Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ SỬ DỤNG TRONG TIÊU ĐỀ BÁO CHÍ TIẾNG ANH" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.79 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

126
KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ SỬ DỤNG TRONG
TIÊU ĐỀ BÁO CHÍ TIẾNG ANH
AN INVESTIGATION INTO THE USE OF STYLISTIC DEVICES
IN ENGLISH NEWSPAPER HEADLINES

Trần Huy Khánh
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo này nhằm tiến hành điều tra việc sử dụng các phương tiện tu từ trong tiêu đề
báo chí tiếng Anh, qua đó xác định rõ các phương tiện tu từ nào xuất hiện với tần số cao nhất
và phân loại chúng. Bài báo đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng học các phương tiện tu từ
ở nhà trường cũng như khả năng hiểu và dịch phương tiện tu từ trong tiêu đề báo chí tiếng Anh
c
ủa sinh viên khoa tiếng Anh. Phần cuối của bài này nêu ra những khó khăn sinh viên thường
gặp khi dịch tiêu đề báo, các biện pháp khắc phục cùng với một số khuyến nghị về việc ứng
dụng kết quả bài báo cho công tác dạy và học các phương tiện tu từ trong tiếng Anh.
ABSTRACT
The study carried out an investigation into the use of stylistic devices in English
newspaper headlines.The study identified the most common stylistic devices adopted in
newspaper headlines, which were then catergorized and tabulated in accordance with particular
types of stylistic devices. It also clarified prevalent difficulties faced by Vietnamese students
when dealing with newspaper headlines containing stylictic devices. Also, some practical
advices were suggested to help not only the students with the interpretation of newspaper
headlines but those who show their interest in writing newspaper as well. Also, the implications
for the teaching and learning of stylistic devices as well as the work of translating English
newspaper headlines were put forward.


1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Báo chí tiếng Anh đã đang trở thành một phần không thể thiếu của người học
tiếng Anh nói chung và sinh viên khoa tiếng Anh nói riêng. Yếu tố đầu tiên đập vào mắt
người đọc báo chính là tiêu đề báo. Ngôn ngữ của tiêu đề báo chí tiếng Anh rất thú vị
nhưng vấn đề ngữ nghĩa của chúng cũng rất phức tạp. Chức năng chính của tiêu đề báo là
làm thế nào thu hút được sự chú ý của người đọc và dẫn dắt họ vào nội dung của bài báo.
Phương tiện tu từ là một công cụ không thể thay thế trong giao tiếp giúp người nói
và người viết truyền đạt ý tưởng của mình một cách có hiệu quả hơn. Đây chính là lý do
tại sao các phương tiện tu từ lại được áp dụng nhiều trong tiêu đề báo chí tiếng Anh.
Trong tiêu đề báo, phương tiện tu từ giúp tạo ra nhiều hiệu ứng độc đáo khác nhau
tác động lên người đọc. Tuy nhiên làm thế nào để có thể hiểu được hết thông điệp mà
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

127
người viết báo muốn gửi đến người đọc thông qua tiêu đề báo có chứa phương tiện tu từ
vẫn đang là một vấn đề lớn.
Từ những lý do nêu trên, bài báo này được tiến hành nhằm mục đích điều tra việc
sử dụng các phương tiện tu từ trong tiêu đề báo chí tiếng Anh.
1.2. Mục đích, mục tiêu bài báo
1.2.1. Mục đích
Bài báo này nhằm mục đích tiến hành điều tra các phương tiện tu từ sử dụng trong
tiêu đề báo chí tiếng Anh cũng như các hiệu ứng nhất định của chúng lên người đọc.
1.2.2. Mục tiêu
- Phát hiện và phân tích những phương tiện tu từ xuất hiện nhiều nhất trong tiêu đề
báo chí tiếng Anh
- Khảo sát những tác động cụ thể của tiêu đề báo chí có chứa phương tiện tu từ lên
người đọc.
- Tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong việc hiểu và dịch tiêu đề
báo chí tiếng Anh có sự xuất hiện của phương tiện tu từ.

1.3. Cơ sở lý thuyết
1.3.1. Định nghĩa về tiêu đề báo
Theo Peters (1995) thì tiêu đề báo là những câu ngắn gọn nằm ở vị trí trên cùng
của một bài báo nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người đọc.
1.3.2. Chức năng của tiêu đề báo
Chức năng quan trọng nhất của tiêu đề báo chính là lôi kéo sự chú ý của người đọc
báo đồng thời giới thiệu ngắn gọn trước cho người đọc biết bài báo tương ứng nói về
vấn đề gì. Tuy nhiên, tiêu đề báo cũng mang nhiều yếu tố đánh giá như thái độ, phản
ứng của người viết báo đối với vấn đề được đề cập đến.
1.3.3. Định nghĩa và chức năng của biện pháp tu từ
Trên thực tế, phương tiện tu từ là những công cụ giao tiếp hiệu quả nhất vì nhờ
vào phương tiện tu từ chúng ta mới có thể truyền đạt ý tưởng một cách ấn tượng nhất.
Theo Galperin (1981) thì phương tiện tu từ là sự cường điệu hóa có chủ đích các đặc
trưng về cấu trúc hay ngữ nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ. Đinh Trọng Lạc (1994) thì
định nghĩa phương tiện tu từ là những phuơng tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra
chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.
Chức năng của phương tiện tu từ thay đổi tùy theo mục đích sử dụng của người
nói và người viết. Theo Đinh Trọng Lạc (1994), chức năng chính của phương tiện tu từ
là hướng người đọc đến những khía cạnh thẫm mỹ của văn bản nghệ thuật.
1.3.4. Phân loại phương tiện tu từ
Trên cở sở lý thuyết của Galperin và Đinh Trọng Lạc, các tiêu đề báo chứa
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

128
phương tiện tu từ được chia thành ba nhóm chính bao gồm Phương tiện tu từ cú pháp
(Lặp, Câu hỏi tu từ), Phương tiện tu từ từ vựng (Ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, chơi chữ,
nghịch hợp, tình thái ngữ) và Phương tiện tu từ ngữ âm (Điệp âm đầu, gieo vần).
1.4. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu bài báo được thu thập giới hạn trong năm tờ báo điện tử có uy tín ở Anh
và Hoa Kỳ là BBC, CNN, Thời báo New York, tờ The Times, và tờ The Guardian. Đối

với dữ liệu từ sinh viên, bài báo chỉ tiến hành khảo sát trên 130 sinh viên năm thứ 3,
khoa Tiếng Anh, trường Đại Học Ngoại Ngữ Đà Nẵng sử dụng bản câu hỏi điều tra
(Questionnnaire) và Bài kiểm tra thử/chẩn đoán (Diagnostic test) được thu thập bằng
cách tiến hành khảo sát trên 130 sinh viên khoa Tiếng Anh.
2. Kết quả
2.1. Các phương tiện tu từ được sử dụng nhiều nhất trong tiêu đề báo chí tiếng Anh
Với việc phân tích hơn 300 tiêu đề báo mẫu, bài báo này đã tìm ra được 10
phương tiện tu từ phổ biến nhất trong tiêu đề báo chí tiếng Anh.
2.1.1. Các phương tiện tu từ từ vựng:
2.1.1.1. Ẩn dụ
Theo như kết quả của bài báo này thì ẩn dụ là phương tiện tu từ được sử dụng với
tần số cao nhất trong số các phương tiện tu từ xuất hiện trong tiêu đề báo chí tiếng Anh.
(2 )The illness in Planet Earth [BBC]
(2’) Căn bệnh của trái đất
Dựa trên một số tiêu chí nhất định, ẩn dụ đuợc phân loại gồm có ẩn dụ dựa trên sự
giống nhau về tính chất, hình dáng, vị trí; ẩn dụ dưới hình thức các thành ngữ.
2.1.1.2. Hoán dụ
Hoán dụ là phương tiện xuất hiện với tần suất cao chỉ đứng sau ẩn dụ trong tiêu đề
báo chí tiếng Anh.
(3) Old hands take charge at Lenovo
[BBC]
(3’) Các thành viên cũ đảm nhận nhiều vị trí ở Lenovo
Cũng như ẩn dụ, hoán dụ được phân thành nhiều loại như hoán dụ lấy bộ phận để
chỉ toàn thể, cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng; hoán dụ kinh điển và hoán dụ mới.
2.1.1.3. Tính ngữ chuyển đổi
Về tần suất sử dụng, tính ngữ không cao bằng các phương tiện tu từ khác như
ng
nó vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiêu đề báo chí tiếng Anh.
(4) Citigroup sued over 'malicious' research [The Times]
(4’) Citigroup bị kiện vì kế hoạch nghiên cứu thâm độc

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

129
2.1.1.4. Nói quá
Nói quá được sử dụng nhằm tạo ra cảm xúc mãnh liệt, ấn tượng mạnh mẽ hay yếu
tố nhấn mạnh tác động đến người đọc.
(5) Our enemies will burn in hell with us, says Karzai [The Guardian]
(5’) Kẻ thù nhất định cũng sẽ bị thiêu cháy dưới địa ngục cùng với chúng ta
2.1.1.5. Nghịch hợp
Nhà báo áp dụng phép nghịch hợp với mục đích mang lại yếu tố mỉa mai hoặc hài ước.
(6) In Santa Fe, Staying Can Also Be Such Sweet Sorrow [The New York
Times]
(6’) Ở Santa Fe, quyết định không từ chức cũng có thể là một nỗi buồn ngọt ngào
2.1.1.6. Chơi chữ
Chơi chữ được đưa vào trong tiêu đề báo chí nhằm tạo hiệu ứng hài hước gây ngạc
nhiên cho người đọc.
(7) Saving a Squirrel by Eating One [The New York Times]
(7’) Cứu lấy loài sóc bằng cách ăn thịt một con/một loài
2.1.2. Phương tiện tu từ cú pháp
2.1.2.1. Lặp
Theo như kết quả của bài báo thì có 2 loại lặp được tìm thấy trong tiêu đề báo chí
tiếng Anh đó là lặp từ và lặp cấu trúc
(8) Rate cut? What rate cut? [BBC]
(8’) Cắt giảm tỉ lệ? Cắt giảm tỉ lệ nào?
2.1.2.2. Câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ cũng được các nhà báo sử dụng nhằm tạo ra hiệu ứng nhấn mạnh đối
với người đọc.
(9) Electoral Rot Nearby? The Russians Don’t See It [The New York Times]
(9’) Gian lận bầu cử gần đó ư? Người Nga không nhận ra à.
2.1.3. Phương tiện tu từ ngữ âm

2.1.3.1. Điệp âm đầu
Đây là phương tiện tạo ra hiệu ứng về mặt âm thanh tác động đến người đọc
(10) In Santa Fe, Staying Can Also Be Such Sweet Sorrow [The New York Times]
2.1.3.2. Gieo vần
Gieo vần là phương tiện tu từ ngữ âm thứ hai được sử dụng trong tiêu đề báo chí
tiếng Anh
(11) Campbell's road is paved with gold [The Times]
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

130
Bảng 2.1. Tần suất sử dụng các biện pháp tu từ trong tỉêu đề báo chí tiếng Anh
Phương tiện tu từ Số lượng tiêu đề Tần suất (%)
Ẩn dụ 160 53.3%
Hoán dụ 77 25.7%
Tính ngữ chuyển đổi 5 1.7%
Nói quá 7 2.3%
Nghịch hợp 4 1.3%
Phương tiện tu từ
từ vựng
Chơi chữ 6 2%
Lặp 12 4%
Phương tiện tu từ
cú pháp
Câu hỏi tu từ 11 3.7%
Điệp âm đầu 11 3.7%
Phương tiện tu từ
ngữ âm
Gieo vần 14 4.7%
Bảng 2.2. Hiệu ứng của các phương tiện tu từ trong tiêu đề báo chí tiếng Anh
Phương tiện tu từ Hiệu ứng

Ẩn dụ
Nhấn mạnh, thu hút óc tưởng tượng đồng thời vẽ ra một
bức tranh sống động trong đầu người đọc (hiệu ứng về
mặt hình ảnh)
Hoán dụ
Hiệu ứng đặc biệt về mặt hình ảnh khiến người đọc phải
sử dụng óc tưởng tượng và khả năng liên tưởng
Tính ngữ chuy

n
đổi
Gây ẩn tượng mạnh lên người đọc, thể hiện rõ thái độ
tinh cảm của người viết báo
Nói quá
Tác động đến tâm lý và cảm xúc người đọc bằng hiệu
ứng nhấn mạnh
Nghịch hợp Hiệu ứng mỉa mai, châm biếm hay hài ước
Phương tiện tu từ
từ vựng
Chơi chữ
Tạo ra yéu tố hài ước gây cảm giác thich thú và tò mò
cho người đọc
Lặp Nhấn mạnh gây hiệu ứng về mặt cảm xúc lên người đọc
Phương tiện tu từ
cú pháp
Câu hỏi tu từ Hiệu ứng nhấn mạnh kết hợp với mỉa mai
Điệp âm đầu
Hiệu ứng về mặt âm thanh giúp nhấn mạnh thông điệp
của nhà báo
Phương tiện tu từ

ngữ âm
Gieo vần Tác động đến người đọc bằng yếu tố âm thanh
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

131
2.2. Một số khó khăn của sinh viên trong quá trình hiểu và dịch tiêu đề báo chí tiếng
Anh có chứa các phương tiện tu từ
Nguyên nhân đầu tiên gây khó khăn cho sinh viên khi dịch tiêu đề báo chí tiếng
Anh mang phương tiện tu từ chính là vì thời gian học phương tiện tu từ ở nhà trường
còn hạn chế. Việc giảng dạy phương tiện tu từ mới chỉ dừng lại ở hình thức thông qua
các môn học khác như Ngữ nghĩa và Văn học. Điều này dẫn đến khối lượng kiến thức
về các phương tiện tu từ của sinh viên còn rất ít.
Tiếp đến, ngay cả trong báo chí tiếng Việt cũng không nhiều sinh viên có khả
năng phát hiện và hiểu được việc sử dụng các phương tiện tu từ. Như vậy thì sinh viên
sẽ gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang tìm hiểu và dịch các phương tiện tu từ trong tiêu
đề báo tiếng Anh vì họ không tìm thấy được mối liên hệ về phương tiện tu từ giữa 2
ngôn ngữ.
Theo như kết quả của bài báo, có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình dịch tiêu
đề báo chí tiếng Anh của sinh viên. Trở ngại đầu tiên và cũng là trở ngại lớn nhất là vì
những sinh viên này không tìm thấy những cụm từ diễn đạt tương đương trong ngôn
ngữ đích (tiếng Việt). Tiếp theo, mặc dù sinh viên có một số kiến thức nhất định về
phương tiện tu từ, họ vẫn không thể phát hiện được việc sử dụng phương tiện tu từ trong
tiêu đề báo tiếng Anh. Thứ ba, sinh viên cảm thấy không thể hiểu được hàm ý của nhà
báo vì các phương tiện tu từ quá phức tạp. Sinh viên không biết gì về các phương tiện tu
từ là nguyên nhân cuối cùng gây ra khó khăn.
Ngoài ra, phương pháp dịch cũng được tìm thấy có mối liên hệ với những khó
khăn của sinh viên khi dịch tiêu đề báo tiếng Anh. Đối với những sinh viên nào chỉ dịch
tiêu đề báo chứa phương tiện tu từ sau khi đã đọc toàn bộ bài báo thì thường khả năng
dịch chính xác cao hơn. Ngược lại, sinh viên chọn phương pháp chỉ nhìn lướt qua tiêu
đề và dịch ngay thì tính chính xác không cao.

2.3. Khuyến nghị
2.3.1. Đối với việc học tiếng Anh
Vì phương tiện tu từ là một lĩnh vực rất trừu tượng, sinh viên không những cần
phải nắm kỹ kiến thức mà đồng thời còn phải áp dụng ngay khi có thể. Học được cách
sử dụng tinh tế các phương tiện tu từ của các nhà báo trong tiêu đề báo chí tiếng Anh,
trên cơ sở đó tạo ra sản phẩm của riêng mình. Sinh viên cũng có thể sử dụng phương
tiện tu từ trong khi giao tiếp hay viết những bài luận ở trường.
2.3.2. Đối với việc dạy tiếng Anh
Đối với công tác giảng dạy phương tiện tu từ, giáo viên có thể dạy thông qua các
tiêu đề báo chí tiếng Anh. Giáo viên có thể sử dụng tiêu đề báo có chứa phương tiện tu
từ như những câu mẫu giúp sinh viên nhận ra cách áp dụng phương tiện tu từ. Sau đó,
giáo viên cho sinh viên dịch các tiêu đề báo này để phát hiện những lỗi mà sinh viên
hay gặp khi giải quyết các phương tiện tu từ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

132
3. Kết luận
Thông qua kết quả của bài báo này có thể kết luận rằng phương tiện tu từ là một
yếu tố không thể thiếu trong tiêu đề báo chí nói chung và tiêu đề báo tiếng Anh nói
riêng. Tuy nhiên, việc hiểu và dịch các tiêu đề báo tiếng Anh có chứa phương tiện tu từ
của sinh viên còn rất nhiều khó khăn gây ra do hạn chế trong việc nắm vững kiến thức
về các phương tiện tu từ. Hi vọng bài báo này sẽ đóng góp một phần vào công tác nâng
cao việc dạy và học các phương tiện tu từ trong tiếng Anh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đinh Trọng Lạc (1966), 99 Phương tiện và Biện pháp Tu từ Tiếng Việt, Nhà xuất
bản Giáo dục.
[2] Galperin, I.R (1981), Stylistics, Moxcow “Higher school” Publishing House
[3] Peters, P. (1995), The Cambridge Australian English Style Guide, Macquarie

University, Sydney
[4] Smith, E. (1999), Leadlines may be better than traditional headlines, Newspaper
Research Journal


×