TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
158
NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP TIẾNG ANH
CHO NGƯỜI HỌC THÔNG QUA THỰC HIỆN
HỆ THỐNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI
BÀI LUYỆN TRONG LỚP HỌC
INCREASING COMMUNICATIVE COMPETENCE FOR LEARNERS
OF ENGLISH BY CARRYING OUT THROUGH IN-CLASS DRILLS
SYSTEMATICALLY AND EFFECTIVELY
PHAN VĂN HÒA, Đại học Đà Nẵng
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
Học viên Cao học 2008-2008, Đại học Huế
TÓM TẮT
Chân lý đơn giản nhất trong việc nâng cao năng lực giao tiếp là phải rèn luyện các kỹ
năng ngôn ngữ. Nhưng thực hiện c ác bài luyện (drills) một cách hiệu quả là một trong
những vấn đề quan trọng mà người dạy cần phải ý thức rất rõ về nội dung, quy trình,
và các yếu tố khác có tính tác động tích cực đến quá trình dạy – học tiếng Anh. Luyện
là cách giúp học sinh có cơ hội để nhớ hình thức của ngôn ngữ, nắm bắt kỹ năng và
đồng thời sử dụng ngôn ngữ. Bài viết này nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu về các loại
bài luyện tiếng Anh thường được sử dụng trong giờ học tại một số trường. Từ đó, nêu
lên những vấn đề đáng lưu ý, cũng như những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải
khi sử dụng các bài luyện tiếng Anh. Ngoài ra, người viết đưa ra một số đề xuất nhằm
làm sao thực hiện các bài luyện một cách hiệu quả để nâng cao năng lực giao tiếp
tiếng Anh cho người học.
ABSTRACT
The simpliest truth in increasing communicative competence is to practise language
skills. But how to carry out the drills effectively is one of the most important issues that
teachers should be deeply aware; especially they should clearly recognize the content,
the drilling process and other factors that affect the quality of English teaching. To carry
out drills is the way to help students memorize linguistic forms, master language skills
and then use the language they study. This paper aims at showing some research
results of English drills that are commonly used in some schools. On this basis, the
writer points out some remarkable issues, some difficulties that teachers often face
when using English drills in the classroom. The author makes some suggestions on
how to carry out English drills effectively in order to increase the communicative
competence of learners of English.
1. Đặt vấn đề
Xu hướng dạy và học tiếng Anh hiện nay là nhằm vào việc phát triển năng lực
giao tiếp (communicative competence) của người học. Để sử dụng tiếng Anh giao tiếp
hiệu quả, người học cần phải có năng lực ngôn ngữ (linguistic competence) bởi vì
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
159
“năng lực ngôn ngữ là một phần của năng lực giao tiếp” (Hedge, 2000, p. 160). Vì vậy,
trước khi cho học sinh luyện tập để phát triển năng lực giao tiếp, giáo viên cần đảm bảo
rằng học sinh phải được luyện tập một cách chính xác các nội dung liên quan đến năng
lực ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp hay cách phát âm. Lúc này luyện tập cùng với các
bài luyện là một trong những cách tốt nhất để giúp cho người học phát triển năng lực
ngôn ngữ.
Đối với người học là học sinh cấp hai, phần lớn là những người bắt đầu học
tiếng Anh, giáo viên cần giúp cho họ ngay từ cách phát âm cũng như nắm bắt trong các
yếu tố ngôn ngữ khác, tiến đến sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác. Điều này đòi hỏi phải có
sự tập luyện thật chính xác và công phu. Lewis và Hill (1981, p. 31) chỉ ra rằng “ Đặc
biệt nếu bạn đang dạy những lớp học mà học sinh ít có khả năng hay học sinh nhỏ tuổi,
nơi đó khó có được những cuộc đối thoại, thì bài luyện sẽ thật sự có ý nghĩa khi chúng
thu hút sự chú ý của mọi học sinh và giúp học sinh có nhiều cơ hội nói được tiếng Anh
một cách chính xác”. Như thế, bài luyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học
sinh luyện tập tốt các ngữ liệu mới để họ có đủ kiến thức về ngôn ngữ và cảm thấy tự
tin trong các hoạt động tiếp theo.
Mặc dù các bài luyện đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh,
vẫn còn nhiều giáo viên chưa sử dụng chúng một cách hợp lý hay nhiều học sinh vẫn
cho đó là nhàm chán.
Vấn đề là làm sao cho cả giáo viên lẫn học sinh ý thức rõ về vai trò quan trọng
của hệ thống bài luyện trong việc nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
2. Bài luyện ngôn ngữ (language drills)
2.1. Định nghĩa bài luyện ngôn ngữ
Grant (1987, p. 35) định nghĩa bài luyện: “Các bài luyện ngôn ngữ là các bài tập
ít nhiều mang tính chất máy móc (mechanical) mà ở đó học sinh luyện tập cách phát âm
hay ngữ pháp của ngôn ngữ mà không phải suy nghĩ nhiều cho đến khi ngôn ngữ đó trở
nên tự động (automatic)”. Dawson (1984, p. 34) nhận định : “Bài tập luyện là phương
tiện để cung cấp sự luyện tập sâu về các cấu trúc ngữ pháp, trật tự từ hay cách phát
âm” Còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng hầu hết đều nêu lên mục đích
chung nhất của bài luyện là tập trung cả lớp học vào việc luyện tập ngữ pháp, từ vựng
hay cách phát âm để nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ.
2.2. Các loại bài luyện ngôn ngữ
Các loại bài luyện ngôn ngữ từ lâu đã thu hút nhiều sự quan tâm. Matthews, Spatt
và Dangerfield (1991), Paulston và Bruder (1976), Liao (2007) đã phân các bài luyện
ngôn ngữ thành ba nhóm: Bài luyện mang tính máy móc (mechanical drills), bài luyện có
ý nghĩa (meaningful drills) và bài luyện có tính giao tiếp (communicative drills).
2.2.1. Các bài luyện mang tính máy móc
Paulston và Bruder (1976, p. 3) cho rằng bài luyện có tính máy móc là các loại
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
160
bài tập mà ở đó câu trả lời được kiểm soát hoàn toàn và chỉ có duy nhất một cách trả lời
đúng. Các loại bài luyện này được thực hiện mà không cần đến kiến thức nào về ngôn
ngữ đích hay sự thông hiểu nào về các quy tắc của ngôn ngữ đang được luyện tập.
Nhóm bài luyện này có các loại bài luyện như:
− Lặp lại (Repetition drill)
− Thêm vào (Addition drill)
− Dây chuyền (Chain drill)
− Thay thế (Substitution drill)
− Chuyển đổi (Transmission drill)
− Phát âm (Pronunciation drill), …
2.2.2. Các bài luyện có ý nghĩa
Không giống như bài luyện mang tính máy móc, bài luyện có ý nghĩa đòi hỏi
học sinh phải hiểu được những gì mà chúng đang luyện tập. Paulston và Bruder (1976,
p. 7) nhận định rằng học sinh không thể hoàn tất bài luyện này nếu như chúng không
hiểu hết cấu trúc và ngữ nghĩa của những gì đang được luyện tập. Các loại bài luyện
phổ biến trong nhóm này là:
− Các tình huống tưởng tượng (Imaginary situations)
− Câu trả lời gợi mở (Open ended responses)
− Hỏi và trả lời (Question and Answer drill),…
−
Phỏng đoán (Guessing drill)
−
Tranh ảnh (Picture drill)
2.2.3. Các bài luyện có tính giao tiếp
Matthews, Spatt và Dangerfield (1991) cho rằng một bài tập luyện có tính giao
tiếp là một bài tập mà trong đó các câu trả lời vẫn được kiểm soát (controlled) nhưng
học sinh phải đưa vào trong các câu trả lời đó những suy nghĩ hay những thông tin của
chính họ. Qua đó, chúng ta thấy rằng khi thực hiện các bài luyện này học sinh phải suy
nghĩ để có được những câu trả lời đúng và thích hợp cho từng câu hỏi hay tình huống cụ
thể nào đó. Nhóm bài tập luyện này có:
− Cây gia phả (Family Tree)
− Tìm một ai đó mà … (Find someone who…)
− Câu trả lời dựa vào thông tin đã cho (Cue card response drill)
− Sử dụng những tấm ảnh nhỏ (Using flash cards)
− Nói về mức độ thường xuyên của các hoạt động (Talking about frequency of
activities)
− Câu trả lời thật (True answers),…
Như ta thấy, 3 nhóm b ài luyện vừa nêu, trước hết mang tính máy móc
(automatic), rồi có ý nghĩa (mean ingful) và đến tính giao tiếp ( communicative). Ba
nhóm này thông thường cũng xảy ra theo trình tự: máy móc, ý nghĩa và giao tiếp .Thực
tế cho thấy không phải bao giờ cũng theo một trình tự nghiêm ngặt như vậy. Nhưng nếu
chỉ tiến hành các bài luyện máy móc mà không lưu ý dẫn đến các bài luyện có ý nghĩa
và tiến tới luyện giao tiếp thì quá trình dạy – học coi như không thể hoàn thành.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
161
2.3. Mức độ các loại bài luyện được dùng tại các trường cấp hai hiện nay
Bài luyện rất phù hợp cho những học sinh nhỏ tuổi hay học sinh cấp hai. Các bài
luyện đem đến cho học sinh và cả giáo viên nhiều ích lợi nếu được sử dụng một cách
hợp lý. Thực tế cho thấy việc sử dụng bài luyện của giáo viên vẫn còn hạn chế. Loại bài
luyện được dùng nhiều nhất là Lặp lại (Repetition drill) bởi loại bài tập này dễ thực hiện
lại không phải tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Vì thế mà một số giáo viên chỉ cho học
sinh thực hiện loại bài tập này mà không lưu ý đến luyện tập các loại bàiluyện ý nghĩa
và giao tiếp. Điều này dẫn đến sự nhàm chán cho người học và không có hiệu quả. Thực
tế khảo sát cho thấy các bài luyện như Hỏi và trả lời (Question and answer drill),
Chuyển đổi (Transmission drill), Thay thế (Substitution drill) có được thực hiện nhưng
tần suất thấp. Các loại bài luyện có tính phức tạp hơn như Phỏng đoán (Guessing drill),
Các tình huống tưởng tượng (Imaginary situations), Tranh ảnh (Picture drill), Tìm một
ai đó mà … (Find someone who…) được sử dụng rất ít và không được hiệu quả như
mong muốn. Biểu bản dưới đây cho thấy mức độ sử dụng 3 loại bài luyện ở các trường
phổ thông qua khảo sát 15 giáo viên đứng lớp:
Bảng 1: Các loại bài luyện và xác suất sử dụng
Loại bài luyện
Thường xuyên Thường thường Hiếm khi Không bao giờ
Giáo
viên
(SL=15)
%
Giáo
viên
(SL=15)
%
Giáo
viên
(SL=15)
%
Giáo
viên
(SL=15)
%
Bài luyện máy móc 3 20 12 80 0 0 0 0
Bài luyện có ý nghĩa
4 26.7 4 26.7 5 33.3 2 13.3
Bài luyện giao tiếp 2 13.3 4 26.7 6 40 3 20
Cụ thể hơn, trong một bài dạy đọc hiểu chẳng hạn, khảo sát cho thấy mức độ sử
dụng các bài luyện phức tạp nhưng hiệu quả còn ở mức rất thấp ở các trường phổ thông.
Bảng 2. Các loại bài luyện được sử dụng trong bài đọc hiểu.
Các loại bài luyện
Giáo viên
(SL=15)
Phần trăm
(%)
Bài luyện lặp lại (repetition drill) 15 100
Bài luyện thay thế (Substitution drill) 0 0
BL chuyển đổi (Transformation drill) 0 0
BL Hỏi đáp (Q & A drill) 14 93.3
BL hìnhảnh (Picture drill) 5 33.3
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
162
BL nhớ hội thoại (Dialogue memorization ) 0 0
BL khái niệm (Practicing concepts) 0 0
BL thể hiện các mối quan hệ (Expressing relationships) 0 0
Bài luyện khác (Others) 0 0
Thực tế cho thấy phần lớn bài luyện được dùng phổ biến đều thuộc nhóm bài
luyện mang tính máy móc. Còn bài luyện có ý n ghĩa và có tính giao tiếp được sử
dụng ở mức khá thấp.
Một trong những nguyên nhân là khi thực hiện bài luyện kiểu này giáo viên có
gặp một số khó khăn: Thứ nhất, trong một tiết học (45 phút) cả học sinh và giáo viên
phải giải quyết nhiều nội dung liên quan đến bài học.Vì vậy, giáo viên chỉ có điều kiện
tiến hành cho luyện đơn giản, máy móc. Thứ hai, giáo viên không có thời gian (ở nhà)
để chuẩn bị cho quá trình thực hành bài luyện khác như Tranh ảnh hay Tìm một ai đó
mà … một cách chu đáo. Thứ ba, trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều dẫn
đến khó thực hiện bài luyện có ý nghĩa hay có tính giao tiếp một cách hiệu quả. Tệ hơn,
khảo sát cho thấy một số giáo viên lại thừa nhận rằng họ chỉ quen dùng bốn loại bài
luyện mang tính máy móc phổ biến còn các loại khác thì hầu như họ chưa biết đến, hoặc
chưa sử dụng.
2.4. Đề xuất
Từ thực tế sử dụng không đồng đều các bài luyện có thể đưa đến những ý kiến
sau:
− Trở lại vấn đề bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên.
− Đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị các bài luyện một cách hệ thống và
hiệu quả.
− Chú ý nhiều vào việc lựa chọn bài tập luyện thích hợp.
− Chuẩn bị một số vật dụng cần thiết trước khi thực hiện bài tập luyện như các
mẫu giấy, các tấm card có chứa gợi ý (cues), tranh ảnh, …
− Dành lượng thời gian hợp lý cho mỗi bài tập luyện
− Tạo động cơ cho học sinh tham gia vào bài tập luyện một cách tích cực.
− Và cuối cùng là cân nhắc chọn lựa, thiết kế hợp lý và tiến hành thực hiện các bài
luyện một cách hệ thống, tạo ra sự nối kết giữa các môn học, các bài học, các
phần học và các kỹ năng ngôn ngữ theo yêu cầu của từng bài giảng trong sách
giáo khoa tiếng Anh.
Điều quan trọng nữa là mục đích thực hiện các bài luyện là dẫn dắt người học
đến giao tiếp đích thực. Vì vậy cần nâng cao hiệu quả khi tiến hành các bài luyện có ý
nghĩa và mang tính giao tiếp cao. Chẳng hạn, khi luyện cần có:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008
163
− Ý nghĩa
− Nhất quán nội dung ( bám theo chủ đề)
− Tạo sự trao đổi lời giữa các người học dễ tạo nhiều cơ hội giao tiếp cho họ.
− Có khoảng trống thông tin (information gap) để kích thích động cơ thực hiện các
kỹ năng giao tiếp như nghe, nói và xử lý thông tin
3. Kết luận
Khảo sát cơ bản một số trường và một số giáo viên cho thấy rằng việc triển khai
luyện cho học sinh vẫn chư tiến hành một cách hệ thống và hiệu quả, thậm chí vẫn còn
mang tính đối phó với bài học hơn là mang tính vì chất lượng đích thực. Trong khi đó ai
cũng biết rằng vấn đề cốt lõi của dạy – học ngoại ngữ là phải luyện tập một cách nhuần
nhuyễn và hệ thống, nhất là đối với các loại bài luyện có ý nghĩa và có tính giao tiếp cao.
Để thực hiện một cách hiệu quả một quá trình luyện tập như vậy, trước hết phải
làm cho người dạy ý thức đầy đủ về vai trò quan trọng của hệ thống các bài luyện. Sau
đó phải tạo điều kiện tốt nhất cho người dạy và người học như thời gian tối thiểu và các
yếu tố thiết bị, hoặc các yếu tố khác. Một vấn đề khá quan trọng nữa là khi nắm bắt quy
trình luyện tập, các loại bài luyện thích hợp, người dạy cần chuẩn bị chu đáo, hợp lý cho
mỗi bài dạy, mỗi kỹ năng dạy để mỗi bài luyện thích ứng cao với yêu cầu bài giảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dawson, C. Teaching English as a foreign language: a practical guide. UK:
Thomas Nelson and Sons Ltd (1984).
[2] Grant, N. Making the Most of Your Textbook. Hongkong: Longman Group UK
Limited (1987).
[3] Hedge, T. Teaching and Learning in the Language Classroom. USA: Oxford
University Press (2000).
[4] Lewis, M. & Hill, J. Source book for teaching English overseas: a practical guide
for language assistants. London: Heinemann Educational Books Ltd (1981).
[5] Liao, X. Q. Information Gap in Communicative Classrooms. E.T. Forum Online,
39: 4. Retrieved on June 9, 2007 from:
/forum/vols/vol39/no4/p38.htm.
[6] Matthews, A., Spratt, M., & Dangerfield, L. At the Chalkface: Practical
Techniques in Language Teaching. Walton-on-Thames, UK: Thomas Nelson
(1991).
[7] Paulston, C. B. and Bruder, M. N. Teaching English as a Second Language,
Techniques and Procedures. Combridge, Mass: Winthrop Publishers, Inc (1976).
[8] Phan Văn Hòa, Mối quan hệ giữa dạy cái gì và dạy như thế nào trong quá trình dạy
ngoại ngữ, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3 (26)/2008.