Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TIẾNG LÓNG CỦA GIỚI TRẺ PHÁP VÀ VIỆT NAM TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.8 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

63
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU TIẾNG LÓNG CỦA GIỚI TRẺ PHÁP VÀ
VIỆT NAM TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG
A CONTRASTIVE STUDY OF YOUTH SLANG IN FRENCH AND VIETNAMESE
USED IN THE MASS MEDIA

Lê Viết Dũng, Lê Thị Ngọc Hà
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với Internet khiến cho ngôn ngữ
biến đổi không ngừng trong đó có tiếng lóng. Nếu như trước đây tiếng lóng có nghĩa xấu, tập
trung chủ yếu ở một vài nhóm xã hội, thì ngày nay tiếng lóng được nhiều người sử dụng hơn
đặc biệt là giới trẻ. Bài viết này đề cập đến việc nghiên cứu các từ lóng của giới trẻ
Pháp và
Việt Nam được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cơ sở đó tiến hành so
sánh đối chiếu và rút ra ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn.
ABSTRACT
The strong growth of information technology with incessant development of the Internet
is one of the main reasons for the constant change of language, including slang. If slang was
only used by particular social groups or professions, today it is widely used by many groups of
people, especially by the youths. This article refers to the study of youth slang in French and
Vietnamese used in mass media. In this sense, we will make some contrastive analyses and
conclusions in theory and practice.

1. Đặt vấn đề
Trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, ngôn ngữ tiếp tục khẳng định vai trò
là công cụ giao tiếp vạn năng của con người và các ngôn ngữ trên thế giới ngày càng có
sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều biến đổi quan trọng trong bản thân của hệ thống


ngôn ngữ. Một trong những hệ quả của sự biến đổi ấy là sự phát triển mạnh mẽ của
tiếng lóng hiện đại.
Tiếng lóng nói chung thường xuất hiện khi có nhiều tầng lớp xã hội hay những
nơi có nhiều dân nhập cư - nguồn gốc của nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nó được xem
như “mật khẩu chung” của các nội dung thông tin đã được “mã hoá” giữa những đối
tượng cùng một nhóm xã hội.
Nếu như trước đây tiếng lóng có nghĩa xấu, tập trung chủ yếu vào các nhóm xã
hội giang hồ, lưu manh, tù tội, mại dâm, buôn gian bán lận thì ngày nay tiếng lóng
ngày càng mở rộng hơn và được nhiều nhóm xã hội sử dụng hơn. Tiếng lóng trở thành
đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ xã hội học. Việc nghiên cứu tiếng lóng tiếng Việt
có thể bắt gặp trong các bài viết như: L’argot Annamite của Cheon (1905, 1906),
L’argot Annamite de Hanoi của Nguyễn Văn Tố (1925), Một số quan điểm đánh giá về
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

64
vai trò tiếng lóng trong vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ của
Trịnh Liễn (1979), Một số ý kiến về việc nghiên cứu tiếng lóng của Trần Văn Chánh
(1979), Tiếng lóng của sinh viên, học sinh TP HCM của Trần Thị Ngọc Lang
(2005)…và trong một số công trình như: Tiếng lóng Việt Nam của Nguyễn Văn Khang
(2002), Sổ tay từ ngữ lóng tiếng Việt của Đoàn Tử Huyến - Lệ Thị Yên (2008) …Tiếng
lóng tiếng Pháp được đề cập chủ yếu trong các tác phẩm văn học. Có thể kể ra một số
tác phẩm tiêu biểu như: Essai sur l'argot (tạm dịch : «Tiểu luận về tiếng lóng») của nhà
văn Honoré de Balzac (1834), Les Mémoires de l'ex-bagnard (tạm dịch: «Kí ức của cựu
tù khổ sai») của Vidocq, Les Mystères de Paris (tạm dịch: «Những điều bí mật về thành
phố Paris») của Eugène Sue, và một số tác phẩm khác của các nhà văn Émile Zola,
Francis Carco, Céline, Édouard Bourdet et Jacques Perret ra đời vào nền Cộng hòa thứ
Ba ở Pháp. Nội dung chính của các tác phẩm này bàn về tiếng lóng của dân Paris. Các
công trình nghiên cứu tiếng lóng tiếng Pháp hiện đại đáng lưu ý có các tác phẩm:
L'Argot của Pierre Guiraud (1956), L'Argot, Que sais-je của Louis-Jean Calvet (1994),
Le français que l'on parle của Yves Cortez (2003)…

Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn của Việt Nam, xu hướng dùng
tiếng lóng trong học sinh, sinh viên ngày càng trở nên thịnh hành. So với tiếng lóng của
các nhóm xã hội khác, tiếng lóng của giới trẻ Việt có những đặc trưng riêng, thường
mang sắc thái trẻ trung, vui nhộn, dí dỏm và thông minh.
Ở Pháp, tiếng lóng hiện đại còn được gọi là ngôn ngữ của giới trẻ bởi vì họ là
đối tượng chính sử dụng loại hình ngôn ngữ này. Ngày nay, tiếng lóng tiếng Pháp được
sử dụng phổ biến và rộng rãi không chỉ trong giao tiếp, mà còn trên các phương tiện
thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, Internet…
Đó là lí do gợi dẫn chúng tôi tiếp cận với đề tài «Nghiên cứu so sánh tiếng lóng
của giới trẻ Pháp và Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng» .
Câu hỏi nghiên cứu là: Cùng là một hiện tượng ngôn ngữ xảy ra ở cùng một
lứa tuổi liệu có gì tương đồng và khác biệt giữa tiếng lóng của giới trẻ Pháp và Việt
Nam?

2. Giải quyết vấn đề
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp: thống kê, so
sánh đối chiếu và tổng hợp.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu những từ lóng của giới trẻ được sử dụng nhiều nhất trên
báo chí Pháp và Việt Nam ấn bản từ năm 2007 đến nay. Đối với báo chí Pháp, chúng tôi
chọn tờ Phosphore và Okapi. Phosphore và Okapi đều là tạp chí do nhà xuất bản Bayard
Jeunesse ấn bản. Trong đó, tạp chí Phosphore dành cho học sinh phổ thông trung học có
độ tuổi từ 15-19, tạp chí Okapi dành cho các bạn thanh thiếu niên có độ tuổi từ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

65
10-15. Về báo chí Việt, chúng tôi chọn tờ Mực Tím và Hoa Học trò, là những tờ báo
dành cho học sinh, sinh viên nằm trong độ tuổi từ 13-19. Đặc điểm chung của những tờ

báo trên là chuyên viết cho độc giả thanh thiếu niên và khá phổ biến với giới trẻ ở nước
sở tại.

2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thống kê những từ lóng của giới trẻ Pháp và Việt Nam được sử dụng nhiều
nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây.
- Phân tích các từ lóng tiếng Pháp và tiếng Việt theo các nội dung: ngữ nghĩa,
hình thái và từ nguyên học.
- Tiến hành so sánh đối chiếu các từ lóng tiếng Pháp và tiếng Việt, tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt của các từ lóng này trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa
xã hội.
- Kết luận và rút ra ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn.

3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Phân tích các từ lóng tiếng Pháp
Sau khi thống kê được khoảng 70 từ tiếng lóng tiếng Pháp tiêu biểu trên hai báo
Phosphore và Okapi từ năm 2007 đến năm 2009, chúng tôi đã tiến hành phân tích các từ
lóng trên theo các nội dung: ngữ nghĩa, hình thái và từ nguyên.

3.1.1. Về mặt ngữ nghĩa
Đồng nghĩa
nana, meuf, punkette: phụ nữ
Ẩn dụ
cailler (làm đông cứng): lạnh
Hoán dụ
caisse (thùng xe): xe hơi
Sở dĩ từ bahut mang nghĩa ẩn dụ vì về mặt từ nguyên học, từ bahut dùng để
chỉ tất cả các loại rương. Có lẽ học sinh trung học phổ thông sử dụng từ này để miêu
tả cảm giác bị nhốt ở một nơi đóng kín và nghẹt thở. (Nguồn: trang web
).


3.1.2. Về mặt hình thái
Có các phương thức tạo từ sau: phương thức bỏ bớt âm tiết (Troncation), thêm
tiếp tố (Suffixation) và đảo (Verlanisation).
- Phương thức bỏ bớt âm tiết (Troncation) được thực hiện theo hai cách:
aphérèse là phương thức tạo từ mới bằng cách bỏ âm tiết đầu, apocope là phương thức
tạo từ mới bằng cách bỏ đi một hoặc nhiều âm vị.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

66
Phương thức bỏ bớt âm tiết (Troncation)
Phương thức bỏ âm tiết cuối (Apocope)
anniv'= anniversaire: sinh nhật
Phương thức bỏ âm tiết đầu (Aphérèse)
blème = problème: vấn đề
- Thêm tiếp tố (Suffixation) cũng được thực hiện bằng hai phương thức. Thêm
tiếp tố đơn thuần (Suffixation seule) là phương thức nhằm thêm tiếp tố vào một từ có
sẵn. Trong khi đó thêm tiếp tố kết hợp (Resuffixation) là phương thức kết hợp tiếp tố với
từ «đã bỏ bớt âm tiết».
Thêm tiếp tố (Suffixation)
Thêm tiếp tố đơn thuần (Suffixation seule)
rigoler (v.t) Æ rigolo (adj.): buồn
cười
Thêm tiếp tố kết hợp (Resuffixation)
facile (adj.)Æ fastoche (adj.): dễ
dàng
- Đảo (Verlanisation) là phương thức tạo từ lóng bằng cách đảo các âm tiết, đôi
khi đảo các âm vị hoặc chữ viết. Phương thức đảo về cơ bản được sử dụng để nhấn
mạnh, che giấu nghĩa của từ trong một câu.
Đảo (Verlanisation)

femme (n.f)Æ meuf: phụ nữ

3.1.3. Về mặt từ nguyên học
bouquin
sách Có gốc của từ tiếng Hà Lan “boeckin”, có nghĩa “cuốn sách nhỏ”.
cailler
lạnh Có gốc của từ la tinh “coagulare”, có nghĩa “làm đông lại”.
Việc một số từ lóng có nghĩa từ nguyên chứng tỏ tỏ từ lóng tiếng Pháp có tính
“lịch sử” và “toàn dân”.

3.2. Phân tích các từ lóng tiếng Việt
Sau khi tìm ra khoảng 60 từ lóng tiếng Việt tiêu biểu trên các báo Hoa học trò và
Mực tím ấn bản từ năm 2007 đến năm 2009, chúng tôi đã tiến hành phân tích các từ
lóng trên theo các nội dung: ngữ nghĩa và hình thái.

3.2.1. Về mặt ngữ nghĩa
Từ lóng tiếng Việt được hình thành trên cơ sở vốn tiếng Việt và theo những
phương thức tạo từ có sẵn như: sử dụng các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng việt, đồng
nghĩa, đa nghĩa, ẩn dụ Trong các phương thức trên, sử dụng các đơn vị từ vựng vốn có
của tiếng Việt là phương thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất trong tiếng Việt.
Sử dụng các đơn vị từ vựng
vốn có của tiếng Việt
khoai: khó thực hiện được
Đồng nghĩa
say nắng, cảm nắng, bồ kết: phải lòng quý mến một ai đó
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

67
Đa nghĩa
khủng: 1. to lớn, 2. khó

Ẩn dụ
chấm bi: nốt ruồi
Sở dĩ từ “khoai” mang nghĩa “khó thực hiện được” vì “ăn khoai khó nuốt và hay
bị mắc nghẹn nên học trò ta gắn cho nó từ khó nuốt, hay bị mắc nghẹn” (Nguyễn Văn
Khang, 2001: 148).

3.2.2. Về mặt hình thái
Đồng âm
Dùng từ hoặc tổ hợp từ có sẵn, có chứa một đơn vị
đồng âm và có cùng một nét nghĩa với từ muốn nói
rau mùi: mùi (cơ thể)
Lợi dụng hiện tượng đồng âm giữa từ ngữ với tên
riêng
Akay: cay (cú)
Sử dụng hình thức đồng âm với con số
2 (hai) : hi
Tạo các cụm từ mang các yếu tố láy âm nhằm mục
đích nhấn mạnh
ngất ngây con gà tây : ngất
ngây
Từ vay mượn
Từ vay mượn trực tiếp
kawaii: thời trang Nhật Bản
Từ vay mượn gián tiếp
rì-lách = relax: thư giãn
Bỏ bớt âm tiết
mem = member: thành viên
Từ hóa các yếu tố tạo từ
back2school: tựu trường
Tạo kí hiệu

BFF = Best Friend Forever: bạn
thân suốt đời
Sử dụng kí hiệu
k =1000: đơn vị tiền
Đối với các từ vay mượn gián tiếp, các từ này vốn không phải là từ lóng, nhưng
do cách Việt hóa cách viết không giống với cách phát âm của người bản xứ dễ gây ra sự
khó hiểu cho người đọc trừ những người “trong cuộc”. Vì thế, chúng tôi vẫn xem nhóm
từ vay mượn gián tiếp này là từ lóng.

3.3. So sánh đối chiếu tiếng lóng Pháp-Việt
Từ việc phân tích các từ lóng của giới trẻ Pháp-Việt trên báo chí và Internet,
chúng tôi đã tiến hành so sánh đối chiếu các từ lóng trên và rút ra được một số đặc điểm
của chúng trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa xã hội.

3.3.1. Về mặt ngôn ngữ
a. Giống nhau
Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng các từ lóng tiếng Pháp và tiếng Việt có
một số điểm tương đồng về mặt ngữ nghĩa và hình thái.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

68
- Về mặt ngữ nghĩa, một số từ lóng tiếng Pháp và tiếng Việt được tạo ra dựa trên
quan hệ ẩn dụ và đồng nghĩa.
Từ lóng tiếng Pháp Từ lóng tiếng Việt
Ẩn dụ
caisse (két): xe hơi chấm bi: nốt ruồi
Đồng nghĩa
nana, meuf: phụ nữ khoai, khủng, củ chuối : khó

- Về mặt hình thái, một số từ lóng tiếng Pháp và tiếng Việt được hình thành

bằng phương thức bỏ âm tiết cuối.
Từ lóng tiếng Pháp Từ lóng tiếng Việt
Bỏ âm tiết cuối
ordi = ordinateur: máy tính mem= member: thành viên
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy là từ lóng tiếng Việt bị bỏ âm tiết đầu là từ vay
mượn.
b. Khác nhau
- Cả tiếng lóng tiếng Pháp và tiếng Việt đều sử dụng các đơn vị từ vựng có sẵn
để tạo từ. Tuy nhiên, các từ lóng tiếng Pháp được tạo ra chủ yếu bằng cách biến đổi
hình thái còn các từ lóng tiếng Việt được tạo ra chủ yếu bằng cách biến đổi nét nghĩa.
Tiếng Pháp Tiếng Việt
- appartement
Æ
apart: căn hộ - đèn pin: mụn trứng cá

- Về mặt hình thái ngữ âm, từ lóng tiếng Pháp được tạo ra bằng phương thức bỏ
bớt âm tiết còn từ lóng tiếng Việt được tạo ra dựa trên hiện tượng đồng âm.
Với đồng âm, các từ lóng tiếng Việt bị biến đổi cả về nét nghĩa và đôi khi biến
đổi từ loại (chẳng hạn, danh từ biến thành tính từ …).
Trong khi đó, với phương thức bỏ bớ
t âm tiết, các từ lóng tiếng Pháp vẫn giữ
nguyên nét nghĩa và từ loại.
Tiếng Pháp Tiếng Việt
- faculté (n.f)
Æ
fac (n.f) - bồ kết : 1.nhạc cụ, 2.thích ai

Ở ví dụ trên, từ fac vẫn giữ nguyên nét nghĩa « đại học » và từ loại, danh từ
giống cái, trong khi đó từ bồ kết bị thay đổi nghĩa so với nghĩa ban đầu và thay đổi cả
chức từ loại, từ danh từ biến thành động từ.


- Về mặt hình thái chữ viết, các từ lóng tiếng Việt được hình thành chủ yếu bằng
cách vay mượn tiếng nước ngoài, nhưng đối với các từ lóng tiếng Pháp hiện tượng này
ít xảy ra.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

69
3.3.2. Về mặt văn hóa - xã hội
- Có một số từ lóng tiếng Việt có thể xếp vào loại uyển ngữ trong khi đó ở các từ
lóng tiếng Pháp không thấy đặc điểm này.
Các từ lóng tiếng Việt có tính “uyển ngữ” bao gồm: đèn dầu (bộ phận sinh dục
nam), đèn pin (mụn trứng cá), rau mùi (lông nách, mùi cơ thể), vi-ô-lông (lông) ….
Đặc điểm chung dễ nhận thấy của các từ “vừa là từ lóng vừa là uyển ngữ” này là
nghĩa của chúng đề cập đến vấn đề giới tính. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Từ lâu đối
với người Á Đông, vấn đề giới tính vốn được xem là một vấn đề nhạy cảm, tế nhị. Do
vậy, khi đề cập đến từ ngữ liên quan đến chủ đề này, người ta thường có thái độ ngượng
ngùng, né tránh. Trong khi đó, độc gi
ả của báo Hoa Học trò và Mực Tím đa phần là các
bạn trẻ đang ở tuổi dậy thì, có nhiều thắc mắc về tâm sinh lí. Do vậy, có thể lí giải sự
xuất hiện những từ lóng-uyển ngữ về giới tính trên báo là nhằm giúp cho các bạn trẻ gạt
bỏ sự e ngại trong giải đáp về giới tính.
- Tiếng lóng tiếng Việt sử dụng nhiều từ vay mượn hơn tiế
ng lóng tiếng Pháp
phản ánh xu hướng “sính” dùng từ ngoại của giới trẻ Việt.
4. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau:
- Về mặt ngôn ngữ, các từ lóng tiếng Pháp được hình thành chủ yếu dựa trên các
phương thức tạo từ mang tính hình thái, còn các từ lóng tiếng Việt được hình thành chủ
yếu dựa trên các biến đổi mang tính ngữ nghĩa.

- Về mặt văn hóa- xã hội, từ lóng của giới trẻ mỗi nước đều chứa đựng đặc trưng
văn hóa – xã hội của nước đó. Chẳng hạn, một số từ lóng tiếng Việt được “uyển ngữ
hóa’ do nội dung đề cập đến vấn đề giới tính, một vấn đề vốn bị xem là “tế nhị” đối với
người Á Đông. Có nhiều từ lóng tiếng Pháp có nghĩa từ nguyên, cho thấy một số từ lóng
tiếng Pháp có tính phổ biến và dần trở thành ngôn ngữ toàn dân. Trong khi đó, việc
phần lớn các từ lóng của giới trẻ Việt không xác định được nguồn gốc, xuất xứ cho thấy
từ lóng tiếng Việt không ổn định, mang tính lâm thời: xuất hiện nhanh và biến mất cũng
nhanh.
Có thể nói rằng, các từ lóng tiếng Pháp và tiếng Việt tuy có những đặc điểm
khác nhau nhưng đều thể hiện rõ đặc trưng riêng của tiếng lóng giới trẻ. Đó là thứ tiếng
lóng mang sắc thái trẻ trung, dí dỏm, phản ánh một cuộc sống năng động và xu hướng
"say mê và sáng tạo không ngừng" ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của tiếng lóng trên báo chí Pháp - Việt chứng tỏ
tiếng lóng của giới trẻ là nằm trong quy luật phát triển ngôn ngữ tất yếu, góp phần làm
phong phú ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, loại
hình ngôn ngữ này thực sự có thể mang lại những ý nghĩa tích cực như mang lại bầu
không khí vui vẻ, hài hước hay châm biếm các hiện tượng xã hội một cách dí dỏm,
thông minh.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

70
Đối với các từ lóng tiếng Pháp, có thể xem xét đưa một phần các từ lóng này vào
nội dung giảng dạy môn nói tiếng Pháp cho sinh viên đại học vì việc thâm nhập ngôn
ngữ lóng là cách thực hành ngôn ngữ thân thiện và dễ tiếp xúc được cuộc sống nhất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Jacques Moeschler, Anne Reboul (1998), La pragmatique aujourd'hui, Points
Essais Seuil.

[2] Christian Bachman and Jacqueline Lindenfeld (1981), Langage et communications
sociales, Hatier Crédif.
[3] Louis-Jean Calvet (1994), L'Argot, Que sais-je, Presses Universitaires de France.
[4] Yves Cortez, Le français que l'on parle, Harmattan, Paris.
[5] Nguyễn Thiện Giáp (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
[6] Robert Lade (2003), Ngôn ngữ qua các nền văn hóa, NXB ĐHQG Hà Nội.
[7] Nguyễn Văn Khang (2001), Tiếng lóng Việt Nam, NXB KHXH.
[8] Hoàng Trương (2003), Tìm hiểu ngôn ngữ các nước trên thế giới, NXB TPHCM.
[9] Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.
[10] Trần Thị Ngọc Lang (2005), “Tiếng lóng của sinh viên, học sinh TP HCM”, Một số
vấn đề về phương ngữ xã hội, NXB Khoa học Xã hội, tr. 175-182.

×