị trong mạng được nối tới một

thiết bị trung tâm là MSAU (MultiStation Access Unit-đơn vị truy cập đa trạm), sử dụng cáp
đôi dây xoắn.
IEEE 802.5 không xác định topo, mặc dù gần như một cách chính thức tất cả các mạng IEEE
802.5 dựa trên topo star. IEEE 802.5 không xác định loại phương tiện truyền.
 Phân loại mạng theo sơ đồ nối mạng :
Có nhiều loại nhưng có 3 loại cơ bản sau:
 Sơ đồ Bus
6
Hình 1.3 Bus

Hình 1.2 Token Ring
 Sơ đồ Star
 Sơ đồ Ring
7
Hình 1.5 Ring
Hình 1.4 Star
4. Các thành phần hệ thống mạng
4.1 Server:
- Là một máy chủ hoặc hệ thống máy chủ: chạy hệ điều hành mạng, cung cấp các dịch vụ,
quản lý điều hành trên hệ thống.
- Máy server có thể chứa tài nguyên như ổ đĩa, máy in, đường truyền ra các mạng lân cận
hoặc internet.
- Máy server thông thường là các hệ máy chuyên dụng có cấu hình mạnh và độ an toàn
cao. .
4.2Client (trạm)
Là các máy tính thông thường chạy các chương trình Client kết nối với hệ thống máy
chủ qua đường cáp truyền, khai thác, trao đổi thông tin, tài nguyên dùng chung.
VD: Windows 95 - 98 - Win Nt Workstation, Linux…
4.3 Hệ điều hành mạng
- Là các chương trình chuyên dụng cài đặt trên các hệ mạng cho phép người sử dụng:

đăng nhập, quản lý, chia sẻ tài nguyên cho các client và server khác nhau trên mạng.
- Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành mạng trên thế giới nhưng phổ biến là các hệ:
Unix, Linux, Windows NT, Novell Netware…
4.4 Giao thức truyền
- Trên nhiều hệ điều hành mạng khác nhau nhưng có thể giao tiếp với nhau, trao đổi thông
tin cho nhau được là nhờ hệ thống mạng có những phương thức truyền chuẩn và bất kỳ hệ
thống nào đều dùng đến.
- Giao thức là một bộ các quy tắc xác định các luật truyền thông giữa các thực thể tham gia
vào quá trình truyền thông trên mạng, các giao thức thường được sử dụng TCP/IP, IPX/SPX,

Các giao thức mạng
 IPX/SPX
IPX/SPX là bộ giao thức được sử dụng trong mạng Netware,nú được dựng để vận chuyển và
định hướng gói tin trên mạng.
 TCP/IP – Transmission Control Protocol/ Internet Protocol
TCP/IP là bộ giao thức Internet, ban đầu được thiết lập và phỏt triển bởi Bộ quốc phũng Mỹ
để cung cấp cỏc dịch vụ trờn mạng lớn cú thể kết hợp chặt chẽ nhiều chủng loại mỏy tớnh
khỏc nhau. Đến nay giao thức này đó phỏt triển rất mạnh và trở thành phổ biến, cũng bởi lẽ
khụng cú ai quản lý bộ giao thức này cả.
TCP – Giao thức điều khiển truyền thụng là một giao thức cú định hướng trờn mạng tương
ứng với tầng chuyển tải của mụ hỡnh OSI
8
IP chia nhỏ gúi tin và kết hợp chỳng lại theo kớch cỡ theo giới hạn nhất định , thực hiện việc
kiểm tra và sửa lỗi khi lỗi xảy ra trong quỏ trỡnh truyền.
 NLSP – NetWare Link Sevices Protocol
NLSP là một giao thức tỡm đường nối mạng do cỏc router sử dụng để thụng bỏo cho thiết bị
mạng biết bảng địa chỉ của chỳng thay đổi.
 NetBEUI – Network Basic Input/Output System
NetBEUI là một giao thức truyền phục vụ như một phần mở rộng của hệ thống vào/ra cơ bản
của MicroSoft. NetBEUI là một giao thức nhanh nhất cú sẵn trong Windows NT, tuy nhiờn nú

được thiết lập cho cỏc mạng LAN nhỏ và cụ lập nờn NetBEUI khụng dẫn đường được khiến
nú trở thành lỗi thời so với cỏc mụi trường mạng.
4.5 Dữ liệu dùng chung
- Đây là toàn bộ tài nguyên của hệ thống được phân cấp sử dụng theo các quyền hạn khác
nhau của người sử dụng trên mạng
- Dữ liệu này được đặt trên toàn hệ thống mạng, do một hoặc nhiều máy chủ quản lý.
4.6 Các thiết bị giao tiếp: NIC, Hub, Switch, Router
4.7 Môi trường truyền dẫn: Cáp, sóng điện từ,
4.8 Các thiết bị ngoại vi: modem, scanner
5. Các mô hình xử lý mạng
Cơ bản có ba loại mô hình xử lý mạng bao gồm:
 Mô hình xử lý mạng tập trung
Toàn bộ các tiến trình xử lý diễn ra tại máy tính trung tâm. Các máy trạm cuối (terminals)
được nối mạng với máy tính trung tâm và chỉ hoạt động như những thiết bị nhập xuất dữ
liệu. Ưu điểm: dữ liệu được bảo mật an toàn, dễ backup và diệt virus. Chi phí cho các thiết bị
thấp. Khuyết điểm: khó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau, tốc độ truy
xuất chậm.
9
 Mô hình xử lý mạng phân tán
Các máy tính có khả năng hoạt động độc lập, các công việc được tách nhỏ và giao cho nhiều
máy tính khác nhau thay vì tập trung xử lý trên máy trung tâm. Tuy dữ liệu được xử lý và lưu
trữ tại máy cục bộ nhưng các máy tính này được nối mạng với nhau nên chúng có thể trao đổi
dữ liệu và dịch vụ.
Ưu điểm: truy xuất nhanh, phần lớn không giới hạn các ứng dụng.
Khuyết điểm: dữ liệu lưu trữ rời rạc khó đồng bộ, backup và rất dễ nhiễm virus.
 Mô hình xử lý mạng cộng tác.
Mô hình xử lý cộng tác bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác để thực hiện một công việc.
Một máy tính có thể mượn năng lực xử lý bằng cách chạy các chương trình trên các máy nằm
trong mạng.Ưu điểm: rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các ứng dụng có các phép toán
lớn.Khuyết điểm: các dữ liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rất khó đồng bộ và

backup, khả năng nhiễm virus rất cao.
10
6. Các mô hình quản lý mạng
 Workgroup
Trong mô hình này các máy tính có quyền hạn ngang nhau và không có các máy tính chuyên
dụng làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý. Các máy tính tự bảo mật và quản lý các tài
nguyên của riêng mình. Đồng thời các máy tính cục bộ này cũng tự chứng thực cho người
dùng cục bộ.
 Domain
Ngược lại với mô hình Workgroup, trong mô hình Domain thì việc quản lý và chứng thực
người dùng mạng tập trung tại máy tính Primary Domain Controller. Các tài nguyên mạng
cũng được quản lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng người dùng. Lúc đó trong hệ thống có
các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và quản lý các máy trạm
7. Chuẩn hóa mạng
 Khái niệm
Để mạng đạt khả năng tối đa, các tiêu chuẩn được chọn phải cho phép mở rộng mạng để có
thể phục vụ cho các ứng dụng không dự kiến được trong tương lai, đồng thời cho phép mạng
làm việc với nhiều thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được
một tiêu chuẩn để đáp ứng được các mục tiêu trên. Giải quyết được vấn đề nêu trên chính là
công việc chuẩn hóa mạng.
 Kiến trúc mạng theo ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO – International Standard Organization, có trụ sở đặt tại
Geneve, Thụy Sĩ. Tổ chức ISO phát hành các tiêu chuẩn và phối hợp hoạt động với các quốc
gia đã được tiêu chuẩn hoá. Năm 1977 tổ chức đã đề ra tiêu chuẩn liên lạc dựa trên lý thuyết
kiến trúc hệ mở để lập ra các mạng điện toán. Mô hình này ngày nay được gọi là Hệ nối mở
(hay mô hình tham khảo hệ nối mở) – OSI (Open System Interconection) xuất hiện năm 1984.
Mô hình đã được công nhận là khung sườn để phân tích và phát triển linh kiện cho hoạt động
trên mạng. Nó đã cung cấp một cấu trúc hữu ích để xác định và mô tả các tiến trình nằm trên
mạng truyền thông và đảm bảo các mục tiêu sau:
- Là tiêu chuẩn cho các hệ thống mở.

- Chia các tầng sao cho chức năng gần tách biệt nhau.
- Tạo danh giới giữa các tầng sao cho dễ chuẩn hoá nhất.
Ta thấy rằng các mạng đều dựa vào rất nhiều qui luật để trao đổi thông tin với nhau. Một số
qui trình được các mạng chuẩn điều hành như sau:
- Qui trình để nối và cắt liên lạc.
- Tín hiệu dùng để trình bày dữ liệu trên phương tiện truyền thông
- Loại tín hiệu được dùng.
- Phương pháp truy nhập để chuyển tiếp một tín hiệu liên lạc.
- Phương pháp truyền trực tiếp một thông điệp gửi tới nơi đến.
11
- Thủ tục dùng để kiểm soát tốc độ truyền dữ liệu.
- Phương pháp dúng cho máy tính điện toán khác loại liên lạc với nhau.
- Cách bảo đảm cho thông điệp được nhận đúng
cách.
Mô hình kiến trúc OSI được xây dựng với 7
tầng khác nhau, mỗi tầng đều có một chức năng
riêng biệt.
Chức năng của mức thấp bao gồm cả việc
chuẩn bị cho mức cao hơn hoàn thành công việc của
mình.
+ Application : Tầng ứng dụng. (Tầng 7)
+ Presentation : Tầng trình diễn. (Tầng 6)
+ Session : Giao dịch. (Tầng 5)
+ Transport : Vận chuyển. (Giao vận) (Tầng 4)
+ NetWork : Tầng mạng. (Tầng 3)
+ Data Link : Tầng Liên kết dữ liệu. (Tầng 2)
+ Physical : Tầng vật lý. (Tầng 1)
8. Truyền thông trên mạng
Thông tin khi truyền tải trên mạng nó phải được phân chia thành các gói tin nhỏ giúp cho
lượng thông tin lưu chuyển trên mạng uyển chuyển và linh hoạt hơn, mặt khác nó làm cho

việc dò tìm và khắc phục lỗi trở nên đơn giản hơn. Mỗi tệp tin khi chuyển qua mạng đều được
thiết bị nguồn phân nhỏ thành các gói và được cấu trúc lại khi nó tới máy tính nhận, mỗi gói
tin khi vận chuyển đều được phát hiện xem có lỗi xảy ra hay không nếu có thì chỉ gói tin đó
được yêu cầu phát lại chứ không phải phát lại toàn bộ tệp tin được yêu cầu truyền lại.
Việc định dạng một gói tin khi chuyển tải phụ thuộc vào giao thức mà thiết bị được
thiết lập tuy nhiên nó có các thông tin chính sau đây;
- Header (phần đầu): phần đầu báo hiệu bắt đầu gói tin và chứa một gói các thông số
quan trọng, chẳng hạn như địa chỉ nguồn, đích và thông tin thời gian đồng bộ.
- Data (dữ liệu): phần này trong gói tin chứa đựng dữ liệu gốc được truyền.
- Trailer (dấu vết): phần này đánh dấu điểm kết thúc của gói tin và thường chứa
thông tin sửa lỗi (CRC).
Khi dữ liệu được chuyển tải qua mạng đi qua các giao thức thì mỗi lớp của giao thức được
sử dụng sẽ kiểm tra và lưu các thông tin cần thiết vào phần HeadLà một yếu tố quan trọng của
một mạng máy tính, đây là phương tiện dùng để truyền các tín hiệu điện tử giữa các máy với
12
Hình 1.6 Mô hình OSI
nhau trong mạng. Các tín hiệu điện tử đó chính là các thông tin, dữ liệu được biểu thị dưới
dạng các xung nhị phân (ON_OFF), mọi tín hiệu truyền giữa các máy tính đều là sóng điện từ.
Đường truyền có đặc trưng cơ bản là dải thông: Thuật ngữ này chỉ đến khả năng chuyển tải
tín hiệu của phương tiện truyền dẫn, môi trường có thể truyền tải cao độ thì có dải thông cao.
Dải thông có thể ví như bình tưới cây có vòi 1,5cm, mỗi phút chỉ tưới được 8 đến 10 lít nước,
một vòi nước to gấp 10 lần sẽ tưới được lượng nước gấp 10 lần. Tốc độ truyền tải dữ liệu
thường dùng thuật ngữ “bit“ không phải byte. Theo lý thuyết mạng Ethernet có thể truyền 10
triệu bit mỗi giây (10 Mbps). Tốc độ truyền tải tín hiệu còn phụ thuộc vào chiều dài của cáp,
nếu cáp quá dài thì tín hiệu sẽ bị suy giảm và nhiều lỗi phát sinh.
Việc liên lạc diễn ra giữa hai máy tính ở hai vị trí khác nhau tuy nhiên để lắp đặt một
mạng diện rộng riêng cho mình thì không tổ chức nào có thể chấp nhận được các yêu cầu về
giá cả để lắp đặt nó. Đặc điểm của mạng cục bộ là dải thông rất cao do vậy người quản trị
mạng có thể điều khiển và duy trì tất cả các phương tiện kết nối và truyền thông trên mạng.
Việc kết nối các máy tính thực hiện được thông qua môi trường truyền dẫn, chúng ta có thể sử

dụng 2 loại đường truyền:
+ Hữu tuyến: Các máy tính được nối với nhau bằng dây cáp mạng ví dụ dây cáp đồng trục,
cáp đôi dây xoắn, cáp quang,…
+ Vô tuyến: Các máy tính truyền tín hiệu cho nhau thông qua các sóng vô tuyến (tia hồng
ngoại, sóng vi ba, vệ tinh, ) với các thiết bị điều chế/giải điều chế tại mỗi đầu nút.
Việc sử dụng cáp để liên lạc và tạo mạng cục bộ chúng ta sẽ xem xét sau bây giờ chúng
ta quan tâm đến một số trường truyền dẫn mà các tổ chức sử dụng để thiết lập mạng diện rộng.
 Các cơ chế truy nhập đường truyền
Một phương pháp truy cập đường truyền là một tập hợp những qui tắc chi phối các nút
mạng chia sẻ các phương tiện truyền dẫn thông tin. Qui tắc chia sẻ giữa các máy tính giống
như qui tắc chia sẻ giữa con người với nhau và đều tuân theo triết lý sau:
1 Đến trước phục vụ trước.
2 Thay phiên nhau.
9. Địa chỉ IP cho giao thức TCP/ IP
Để quản lý và thiết kế được mạng thì chúng ta cần biết cách chia địa chỉ IP.
9.1Địa chỉ vật lí, địa chỉ tầng mạng
Để che dấu tính phức tạp và đa dạng của các thiết bị mạng, TCP/IP định nghĩa khái niệm
giao diện (interface) để truy cập vào phần cứng. Giao diện này cung cấp tập hợp các thao tác
như nhau cho tất cả các dạng thiết bị, dựa trên các thao tác gửi và nhận dữ liệu. Để hoạt động
trong mạng TCP/IP, mỗi giao diện mạng phải được gán một địa chỉ IP để định vị khi truyền
thông với thực thể bên ngoài.
13
Một địa chỉ vật lý hay còn gọi là địa chỉ MAC (do nó được định nghĩa trong phân tầng
Media Access Control của tầng liên kết dữ liệu theo chuẩn giao thức của OSI) là địa chỉ của
một NIC (network interface card - card giao tiếp mạng). Các địa chỉ MAC chỉ được dùng để
truyền tải các khung dữ liệu giữa những máy tính trong cùng một mạng. Chúng không được
dùng để gởi khung đến những máy tính trên những mạng khác nhau được liên kết bằng các bộ
định tuyến. Việc định địa chỉ IP được dùng để gởi tiếp các khung ngang qua những biên giới
của bộ định tuyến (dùng các mạng TCP/IP).
Lưu ý rằng MAC address không được sử dụng trong truyền nhận giữa các mạng.

9.2Địa chỉ IP
Giao thức liên mạng IP sử dụng loại địa chỉ 32 bit. Mỗi máy trạm phải được gán một địa chỉ
trong liên mạng. Khi sử dụng mạng cục bộ không kết nối với các mạng khác, người sử dụng
có thể tự gán địa chỉ IP tùy ý cho các máy trạm. Tuy nhiên đối với các site Internet thì địa chỉ
IP phải được cung cấp từ trung tâm phụ trách địa chỉ IP trên thế giới NIC (Network
Information Center).
Mỗi địa chỉ IP được chia làm 4 phần, mỗi phần 1 byte. Ví dụ, trạm
quark.physics.groupcho.edu có địa chỉ là 0x954C0C04 hay 149.76.12.4. Dạng sau được gọi là
ký pháp thập phân có chấm – dotted quad notation.
Địa chỉ IP được chia thành 2 vùng: địa chỉ mạng (network address) và địa chỉ trạm (host
address). Khi đề nghị NIC cung cấp địa chỉ IP thì ta sẽ không nhận được địa chỉ tương ứng của
mỗi máy trạm, thay vào đó là địa chỉ mạng và ta có quyền gán địa chỉ cho các máy trạm của
mạng trong phạm vi địa chỉ đã được cung cấp.
Những bit quan trọng nhất được sử dụng nhằm xác định có bao nhiêu bit dùng cho địa chỉ
mạng (netid) và đại chỉ trạm (hostid). Năm lớp địa chỉ hiện tại được định nghĩa là: lớp A, B,
C, D và E.
0 Netid Hostid
Class A
1 0 Netid Hostid
Class B
1 1 0 Netid hostid
Class C
1 1 1 0 Multicast
Class D
1 1 1 1 0 dùng cho tương lai
Class E
14
31
• Lớp A: địa chỉ mạng chứa trong byte đầu tiên, cho phép định danh tới 126 mạng
gồm các địa chỉ 1.0.0.0 đến 127.0.0.0 với tối đa 16 triệu host trên mỗi mạng. Lớp này được

dùng cho các mạng có số trạm cực lớn.
• Lớp B: điạ chỉ mạng là 2 byte đầu tiên cho phép định danh tới 16320 mạng từ
128.0.0.0 đến 191.255.0.0, với tối đa 65024 host trên mỗi mạng.
• Lớp C: địa chỉ mạng là 3 byte đầu tiên cho phép định danh gần 2 triệu mạng từ
192.0.0.0.1 đến 223.255.0.0 với tối đa 254 host trên mỗi mạng. Lớp này được dung cho các
mạng có ít trạm.
• Lớp D dùng để gửi IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng.
• Lớp E dự phòng để dùng trong tương lai.
Trong ví dụ trên, giả sử địa chỉ 149.76.12.4 thuộc lớp B thì địa chỉ mạng của nó là
149.76.0.0 và địa chỉ trạm là 12.4.
Trong danh sách địa chỉ liệt kê ở trên, không phải mọi địa chỉ đều được gán cho các trạm.
Các thành phần 0 và 255 được dùng cho các mục đích đặc biệt, địa chỉ với phần trạm có các
bit bằng 0 được dùng để chỉ ra mạng tương ứng. Còn địa chỉ các các thành phần trạm là các bit
bằng 1 là địa chỉ quảng bá định vị cho tất cả các trạm trên mạng đó. Như vậy địa chỉ
149.76.255.255 không có ý nghĩa cho một trạm mà có nghĩa là tất cả các trạm trong mạng
149.76.0.0.
Địa chỉ 0.0.0.0 được dùng cho địa chỉ chọn đường mặc định (default route) dùng trong việc
chọn đường cho các gói tin IP. Còn 127.0.0.0 gọi là địa chỉ quay ngược (loopback address).
Nguyên nhân của việc sử dụng các lớp địa chỉ cụ thể:
• Các kiểu lớp địa chỉ khác nhau được định nghĩa để đánh địa chỉ cần thiết cho các mạng
có kích thước khác nhau. Theo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đăng ký mạng cấp một số tài
liệu mạng cho một tổ chức. Đây là trách nhiệm duy nhất của một tổ chức được cấp phát một
địa chỉ mạng nhằm cấp cho số máy chủ trong mạng.
• Số lượng máy chủ có thể gán cho một nhóm mạng cụ thể tùy thuộc vào số bit trong vùng
hostid. Số bit trong vùng hostid tùy thuộc vào lớp địa chỉ trên đó nhóm mạng thuộc vào. Một
nhóm mạng lớp A có số bit trong vùng hostid lớn nhất , và do đó có số máy chủ lớn nhất.
Tương tự một địa chỉ lớp C có số lượng bit trong vùng hostid nhỏ nhất do đó có số lượng máy
chủ nhỏ nhất.
Ký hiệu thập phân có chấm : Giá trị 32 bit tượng trưng cho 4 số thập phân tương ứng với giá
trị thập phân của 4 byte làm thành địa chỉ 32 bit. Các số thập phân cách nhau bởi dấu chấm.

Ký hiệu viết tắt này của địa chỉ IP gọi là ký hiệu thập phân có chấm.
VD: địa chỉ IP theo nhị phân và ký hiệu thập phân có chấm :
IP address: 10010000 0001011 01001010 1001001
IP address: 144.19.74.201
15
Tính toán một lớp địa chỉ:
Khi được cung cấp một địa chỉ IP dạng thập phân có chấm, điều quan trọng là phải biết lớp
địa chỉ mà nó thuộc vào . Lớp địa chỉ IP xác định số bit được gán cho vùng hostid. Kích thước
vùng hostid giới hạn số lượng máy chủ có thể có trên mạng này. Ngoài ra nó còn được sử
dụng để xác định cách phân chia một mạng thành nhiều mạng nhỏ hơn, gọi là mạng con
(subnet).
Một phương pháp xác định lớp địa chỉ IP là chuyển địa chỉ IP sang dạng nhị phân để kiểm
tra một số bit quan trọng đầu tiên (các bit bên trái dạng nhị phân của địa chỉ IP). Những bit
quan trọng nhất của địa chỉ IP xác định lớp địa chỉ IP . Nếu bit quan trọng nhất của địa chỉ IP
là 0 , địa chỉ IP là một địa chỉ lớp A. Nếu 2 bit quan trong đầu tiên của địa chỉ IP là 10 thì địa
chỉ IP là địa chỉ lớp B. Nếu 3 bit quan trong đầu tiên của địa chỉ IP là 110 thì địa chỉ IP là địa
chỉ lớp C. Nếu 4 bit quan trong đầu tiên của địa chỉ IP là 110 thì địa chỉ IP là địa chỉ lớp D.
Bảng sau trình bày vùng giá trị của số thập phân đầu tiên của địa chỉ IP ở dạng thập phân
chấm.
Lớp địa chỉ IP Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa
A 0 126
B 128 191
C 192 223
D 224 239
E 240 247
Những địa chỉ IP đặc biệt:
• Một giá trị hostid gồm toàn bộ số 0 hoặc 1 không bao giờ được cấp cho một máy chủ
TCP/IP riêng. Một địa chỉ IP với giá trị hostid là 0 chỉ rõ chính mạng đó.
• Nếu giá trị hostid chứa tất cả các bit 1 trong địa chỉ nhị phân thì đây là địa chỉ broadcast
có định hướng. Một địa chỉ broadcast được nhìn thấy bởi tất cả các nút mạng trên mạng đó.

• Địa chỉ local broadcast hoặc limited broadcast 255.255.255.255 được sử dụng trong các
mạng cục bộ, nơi một broadcast không bao giờ đi qua.
• Địa chỉ 0.0.0.0 được sử dụng để tham khảo đến chính mạng đó, nó cũng được sử dụng
trong bảng định tuyến để chỉ đến điểm vào mạng cho địa chỉ bộ định tuyến mặc định hay cổng
giao tiếp mặc định.
9.3Mặt nạ mạng con (subnet mask)
Khi một máy tính trên mạng muốn xác định xem địa chỉ IP mà nó sở hữu có ở trên cùng
mạng con với máy mà nó đang cố gắng liên lạc hay không? Điều này được trả lời bằng mặt nạ
mạng con, tức là một sự kết hợp các bit 0 và 1 kiểu như sau:
11111111 11111111 11111111 00000000
Hai máy có cùng địa chỉ mạng và mặt nạ mạng thì thuộc cùng một mạng. Chú ý ràng các
mạng thuộc lớp A, B hoặc C người ta thường có nhu cầu chia các mạng này thành nhiều mạng
16
con, mặt nạ mạng xác định các máy tính nằm trong mạng lớn có thuộc cùng mạng con hay
không.
10. An toàn thông tin trên mạng
 Mở đầu
Mục tiêu cuối cùng của việc kết nối mạng là để nhiều người sử dụng từ những vị trí địa
lý khác nhau có thể sử dụng chung các tài nguyên của nhau, và đặc biệt là có thể truyền tải
thông tin cho nhau.
Do đặc điểm nhiều người sử dụng và phân tán về mặt địa lý nên việc bảo vệ các tài
nguyên khó tránh khỏi việc mất mát, xâm phạm tài nguyên do vô tình hay cố ý trong môi
trường mạng phức tạp hơn rất nhiều so với việc sử dụng máy tính đơn lẻ.
Do mọi cố gắng bảo vệ tài nguyên của chúng ta rốt cuộc cũng chỉ là để đảm bảo sự an
toàn riêng cho thông tin trong mạng nên từ đây chúng ta sẽ thỏa thuận với nhau rằng: thuật
ngữ an toàn mạng thực chất là “an toàn thông tin trên mạng”.
Để bảo vệ thông tin đạt hiệu qủa cao chúng ta cần phải lường trước được càng nhiều
càng tốt các khả năng xâm phạm, các sự cố rủi do đối với thiết bị và dữ liệu trên mạng. Xác
định càng chính xác các nguy cơ nói trên thì ta càng quyết định tốt các giải pháp phù hợp để
giảm thiểu các thiệt hại. Mọi nguy cơ đều cần phải xem xét quan tâm vì các vụ việc ít xảy ra

đôi khi lại gây nên những hậu quả khó lường.
Về bản chất có thể phân loại các vi phạm thành các loại: vi phạm thụ động và vi phạm
chủ động. “Chủ động” dược xem là có can thiệt vào nội dung và luồng thông tin trao đổi hay
không? Vi phạm thụ động chỉ nhằm đạt mục tiêu là nắm bắt được thông tin, có thể không biết
được nội dung nhưng cũng có thể dò ra được người gửi, người nhận nhờ vào thông tin điều
khiển giao thức chứa trong phần đầu các gói tin. Hơn nữa còn có thể kiểm tra được số lượng,
độ dài và tần số trao đổi để biết được đặc tính của dữ liệu. Loại vi phạm này không làm sai lạc
thông tin hay hủy hoại nội dung trên mạng. Trong khi đó các vi phạm “chủ động” lại có thể
biến đổi nội dung thông tin, xóa bỏ sắp xếp lại thứ tự hoặc làm lặp lại các gói tin ngay tại thời
điểm vi phạm hay sau một khoảng thời gian nhất định.
Vi phạm chủ động tuy dễ phát hiện nhưng việc ngăn chặn nó lại rất khó khăn, còn vi
phạm thụ động tuy khó phát hiện nhưng việc ngăn chặn lại đơn giản hơn.
Hình thức: Kẻ vi phạm trong thực tế có thể thâm nhập vào bất kỳ điểm nào của quá
trình truyền thông tin.
+ Đó có thể là trên đường truyền, ở máy tính chủ nhiều người sử dụng hoặc các giao diện kết
nối liên mạng như: Router, bridge, gatway,…
+ Trong quan hệ tương tác người máy các thiết bị ngoại vi, đặc biệt là các terminal (tổ hợp
bàn phím và màn hình) chính là cửa ngõ thuận tiện nhất cho các loại thâm nhập.
+ Ngoài ra phải kể đến khả năng phát xạ điện từ của các máy tính điện tử là cho nó trở thành
vật chuyển giao thông tin. Bằng một thiết bị chuyên dụng kẻ xâm phạm có thể đón được các
17
tia phát xạ và giải mã chúng. Ngoài ra còn có thể sử dụng các tia bức xạ được điều khiển từ
bên ngoài để tác động lên máy tính gây lỗi và sự cố đối với thiết bị và dữ liệu.
+ Tất cả những điều nguy hại này đều có thể xảy ra với dường truyền.
Trước khi quyết định đầu tư cho các giải pháp bảo vệ thông tin thì hãy đánh giá thiệt hai và
chi phí để khắc phục sự cố do thiệt hại đó gây ra. Hơn nữa chúng ta cũng cần phải thấy một
thực tế là không có cái gì là an toàn tuyệt đối “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, một hệ thống
an toàn đến đâu cũng không thể bảo vệ được mãi bởi những kể phá hoại chuyên nghiệp và cả
những kẻ phản gián. Từ đó thấy rằng việc bảo vệ an toàn thông tin là một cuộc chạy đua tiếp
sức không ngừng và không ai là người dám khẳng định mình đã có được đích cuối cùng.

18
 Các mức bảo vệ an toàn mạng
Vì không có một giải pháp an toàn tuyệt đối nên người ta thường phải sử dụng việc kết hợp
đồng thời nhiều mức bảo vệ khác nhau tạo thành nhiều rào chắn đối với các hoạt động xâm
nhập bất hợp pháp
- Access rigths: quyền truy cập nhằm kiểm soát các tài nguyên (thông tin) của mạng và
quyền hạn (có thể thực hiện những gì) trên tài nguyên đó. Hiện tại việc kiểm soát đang ở mức
tệp.
- Login/password : đăng ký tên mật khẩu thực ra đây cũng là lớp kiểm soát quyền truy cập
nhưng không phải ở mức thông tin mà ở mức hệ thống. Đây là giải pháp phổ biến nhất và rất
hiệu quả. Mỗi người sử dụng mạng kể cả người quản trị trước khi muốn sử dụng đều phải
đăng ký tên và mật khi truy cập. Mỗi người phải bảo quản tên và mật khẩu truy cập sao cho an
toàn nhất và người có thể thay đổi các thông tin đó một cách hợp pháp là người quản trị mạng.
- Data encryption: phương pháp mã hóa thông tin sử dụng các phương thức mã hóa thông tin
từ dạng nhận thức được sang dạng không nhận thức được theo một thuật toán nào đó và thông
tin sẽ được biến đổi ngược lại ở trạm nhận. Đây là lớp bảo vệ được sử dụng rộng rãi trên mạng
hiện nay.
- Physical protection: bảo vệ vật lý nhằm ngăn cản các truy nhập vật lý bất hợp pháp vào hệ
thống. Thường dùng các biện pháp truyền thống như ngăn cấm tuyệt đối người không phận sự
vào phòng đặt máy mạng, dùng các ổ khóa trên máy tính (ngắt nguồn điện giữa màn hình, bàn
phím nhưng vẫn giữ liên lạc trong mạng), dùng các máy trạm không có ổ đĩa mềm…
- Fire wall: bức tường lửa, bảo vệ từ xa một máy tính hoặc cho cả mạng nội bộ người ta
thường dùng các hệ thống đặc biệt là bức tường lửa, với chức năng ngăn chặn các thâm nhập
trái phép và có thể lọc bỏ gói tin mà không muốn gửi hoặc nhận. Kỹ thuật này được sử dụng
phổ biến trong môi trường liên mạng.
19
Information
Access rigrhs
Login/ password
Data encryption

Physical protection
Fire wall
Các lớp rào chắn bảo vệ thông tin
CHƯƠNG II:LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG LAN
1. Lắp đặt cách thiết lập mạng máy tính với quy mô nhỏ
Một mạng máy tính luôn mang lại kết quả sử dụng máy tối ưu hơn một máy tính đơn lẻ.
Ngoài lí do chính là chia sẻ Internet, việc nối mạng máy tính trong gia đình hoặc văn phòng
nhỏ còn giúp bạn chia sẻ file rất tiện lợi, sử dụng máy in cho tất cả các máy PC trong mạng,
cung cấp sân chơi cho các trò chơi theo kiểu mạng
Trong bài này chúng tôi dùng công nghệ kết mạng Fast Ethernet làm ví dụ bởi ngoài những
công nghệ kết nối mạng gia đình có sử dụng đường dây điện thoại sẵn có, đường dây điện AC
hoặc kết nối không dây, Fast Ethernet còn cho tốc độ cao, độ tin cậy lớn, giá thành tương đối
thấp, dễ dàng đưa thêm thiết bị vào mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống. Quy
trình kết nối mạng như sau:
Bước 1: Vạch kế hoạch
Việc vạch kế hoạch trước khi thực hiện sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian thiết lập mạng và
đảm bảo mạng đem lại cho bạn sự thuận tiện. Giả sử bạn cần kết nối một vài máy PC, một
hoặc hai máy in, hãy xác định từ trước vị trí đặt các PC, máy in và hub cũng như cách thức
bạn đặt các đường dây cáp. Nếu bạn chia sẻ cả Internet, hãy chắc chắn rằng có ít nhất một PC
đợc đặt gần jắc cắm điện thoại hoặc chỗ thả cáp hay DSL. Nếu tất cả các PC cùng nằm trong
một phòng, bạn có thể chạy dây cáp đằng sau các máy PC, tránh không chạy dây bên dưới
thảm trải sàn, qua tường hay giữa các trần nhà. Nếu bạn thấy khó trong việc chạy dây cáp, tìm
sự giúp đỡ của một công ty chuyên lắp đặt các hệ thống an toàn gia đình và có kinh nghiệm
nối dây từ nhiều vị trí mà không lộ rõ các đường dây lòng thòng không đẹp mắt.
Bước 2: Sẵn sàng kết nối
Sau khi đã vạch xong kế hoạch, bạn cần cài đặt các card giao diện mạng (NIC-Network
Interface Card). Hiện nay, có các loại card NIC cổng song song nối ngoài và card USB
Ethernet không yêu cầu bạn phải tháo PC, nhưng card Fast Ethernet chỉ có loại điều hợp bên
trong hoặc định dạng PCMCIA dùng cho máy tính notebook. Việc cài đặt card NIC bên trong
máy tính không khó, nhng bạn nên cẩn thận để tránh làm hỏng các bộ phận khác. Cắm card

thật chắc chắn vào khe cắm giao diện, vặn cái móc của card vào vỏ máy để tránh cho nó khỏi
bị lỏng. Bạn cũng cần chú ý tắt điện trước khi tháo lắp các bảng mạch. Các máy notebook cho
phép bạn cài card mà vẫn bật điện.<O:P</O:P
Cài card NIC xong, bạn phải tải các trình điều khiển. Với máy PC để bàn, bạn sẽ đợc nhắc cài
phần mềm điều khiển khi bạn bật máy. Nếu bạn cài cho máy notebook đang chạy, bạn được
yêu cầu tải trình điều khiển ngay. Một điều khó chịu nhỏ là Windows 98 sẽ yêu cầu đĩa hệ
thống điều hành của bạn vài lần trong quá trình cài NIC cho dù các file đó đã được cài đặt từ
trước. Bạn cũng sẽ được nhắc khởi động lại máy ít nhất một lần. Sau khi cài xong trình điều
khiển, kích chọn Start\Settings\Control Panel và chạy ứng dụng System. Từ thẻ Device
Manager chọn Network adapters và tìm NIC trong danh sách hiển thị. Nếu không có mũi tên
20
màu đỏ hoặc dấu chấm than (!) màu vàng trên biểu tượng của card thì có nghĩa là bạn đã cài
đặt đúng cách.
Bước 3: Định cấu hình
Sau khi cài card NIC, bạn phải định cấu hình cho máy PC và card mạng để giao tiếp với mạng.
Kích chọn Start\Settings\Control Panel\Network. Tại màn hình Windows 98 Network, bạn
thấy ba thẻ menu: Configuration, Identification và Access Control (xem Hình 1), bạn phải
thực hiện các thao tác sau cho từng máy PC có card NIC.
Cửa sổ Configuration sẽ hiển thị các linh kiện mạng đã được cài đặt trong máy PC với hai
dòng Client for Microsoft Networks và Microsoft Family Logon (hoặc Client for Netware
Networks) trước một loạt các bộ điều hợp. Bạn cần chọn cài đặt thêm bộ điều hợp Windows
98 Dial-up Adapter, một vài bộ điều hợp cho các dịch vụ trực tuyến tương thích phi TAPI
(non-TAPI) nh AOL Adapter, 2 giao thức IPX/SPX và TCP/IP, mục chọn có dòng chữ File
and printer sharing for Microsoft Networks (kích chuột vào thành phần cần cài đặt rồi kích
vào nút Add). Với mạng ngang hàng đơn giản (peer-to-peer network), bạn không cần thay đổi
các giá trị thiết lập cho giao thức TCP/IP. Để kiểm tra các giá trị thiết lập, bật sáng danh sách
giao thức TCP/IP rồi chọn nút Properties.
Trở lại cửa sổ Configuration, bạn kích chuột vào nút File and Print Sharing và kiểm tra các
hộp thoại cho phép những ngời khác truy cập file và sử dụng máy in của bạn. Lúc này, bạn
không thực sự chọn chia sẻ máy in hay ổ đĩa, nhưng nên chú ý rằng khi bạn kết nối Internet

trong khi đang bật chế độ chia sẻ tệp, rất có thể sẽ có những truy cập trái phép tới các file của
bạn. Để xử lý vấn đề này, phần mềm chia sẻ modem thường có thêm chức năng bảo vệ
firewall ngăn ngừa ngời ngoài truy cập vào các ổ đĩa đã chia sẻ của bạn. Khi Windows 98 tiến
hành đăng ký các thành phần mạng mới mà bạn vừa chọn, phần mềm sẽ yêu cầu bạn khởi
động lại máy ít nhất một hoặc hai lần. Hãy luôn để bên cạnh bạn đĩa CD-ROM Windows 98.
Thao tác cuối cùng là thiết lập nhận dạng cho máy. Chọn thẻ Identification (xem Hình 2), bạn
không cần phải viết gì vào trờng Computer Description, nhng ở trờng Computer name, bạn
phải đặt tên cho từng PC có trong mạng (mỗi máy một tên) và một tên chung cho tất cả các
máy trong trờng Workgroup. Nếu bạn không dùng một tên chung cho Workgroup, các PC đã
nối mạng của bạn sẽ không thể giao tiếp với nhau được.
Bước 4: Kết nối với hub
Sau khi cài đặt và định cấu hình cho các máy PC theo đúng cách thức như trên, bạn phải kết
nối từng card tới hub mạng qua một dây cáp đơn. Đối với Fast Ethernet, bạn cần dùng cáp
xoắn hai sợi loại 5 với một bộ nối RJ-45. Loại cáp xoắn hai sợi loại 3 cũng dùng bộ nối này và
rẻ hơn nhưng chỉ thích hợp với các mạng Ethernet thông thường (không làm việc được ở tốc
độ 100 Mbps). Máy PC có thể đặt xa hub ở khoảng cách tối đa là 100m, nhưng bạn nên dùng
dây ngắn hơn vì cáp dài thì đắt tiền hơn.
Tuy bạn không cần định cấu hình cho hub nhưng cần cung cấp điện cho nó qua bộ điều hợp
AC Adapter. Trong trường hợp bạn nối chiếc hub này với một hub khác, bạn cần lật khoá
21
chuyển để chuyển đổi một trong các cổng PC bình thường trên hub thành một cổng nối trên
(uplink), (một số hub có cổng nối trên chuyên biệt).
Khi kết nối các card mạng tới hub, lưu ý là phải bật điện lên. Các đèn chỉ báo (indicator light)
sẽ cho bạn biết tình trạng kết nối và tốc độ kết nối cao nhất.
Bước 5: Chia sẻ tài nguyên
Sau khi tất cả các bước trên được hoàn thành, khâu cuối cùng là chọn lựa những ổ đĩa và máy
in mà bạn cho phép chia sẻ trên mạng. Nhớ rằng nếu lúc trước bạn quên không bật nút File
and Print Sharing trên bất kỳ máy PC nào, bạn sẽ không thể chia sẻ ổ đĩa hay máy in nối trực
tiếp với chiếc PC đó.
Tại cửa sổ My Computer hoặc trong Windows Explorer, bạn kích chuột phải vào ổ đĩa hoặc

folder muốn chia sẻ rồi chọn Sharing (xem Hình 3), nhập một tên riêng chưa hề có trên máy.
Chú ý đặt tên có nghĩa để tiện cho việc tìm kiếm và truy cập sau này.
Tiếp đó, bạn chọn cách thức truy cập mà bạn cho phép những người sử dụng khác truy cập
thông tin trên máy của bạn: phụ thuộc vào password, read-only hay cho sử dụng không hạn
chế. Bạn cũng có thể nhập password. Sau khi bạn kích Apply hoặc OK, mọi người dùng trong
mạng đều có thể truy cập ngay. Để có thể truy cập đến ổ đĩa hoặc máy in của một PC khác,
bạn chọn Network Neighborhood từ Windows Desktop hoặc Windows Explorer. Một danh
sách các PC vừa được cài đặt và đang chạy trong mạng sẽ xuất hiện. Từ đây, bạn có thể chọn,
mở, sao chép, di chuyển và xoá các file và folder trên các ổ đĩa được chia sẻ như trên chính
chiếc PC của bạn.
Để chia sẻ máy in, bạn mở My Computer hoặc chọn Start\Settings\Printers rồi kích chuột phải
vào vùng tên máy in và chọn Sharing. Chọn Share As, viết tên máy in, kích chọn Apply hoặc
OK là xong. Tuy nhiên, bạn không in ngay được nếu chưa cài đặt máy in vào từng PC muốn
sử dụng máy in. Hãy làm thêm một thao tác nữa: chọn Start\Settings\Printers và kích vào nút
Add Printers, chọn tiếp Network printer, khi được hỏi về cách thức kết nối máy in, bật nút
Browse trên màn hình tiếp theo để chọn định nghĩa máy in theo cách chia sẻ trên mạng. Trong
nhiều trường hợp, các trình điều khiển máy in sẽ sao chép tới PC ở xa để hoàn thành quá trình
cài đặt. Sau khi máy in được đánh dấu để chia sẻ và đã được cài đặt trên một PC nối mạng,
người dùng có thể thiết lập nó như một máy in mặc định.
Kết quả cuối cùng
Sau khi đã hoàn thành các thao tác cài đặt và định cấu hình và các đường dây cáp đã được kết
nối an toàn, bạn đã có thể chia sẻ file, chơi các trò chơi tập thể trên mạng, bảo vệ dữ liệu bằng
cách sao lưu các file quan trọng trên các PC trong mạng Tuy việc thiết lập mạng không phải
đơn giản nhưng nó đã dễ dàng so với những năm trước rất nhiều. Mặc dù việc cài đặt và định
cấu hình cho card NIC đầu tiên có thể mất từ 30 phút đến 1 tiếng, nhưng khi bạn đã thạo và tự
tin, việc cài đặt một NIC khác chỉ mất vài phút.
2. Giới thiệu các loại cáp mạng
22
2.1. Cáp đôi dây xoắn UTP,
STP

23
Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted- Pair):
Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP nhưng không có lớp vỏ đồng chống nhiễu. Cáp
UTP
được sử dụng trong mạng Ethernet 10BaseT hoặc 100BaseT. Do giá thành rẻ nên
đã nhanh chóng trở thành loại cáp mạng cục bộ được ưu chuộng nhất.
Không có vỏ bọc chống nhiễu nên dễ bị nhiễu khi đặt gần các thiết bị và cáp khác
do đó thông thường dùng để đi dây trong nhà. Đầu nối dùng RJ-45.
Cáp UTP được phân thành các loại sau :
Loại 1: có 2 cặp dây xoắn, dùng truyền tín hiệu âm thanh, tốc độ < 4Mbps, ứng
dụng trong mạng PSTN;
Loại 2: có 4 cặp dây xoắn, tốc độ lên đến 4 Mbps, ứng dụng trong mạng Token Ring
over UTP.
Loại 3: có 4 cặp dây xoắn, 3 mắt xoắn trên mỗi foot, tốc độ lên đến 10 Mbps, dùng
24
truyền tín hiệu thoại rất tốt.
Loại 4: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ đạt được 16Mbps có thể
lên đến
20Mbps, ứng dụng cho mạng Token Ring tốc độ cao.
Loại 5: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 100 Mbps có thể đạt 1Gbps,
ứng dụng trong mạng Fast Ethernet.
Loại 5e: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 1Gbps, giá thành cao hơn
loại 5, ứng dụng trong mạng Giga Ethernet.
Loại 6: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ từ 1Gbps đến 10Gbps,
được chỉ địng thay thế cho loại 5e, ứng dụng trong mạng Super Ethernet.
25

×