Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT CẤU TRÚC CÓ LIÊN TỪ “ПОТОМУ ЧТО” VÀ “ОТТОГО ЧТО” TRONG TIẾNG NGA VÀ CẤU TRÚC CÓ LIÊN TỪ CẶP “SỞ DĨ … VÌ/LÀ VÌ” TRONG TIẾNG VIỆT" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.79 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009

152
KHẢO SÁT CẤU TRÚC CÓ LIÊN TỪ “ПОТОМУ ЧТО” VÀ “ОТТОГО
ЧТО” TRONG TIẾNG NGA VÀ CẤU TRÚC CÓ LIÊN TỪ CẶP
“SỞ DĨ … VÌ/LÀ VÌ” TRONG TIẾNG VIỆT
AN INVESTIGATION INTO CONSTRUCTIONS WITH CONJUNCTS “ПОТОМУ
ЧТО” AND “ОТТОГО ЧТО” IN RUSSIAN AND THE CONSTRUCTIONS –
“SỞ DĨ … VÌ/LÀ VÌ” IN VIETNAMESE

Nguyễn Ngọc Chinh
Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Quan hệ nguyên nhân – kết quả là mối liên hệ chủ yếu trong thực tế khách quan, và
được phản ánh trong ngôn ngữ tư duy của con người. Mỗi dân tộc đều có phương thức biểu
đạt tư duy theo kiểu riêng bằng ngôn ngữ của mình. Bài viết này khảo sát các cấu trúc biểu đạt
ý nghĩa nguyên nhân – kết quả trong tiếng Nga có liên từ từ потому что và оттого что và
cách thức truyền đạt sang tiếng Việt và ngược lại cũng khảo sát một số cấu trúc đặc biệt trong
tiếng Việt hiện đại có liên từ sở dĩ … vì/là vì. Kết quả những khảo sát trên hữu ích cho quá trình
giảng dạy – học tập, trong quá trình dịch thuật đối với người Việt nghiên cứu tiếng Nga như là
một ngoại ngữ cũng như người Nga nghiên cứu tiếng Việt như là một ngoại ngữ.

ABSTRACT
Cause – effect relation is the primary relation in the objective world and is reflected in
human language and thinking. Each nation has unique modes of expressing their thinking in
the style of their own language. This paper investigates constructions expressing cause – effect
relation with conjuncts потому что and оттого что in Russian and some ways of translating
into Vietnamese. The paper also examines some Vietnamese constructions with conjunct sở dĩ
… vì/là vì. The research results will be useful in teaching – learning process not only for the
Vietnamese who study Russian as a foreign language, but also for the Russian who learn


Vietnamese as a foreign language.

1. Đặt vấn đề
Trong tiếng Nga hiện đại, cấu trúc chỉ nguyên nhân - kết quả (NNKQ) có liên từ
потому что và оттого что chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng lớn nhất trên
cấp độ câu phức hợp phụ thuộc. Nếu liên từ потому что là liên từ đứng đầu trong
nhóm các liên từ không phân biệt nghĩa ( недифференцированные союзы) (1,577) thì
liên từ оттого что cũng là liên từ đứng đầu trong nhóm các liên từ phân bịêt nghĩa
(дифференцированные союзы) (1,577). Cấu trúc câu phức hợp phụ thuộc có hai liên
từ trên được dùng rộng rãi trong các văn phong viết và nói, văn học, nghệ thuật, hành
chính, sự vụ, … Khi được truyền đạt sang tiếng Việt thì một điều rất thú vị là cấu trúc
câu phức hợp tiếng Nga có các liên từ trên đều được truyền đạt sang tiếng Việt bằng cấu
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009

153
trúc có liên từ cặp “ sở dĩ …vì/là vì” và gây hứng thú cho n gười Việt học tiếng Nga.
Ngược lại, cấu trúc tiếng Việt có liên từ cặp sở dĩ …vì/là vì … cũng là một hiện tượng
khá thú vị trong câu ghép tiếng Việt hiện đại, và là một vấn đề hay, đồng thời khó đối
với người nước ngoài học tiếng Việt.

2. Cấu trúc có liên từ потому что và оттого что trong tiếng Nga với các
phương thức biểu đạt sang tiếng Việt
Trong hơn 160 ví dụ thu thập được dịch từ văn bản các tác phẩm văn học tiếng
Nga, chúng tôi nhận thấy rằng, chỉ những cấu trúc nguyên nhân – kết quả có liên từ
cách quãng (причинно-следственные конструкции с дистанными союзами) (2-138)
потому …, что và оттого …, что là được truyền đạt bằng cấu trúc tiếng Việt có liên
từ cặp sở dĩ …vì/là vì. Cấu trúc có liên từ cách quãng là một dạng cấu trúc rất tiêu biểu
của câu phụ chỉ nguyên nhân trong tiếng Nga. Khi đó потому что và оттого что
phân chia thành liên từ cặp (đôi), tức là yếu tố đầu tiên потому hoặc оттого nằm ở
phần chính (главная часть), còn yếu tố thứ hai что nằm ở phần phụ (придаточная

часть). Như vậy các liên từ này ở dạng phân chia được (в расчленённом виде). Trong
những trường hợp này, ý nghĩa nguyên nhân được nhấn mạnh.
Ví dụ:
Я потому лгала и молчала, что
(
только этим и можно было продлить ещё
немного нашу жизнь с Николаем Ивановичем … (А.Толстой, Хождение по мукам)
Sở dĩ chị có thể nói dối và cứ lặng thinh là vì
Постороннему наблюдатедю показалось бы, что они говорят чепуху, но это
происходило
chỉ có như thế mới có thể kéo dài
thêm ít nữa cuộc sống của chị em mình với Nhicôlai Ivanovich.) (Cao Xuân Hạo dịch)
оттого, что
(Nếu có một người ngoài nào quan sát họ, người ấy sẽ tưởng họ nói toàn những
chuyện vô nghĩa, nhưng
они разговаривали шифром. (А.Толстой, Хождение по
мукам)
sở dĩ như vậy là vì
Có thể khái quát những điều trình bày trên bằng mô hình sau đây:
họ nói với nhau bằng một thứ mật mã). (Cao
Xuân Hạo dịch)
P1 потому …, что Р2 …
Р1 оттого …, что Р2 …
= Sở dĩ P1 … vì/là vì, …P2
Ở đây, P1 là trung tâm vị tính thứ nhất (câu chỉ ý nghĩa nguyên nhân), P2 là
trung tâm vị tính thứ hai (câu chỉ ý nghĩa kết quả).
Cấu trúc chỉ nguyên nhân – kết quả có liên từ потому что và оттого что kết
hợp với một số từ phủ định не, từ nhấn mạnh преимущественно, từ chỉ giới hạn
только, … cũng có thể được truyền đạt bằng cấu trúc có liên từ sở dĩ … vì/là vì trong
tiếng Việt.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009

154
Ví dụ:
Cтрогость смотрителя происходила преимущественно оттого, что в
переполненной вдвое против нормального тьюрме в это время был новальной
тиф. (Л.Толстой, Воскресенье)
(Sở dĩ có giám mục khắt khe chủ yếu là vì
Вся эта страшная перемена совершилась с ним
trong nhà tù đang có bệnh dịch chấy
rận, số tù nhốt trong đó đông gấp hai lần mức bình thường). (Vũ Đình Phòng, Phùng
Uông dịch)
толко оттого, что
(
он
перестал верить себе, а стал верить другим. (Л.Толстой, Воскресенье)
Sở dĩ có sự biến đổi ghê gớm đó trong con người Nhêxliuđôp, chỉ là vì
Theo thống kê của các tác giả, khảo sát bản dịch các tác phẩm Chiến tranh và
hoà bình, Phục si nh, Anna Karenhina, Con đường đau khổ do các dịch giả nổi tiếng
Cao Xuân Hạo, Vũ Đình Phòng, Phùng Uông, … chuyển nghĩa từ tiếng Nga sang tiếng
Việt, cấu trúc NNKQ có liên từ (потому …, что, оттого …, что) dùng ở dạng tách
(в расчленённом виде) chiếm 45%. Còn cấu trúc có tập hợp liên từ (союзное
сочетание) với các từ nhấn mạnh, từ chỉ giới hạn hoặc từ phủ định chiếm tới 55%. Cấu
trúc nhân – quả có liên từ потому …, что được truyền đạt sang tiếng Việt bằng cấu
trúc có liên từ cặp sở dĩ …vì/là vì chiếm 55%, còn cấu trúc có liên từ оттого …, что
được truyền đạt bằng cấu trúc có liên từ sở dĩ …vì/là vì chiếm 45%. Đây là một điều khá
thú vị đối với người Việt Nam nghiên cứu tiếng Nga nói chung, các giảng viên, học
viên cao học, sinh viên người Việt nghiên cứu tiếng Nga nói riêng.
chàng
đã không tin vào mắt mình mà chuyển sang vài người khác ). (Vũ Đình Phòng, Phùng

Uông dịch)

3. Cấu trúc với liên từ cặp sở dĩ … vì/là vì trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt hiện đại, cấu trúc có liên từ cặp hoặc sóng đôi (3, 588) sở dĩ
…vì/là vì/cũng vì, là để. … (4,120) chiếm một vị trí đặc bịêt quan trọng trong câu ghép
qua lại biểu thị ý nghĩa nguyên nhân – kết quả. Xét về nguồn gốc, yếu tố sở dĩ có nguồn
gốc Hán (3, 592), không phải là từ thuần Việt.
Trong câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả, yếu tố sở dĩ chỉ ý nghĩa kết
quả (hậu quả), còn yếu tố vì/là vì chỉ nghĩa nguyên nhân.
Ví dụ:
Sở dĩ được như thế là vì Đảng ta … toàn tâm toàn lực phục vụ nhân dân, phụng
sự Tổ quốc. (Hồ Chủ tịch, II, 201)
Sở dĩ nó thi hỏng là vì
Tư liệu chúng tôi thu thập được trong các tác phẩm được dịch từ tiếng Việt sang
tiếng Nga, trong các luận án, chuyên khảo nghiên cứu tiếng Việt do các tác giả người
nó học kém.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009

155
Nga viết
1
Ví dụ:
, … cho thấy rằng, hầu hết những cấu trúc nguyên nhân – kết quả trong tiếng
Việt hiện đại với cấu trúc sở dĩ …vì/là vì có thể được truyền đạt sang tiếng Nga có cấu
trúc với liên từ cách quãng потому … что hoặc bằng liên từ потому … что với từ
hạn định только.
Sở dĩ “vùng trời” tương đương với “không phận” là vì
(…
có “vùng” tương đương
với “phận” và “trời” tương đương với “không” … (Nghiên cứu Ngôn ngữ học ,

1968)
потому “вунг чой” совпадает с “кхонг фан”, что (досл. так как)
“вунг” совпадает по значению с “фан”, а “чой” совпадает с “кхонг” …
(Перевод И.Е. Алёшиной).
Sở dĩ tôi thi khoa này, chỉ cốt cho mình làm bà cử . (Ngô Tất Tố, Lều chõng,
131)
Только потому и на экзамене хожу, что
Sở dĩ Giao đưa vợ lên nông trường vì vợ chồng anh không thể sống xa nhau mãi.
(Một cặp vợ chồng, T.11)
тебя величали супругой господина
Кыняна. (Перевод Н.Никулина)
Потому
Từ những điều trình trên, chúng ta có thể khái quát những điều trình trên bằng
sơ đồ sau:
Зао привёл жену в колхоз, что не могли супруги жить постоянно
далеко друг от друга. (Перевод И.С. Панфилова)

Sở dĩ P1 … vì/là vì, … P2
=
Потому Р1…, что Р2 …
Только потому Р1…, что Р2 …

4. Kết luận
Những quan sát các cấu trúc câu phức hợp phụ thuộc trong tiếng Nga hiện đại
với liên từ потому что và оттого что được truyền đạt sang tiếng Việt bằng cấu trúc
sở dĩ … vì/là vì, … và ngược lại là những cấu trúc hay, thú vị và bổ ích cho những
người nghiên cứu học tiếng Nga, và những người Nga học tiếng Việt. Đó là những kinh
nghiệm trong thực tế giảng dạy – học tập khi gặp những cấu trúc dạng này, nhất là trong
quá trình học tập môn dịch tiếng Nga với tư cách là một ngoại ngữ đồng thời cũng giúp
người nước ngoài nghiên cứu tiếng Vịêt như một ngoại ngữ, hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn

về một loại cấu trúc khá đặc biệt trong tiếng Việt hiện đại. Có thể nói rằng, cấu trúc sở

1
Панфилов В.С., (1993), Грамматический строй вьетнамского языка, Санкт-Петебург.; Панфилов
В.С., Синтаксические служебные слова во вьетнамском языке, КД, Ленинград.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009

156
dĩ … vì/là vì … khi truyền đạt sang bất cứ ngôn ngữ nào cũng không phải là điều dễ
dàng. Bởi một lẽ rất đơn giản là cùng một hiện tượng ngôn ngữ, nhưng phương thức
biểu đạt của từng ngôn ngữ lại rất khác nhau (5,11).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Грамматика русского языка (1980), Институт русского языка АН СССР, T.2,
Синтаксис, Наука, Москва.
[2] Н.И. Формановская (1989), Сложное предложение в русском языке (Теория и
упражнение) , “Русский язык”, Москва.
[3] Nguyễn Kim Thản (1977), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
[4] Trương Văn Chình (1987), Cấu trúc tiếng Việt (Bản tiếng Pháp), Paris.
[5] Cao Xuân Hạo (1988), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

×