Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo khoa học: " NHỮNG KHÁC BIỆT CƠ BẢN TRONG SỬ DỤNG GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ CHỈ CÁC QUAN HỆ KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.07 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

71
NHỮNG KHÁC BIỆT CƠ BẢN TRONG SỬ DỤNG
GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ CHỈ CÁC QUAN HỆ KHÔNG GIAN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
MAJOR DIFFERENCES IN THE USE OF ENGLISH AND VIETNAMESE
LOCATIVE PREPOSITIONS DESCRIBING SPACIAL RELATIONS

Trần Quang Hải
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Khi bàn đến nghĩa của giới từ định vị (GTĐV) dùng chỉ các quan hệ không gian động và
tĩnh và những nhân tố ngữ dụng tác động đến sự chọn lựa GTĐV để sử dụng trong các diễn
đạt không gian dựa trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta thấy có nhiều sự khác biệt
giữa hai thứ tiếng. Tuy nhiên, nếu nâng lên tầm khái quát thì chúng ta thấy rằng chỉ có một số
khác bi
ệt cơ bản. Bài viết này, dựa trên những kết quả rút ra được từ đề tài “Nghiên cứu giới
từ định vị theo hướng ngữ dụng (trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)” của cùng tác giả, đã
đề cập đến 5 khác biệt cơ bản giữa GTĐV tiếng Anh và tiếng Việt, cùng với 4 nguyên nhân có
thể tạo nên những khác biệt đó.
ABSTRACT
On discussing the meanings of locative prepositions which show the static and dynamic
spatial relations as well as the pragmatic factors governing the choice of locative prepostions
based on the data collected from English and Vietnamese, we discover that there seems to be
many differences between the two languages. However, on a generalized basis, these
differences can be condensed to become major categories. Following the findings and
discussions from the doctoral dissertation entitled “An Investigation into Locative Prepositions in
English and Vietnamese: A Pragmatic Perspective” conducted by the same author, this article
mentions the 5 major differences between locative prepositions in English and Vietnamese


together with the 4 reasons that may cause these differences.

1. Đặt vấn đề
Trong quá trình dạy và học tiếng Anh, việc sử dụng giới từ là một trong những
khó khăn đối với người học cũng như người dạy. Nhận thức rằng giới từ tiếng Anh quả
là một thách thức đối với người học, nhiều chuyên luận, sách dạy cũng như sách bài tập
chuyên về giới từ đã được biên soạn. Và trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng dành
khá nhiều thời gian cho việc giảng và luyện loại từ này. Nhưng qua kinh nghiệm giảng
dạy của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp và qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy
rằng tình hình trên chưa được cải thiện bao nhiêu. Phải chăng cái khó của giới từ tiếng
Anh đối với người học Việt Nam không nằm ở cấu trúc của nó, cũng như không nằm ở
vị trí, chức năng của nó trong câu như hầu hết các sách, các bài tập đã tập trung miêu tả
và luyện tập? Phải chăng cái khó đó chủ yếu là do sự khác biệt về quan niệm và nhận
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

72
thức được phản ánh và mã hóa trong ngôn ngữ gây ra? Đi tìm một lời giải đáp để góp
phần thúc đẩy việc học có hiệu quả là một công việc cần phải làm không những của các
thầy cô giáo người Việt dạy tiếng Anh, mà còn là của các nhà ngôn ngữ học. Giới từ
định vị - một bộ phận chính của giới từ - sẽ là đối tượng nghiên cứu của bài viết này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu giới từ với tư cách là một phần của ngữ pháp đã có một lịch sử
lâu dài, gắn với sự ra đời của bộ môn ngôn ngữ học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giới từ,
đặc biệt là giới từ định vị không gian theo hướng ngữ dụng thì chỉ mới xuất hiện trong
vòng hơn ba thập kỷ qua. Những công trình của Herskovits [9], [10], Jackendoff
[11],[12], [13], Lakoff [15]. Langacker [16],[17] có thể như là những công trình tiêu
biểu cho việc nghiên cứu theo hướng này. Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện khá sớm
hướng khảo sát giới từ định vị không gian theo quan điểm ngoài cấu trúc như Nguyễn
Lai [5],[6] với luận án TSKH và chuyên luận về “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong
tiếng Việt”, Lý Toàn Thắng [7] với việc nghiên cứu về tri nhận không gian dựa trên tâm

lí học tri nhận, và đặc biệt là luận án TSKH được bảo vệ năm 1993 với đề tài “Mô hình
không gian của thế giới: sự tri nhận, văn hóa và tâm lí học tộc người”. Những công trình
đó đã có đóng góp rất nhiều cho việc khởi động hướng nghiên cứu mới này ở Việt Nam.
Việc vận dụng Ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu giới từ định vị không gian đã phát
triển rất mạnh trong thập kỷ 90 vừa qua. Sự phát triển của nó không chỉ đơn thuần ở
bình diện ngôn ngữ học thuần túy mà đã có sự phối hợp liên ngành, chẳng hạn, đã có
nhiều công trình nằm ở biên giới giữa Ngôn ngữ học lí thuyết và Trí tuệ nhân tạo. Bài
viết này chủ yếu dựa trên những kết quả đạt được từ những nghiên cứu khi thực hiện
luận án tiến sĩ “Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng” của tác giả được bảo
vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001.
Dựa trên những phân tích về nghĩa của giới từ định vị (GTĐV) dùng để chỉ các
quan hệ không gian động và tĩnh, cũng như các nhân tố ngữ dụng tác động đến sự lựa
chọn GTĐV để sử dụng trong các diễn đạt không gian được nêu trong luận án [4], sau
đây chúng tôi xin được đề cập đến những khác biệt cơ bản của GTĐV ở hai thứ tiếng
Anh và Việt, nêu lên một số nguyên nhân có thể tạo nên sự khác biệt đó.
3. Những khác biệt cơ bản
Ngoài những khác biệt về cú pháp, khi khảo sát các vấn đề ngữ nghĩa – ngữ
dụng chúng ta có thể nhận thấy có sự khác biệt giữa GTĐV ở tiếng Anh và tiếng Việt
như sau:
a) Khi mô tả quan hệ “trên”, người Anh luôn ý thức đến nét nghĩa có tiếp xúc giữa đối
tượng được định vị (trajector) (ĐTĐV) và đối tượng qui chiếu (landmark) (ĐTQC)
(ví dụ phân biệt “on”/ “above”, “over”). Trong khi đó, người Việt hoàn toàn không
quan tâm đến khía cạnh nghĩa này (chỉ sử dụng một từ duy nhất: “trên”).
b) Khi mô tả quan hệ “trên” và “dưới”, người Anh luôn ý thức đến sự phân biệt ĐTĐV
có nằm trong vùng quy chiếu thẳng đứng trong vùng của ĐTQC hay không. Trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

73
khi đó, người Việt không cần quan tâm đến khía cạnh này. Người Việt chỉ cần chia
cắt không gian thành hai vùng: bên trên và bên dưới ĐTQC (hoặc bộ phận trội của

đối tượng quy chiếu) và phân biệt nó bằng hai từ “trên”/ “dưới”.
c) Khi định vị ĐTĐV với hai hay nhiều ĐTQC, người Anh luôn phân biệt vị trí
ngay giữa, hoặc chỉ nằm ở trong khoảng cách hoặc phạm vi được giới hạn bởi
hai hoặc nhiều ĐTQC. Ví dụ: “in the middle of” (ngay giữa 2 ĐTQC),
“between” (ở một vị trí nào đó giữa 2 ĐTQC), “among” (giữa 3 hoặc nhiều
ĐTQC). Trong khi đó người Việt có một từ rất chung: “giữa” có thể được dùng
cho tất cả các trường hợp vừa nêu.
d) Trong khi người Anh chỉ dùng GTĐV để chỉ các mối quan hệ giữa ĐTĐV và
ĐTQC (trong ngữ đoạn theo sau, làm bổ ngữ của GTĐV) thì GTĐV tương ứng
trong câu tiếng Việt có thể không lấy đối tượng theo sau nó làm ĐTQC. Đối
tượng theo sau đó có thể là ĐTĐV trong mối quan hệ không gian với một
ĐTĐV ngầm định khác mà GTĐV đó biểu thị.
e) Các giới từ chỉ sự chuyển động theo đường dẫn (path) trong tiếng Việt không
những chỉ mang trong mình thông tin về chuyển động và hướng như ở các
GTĐV ở tiếng Anh mà còn mang thêm thông tin về vị trí của ĐTĐV nữa. Do
vậy, nghĩa thông báo của GTĐV tiếng Việt luôn phức tạp hơn GTĐV tiếng Anh
một bậc và luôn gây khó khăn cho người nước ngoài khi mới học tiếng Việt và
chưa hình thành được “bản đồ tri nhận theo địa hình” như của người Việt.
Khái quát chung, chúng ta có thể nói rằng sự khác biệt giữa GTĐV tiếng Anh và
tiếng Việt tập trung ở hai điểm sau đây:
Một là về nghĩa từ. Có sự khác biệt về nghĩa gốc nhưng không nhiều, vấn đề
gây khó khăn nhất vẫn là sự phái sinh nghĩa theo hướng cộng thêm những tác động về
địa hình, ánh xạ vào nghĩa của GTĐV. Sự ánh xạ đó không những chỉ ở cấp khu vực và
trục phương hướng mà còn ở cấp độ địa danh. Sự ánh x
ạ đó không dừng lại ở cấp độ
“quan sát được” mà còn ở cấp độ tri nhận với “bản đồ tri nhận” về địa hình, về phong
tục, tập quán nơi ăn chốn ở của người Việt.
Hai là về sự lựa chọn ĐTQC. Người Anh và người Việt đều có chung quan
niệm lấy con người làm trung tâm trong việc áp đặt khung quy chiếu theo những đặc
tính của con người cho các sự vật khác, cùng chung cách lựa chọn theo điểm nhìn để

mô tả các quan hệ không gian. Tuy nhiên, người Việt còn có một cách lựa chọn ĐTQC
khác mà người Anh hoàn toàn không có. Đó là cách cùng một cấu trúc bề mặt nhưng
diễn đạt hai quan hệ không gian khác nhau. Cách thứ nhất giống cách mô tả của người
Anh khi GTĐV biểu thị quan hệ không gian của tham tố trước và sau nó được sử dụng
với tư cách là ĐTĐV và ĐTQC. Cách thứ hai là GTĐV biể
u thị quan hệ không gian của
tham tố ngay sau nó với một ĐTQC ngầm định khác. ĐTQC này có thể là vị trí của
người nói hoặc là một đối tượng ngầm định khác đã trở thành quy ước trong nhận thức
của người Việt. Cách mô tả này hoàn toàn không thấy có trong tiếng Anh.
Dưới đây là bảng tóm tắt những khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa
GTĐV trong tiếng Anh và tiếng Việt (bảng 1):
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

74
Bảng1. Sự khác biệt cơ bản về giá trị thông báo giữa GTĐV Anh – Việt
Biểu thị
nghĩa gốc
Thông báo
thông tin
thứ hai
(+vị trí
ĐTĐV)
Có cấu trúc
x, y R (z)
(*)
Khái niệm

Giới từ
tiếng Anh
Giới từ

tiếng Việt
Anh Việt Anh Việt Anh Việt
“TRONG”
in
inside
trong +

+ - + - +
“NGOÀI”
out
outside
out of
ngoài
+

+

-

+

-

+
“TRÊN”
on
upon
above
on top of
over

atop
trên

+


+


-


+


-


+
“DƯỚI”
under
underneath
beneath
below
dưới
+

+

-


+

-

+
“TRƯỚC”
before
in front of
a head of
preceding
trước
+

+

-

+

-

+
“SAU”
behind
following
at the back of
(Br)
in the back of
(Am)

sau

+


+


-


+


-


+
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

75

“BÊN”



“GIỮA”
by, near, next to,
close to, beside,
alongside, to the

right/ left

within, among,
between, in the
middle of, in the
mid(st) of
bên, cạnh,
sát, gần kề,
bên phải/
trái (**)

giữa




+




+




-





-




-




-
(*) Xem: Trần Quang Hải (2001) “Dich các giới ngữ chỉ quan hệ vị trí trong không gian từ tiếng
Việt sang tiếng Anh và ngược lại: khó mà dễ”, T/c Ngôn ngữ số 1/2001 [3]
(**) Việc tạm xếp các từ này vào cột “giới từ” là một việc làm còn khiên cưỡng. Theo quan niệm
của nhiều nhà Việt ngữ học, những từ trên là những “thực từ” chính danh hiện đang trong quá trình hư
hoá để có thể đảm nhận chức năng như giớ
i từ định vị trong một số trường hợp.
4. Nguyên nhân
Có thể nêu lên một số lí do đã dẫn đến sự khác biệt này ở hai ngôn ngữ. Đó có
thể là do:
a) Tác động của quan niệm triết học về chia cắt không gian
Bằng ngôn ngữ chúng ta đã chia cắt không gian theo cách chúng ta nhận thức.
Và vì vậy, sự chia cắt đó không thể hoàn toàn giống nhau. Đây là một ví dụ: Khi nghiên
cứu về cách diễn đạt mối quan hệ “tiếp xúc” (contact), “nâng đỡ” (support), và “bao
chứa” (containment), Landau (1996) (dẫn theo [8]) đã làm thí nghiệm với các người
Anh, người Tây Ban Nha, người Hàn Quốc và người Đức để tìm hiểu cách nhận thức
của họ bằng các giới từ định vị và kết quả được thể hiện như sau (hình 1).
en (Tây Ban Nha)
in (Anh) on (Anh)


ahn (Hàn)




auf (Đức)



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

76
sok (Hàn)





an (Đức)





Hình 1. Các quan hệ không gian biểu thị bằng ngôn ngữ .
Các ngôn ngữ khác nhau chia cắt không gian theo các quan hệ tiếp xúc và bao chứa
bằng những cách khác nhau.
(nguồn: Eliana Colunga – Leal, Mon Jun 23 04:27:19 EST 1997
/>)


Người Tây Ban Nha chỉ dùng một từ duy nhất “en” để biểu thị cả 4 trường hợp.
Người Anh dùng từ “on” để chỉ hai trường hợp không có bao chứa và dùng “in” để chỉ
hai trường hợp ĐTĐV được bao chứa (ít nhất là một phần) trong ĐTQC. Người Đức lại
phân biệt hai loại tình huống mà người Anh chỉ dùng một từ “on” để diễn đạt: từ “auf”
khi ĐTQC ở phía dưới ĐTĐV và “an” khi ĐTĐV được đính vào mặt thẳng đứng của
ĐTQC. Người Hàn Quốc lại phân biệt các tình huống bao chứa, có tiếp xúc hay không
tiếp xúc. Nếu ĐTĐV nằm khít bên trong ĐTQC thì họ dùng “sok”, nếu ĐTĐV không bị
bao chặt thì dùng “ahn”. Trong trường hợp này chúng ta thấy tiếng Việt lại có cách mô
tả như tiếng Anh với hai từ tương ứng: “trên” và “trong”.
b) Tác động bởi thói quen về nơi cư trú
Lí do này
đã từng được Lý Toàn Thắng [65] lưu ý khi ông đưa ra ví dụ về cách
nói “hầm đào trong giường” và cho rằng “trong” ở đây không thể dịch thành “in” của
tiếng Anh được. Ông lí giải vấn đề này như sau: “Để hiểu cách dùng của trong, phải có
tri thức về bản đồ không gian của ngôi nhà truyền thống “một gian hai chái” của người
Việt, trong đó chái thường được dùng làm “buồng trong” kín đáo cho vợ chồng và để
cất gi
ữ thóc gạo v.v… “Hầm đào trong giường” nghĩa là hầm được đào ở phòng trong –
nơi kê giường – và thường là ở phía dưới giường, để tiện lên xuống trú ẩn khi có máy
bay địch”. Vấn đề này cũng được Nguyễn Đức Dân [14] nhắc đến như là một quan niệm
truyền thống đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt trong sự sắp xếp quan hệ không
gian. Ông đã dẫn ra mô hình của người Việt quan niệm về quan hệ không gian từ mở tới
khép, từ hẹp đến rộng như sau:
“đường > ngõ > vườn > sân > nhà > buồng…” [14,tr.336]
c) Tác động bởi địa hình và phương hướng bầu trời.
Đó là quan điểm của Nguyễn Lai [38] khi nghiên cứu về các từ chỉ hướng vận
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

77

động trong tiếng Việt. Theo ông, đối với người Việt, chính yếu tố địa hình và phương
hướng bầu trời đã tác động đến việc chuyển nghĩa của các từ vận động chỉ hướng làm
cho nó “so với một số tiếng trong hệ ngôn ngữ Ấn – Âu” thì có thể nói, “có lượng thông
tin súc tích hơn” [38,tr.100].
d) Tác động bởi các luật chơi có tính xã hội cao
Một trong những dẫn chứng của yếu tố tác động đến một số cách dùng đặc
biệt trong mô tả không gian là cách diễn đạt sự vận động của các cầu thủ chơi trong
sân bóng đá. Với cách mô tả khi còn ở bên phần sân nhà thì gọi là lên bóng, nhưng
khi đã qua phần sân đối phương thì lại là xuống bóng. Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ đây
là do tác động của luật chơi cờ tướng với cách diễn đạt “lên tốt” khi còn ở bên
“vương quốc” của mình và “xuống tốt” khi đã tràn sang đất địch đã có lâu đời trong
đời sống dân Việt. Lý Toàn Thắng [65] cũng chia sẻ quan điểm này khi ông quy vào
“bản đồ tri nhận”. Ông nói: “có thể rằng bản đồ tri nhận của sân bóng (vốn là một
môn thể thao mới có sau này) đã được “vẽ” ra phỏng theo mẫu bản đồ tri nhận của
bàn cờ truyền thống”.
Những lí do trên có thể được coi là những nhân tố có thể tác động đến sự
khác biệt về nghĩa của GTĐV, còn vấn đề tại sao người Việt lại có cách mô tả quan
hệ không gian theo kiểu quy chiếu với vị trí ngầm định khác thì vẫn đang còn là câu
hỏi chưa có lời đáp. Chỉ có thể nói được rằng đó là một phương thức rất đặc biệt của
người Việt.
5. Kết luận
Như đã trình bày ở trên, những khác biệt giữa cách sử dụng GTĐV ở tiếng Anh
và tiếng Việt chủ yếu tập trung vào vấn đề nghĩa sử dụng và đặt biệt là quan niệm
thường lấy vị trí của bản thân hay một đối tượng ngầm định đã được qui ước để làm
ĐTQC của người Việt. Những khác biệt này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc hiểu
những câu có khả năng chứa đựng hai cấu trúc khái niệm trong một số cách diễn đạt
không gian ở tiếng Việt. Chúng ta cũng đã đề cập đến một số nguyên nhân chính đã dẫn
đến sự chuyển nghĩa gây nên sự khác biệt rất lớn giữa con đường chuyển nghĩa của
GTĐV Anh và Việt. Con đường đó đối với tiếng Việt là sự cộng thêm những nét nghĩa
về địa hình theo tri nhận của ng

ười bản ngữ vào nghĩa gốc, nghĩa cơ bản. Điều này tạo
nên sự độc đáo của GTĐV tiếng Việt nhưng cũng là nỗi khổ tâm của người nước ngoài
khi học sử dụng GTĐV tiếng Việt. Qua phân tích những dị đồng về GTĐV ở tiếng Anh
và tiếng Việt có thể nhận thấy rằng sự khác biệt cơ bản của GTĐV giữa hai thứ tiếng
này không nằm ở hình thái từ hay cú pháp mà chính là vấn đề ngữ nghĩa và quan niệm
qui chiếu.



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgích và tiếng Việt, nxb. Giáo dục
[2] Trần Quang Hải (2000) “Giới từ định vị - phương tiện biểu đạt quan hệ không gian:
ngữ nghĩa”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ,
Trường ĐHSP-ĐH Đà Nẵng, tháng 5/2000
[3] Trần Quang Hải (2001), ‘Dịch các giới ngữ chỉ quan hệ vị trí trong không gian từ
tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại: khó mà dễ”, T/c Ngôn ngữ số 1/2001
[4] Trần Quang Hải (2001) Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng, Luận án
tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
[5] Nguyễn Lai (1990), Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, tủ sách
ĐHTổng Hợp Hà Nội
[6] Nguyễn Lai (1984), “Về mối quan hệ giữa phạm trù ngữ nghĩa và ngữ pháp trong
tiếng Việt”, Một số vấn đề ngôn ngữ học hiện đại, nxb. KHXH
[7] Lý Toàn Thắng (1994) “Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian” T/c Ngôn ngữ
4/1994
[8] Fauconnier, G. (1985), Mental Spaces: Aspects of Meaning Construction in Natural

Language, MIT Press
[9] Herskovits, A. (1985), “Semantics and Pragmatics of Locative Expressions”,
Cognitive Science 9, pp.341-378
[10] Herskovits, A. (1986), Language and Spatial Cognition: An Interdisciplinary Study
of the Prepositions in English, CUP
[11] Jackendoff, R.(1973), “The Base Rules for Prepositional Phrases”, in Anderson
S.R., Kiparsky,P. (eds) A Festschrift for Moris Halle, Holt, Rinchart and Winston,
Newyork
[12] Jackendoff, R. (1983), Semantics and Cognition, MIT Press
[13] Jackendoff, R. (1990), Semantics Structures, MIT Press
[14] Jackendoff, R. and Landau, B. (1995), “Spatial Language and Spatial Cognition”,
in Jackendoff (ed.), Languages of the Mind, MIT Press
[15] Lakoff, G. (1987), Women, Fire, and Dangerous Things: What Categories Reveal
about the Mind, Univ. of Chicago Press
[16] Langacker, R. W. (1987), Foundations of Cognitive Grammar, vol.1, Theoretical
Prerequisites, Standford University Press
[17] Langacker, R. W. (1990), Concept, Image, and Symbol. The Cognitive Basis of
Grammar, Mouton de Gruyter

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

79

×