Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quy hoạch mạng ADSL ở ngoại ô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.72 KB, 21 trang )

QUI HOAẽCH MAẽNG ADSL NGOAẽI O

I .Coõng ngheọ ADSL :
1 .Gii thiu ADSL
Asymmetric Digital Subscriber Line (vit tt l ADSL) l mt cụng ngh truyn d liu khụng i
xng vi bng thụng cao trờn ụi dõy in thoi thụng thng. Tc truyn d liu ca ADSL t
mỏy ch (Internet) n ngi dựng (Downstream) cú th lờn n 8Mpbs v tc truyn theo hng
ngi s dng lờn Internet (Upstream) cú th lờn n 832Kpbs hay cao hn. ADSL s m cho bn
cỏnh ca cú th thng thc Internet, video k thut s, gii trớ multimedia mt cỏch hon ho.
Trờn thc t, hin ti tc ADSL c chia ra lm nhiu mc khỏc nhau, tựy theo nh cung cp dch
v nhng trung bỡnh nhanh hn khong 20 ln ( éng truyn ADSL 512Kbps) n 40 ln (éng
truyn ADSL 1Mbps) so vi mt modem 56K thụng thng. Ngi dựng s kt ni trc tip 24/24 vi
Internet. Mt yờu im ni bt ca ADSL l: tuy s dng ng dõy in thoi kt ni nhng mỏy
in thoi ca bn khụng h b bn v bn cú th nhn hay gi in thoi i m khụng lm nh hng
n quỏ trỡnh kt ni ca ADSL.
ADSL khụng phi l mt phỏt minh mi, cụng ngh ny ó c nghiờn cu, th nghim v phỏt trin
cỏch õy ó hn mi nm ti trung tõm nghiờn cu BellCore. ADSL c ph bin v tn dng ch
trong vũng vi nm gn õy vỡ cụng ngh kt ni thụng qua h thng cỏp quang ó bt u gp khú
khn v vic lp t cho nhng ngi thuờ bao mt a hỡnh phc tp (xa trm cung cp, gn cỏc
cụng trỡnh kin trỳc ln, a lớ him tr) v giỏ thnh lp t quỏ cao. Nhu cn cn thit tỡm mt gii
ỏp cho vn : lm sao cú th bo m c bng thụng truyn tc cao vi kinh phớ thp v ớt ph
thuc vo a hỡnh vt lớ ca ngi thuờ bao.
2. Cu hỡnh v cỏc b phn ADSL:
Mụ hỡnh c chia thnh 2 phn chớnh gm : Phớa thuờ bao ( Customer Premise ), cũn gi l ATU-R
( Acess Terminal Unit Remote ) nm bờn phi mụ hỡnh. Phớa tng i ( Central Office ), cũn gi l
ATU-C ( Access Terminal Unit-Central). Các bộ phận phía nhà thuê bao thực hiện chức năng cung cấp
dịch vụ truy cập dữ liệu tốc độ cao ADSL đồng thời với dịch vụ điện thoại băng tần thấp, bao gồm các
bộ phận thiết bị :
- ADSL Modem : Là thiết bị truy cập thuê bao.
- Bộ lọc LPT : Là bộ lọc thông thấp hay còn gọi là Splitter thực hiện chức năng phân tách phổ
tần số giữa điện thoại băng thấp và băng tần cao dùng cho thiết bị ADSL.


- Ở đây ta cần lưu ý rằng, dịch vụ điện thoại băng thấp ( hay các thiết bị truyền tải dữ liệu dùng
băng tần thoại ) tồn tại đồng thời với hệ thống truyền dẫn ADSL bất chấp trạng thái thiết bị
ADSL ( hoạt động hoặc không hoặc bị sự cố ).
- Các bộ phận phía tổng đài bao gồm thực hiện chức năng tập trung các đường dây thuê bao số
tốc độ cao để chuyển tải tới các nhà cung cấp dịch vụ ISP qua hệ thống truyền tải ATM, Frame
Relay ,hoặc trực tiếp IP; đồng thời thực hiện phân tách và tập trung các đường dây điện thoại
băng tần thấp hệ thống tổng đài điện thoại. Các bộ phận hệ thống ADSL phía tổng đài bao
gồm:
- Thiết bị tập trung thuê bao số phía tổng đài DSLAM thực hiện chức năng tập trung các đường
dây thuê bao số từ thuê bao bao và chuyển tải các dòng dữ liệu này vào hệ thống truyền dẫn tốc
độ cao ATM, Frame Relay. Người ta chia DSLAM làm 2 loại nhỏ (sub) và lớn (main); Loại
main DSLAM còn được gọi là BRAS ( Broadband Remote Access Server ); xem hình trên.
- Thiết bị Splitter ở phía tổng đài có chức năng tương tự như Splitter đầu cuối thuê bao, nhưng
có khác so với Splitter ở phía thuê bao là số lượng lớn, nó được cấu tạo thành “ Đa Splitter “
bao gồm nhiều Splitter nhỏ. Ở đây để phân chia giữa hai đường dịch vụ ADSL và thoại người
ta dùng thiết bị NID ( Network Interface Distribution ). Có thể hình dung cấu tạo và chức năng
của NID gần tương tự như giàn phối tuyến MDF trong tổng đài điện thoại truyền thống.

3. Cấu trúc của hệ thống ADSL trong thực tế
4. Cấu hình ADSL:
Mô hình tổng quát của một hệ thống ADSL G.DMT tiêu biểu như sau:

Mô hình tổng quát ADSL ở nhà thuê bao:

Theo chuẩn G.Lite Theo chuẩn G.DMT
ATU-R/C : ADSL Tranmission Unit – Remote/Central

Các chức năng ADSL ở tổng đài điện thoại được thực hiện bởi đơn vị truyền dẫn ADSL trung tâm
ATU-C cùng với chức năng tách dịch vụ ( splitter function S-C). ATU-C giao tiếp với các chức
năng ghép kênh, truyền tải, chuyển mạch của mạng. ATU-C có thể được đặt trong tổng đài hay đặt

ở xa. Các chức năng của ATU-C thường được tích hợp trong một thành phần mạng cấp cao hơn
như DSLAM. Các chức năng ADSL ở đầu cuối thuê bao được thực hiện bởi đơn vị truyền dẫn
ADSL ở xa ATU-R cùng với chức năng tách dịch vụ ở xa (S-R). Ở nhà thuê bao, ATU-R giao tiếp
với việc thông qua các module dịch vụ ( service module-SM). SM bao gồm các bộ giải mã cần
thiết, các giao diện đầu cuối, và các giao diện điều khiển dành cho khách hàng.
Bộ tách dịch vụ POTS/ADSL (POTS/ADSL Splitter) và bộ vi lọc (Micro Filter)
Đối với hệ thống ADSL, các tín hiệu thoại và dữ liệu được truyền đồng thời trên cùng môth đôi
dây đồng xoắn của mạng truy nhập. Khi đến nhà thuê bao hoặc tới tổng đài, ta cần phải tách hai
loại tín hiệu này ra: ở nhà thuê bao thì tín hiệu thoại được đưa đến máy điện thoại và tín hiệu dữ
liệu được đưa đến máy tính; còn ở tổng đài thì tín hiệu thoại được đưa đến hệ thống chuyển mạch
và tín hiệu dữ liệu được đưa đến bộ DSLAM. Việc tách tín hiệu này được thực hiện bởi
POTS/ADSL splitter. Như vậy splitter được đặt ở cả nhà thuê bao (R-S) lẫn ở tổng đài (C-S). Sơ
đồ nguyên lí của hai loại splitter này có thể được biểu diễn như sau:
Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lí của hai loại splitter
Dù là R-S hay C-S thì splitter cũng gồm một bộ lọc thông cao (HPF), bộ lọc thông thấp (LPF) và
một khối ngăn dòng DC (DC blocking). Ba khối này có thể nằm riêng rẽ nhau hoặc được tích hợp,
ví dụ trong một số splitter khối ngăn DC có thể được tích hợp vào trong khối HPF hay khối LPF.
Và thông thường thì khối HPF lại được tích hợp trong các thiết bị thu phát ADSL.
Đối với splitter đặt ở tổng đài thì thường có bốn cấu hình sau:
1) Khối LPF được đặt trong splitter. ( Khối HPF và khối ngăn dòng DC được đặt trong modem
ADSL ).
2) Khối LPF và khối ngăn DC được đặt trong splitter. ( Khối HPF được đặt trong modem ADSL).
3) Khối LPF, khối ngăn DC và toàn bộ khối HPF được đặt trong splitter.
4) Khối LPF, khối ngăn DC và một phần của hệ khối HPF được đặt trong splitter.
Bốn cấu hình này của splitter đặt ở tổng đài có những thuận lợi và khó khăn khác nhau về:
 Khả năng điều khiển chất lượng của dịch vụ
 Sự cách li giữa các dịch vụ.
 Khả năng phân biệt trách nhiệm của các nhà dịch vụ, dùng cho môi trường cạnh tranh khi có
nhiều nhaf cung cấp dịch vụ.
Còn đối với splitter đặt ở nhà thuê bao. Thực chất bộ vi lọc là một mạch lọc thông thấp được gắn ở

mỗi điện thoại của thuê bao, nó có chức năng là lọc hết tất cả những tín hiệu dữ liệu tần số cao và chỉ
cho những tín hiệu thoại có tần số thấp đi qua để đến điện thoại. Chuẩn G.Lite ra đời nhằm mục đích
phát triển một mạng ADSL có tốc độ vừa, giá thành hạ để nhanh chóng dành lấy thị trường. Một
phần của chuẩn G.Lite là “fast restrain”: giới hạn năng lực dòng dữ liệu upstream của tín hiêu G.Lite
khi tổ hợp điện thoại đang được sử dụng để tối thiểu hoá xuyên kênh và sau đó phục hồi lại năng lực
của dòng tín hiệu upstream khi tổ hợp điện thoại được gác trở lại.
Tuy nhiên, câu hình ADSL theo chuẩn G.Lite cho tốc độ thấp hôn so với cấu hình ADSL theo chuẩn
G.DMT: tốc độ truyền dữ liệu downstream đến 1.5Mbps, còn tốc độ chiều upstream đến 512Kbps.


Hình 1.6.Mô hình ADSL dùng splitter Hình 1.7. Mô hình ADSL dùng Micro Filter
DSLAM : Digital Subscriber Line Multiplexer
Bộ ghép kênh đường dây thuê bao số là một thiết bị của tổng đài điện thoại, có chức năng nhận các
tín hiệu từ các kết nối DSL của các thuê bao và ghép các tín hiệu này vào một đường truyền số liệu
backbone có thể là mạng ATM ( Asynchonous Tranfer Mode ), Frame Relay hoặc IP ( Internet
Protocol )… Khi tổng đài nhận được một tín hiệu DSL, modem ADSL và bộ tách dịch vụ
ADSL/POTS sẽ dò xem đó là tín hiệu thoại hay tín hiệu dữ liệu. Tín hiệu thoại sẽ được đưa đến
mạng chuyển mạch, còn tín hiệu dữ liệu sẽ được đưa đến DSLAM để sau đó được ghép vào đường
truyền backbone. Tổng đài điện thoại có càng nhiều DSLAM thì nó có thể cung cấp dịch vụ DSL
cho càng nhiều thuê bao.
Một thiết bị DSLAM có thể tập hợp nhiều kết nối thuê bao ADSL - có thể nhiều tới hàng trăm thuê
bao - và tụ lại trên một kết nối cáp quang. Sợi cáp quang này thường được nối tới thiết bị gọi là BAS -
Broadband Access Server, nhưng nó cũng có thể không nối trực tiếp tới BAS vì BAS có thể được đặt
tại bất cứ đâu.
Giá cả của thiết bị đầu cuối:


8) 4)
2)
II. Đo thử và đánh giá mạng đường dây thuê bao :

1. Sơ lược về cấu tạo của cáp :
 Cáp đồng đòi hỏi :
-Bền vững về cơ học và hóa học .
-Truyền dẫn tốt ,ít tiêu hao năng lượng tín hiệu trên đường truyền ,có khả năng chống
được xuyên nhiễu giữa các mạch ,chống được xuyên nhiễu của các nguồn bên ngoài .
-Dễ thi công ,lắp đặt và bảo quản .
 Cấu tạo :
- Ruột cáp .
-Chất cách điện .
-Vỏ cáp .
Ngoài ra còn có thêm lớp gia cường ,lớp bao che điện từ .
Một số yêu cầu cơ bản : dẫn điện thật tốt nghóa là điện trở phải nhỏ ,vật liệu sử dụng phải rẻ
tiền và dễ kiếm chính vì vậy mà đồng là ứng cử viên sáng giá nhất .
 Cấu trúc có thể là :
-Dây dẫn đặc và tròn .
-Dây dẫn bệnh .
-Dây dẫn lưỡng kim.
-Dây dẫn có nhiều sợi nhỏ xoắn xung quanh một sợi to ở giữa .
2. Ưu- nhược điểm của việc sử dụng cáp đồng trong mạng truy nhập :
 Ưu điểm :
-Giá thành thấp .
-Công nghệ đơn giản .
-Thi công lắp đặt dễ dàng .
-Tùy từng vùng phục vụ mà khoảng cách từ tổng đài đến thuê bao sẽ khác nhau .
-Khu vực phân bố rộng .
 Nhược điểm :
-Trên đường dây giữa tổng đài đến thuê bao phần lớn không phối hợp được trở kháng
làm ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu .
-Khi truyền ở tần số cao dễ bò xuyên âm .
-Suy hao cao.

-Băng tần tương đối hẹp .
-Các kết nối dễ bò mắc rẽ làm cho tính bảo mật không cao .
-Dễ bò ảnh hưởng bởi nhiễu .
3. Tình trạng sử dụng mạng cáp đồng trong viễn thông Việt Nam :
- Cáp đồng là hệ thống truy nhập ra đời sớm nhất .
- Do chúng ta đã đầu tư cáp đồng khá nhiều vào mạng hiện tại nên công việc trước mắt là phải
ra sức khai thác tối đa khả năng của nó .
4. Các yêu cầu đo thử ADSL :
Các phép đo thử để đánh giá chất lượng đường dây có thể triển khai được dòch vụ ADSL hay
không phải bao gồm :
4.1. Kiểm tra cáp kim loại :
Để đánh giá được chất lượng đường dây thuê bao ta thực hiện kiểm tra các trường
hợp sau :
- Hở mạch .
- Ngắn mạch (dây tip và dây ring chạm điện nhau) .
- Ni đất (dây tip hay dây ring chạm điện với đất ).
- Chạm với dây khác.
-Cảm ứng điện xoay chiều do nhiễu điện lực .
- Không cân bằng vòng thuê bao (dây tip dài hơn dây ring hay ngược lại ).
- Dò các thiết bò đặc biệt trên đường dây .
4.2 . Xác đònh độ dài vòng thuê bao :
- Dòch vụ ADSL rất nhạy với độ dài vòng thuê bao giữa tổng đài và vò trí thuê
bao .Tốc độ của tín hiệu ADSL có thể dung nạp trên đường dây thuê bao tỷ lệ nghòch với độ dài
vòng thuê bao .Chính vì vậy việc đánh giá một đường dây thuê bao không thể bỏ qua việc xác
đònh chính xác độ dài vòng thuê bao . Một phép đo điện dung một đầu sẽ cho kết quả chính xác về
độ dài vòng thuê bao .
-Các hệ thống đo lần lượt thực hiện các phép đo điện dung tip -to-ground , ring-to-
ground, tip-to-ring .
- Độ dài đường dây thuê bao được tính toán từ giá trò điện dung chuẩn 0,083
µ

F
cho mỗi dặm .
- Độ dài vòng dây thuê bao ảnh hưởng tới mức tín hiệu thu .Vòng thuê bao càng
dài ,tín hiệu ở tần số cao càng bò suy hao .
4.3. Dò sự hiện diện của cuộn tải trên đường dây đang khảo sát :
Cuộn tải là các cuộn dây nhỏ ,các mạch lọc thông thấp đặt trên vòng thuê bao có độ dài
hơn 18000 bộ để cải thiện chất lượng thoại và loại trừ nhiễu tần số cao tích lũy trên đường dây .
Vì truyền dẫn tín hiệu ADSL dựa vào tần số cao hơn dải tần thoại nên không thể triển
khai dòch vụ ADSL trên đường truyền có các cuộn tải ,chính vì vậy việc đánh giá đường dây thuê
bao cần phải dò sự hiện diện của các cuộn tải và tốt hơn là xác đònh khoảng cách tương đối giữa
cuộn tải và tổng đài .
4.4. Dò sự hiện diện của nhánh rẽ trên đường dây :
Nhánh rẽ có tác dụng như một nhánh ngắn mạch làm sóng phản xạ ở một số tần số triệt
tiêu sóng truyền dẫn .
Các nhánh rẽ không ngăn được tín hiệu ADSL nhưng chúng có thể làm giảm dải thông và
tốc độ của dòch vụ ,nhánh rẽ càng gần phía khách hàng thì ảnh hưởng càng nặng đến tốc độ
dòch vụ ADSL chính vì vậy việc đánh giá chất lượng đường dây thuê bao phải xác đònh cho
được vò trí và độ dài của nhánh rẽ ảnh hưởng đến dòch vụ .
4.5. Đo nhiễu dải rộng :
Sự hiện diện của nhiễu gây bất lợi cho tốc độ tín hiệu ADSL (nhiễu càng nhiều thì tốc độ
càng chậm ) .
Có 3 nguồn nhiễu tần số cao chính đối với tín hiệu ADSL :
- Nhiễu xung ngẫu nhiên .
- Nguồn nhiễu bên ngoài như sóng vô tuyến AM (từ 550 KHz đến 1720 KHz trong các dải
tần 10 KHz ).
- Xuyên kênh bao gồm cả nhiễu từ truyền dẫn trên các đôi dây khác .
Đo đạc nhiễu tần số cao có thể cách li được các vấn đề truyền dẫn ADSL .Khả năng nhận
diện tầm tần số cho các nhà cung dòch vụ để hỗ trợ việc kiểm tra đường dây thuê bao , để có
được đánh giá chính xác cần phải đo đạc nhiễu ở tần số cao đến 2 Mhz và cần phải xem xét sự
hiện diện của đường tryền T1 cũng như các phiên bản DSL khác .

5. Sự cần thiết của việc đánh giá :
-Xác đòng vùng có thể cung cấp dòch vụ ổn đònh .
-Việc đo thử nhằm đưa ra những đánh giá ban đầu về vòng thuê bao , cần thiết để xác
đònh xem đường dây có thể dung nạp công nghệ ADSL hay không .
-Xác đòng số lượng tối đa các đường dây dùng được .
-Việc đo thử nhằm phát hiện kòp thời những hư hỏng trên đường dây và đưa ra những giải
pháp tức thời .
6. Các yêu cầu của việc đánh giá :
-Bảo đảm khai triển được dòch vụ ADSL .
-Giảm trunk roll .
-Tăng khả năng đo thử và đánh giá tự động ,giảm tối đa sự can thiệp của con người .
-Cho phép khách hàng có thể tự cấu hình ADSL .
-Bảo đảm cung cấp dòch vụ liên tục .
7. Chiến lược đánh giá đường dây :
- Thông thường những đánh giá rút ra từ những kết quả đo thử .
- Việc đo thử bao gồm những giai đoạn sau :
7.1. Đo thử trước hợp đồng :
- Có thể được thực hiện ở các tổng đài nhà nước nhằm mục đích tiếp thò chất lượng dòch vụ
đến khách hàng .
- Quy trình đánh giá trước hợp đồng có thể diễn tả như sau :
- Vùng xám : là vùng mà các dòch vụ có những thông số tương tự vẫn có thể triển khai được
nhưng chất lượng bấp bênh ,chập chờn .
- Việc đo thử và đánh giá trước hợp đồng bao gồm : nghiên cứu vò trí đòa lý,nghiên cứu hồ
sơ cáp và kiểm tra cáp kim loại .
 Nghiên cứu vò trí đòa lý : là việc tìm kiếm các khách hàng trong tầm 18000 bộ
kể từ tổng đài nhưng chỉ riêng việc nghiên cứu vò trí đòa lý không đem lại hiệu
quả nhiều .
 Nghiên cứu hồ sơ cáp : bao gồm việc xem xét hồ sơ cáp với các vòng thuê bao
có độ dài dưới 18000 bộ mà không có cuộn tải hay các nhân tố bất lợi khác cho
truyền dẫn tín hiệu ADSL .Nếu hồ sơ cho thấy đường dây thuê bao là tốt thì có

đến 80 %đến 90% trường hợp cung cấp dòch vụ ADSL là thành công .
 Đo thử cáp kim loại : nhằm mục đích xác đònh các đặc tính của vòng thuê bao
cụ thể ,xem nó có thể truyền dẫn được tín hiệu ADSL hay không mà không có
bất kì sự sữa chữa nào .
7.2. Đo thử trước lắp đặt :
- Sau khi khách hàng đã được tiếp thò về chất lượng của dòch vụ các CLEC cần phải thực
hiện đo thử trước khi lắp đặt .Các CLEC thường không có đường dây thuê bao tới khách
hàng cho tới khi được các ILEC cung cấp .
- Việc đo thử trước lắp đặt có thể thực hiện sau khi ILEC chuyển đường dây thuê bao cho
CLEC .Nếu đường dây thuê bao không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu cho tín hiệu
ADSL thì CLEC sẽ loại bỏ đường dây này bằng cách xin thêm một đường dây khác hay
thông báo cho khách hàng là không thể cung cấp dòch vụ được .
7.3. Đo thử khi lắp đặt :
- Một vài kiểu dòch vụ ADSL cho phép khách hàng tự lắp đặt modem và các bộ lọc tín hiệu
đường dây ,khi đó có thể thành công hay thất bại , nếu thất bại đòi hỏi phải gọi nhân viên
và như vậy đường dây phải được đo thử khi lắp đặt bởi những nhân viên của công ty cung
cấp dòch vụ .
- Qui trình đo thử ngay khi lắp đặt có thể biểu diễn như sau :
7.4. Đo thử xác nhận sau khi đã lắp đặt :
Sau khi khách hàng đã có được dòch vụ như mong muốn thì có nhiều yếu tố nảy sinh ảnh
hưởng tới chất lượng dòch vụ và sự chấp nhận của khách hàng như :
- Thời tiết xấu có thể làm giảm tốc độ số liệu ,thậm chí ngăn cản dòch vụ .
- Sự cố xuất hiện trên cáp kim loại .
- Với sự tồn tại của cả ILEC và CLEC thì có khả năng ILEC đổi đường dây thuê
bao mà không thông báo trước .
- Nhiễu cảm ứng .
Chính vì vậy việc đo thử ngay sau khi lắp đặt là rất cần thiết để có được những hồ sơ như
là cơ sở để so sánh với kết quả đo thử sau này .
III. Đánh giá thiết bò ADSL :
Mỗi thiết bò ADSL kết nối vào mạng viễn thông đòi hỏi phải tuân thủ theo những chỉ tiêu

kỹhuật ,như chúng ta đã biết ADSL là một công nghệ phục vụ cho mạng truy nhập, chính vì
vậy để đánh giá thiết bò phải thực hiện theo những bước như sau :
o Kiểm tra các tham số điện :
Là các bài kiểm tra được thực hiện để kiểm tra các tham số của POTS splitter ,ATU-
C/R .Nhờ vào sự phối hợp trở kháng mà nó không ảnh hưởng đến tín hiệu số trong dải tần
ADSL cũng như tín hiệu tương tự trong dải âm tần . Các bài kiểm tra trong phần này nhằm
kiểm tra các thông số sau
 Trong dải âm tần :
- Suy hao chèn .
- Méo suy hao.
- Méo trễ .
- Suy hao phản hồi .
- Cân bằng dọc .
- Điện dung kiểm tra tính trong suốt .
 Trong dải tần ADSL :
- Nhiễu dải tần ADSL .
- Trở kháng ngõ vào .
- Điện trở DC .
Sơ đồ tiến hành đo như sau :
o Đo kiểm giao thức :
Để cho các thiết bò có thể làm việc được với nhau thì cần phải có các giao thức khở tạo
thiết bò ATU-C và ATU-R . Phần kiểm tra này áp dụng cho chuyển tiếp trạng thái trong
phần kích hoạt và xác nhận của trình khởi tạo ADSL DMT ATU-R/C . Sau khi phần kích
hoạt và xác nhận đã thành công thì tranceiver trainning bắ đầu ,tiếp theo phân tích kênh
và trao đổi dữ liệu .
Sơ đồ tiến hành đo như sau :
o Đo kiểm sự trao đổi tế bào ATM : để kiểm tra các chức năng của lớp TC tế bào . Bên
cạng đó cũng có những phần kiểm tra đi liền với những thủ tục bắt tay phải thực hiện
trước khi 1 tế bào ATM được phát đi hay nhận về. Sơ đồ đo kiểm như sau :
III.Các giải pháp cung cấp ADSL cho thuê bao xa tổng đài

1.Cung cấp ADSL trên đường dây có DLC
Các DLC được sử dụng tại các vị trí xa tổng đài (ngoại ô) để tập trung lưu lượng thoại của thuê bao
và gửi về tổng đài, nhằm mục đích giảm chi phí đầu tư và giảm chiếm dụng không gian phục vụ cho
các thuê bao đó.
Tuy nhiên các hệ thống DLC truyền thống không hỗ trợ ADSL. Các hệ thống DLC được thiết kế
để cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao cho thuê bao, do đó không thể cung cấp băng thông cần thiết
cho các dịch vụ ADSL. Và mặc dù các hệ thống DLC thế hệ sau (NGDLC) cung cấp băng thông lớn
hơn nhưng vẫn không thể sử dụng để truyền dữ liệu được.
Hình. Cấu hình DLC cho dịch vụ POTS
Để truyền thoại giữa thuê bao và hệ thống chuyển mạch số trong tổng đài, các DLC phải thực hiện
chức năng số hóa thoại và ngược lại. Mỗi giao tiếp thuê bao của các DLC thông thường chỉ có thể
truyền dữ liệu với tốc độ 64kbps. Ngoài ra, cấu trúc căn bản của các hệ thống DLC chỉ cho phép hỗ trợ
băng thông tối đa là 1 luồng T1 (1.544Mbps).
Trong khi đó, ADSL có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 8Mbps, lớn hơn nhiều so với khả năng
của các DLC.
ADSL sử dụng hệ thống cáp đồng có sẵn để truyền thoại và dữ liệu trên cùng một đôi dây đồng.
Tuy nhiên do truyền dữ liệu tốc độ cao nên các DLC không thể đáp ứng được . Để cung cấp ADSL
người ta lắp đặt thêm một bộ ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số (DSLAM) tại tổng đài.
DSLAM làm nhiệm vụ truyền dữ liệu ADSL giữa modem phía khách hàng (CPE) và mạng WAN.
DSLAM không thể truyền dữ liệu ADSL tới các modem thuê bao thuộc hệ thống DLC bởi vì khách
hàng kết nối với tổng đài qua DLC và cũng không thể truyền dữ liệu qua DLC vì nằm ngoài khả năng
xử lý của DLC.
Hình. Cấu hình hệ thống ADSL tại tổng đài
Để giải quyết khó khăn do DLC, các nhà cung cấp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó quan trọng
nhất là các giải pháp sau:
 Remote DSLAM
 ADSL linecard
 RAM (Remote Access Multiplexer)
Các giải pháp trên đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên giải pháp RAM có nhiều ưu
điểm vượt trội trong khi khắc phục được những nhược điểm của hai giải pháp còn lại và hứa hẹn phát

triển mạnh. Ta sẽ lần lượt xét từng giải pháp.
1.1. Giải pháp remote DSLAM
Trong giải pháp này, người ta lắp đặt DSLAM gần DLC, tại đây, DSLAM chịu trách nhiệm truyền
dữ liệu ADSL giữa các modem thuê bao và mạng WAN.
Ưu điểm:
 Các Remote DSLAM thực sự hữu ích khi phục vụ một số lượng lớn các thuê bao ADSL.
Một Remote DSLAM thông thường có thể phục vụ 60 đến 100 thuê bao ADSL.
 Do vấn đề quản lý remote DSLAM cũng tương tự như quản lý DSLAM đặt trong tổng đài
nên không cần thêm bất cứ hệ thống quản lý nào cũng như bất cứ chương trình đào tạo
quản lý và điều hành nào.
 Remote DSLAM có thể được sử dụng với bất cứ hệ thống DLC nào mà không ảnh hưởng
gì đến các dịch POTS vì nó độc lập với các DLC có sẵn. Remote DSLAM chỉ đơn giản tách
luồng POTS ra và gửi trở lại cho DLC ở dạng tương tự.
Nhược điểm:
 Giải pháp remote DSLAM thực sự đắt tiền. Bởi vì remote DSLAM được lắp ngoài tủ DLC
nên cần thiết phải xây dựng địa điểm, lắp đặt tủ chứa, cấp nguồn và lắp dây nối đến DLC.
Do đó, chi phí đầu tư ban đầu sẽ rất lớn.
 Giải pháp remote DSLAM còn dẫn đến một vấn đề quan trọng liên quan đến kích cỡ và cấu
hình của các tủ đấu dây. Thông thường nhà cung cấp sẽ đặt một hoặc vài tủ đấu dây gần tủ
DLC nơi tất cả các đôi dây thuê bao được kết nối chéo với các đôi dây thuê bao tới tủ của
thiết bị đầu cuối đầu xa (DLC). Bởi vì dịch vụ ADSL có thể sử dụng cùng một đôi dây với
POTS, người ta phải nối lại một số đôi dây. Khi đó đôi dây mang dữ liệu ADSL/POTS phải
được nối đến remote DSLAM, tại đó dữ liệu được tách ra khỏi POTS, và luồng POTS sau
đó phải được đưa đến tủ đấu dây để kết nối tới DLC.
Hình. Các kết nối chéo trước và sau lắp đặt remote DSLAM
Một vấn đề thường xảy ra đối với các cấu hình trên là các tủ đấu dây thường được thiết kế
để hỗ trợ một số lượng giới hạn các đôi dây tương ứng với khả năng của DLC. Do đó, khi
cần thêm các kết nối để hỗ trợ remote DSLAM, người ta phải thêm các tủ đấu dây hoặc
tăng kích thước của tủ đấu dây. Vấn đề sẽ càng thêm phức tạp trong trường hợp thuê bao sử
dụng nhiều tủ đấu dây bởi vì không có cách nào có thể dự báo được thuê bao nào sẽ có nhu

cầu sử dụng dịch vụ ADSL.
Do vậy, tuy rằng các remote DSLAM thực sự phù hợp để cung cấp dịch vụ ADSL cho một số
lượng lớn các thuê bao, người ta vẫn cần phải xem xét thật kỹ trước khi quyết định sử dụng nó.
1.2. Giải pháp linecard
Trong giải pháp này người ta sử dụng các line card gắn thêm vào các khe cắm của hệ thống DLC
để cung cấp dịch vụ ADSL.
Ưu điểm:
 Ưu điểm chính của giải pháp này là tận dụng được các khe cắm có sẵn trong DLC. Với giải
pháp này, các chi phí đầu tư như trong giải pháp remote DSLAM là không cần thiết.
 Ngoài ra, giải pháp line card dẫn đến tiết kiệm chi phí cũng như không gian lắp đặt cáp nối
hoặc đấu dây trong tủ DLC.
Nhược điểm:
 Giải pháp line card dẫn đến một vấn đề quan trong về quản lý trong trương hợp nhà cung
cấp sử dụng các DLC của nhiều hãng khác nhau. Do đó, bất cứ giải pháp line card nào cũng
cần phải tính đến sự tương thích với các modem phía khách hàng.
 Bởi vì giải pháp line card sử dụng các khe cắm trong DLC nên sẽ hạn chế khả năng phát
triển dịch vụ của nhà cung cấp trong tương lai. Thông thường, lựa chọn kích cỡ và loại
DLC sẽ lắp đặt là một quyết định trong kế hoạch phát triển lâu dài. Do đó, việc sử dụng các
line card ADSL gắn vào các khe cắm trong DLC sẽ khiến cho nhà cung cấp khó khăn trong
việc cung cấp các dịch vụ POTS sau này.
 Vấn đề DLC thuộc nhiều hãng khác nhau như đã nói cũng dẫn đến sự khó khăn trong đào
tạo và quản lý mạng. Mỗi giải pháp ADSL đều đòi hỏi sự đào tạo về lắp đặt và vận hành
riêng. Ngoài ra, mỗi nhà cung cấp giải pháp ADSL đều yêu cầu một hệ thống quản lý riêng.
Nhiều hãng sản xuất DLC, mỗi hãng cung cấp một giải pháp line card riêng, sẽ dẫn đến cần
nhiều hệ thống quản lý khác nhau, với các giao diện khác biệt. Và kết quả là, vấn đề đào
tạo, hỗ trợ và tích hợp vào bất cứ hệ thống điều hành mức cao hơn cho mỗi hệ thống quản
lý cần phải được quan tâm đặc biệt.
 Các giải pháp line card sử dụng chassis DLC để gắn lên (ngược với các giải pháp tích hợp)
có thể cần nối dây lại trong DLC. Vấn đề nối dây lại còn tùy thuộc vào hãng cung cấp DLC
và giải pháp sử dụng.

 Cuối cùng, sự hạn chế về không gian lắp đặt và số lượng các line card trong một DLC cũng
sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong các vấn đề kỹ thuật.
Tóm lại, dù giải pháp line card giảm chi phí rất nhiều so với giải pháp remote DSLAM nhưng lại
dẫn đến quá nhiều khó khăn. Giải pháp này dẫn đến một loạt các vấn đề về quản lý, đào tạo, vận
hành, Ngoài ra, giải pháp này còn làm hạn chế rất nhiều dung lượng của các DLC trong cung cấp
dịch vụ POTS.
1.3. Giải pháp RAM
Về chức năng, RAM hoạt động hoàn toàn tương tự như remote DSLAM, nhưng RAM được tích
hợp trong DLC mà không cần nâng cấp hệ thống. RAM có kích thước nhỏ và được thiết kế phù hợp
với khả năng lắp đặt trong tủ DLC. Các RAM ngày nay có các ưu điểm của remote DSLAM và line
card trong khi khắc phục được các nhược điểm của chúng.
Hình. Cấu hình RAM
Ưu điểm:
 Giống như remote DSLAM, các RAM độc lập với hệ thống DLC, làm cho chúng trở
nên linh hoạt, thích hợp với bất cứ hệ thống DLC nào mà không làm hạn chế dung
lượng của POTS. Sự độc lập này có nghĩa rằng các RAM không bị ảnh hưởng bởi sự
khác nhau của các hệ thống DLC như trong giải pháp line card. Một RAM chỉ cần một
hệ thống quản lý đối với một loại modem phía khách hàng.
 Giống như trong giải pháp line card, RAM được đặt trong tủ DLC, do đó giảm được chi
phí kết nối như trong giải pháp remote DSLAM. Thông thường, một RAM chỉ cần một
vài kết nối trong tủ DLC.
Nhược điểm:
 Vấn đề chính của các RAM là tính mềm dẻo. Các RAM hiện nay rất thích hợp cho các
đường dây kích cỡ nhỏ, nghĩa là nếu cần thêm dây để kết nối thuê bao thì phải cần thêm
RAM lắp đặt vào tủ DLC.
Nói chung, các RAM cung cấp một giải pháp với chi phí thấp để cung cấp dịch vụ ADSL cho các
thuê bao xa có sử dụng DLC. Ưu điểm chính của giải pháp này chính là hiệu quả kinh tế và khả năng
lắp đặt dễ dàng. Và các RAM cung cấp một giải pháp chung cho vấn đề quản lý, đào tạo và lắp đặt là
những hạn chế của giải pháp line card.
1.4.Vấn đề lựa chọn và lắp đặt RAM

Các yếu tố sau đây cần được xem xét đến khi quyết định sử dụng giải pháp RAM.
Kích cỡ RAM:
Kích cỡ của RAM là một vấn đề quan trọng, bởi vì RAM có nhiều kích thước khác nhau. Nói
chung, tốt nhất nên chọn các RAM có kích cỡ nhỏ để có thể lắp đặt dễ dàng và linh hoạt.
Các bộ POTS splitter
Các bộ POTS splitter dùng để cung cấp cả dữ liệu ADSL và POTS. Nếu RAM không có sẵn POTS
splitter thì cần phải lắp thêm, do đó sẽ chiếm không gian của tủ DLC và tốn chi phí lắp đặt. Vì lý do
này mà cần phải chọn các RAM có tích hợp POTS splitter.
Truyền dữ liệu về tổng đài
Việc truyền dữ liệu về tổng đài có thể được thực hiện theo 2 cách: (1) có thể dùng một giao tiếp
riêng và cần một kết cuối tại DSLAM, hoặc (2) có thể sử dụng một phương thức truyền dữ liệu tiêu
chuẩn như giao tiếp DS1. Việc yêu cầu một kết cuối tại DSLAM sẽ sử dụng hết các cổng còn trống
trên DSLAM. Ngược lại, các giao tiếp chuẩn cung cấp nhiều lựa chọn hơn, chẳng hạn như kết cuối
trực tiếp vào một switch ATM, ghép vào một bộ tập trung, hoặc trong nhiều trường hợp kết cuối tại
một DSLAM khác. Ưu điểm của giao tiếp chuẩn là không cần đến DSLAM và cung cấp tính mềm dẻo
cho kết cuối truyền dữ liệu.
Tương thích modem
Vấn đề tương thích giữa RAM và modem phía khách hàng cần phải được tính đến, cũng như khả
năng hỗ trợ ADSL G.lite của nó. Ngoài ra, khả năng nâng cấp bằng phần mềm cũng là một yếu tố để
tăng khả năng phát triển của hệ thống ADSL.
Quản lý thiết bị
Tất cả các RAM đều cần một hệ thống quản lý thiết bị. Do đó, tính tương thích với plattform có
sẵn, giao diện người dùng, giao tiếp để tích hợp vào hệ thống quản lý mạng mức cao hơn và dễ sử
dụng cần phải được xem xét đặc biệt. Thông thường, chi phí tương ứng với một hệ thống quản lý thiết
bị phụ thuộc vào số lượng đường dây mà nó hỗ trợ.
2. Sử dụng các bộ lặp để tăng khoảng cách truyền dẫn
Khi khoảng cách truyền dẫn tăng lên thì suy hao tăng theo dẫn đến làm giảm tốc độ tín hiệu ADSL.
Khi khoảng cách từ tổng đài đến thuê bao lên đến 6.500m, thì tốc độ giảm xuống đến mức gần bằng
không và xem như không thể sử dụng được dịch vụ ADSL. Biểu đồ dưới đây cho thấy suy hao tín hiệu
tăng theo khoảng cách đối với một số loại DSL.

Hình. Tương quan giữa tốc độ và khoảng cách của một số loại DSL
Để giải quyết vấn đề suy hao, người ta sử dụng các bộ lặp (loop extender) nhằm khuyếch đại tín
hiệu trên đường dây và khi đó khoảng cách truyền dẫn sẽ tăng lên đáng kể mà không làm ảnh hưởng
đến tín hiệu POTS.
Hình dưới đây cho thấy vị trí lắp đặt bộ lặp ADSL:
Hình. Sử dụng bộ lặp để tăng khoảng cách truyền dẫn
Nếu sử dụng 2 bộ lặp Golong, thì khoảng cách truyền dẫn có thể tăng lên đến 30.000ft (~9.000m)
với tốc độ chiều downstream 1,5Mbps và tốc độ chiều upstream 128kbps. Nếu sử dụng 1 bộ lặp
Golong, với khoảng cách truyền dẫn 24.000ft (7.200m) tốc độ chiều downstream có thể đạt được là
3,072Mbps, và tốc độ chiều upstream là 406kbps. Có thể thấy rõ hơn tác dụng của bộ lặp trong biểu đồ
dưới đây:
Hình. Tốc độ truyền dẫn khi sử dụng bộ lặp
Tuy nhiên, sử dụng một bộ lặp trên mỗi đường dây là một giải pháp không kinh tế, dù rằng người
ta cố gắng sử dụng những bộ lặp có nhiều cổng.
Trong những trường hợp cần cung cấp dịch vụ ADSL cho các thuê bao ở xa mà việc sử dụng bộ
lặp gặp nhiều khó khăn, thì cần thiết phải nghĩ đến các giải pháp không dây như MMDS hay LMDS
nhằm tăng khoảng cách truyền dẫn trong khi không làm giảm tốc độ truyền dẫn.
Đối với các thuê bao xa tổng đài, giải pháp không dây có lẽ là giải pháp phù hợp nhất, người ta đã
bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet cho các thuê bao bằng công nghệ truy nhập vô tuyến cố định, và
trong tương lai có thể sẽ là ADSL.

×