Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ CUỘC ĐỜI, CÁI CHẾT VÀ THỜI GIAN TRONG THƠ CA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.16 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

106
KHẢO SÁT ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ CUỘC ĐỜI, CÁI CHẾT VÀ
THỜI GIAN TRONG THƠ CA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
AN INVESTIGATION INTO CONCEPTUAL METAPHORS FOR LIFE,
DEATH AND TIME IN ENGLISH AND VIETNAMESE

Phan Văn Hòa
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Nguyễn Thị Tú Trinh
Học viên Cao học khóa 2008-2011

TÓM TẮT
Theo các nhà ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm là một công cụ tri nhận hữu hiệu để
con người ý niệm hóa các loại trừu tượng. Với hơn 1000 mẫu được rút ra từ các nguyên bản
thi ca Anh và Việt, bài này khảo sát ẩn dụ của các ý niệm trừu tượng về cuộc đời, cái chết và
thời gian thể hiện trong thơ ca tiếng Anh và tiếng Việt, sau đó nêu ra sự giống nhau và khác
nhau giữa các
ẩn dụ ý niệm này trong hai ngôn ngữ. Mục đích cuối cùng là nhằm gợi ra những
suy nghĩ mới, góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy, học và hiểu ẩn dụ ý niệm trong thơ ca
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khuôn khổ giới hạn của một bài báo, người viết mong muốn
thể hiện sự thăm dò đối với những khác biệt về văn hóa ẩn chứa sâu thẳm trong hai ngôn ngữ
Anh và Việ
t.
ABSTRACT
Cognitive linguists have found that metaphor, especially conceptual metaphor, is a
matter of thought and a cognitive device for humans to conceptualize abstract domains. With
over 1000 samples from English and Vietnamese poetry, this article addresses how conceptual
metaphors for life, death and time work in English and Vietnamese poems as well as indicates
the similarities and differences between English and Vietnamese in terms of those conceptual


metaphors. It aims to inspire new ideas concerning the study of metaphors and to enhance the
effectiveness of teaching, learning and understanding conceptual metaphors in English and
Vietnamese. Within the limit of a brief research, the writers expect that the two languages -
English and Vietnamese - which express the conceptual metaphors involved will reveal some
different features of the two cultures.

1. Đặt vấn đề
Lakoff và Johnson [5] biện luận rằng ẩn dụ ý niệm là một phương thức của tư
duy. Thơ ca mang tính cô đọng, hàm súc, do vậy ẩn dụ ý niệm đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong thơ ca. Để hiểu được ý nghĩa đầy đủ của một câu, một đoạn, một bài
thơ, người đọc phải giải mã (encode) ẩn dụ ý niệm do nhà thơ lập mã (code) dựa trên ẩn
d
ụ ý niệm phổ quát (conventionalized metaphors). Hãy xét các ví dụ sau:
(1) Two roads diverged in a wood, and I – (Hai đường rẽ lối trong rừng lạ
I took the one less traveled by, Tôi chọn đường hoang chưa có ai)
(Robert Frost, “The Road Not Taken”)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

107
(2) That time of year thou mayst in me behold (Người hãy ngắm trong tôi mùa đến
When yellow leaves, or none, or few, do hang. khi lá vàng theo gió lạnh lắc lay)
(William Shakespeare, “Sonnet seventy-three”)
(3) Ý chết đã phơi vàng héo úa
Mùa thu lá sắp rụng trên đường
Mơ chi ảo mộng ngàn xưa nữa?
Cây hết thời xuân đến tiết vàng.
(Tố Hữu-“Dửng Dưng”)
(4) Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng,
(Hồ Chí Minh – “Đi đường”)

(1), (4) và đều chứa ẩn dụ ý niệm về cuộc đời, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT HÀNH
TRÌNH. Tuy nhiên, mỗi ẩn dụ ý niệm trong mỗi ví dụ trên lại đề cập đến những khía
cạnh khác nhau của cuộc đời. Ở (1) ẩn dụ ý niệm đang đề cập đến những sự lựa chọn
trong cuộc sống và lúc này tác giả quyết định lựa chọn cách làm khác với mọi người và
được ví như là chọn một con đường mới chưa có nhiều người khám phá thay vì chọn
con đường mòn như mọi người; ở (4) ẩn dụ ý niệm lại đề cập đến những khó khăn
trong cuộc sống tương ứng với những khó khăn trong một chuyến leo núi.
(2) và (3) là chứa ẩn dụ ý niệm về đời người. ĐỜI NGƯỜI LÀ CÂY CỎ -sinh ra
rồi sẽ chết, sớm nở tối tàn giống như cây cỏ.
Tần suất cao của ẩn dụ ý niệm nói chung và ẩn dụ ý niệm về cuộc đời, cái chết
và thời gian nói riêng trong thơ ca là mối quan tâm của không ít nhà ngôn ngữ học vì
đây là các ý niệm trừu tượng phổ quát, phản ánh nhân sinh quan của con người đối với
cuộc sống. Hơn thế nữa, ba ý niệm này có mối quan hệ bền chặt với nhau, cuộc đời và
cái chết là hai vấn đề song hành, ai sinh ra rồi một ngày nào đó cũng phải chết đi và th
ời
gian đóng vai trò là tác nhân gây ra cái chết. Xuất phát từ thực tế này, bài viết đặt mục
tiêu đề xuất một hướng nghiên cứu nhằm khám phá hoạt động của ẩn dụ ý niệm trong
thơ ca tiếng Anh và tiếng Việt, đưa ra sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ ý niệm
cuộc đời, cái chết và thời gian cũng như xem xét ẩn dụ ý niệm có liên quan đến văn hóa
ở mức độ nào.
2. Sơ l
ược vấn đề nghiên cứu
Mặc dù ẩn dụ ý niệm về cuộc đời, cái chết và thời gian rất phổ biến trong đời
sống cũng như trong thi ca nhưng cho đến nay loại ẩn dụ này vẫn chưa được nghiên cứu
nhiều. Trong tiếng Anh, Lakoff và Johnson [5] đã bàn luận, định nghĩa ẩn dụ ý niệm và
đặt nền móng ẩn dụ ý niệm. Kövecses và Zoltán [1] đã khảo sát một số mẫu ẩn d
ụ ý
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

108

niệm và so sánh đối chiếu ẩn dụ ý niệm giữa tiếng Anh và tiếng Đức cũng như sự tương
tác liên văn hóa Anh-Đức với ẩn dụ ý niệm. Phan Thế Hưng [10] đã dịch và xem xét lại
lý thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johnson [5]. Nguyễn Lai [8] khảo sát một số mẫu
ẩn dụ ý niệm trong thơ ca tiếng Việt. Nguyễn Đức Tồn [6] khảo sát một số mẫu ẩn dụ ý
niệm trong thành ngữ. Phan Văn Hòa [9] đưa ra một vài nhận định cơ bản về ẩn dụ như
là một thực thể tác động đến sự phát triển ngôn ngữ. Rõ ràng, còn nhiều điều có thể
bàn bạc liên quan đến ẩn dụ ý niệm đặc biệt là những nghiên cứu từ góc độ so sánh,
đối chiếu.
3. Giải quyết vấn đề
3.1. Cơ sở lý luận
Về khái niệm ẩn dụ ý niệm
Lakoff và Johnson cho rằng ẩn dụ không chỉ đơn thuần là vấn đề của ngôn ngữ
mà còn là vấn đề của tư duy. Ẩn dụ ý niệm là được hiểu là một phương thức chuyển
nghĩa trong cách tư duy theo hướng nhìn của Lakoff và Johnson. Một ý niệm trừu tượng
được hiểu thông qua một ý niệm ít trừu tượng hơn. Điều kiện tạo ra ẩn dụ CUỘC ĐỜI
LÀ MỘT HÀNH TRÌNH không phải là các từ ngữ hay các cụm ngữ mà là sơ đồ ánh xạ
chuyển tiếp giữa hai phạm trù ý niệm, phạm trù nguồn HÀNH TRÌNH đến phạm trù
đích CUỘC ĐỜI. Chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau đây để xem ẩn dụ ý niệm hoạt
động như thế nào
THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC
- Bạn đang lãng phí thời gian của mình.
- Tôi không có nhiều thời gian để giành cho bạn.
Thờ
i gian là một phạm trù trừu tượng, do vậy con người khó có thể định nghĩa
một cách chính xác và hoàn hảo về thời gian. Cũng chính vì thế thời gian thường được
dùng và hiểu theo cách ẩn dụ. Ở ví dụ trên, chúng ta đã mượn cấu trúc (structure) của ý
niệm tiền bạc để ánh xạ và gán cho cấu trúc của ý niệm thời gian. Bảng 1 dưới đây là cơ
chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm:
Bảng 1. Cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm
THỜI GIAN Được hiểu như là TIỀN BẠC

Khái niệm chuẩn THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC
Mẫu khái niệm chung Ý niệm A

Ý niệm B
Thuật ngữ Ý niệm đích
(trừu tượng)
Được hiểu như là Ý niệm nguồn
(ít trừu tượng)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

109
Về định nghĩa ánh xạ (mappings) và sơ đồ ánh xạ
Ánh xạ (mapping) là một tập hợp các tương thích tồn tại giữa các yếu cấu thành
ý niệm nguồn và ý niệm đích. Để biết khi nào ẩn dụ ý niệm ẩn dụ hoạt động, chúng ta
cần phải thiết lập sơ đồ ánh xạ cho cặp ý niệm nguồn-đích đã định. Nói cách khác, sơ đồ
ánh xạ chính là hạt nhân của ẩn dụ ý niệm. Chúng ta hãy xét ẩn dụ ý niệm ĐỜI NGƯỜI
LÀ CÂY CỎ.
(5) Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng [41, p.116]
Hoa tàn hoa nở cũng vô tình.
(Hồ Chí Minh- Cảnh chiều hôm)
(6) Cha mẹ thương con chóng trưởng thành
Nhưng thương nhất lúc còn xanh
Nó cần uốn nắn, cần chăm chút.
(Xuân Diệu – Cháu đi sơ tán)
Trong các ví dụ (5) và (6) chúng ta có sơ đồ ánh xạ ẩn dụ ĐỜI NGƯỜI LÀ CÂY
CỎ:
- Vòng đời của con người Æ vòng đời của cây cỏ
- Một giai đoạn sống của con người Æ mỗi giai đoạn phát triển cây cỏ
- Mầm, nụ, búp chồi Æ tuổi trẻ
- Chín rộ Æ trưởng thành

- Lá vàng Æ tuổi già
- Lá rụng, hoa tàn Æ cái chết
Các kiểu ánh xạ
Có hai loại ánh xạ chính: ánh xạ ý niệm và ánh xạ hình ảnh.
• Ánh xạ ý niệm
Chúng ta hãy xét ví dụ sau:
(7) Tuổi đời đã giữa ban trưa
Rưng rưng ngấn lệ giọt mưa giữa đời
(Vạn Lộc, “Tuổi Năm mươi”)
(8) In me thou seest the twilight of such day (Em chỉ thấy trong anh ngày sắp hết
As after sunset fadeth in the west, khi hoàng hôn le lói phía chân trời,)
(William Shakespeare, “Sonnet seventy-three”)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

110
Ở (7) và (8) ta thấy sự hoạt động của ẩn dụ ý niệm về cuộc đời. Làm thể nào để
chúng ta có thể giải mã được “tuổi đời đã giữa ban trưa” mà tác giả đã lập ra trong câu
thơ trên? Để giải mã được chúng ta phải xem xét sơ đồ ánh xạ sau:
CUỘC ĐỜI LÀ MỘT NGÀY.
- Sinh ra Æ bình minh
- Trưởng thành Æ buổi trưa
- Tuổi già Æ hoàng hôn, xế chiều
- Chết Æ đêm tối
Nhờ sơ đồ ánh xạ ẩn dụ ta có thể giãi mã được những ý mà nhà thơ đã lập ra. Chúng
ta thấy có sự ánh xạ giữa hai ý niệm nguồn MỘT NGÀY và ý niệm đích CUỘC ĐỜI.
• Ánh xạ hình ảnh
Khác với ánh xạ ý niệm, một ý niệm nguồn được ánh xạ lên ý niệm đích. Ánh xạ
hình ảnh là sự ánh xạ của hình ảnh nguồn lên hình ảnh đích tạo ra một hình ảnh cho
hình ảnh đích. Chúng ta hãy xét ví dụ sau:
(9) My wife … whose waist is an hourglass. (Vợ của tôi … vòng eo của cô ấy là

chiếc đồng hồ cát)
Ở đây hình ảnh chiếc đồng hồ cát (hourglass) được ánh xạ lên hình ảnh của vòng
eo của một người phụ nữ (waist) với cùng một hình dáng chung. Điều thú vị ở đây là
không có từ nào nói lên bộ phận nào của chiếc đồng hồ cát được ánh xạ lên vòng eo của
một người phụ nữ nhưng chúng ta vẫn hiểu được đó là phần giữa chiếc đồng hồ cát.
Chính ẩn dụ hình ảnh đã tạo nên sự tinh tế và thi vị ấy.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Dữ liệu khảo sát: Để tìm hiểu về hoạt động của ẩn dụ ý niệm cuộc đời, cái chết và
thời gian trong phát ngôn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hơn 1000 đoạn thơ ngắn tiếng
Anh và tiếng Việt khác nhau có chứa ẩn dụ ý niệm.
b) Hướng phân tích dữ liệu: Chúng tôi nhận diện từng ẩn dụ ý niệm và tiến hành phân
tích ẩn dụ ý niệm của cuộc đời, cái chết và thời gian dựa trên ẩn dụ phổ quát về cuộc
đời, cái chết và thời gian do Lakoff và Turner [5] đề xuất.
4. Kết quả khảo sát
Theo khảo sát ban đầu của chúng tôi, trong tiếng Anh, tiếng Việt ẩn dụ ý niệm
cuộc đời, cái chết và thời gian được thể hiện bằng nhiều cách. Bảng 2 dưới đây minh
hoạ về các trường hợp ẩn dụ ý niệm thường gặp cũng như so sánh đối chiếu sự giống
nhau và khác nhau của ẩn dụ ý niệm cuộc đời, cái chết và thời gian.
Sự giống nhau và khác nhau ẩn dụ ý niệm cuộc đời, cái chết và thời gian được thể
hiện như sau:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

111
• Giống nhau:
- Cuộc đời đều được ý niệm hóa như là một chuyến hành trình, một ngày, cây cỏ,
gánh nặng, đau khổ, đốm lửa trong cả hai ngôn ngữ.
- Chết đều được ẩn dụ như là sự ra đi, đến một điểm cuối hành trình, nghỉ ngơi,
ngủ.
- Thời gian được ví như là một kẻ thay đổi, kẻ phá hoại, người hàn gắn, di chuyển.
• Khác nhau:

- Trong tiếng Việt cuộc đời được ví như là một dòng sông, định mệnh, cõi đi về.
- Chết là trở về với cát bụi. Chúng tôi không tìm thấy kết quả khảo sát nào như thế
trong tiếng Anh.
Bảng 2. So sánh đối chiếu ẩn dụ ý niệm cuộc đời, cái chết và thời gian trong thơ tiếng Anh, tiếng Việt
ẨN DỤ Ý NIỆM
CUỘC ĐỜI (ĐỜI NGƯỜI) CÁI CHẾT THỜI GIAN
LÀ ANH VIỆT LÀ ANH VIỆT LÀ ANH VIỆT
- hành trình
- một ngày
- cây cỏ
- một năm
- vở kịch
- gánh nặng
- đau khổ
- đốm lửa
- cõi đi về
- dòng sông
- định mệnh
+
+
+
+
+
+
+
+
_
_
_
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
- sự ra đi
- đi đến một
điểm cuối
cùng
- nghỉ ngơi
- ngủ
- trở về cát
bụi




+
+

+

+
_


+
+
+
+
+
+
+

- kẻ thay đổi
- tên trộm
- tử thần
- phá hoại
- kẻ nuốt
chửng mọi vật
- người đánh
giá
- người hàn
gắn
- di chuyển
- kẻ săn đuổi
- một dòng
sông
+
+
+
+
+

+


+
+
+
+
_
+
_
_
+
_

_

+
+
+
+
+

- Trong tiếng Anh, thời gian được xem như là một tên trộm, kẻ nuốt chửng mọi
thứ, người đánh giá, người săn đuổi nhưng trong tiếng Việt thời gian lại được ẩn
dụ như là một dòng sông.
Để lý giải sự giống nhau và khác nhau của ẩn dụ ý niệm cuộc đời, cái chết và
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

112
thời gian chúng ta cần phải xem xét ẩn dụ ý niệm tồn tại dựa trên các yếu tố nào. Ẩn dụ
ý niệm tồn tại dựa trên hai yếu tố là trải nghiệm thực tế của con người và hiểu biết văn
hóa của người đó. Ở đây có sự giống nhau là do chúng ta cùng có chung sự trải nghiệm
thực tế ví dụ trong đời sống thường ngày, ai cũng đều thấy và trải nghiệm sự việc hoa

nở lại tàn, con người sinh ra rồi cũng sẽ phải chết.
Ở đây, phải chăng yếu tố văn hóa đóng vai trò quyết định tạo ra sự khác nhau
đặc biệt là tín ngưỡng và niềm tin của mỗi người cũng như của mỗi dân tộc? Ví dụ, có ý
kiến cho rằng ở phương tây hay ở nước Anh, Thiên chúa giáo có ảnh hưởng lớn đến đời
sống tinh thần cũng như tâm linh của người dân. Chính vì thế người ta tin rằng chết là
về với Chúa, là lên thiên đàng và niềm tin ấy đã đi vào thơ ca của họ. Trái lại, đạo Phật
cũng như Khổng giáo đóng vai trò quan trọng trong tâm linh của người Việt nên điểm
cuối cùng của họ là “suối vàng” hay “cửu tuyền” - những hình ảnh đã đi vào văn học
của người Việt.
5. Kết luận
Những người viết bài này hy vọng những kết quả khảo sát ẩn dụ ý niệm về cuộc
đời, cái chết và thời gian trong thơ ca tiếng Anh và tiếng Việt sẽ cung cấp cho người
Việt học tiếng Anh những thông tin được chắt lọc từ hai ngôn ngữ tương đối mới mẻ
hơn về ẩn dụ ý niệm, dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Qua đó ta thấy ẩn dụ ý niệm
bị chi phối bởi sự trải nghiệm thức tế của mỗi cá nhân, niềm tin, tín ngưỡng của nền văn
hóa. Trên cơ sở thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff and Johnson [5], những khảo sát ẩn dụ
ý niệm trong tiếng Anh và tiếng Việt vừa nêu hy vọng sẽ gợi ra những vấn đề mới mong
tiếp tục được giải quyết. Vấn đề những người viết rất quan tâm là việc nêu ra một số
điểm giống nhau và nhất là những khác biệt một cách cơ bản giữa ẩn dụ ý niệm về cuộc
đời, cái chết và thời gian trong hai ngôn ngữ, sẽ góp phần khẳng định rằng ẩn dụ ý niệm
dẫu được quan niệm thế nào đi nữa thì vẫn mãi mãi tồn tại và biến đổi theo thời gian
trên mảnh đất của ngôn ngữ và nhận thức của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kövecses, Z. (2005), Metaphor in Culture: Universality and Variation. Cambridge:
Cambridge University Press.
[2] Lakoff, G. & Mark, J. (1999), Philosophy in the Flesh, New York: Basic Books.
[3] Lakoff, G. & Turner M. (1989), More than Cool Reason: A Field Guide to Poetic
Metaphor, Chicago: University of Chicago Press.
[4] Lakoff, G. (1987), Women, Fire and Dangerous Things, Chicago: University of

Chicago Press.
[5] Lakoff, G. & Mark, J. (1980), Metaphors We Live By, Chicago: University of
Chicago Press.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

113
[6] Nguyễn Đức Tồn (2009), “Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận
trong thành ngữ”, Ngôn ngữ, số 1.
[7] Nguyễn Khuyến, Thơ, NXB Văn học.
[8] Nguyễn Lai (2009), “Suy nghĩ về ẩn dụ khái niệm trong thế giới thi ca từ góc nhìn
của ngôn ngữ học tri nhận”, Ngôn ngữ, số 10.
[9] Phan Văn Hòa (2008), “Ẩn dụ, ẩn dụ dụng học và ẩn dụng ngữ pháp”, Ngôn ngữ và
đời sống, số 5.
[10] Phan Thế Hưng (2007), “Ẩn dụ ý niệm”, Ngôn ngữ, Số 7.
[11] Tố Hữu, Tuyển tập thơ, NXB Tổng hợp Đồng Nai.
[12] Vạn Lộc, Thơ Hạt bụi, NXB Hội nhà văn.

×