1
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP THỨ BẬC
TRONG TÌM KIẾM KHOÁNG SẢN VOLFRAM KHU VỰC
PLEIMEO , KONTUM.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Wonfram là kim loại được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân hiện nay( ví dụ : Làm dây tóc bóng đèn , đèn sưởi , tên
lửa vũ trụ … ) , nhờ các đặc tính vật lý và hóa học vượt trội của nó ( ví
dụ : độ bền , nhiệt độ nóng chảy cao , độ cứng cao) . Việc thăm dò và khai
thác vonfram ngày nay càng trở nên cấp thiết .
Hiện đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu vonfram trong tìm kiếm
thăm dò ( phương pháp trọng sa , địa vật lý ….). trong đề tài này chúng tôi
áp dụng phương pháp nghiên cứu mới trong tìm kiếm khoáng sản
Wonfram cho khu vực Pleimeo, Kontum. Đó là việc kết hợp GIS và
phương pháp phân tích thứ bậc AHP . Phương pháp phân tích thứ bậc
AHP hiện đã được áp dụng nhiều trong công trình tìm kiếm khoáng sản ở
nhiều nơi trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế . Vậy nên chúng
tôi tham gia đề tài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu , phân tích rõ hơn những
khó khăn và những thuận lợi của phương pháp kết hợp giữa AHP và GIS
trong tìm kiếm thăm dò khoáng sản.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Nội dung phương pháp
2.1.1 Phương pháp phân tích thứ bậc ( AHP)
AHP là một phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi
Saaty(1980).Dựa trên so sánh cặp ,AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc
1
2
chính:phân tích,đánh giá và tổng hợp.Trước tiên ,AHP phân tích một vấn đề
phức tạp ,đa tiêu chí theo cấu trúc như trong hình 1.
Hình 1:Sơ đồ cấu trúc thứ bậc(Saaty,T.L ,1980)
Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với mục tiêu, được phân tích qua các tiêu chí
lớn và các tiêu chí thành phần,cấp bậc cuối cùng thường bao gồm các phương
án có thể lựa chọn.Nội dung cơ bản của phương pháp là xây dựng hệ thống
các yếu tố hình thành và phát triển tai biến,so sánh cặp đôi tầm quan trọng của
các yếu tố dựa trên tiêu chuẩn so sánh của Thomas Saaty(bảng 1)trong một
ma trận tương ứng (bảng 2),sau đó tính toán trọng số của mỗi yếu tố trong
hàng loạt các yếu tố đặt ra theo công thức tính toán tương ứng.
STT Đặc điểm so sánh cặp đôi các yếu tố Điểm đánh giá
1 Có tầm quan trọng như nhau 1
2 Quan trọng ít 3
3 Quan trọng nhiều 5
4 Quan trọng hơn rất nhiều 7
5 Tuyệt đối quan trọng hơn 9
6 Khoảng trung gian giữa các mức độ trên 2,4,6,8
Bảng 1:Chỉ tiêu của Saaty so sánh cặp đôi các yếu tố
2
3
Bảng 2:Ma trận so sánh các yếu tố tương ứng.
Có thể sử dụng công thức sau để xác định một cách gần đúng trọng số Wi thể
hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu :
Để xác định một cách chính xác các trọng số Wi thì có thể sử dụng sự hỗ trợ
của phần mềm Expert Choice.Phần mềm này hỗ trợ việc xây dựng hệ thống
chỉ tiêu đánh giá ,phân tích số liệu để xác định trọng số thể hiện mức độ quan
trọng của các chỉ tiêu ,đồng thời cho phép xác định chỉ số đánh giá nhất quán
trong đánh giá của các chuyên gia,đó là chỉ số tỷ lệ nhất quán.
2.1.2 Phương pháp GIS
GIS là một tập hợp các nguyên lý, phương pháp, dụng cụ và dữ liệu
quy chiếu không gian ược sử dụng để nhập, lưu trữ, chuyển đổi, phân tích,
lập mô hình, mô phỏng , lập bản đồ các hiện tượng, sự kiện trên trái đất,
nhằm sản sinh các thông tin thiết thực hổ trợ cho việc ra quyết định ….
Một cách tổng quát, GIS là hệ thống các công cụ nền máy tính dùng thu
thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan
3
4
đến vị trí bề mặt trái đất, và tích hợp các dữ liệu cần thiết vào quá trình lập
quyết định.
Hệ thống thông tin địa lý(GIS)cho phép xây dựng các phân tích không
gian ,quản lý,tích hợp và chồng ghép các lớp thông tin.Mô hình phân tích thứ
bậc sẽ hỗ trợ cho hệ thống thông tin địa lý ,tổng hợp các thông tin ,gán các
trọng số phù hợp nhất cho các yếu tố đã được lựa chọn.
Sau khi đã phân cấp và tính trọng số của các chỉ tiêu thì việc tích hợp
chúng sẽ cho ta chỉ số nhạy cảm sự phân bố wonfram.
2.2.Nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc trong
tìm kiếm khoáng sản wonfram khu vực Pleimeo,Kontum.
2.2.1 Khái quát về đặc điểm địa chất khu vực Pleimeo,Kontum:
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 378,5km
2
,thuộc tờ bản đồ địa
hình Plei Meo (D-48-60-C) bao gồm địa phận hành chính các xã Mô Rai và
xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trung tâm diện tích nghiên cứu
nằm về phía tây thị xã Kon Tum khoảng 45km, được giới hạn bởi tọa độ địa
lý:
+ 14°20’08’’-14°29’55’’ vĩ độ bắc.
+ 107°33’04”-107°44’47’’ kinh độ đông.
4
5
Diện tích khu vực nghiên cứu
Hình 1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, nhân văn :
a. Đặc điểm địa hình:
Vùng nghiên cứu thuộc địa hình núi cao, mức độ phân cắt mạnh, chênh
lệch độ cao lớn (300 - 1700m), có thể chia 3 mức địa hình: núi cao 1000 -
1700m, núi thấp 600 - 1000m và đồng bằng giữa núi (400 - 600m). Cắt qua
vùng có sông Đăk Ho Drai với chiều dài tổng cộng >50km, chảy từ bắc xuống
nam. Hệ thống suối rất phát triển nhưng ngắn và dốc, nhiều thác ghềnh, mùa
mưa dễ gây lũ quét, cản trở lớn trong mùa thực địa.
b. Đặc điểm khí hậu:
Vùng có khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên với 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1.728,5mm/năm (chiếm
80-85% lượng mưa cả năm), hướng gió chính là tây nam;các tháng còn lại là
mùa khô, hầu như không mưa, thuận lợi cho lộ trình thực địa, hướng gió chính
là đông bắc.
c.Dân số và hệ thống giao thông :
Dân số trong khu vực khoảng 10.450 người, chủ yếu là dân tộc ít người
Xê Đăng, Rơ Ngao, Gia Rai, Rơ Man,mật độ dân số thưa (17,5 người/km
2
).
Cơ sở vật chất, văn hóa xã hội ở các xã còn rất hạn chế, trình độ dân trí thấp,
lạc hậu, kinh tế chính là nông nghiệp, làm nương rẫy. Số lượng trường học và
5
6
trạm y tế còn ít, huyện Sa Thầy là điểm nóng của bệnh sốt rét rừng, căn bệnh
thường xuyên đe dọa đến đời sống và tính mạng người dân.
Mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu rất khó khăn, hầu như
không có đường mòn. Đường tới các huyện và xã là đường cấp phối, đây là
đường vận chuyển chính trong mùa thực địa.
2.2.1.3. Đặc điểm địa chất khu vực:
a.Địa tầng
Các thành tạo trầm tích trongkhu vực nghiên cứu phát triển khá phong
phú và đa dạng, có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi.
GIỚI PALEOZOI
PHỤ GIỚI PALEOZOI HẠ
Hệ tầng Mô Rai (PZ
1
mr)
Mô Rai là tên địa danh xã thuộc huyện Sa Thầy, cách thị trấn Sa Thầy
khoảng 40km về phía tây-tây nam. Thành phần thạch học của hệ tầng được
chia làm 2 tập:
- Tập 1(PZ
1
mr
1
): dưới cùng là hệ lớp 1 gồm sạn cuội kết màu xám tro,
chiều dày trên 80m, tiếp lên là hệ lớp 2 gồm sạn cát kết màu xám tro, dày
trên 40m. Trên cùng là hệ lớp 3 gồm cát kết màu xám tro, xám vàng, xen lớp
mỏng bột, sét kết bị phân phiến, ít đá phiến thạch anh sericit, hệ lớp này dày
180m. Tập 1 dày trên 300m.
- Tập 2(PZ
1
mr
2
): nằm chuyển tiếp lên trên tập 1 gồm: dưới cùng là hệ
lớp 4 gồm bột kết, sét bột kết bị phân phiến xen lớp mỏng đá phiến sét, đá
phiến thạch anh-sericit, đá phiến talc-sericit và cát kết bị phiến hóa, dày 195m.
Chuyển tiếp lên là hệ lớp 5 gồm đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến sericit-
thạch anh-chlorit xen lớp mỏng đá phiến sét, bột sét kết bị phiến hóa, ít cát bột
kết, dày 120m. Tập 2 dày 315m.
Chiều dày của hệ tầng khoảng 615m.
Các đá của hệ tầng Mô Rai phủ bất chỉnh hợp trên đá phiến thạch anh
hai mica của phức hệ Khâm Đức (NP-Є
1
kđ) ở bắc Grấp. Đồng thời chúng bị
granitoit phức hệ Bến Giằng (Gdi/PZ
3
bg) cắt qua ở bắc Chư Chok, vì vậy hệ
tầng Mô Rai được tạm xếp vào Paleozoi hạ.
Hệ tầng Cư Brei (D
1
cb)
Trong phạm vi diện tích khu vực nghiên cứu, hệ tầng Cư Brei (D
1
cb)lộ
một diện nhỏ ở làng Le Rẽ (3km
2
). Hệ tầng được chia làm 2 tập:
- Tập 1 (D
1
cb
1
):cát sạn cuội kết đa khoáng, cát kết hạt thô chứa ít cuội
thạch anh nhỏ, cát kết hạt nhỏ màu xám vàng phớt trắng, phân lớp dày, xen ít
lớp mỏng bột kết màu xám. Trên bột kết, sét bột kết, màuxám-xám vàng, phân
lớp mỏng.
- Tập 2 (D
1
cb
2
): đá vôi màu xám đen xen ít sét vôi, phân lớp dày. Chưa
quan sát được quan hệ giữa tập 1 và tập 2 do bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ.
6
7
Trong diện tích nghiên cứu các đá của hệ tầng Cư Brei bị granitoid
phức hệ Đèo Cả, Định Quán xuyên cắt gây sừng hóa, được đối sánh với thành
tạo đá vôi ở Cư Brei có tuổi Devon sớm (D
1
).
GIỚI MESOZOI
HỆ TRIAS, THỐNG TRUNG
Hệ tầng Mang Yang (T
2
my)
Các thành tạo núi lửa của hệ tầng Mang Yang phân bố chủ yếu ở Chư
Mom Ray (43km
2
), Chư Ya Krei (20km
2
) và ở Chư Rơ Ban (12km
2
) xã Mô
Rai, kéo dài về phía đông bắc và nam - đông nam ra ngoài diện tích nghiên
cứu.
Các thành tạo phun trào hệ tầng Mang Yang phân bố rộng rãi, tạo nên
các bồn trũng ổn định, chúng được thể hiện rõ nhất trên hai mặt cắt sau:
+ Mặt cắt ở khu vực núi Chư Mom Ray: Gồm 3 tướng từ dưới lên như
sau:
- Tướng trầm tích nguồn núi lửa:thành phần gồm sạn kết tuf, cát sạn
kết tuf thành phần felsic. Dày 50-100m. Các đá có cấu tạo phân lớp mỏng, tạo
các tập dày một vài mét đến chục mét phủ trực tiếp trên granodiorit dạng
gneis phức hệ Diên Bình (GDi/Sdb
2
).
- Tướng phun trào thực thụ:thành phần gồm ryolit, ryolit porphyr,
ryodacit, ryodacit porphyr, felsit, felsit porphyr, dacit, dacit porphyr và tuf của
chúng. Dày 400-450m. Các đá có cấu tạo khối hoặc dòng chảy, thế nằm thoải
(10-20
o
), phủ trực tiếp trên các đá tướng trầm tích nguồn núi lửa.
- Tướng họng núi lửa:thành phần gồm ryolit, tuf ryolit, felsit, felsit
porphyr và dăm kết núi lửa thành phần felsic. Dày 250-300m. Các đá có cấu
tạo khối hoặc cấu tạo dòng chảy khá rõ rệt, thế nằm khá dốc (30-40
o
).
Tổng chiều dày của mặt cắt Chư Mom Ray khoảng 800m.
+ Mặt cắt ở khu vực núi Chư Ya Krei: Gồm 2 tướng từ dưới lên như
sau:
- Tướng phun tào thực thụ:thành phần gồm ryodacit, ryodacit porphyr
màu xám, xám sáng, cấu tạo khối hoặc dòng chảy yếu (phần dưới). Chuyển
tiếp lên trên là các thành tạo núi lửa thành phần felsic: ryolit, tuf ryolit, felsit,
tuf felsit màu xám, xám sáng, đá có cấu tạo khối hoặc dòng chảy. Dày 450-
550m.
- Tướng họng núi lửa:thành phần gồm tuf ryolit và dăm kết núi lửa
thành phần felsic, cấu tạo khối hoặc dòng chảy yếu. Dày 100-200m.
Các đá ryodacit của tướng phun trào thực thụ có ranh giới tiếp xúc kiến
tạo với dacit, dacit porphyr của hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J
3
đbl) và bị granodorit
phức hệ Định Quán xuyên cắt.
Tổng chiều dày của mặt cắt Chư Ya Krei khoảng 650m.
Kết quả phân tích tuổi đồng vị bằng phương pháp K-Ar các đá ryolit
porphyr tướng phun trào thực thụ của hệ tầng ở khu vực Chư Ya Krei cho giá
7
8
trị 175,3±6,6 triệu năm. Kết quả phân tích tuổi đồng vị bằng phương pháp Rb-
Sr các đá ryolit porphyr tướng phun trào thực thụ của hệ tầng ở khu vực núi
Chư Mom Ray (2004) cho giá trị 280±2,8 triệu năm. Vì vậy tuổi của hệ tầng
Mang Yang được xếp vào Trias giữa (T
2
).
HỆ JURA, THỐNG THƯỢNG
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J
3
đbl)
Trên diện tích nghiên cứu, các đá phun trào hệ tầng Đèo Bảo Lộc phân
bố chủ yếu ở: Nam Chư Kram Lo (5km
2
), suối Ya Krei - Đông Chư Ya Krei
(9km
2
), Plei Meo (1km
2
), suối Đăk Mô (0,3km
2
) , tạo các trũng núi lửa hẹp,
không đều đặn, được khống chế bởi hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến.
Hệ tầng Đèo Bảo Lộc được quan sát tốt nhất ở mặt cắt suối Ya Krei, gồm 2
tướng từ dưới lên:
- Tướng trầm tích nguồn gốc núi lửa:sạn kết tuf, cát sạn kết tuf, cát bột
kết tuf và sét bột kết tuf. Chiều dày khoảng 100 m. Các đá có cấu tạo phân lớp
thô, nằm phủ trực tiếp trên các đá ryodacit của hệ tầng Mang Yang.
- Tướng phun trào thực thụ:bao gồm andesit, dacit, dacit porphyr và tuf
của chúng. Các đá có màu xám tới xám đen; cấu tạo khối; kiến trúc porphyr
hoặc mảnh vụn trên nền vi hạt; cấu tạo khối hoặc dòng chảy. Dày 250-300m.
Các đá bị các thành tạo xâm nhập granit hạt nhỏ sáng màu pha 2 phức hệ Bà
Nà xuyên cắt, chúng bị biến chất tiếp xúc nhiệt bởi granodiorit pha 2 phức hệ
Định Quán. Chiều dày của hệ tầng ở mặt cắt này khoảng 350-400m.
Trong tuf andesit chứa các mảnh đá bột kết, sét kết hệ tầng Mô Rai ở
đông Chư Ya Krei. Các đá của hệ tầng bị xuyên cắt bởi granodiorit phức hệ
Định Quán và granit phức hệ Đèo Cả. Vì vậy tuổi của chúng được xếp vào
Jura muộn (J
3
).
HỆ CRETA
Hệ tầng Nha Trang (Knt)
Trên diện tích nghiên cứu các thành tạo núi lửa của hệ tầng Nha Trang
(Knt) phân bố không nhiều ở khu vực Chư Rơ Bang, Suối Ya Hron (13km
2
),
tạo nên các diện núi lửa nhỏ hẹp, không đều đặn, được khống chế chủ yếu bởi
hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến và thứ yếu bởi hệ thống đứt gãy tây bắc
- đông nam.
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm: ryolit porphyr, ryodacit
porphyr và tuf của chúng. Các biển đổi sau magma phát triển yếu, quá trình
biến đổi lục hóa (chlorit hóa, epidot hóa), silic hóa chứa các biểu hiện khoáng
hóa sulfur.
Các đá núi lửa của hệ tầng Nha Trang phủ lên và bắt tù các đá phun
trào trung tính của hệ tầng Đèo Bảo Lộc ở Chư Rơ Bang, tây nam Xóm Mới.
Ở Chư Rơ Bang gặp granitoid phức hệ Vân Canh, phức hệ Định Quán là
mảnh vụn trong tuf ryolit, tuf ryodacit của hệ tầng. Các đá của hệ tầng bị các
8
9
mạch gabrodiabas phức hệ Cù Mông xuyên cắt ở khu vực Chư Rơ Bang. Vì
vậy chúng đượcxếp vào tuổi Kreta không phân chia (K).
Phức hệ Khâm Đức(NP-ε
1
kđ)
Trong diện tích nghiên cứu phức hệ Khâm Đức lộ ra ở Mô Rai và một
vài dải nhỏ ở Chư Đô, Chư Hing, Tổng diện tích phân bố của phức hệ
khoảng 12km
2
. Các thành tạo của phức hệ bị biến dạng, biến chất mạnh mẽ,
sắp xếp hỗn độn kiểu đới xáo trộn về kiến tạo, không thể tách bạch riêng rẽ
thứ tự trên dưới trên mặt cắt.
Đặc điểm thạch học các đá của phức hệ như sau:
- Tổ hợp đá metagabropyroxenit (Gb/NP-ε
1
kđ):lộ 2 thể nhỏ dạng thấu
kính dẹt, rộng vài chục mét, dài vài trăm mét, nằm chỉnh hợp với đá phiến
thạch anh-mica (tây Mô Rai) và 4 thể khác nằm rải rác trong trường đá
magma xâm nhập trẻ hơn. Thành phần: metagabropyroxenit, metagabro,
metahornblendit, chúng bị amphibol hóa, actinolit hóa, talc hóa.
- Tổ hợp đá amphibolit (a/NP-ε
1
kđ): lộ 2 dải rộng vài mét đến vài chục
mét, kéo dài 1-1,2km và các thể tù nhỏ trong trường đá xâm nhập trẻ hơn.
Thành phần: amphibolit, đá phiến amphibol, màu xám đen, cấu tạo phân
phiến, kiến trúc hạt vảy biến tinh hoặc dạng kim que.
- Tổ hợp đá gneis amphibol (ga/NP-ε
1
kđ): lộ 3 dải nhỏ dạng thấu kính
dẹt ở Chư Đô và Plei Meo. Thành phần: gneis amphibol, plagiogneis
vàplagiogranitogneis, diorit và tonalit màu xám sáng hoặc dải sáng.
- Tổ hợp đá hoa (h/NP-ε
1
kđ): lộ 2 dải nhỏ ở tây Chư Ya Krei. Thành
phần gồm đá hoa, đá hoa olivin, đá hoa dolomit, nằm xen với đá phiến thạch
anh-mica. Thành phần thạch hóa (%): CaO 29,0-31,25, MgO 1,25-1,61, trong
khi đó đá hoa dolomit có CaO thấp hơn 23,03-31,84 nhưng MgO cao hơn
nhiều 16,35-26,73.
- Tổ hợp đá phiến silic (si/NP-ε
1
kđ): nằm xen kẹp trong các đá phiến
thạch
anh-mica ở tây Mô Rai, tạo hệ lớp phân phiến mỏng, kéo dài theo phương tây
bắc - đông nam như tập đánh dấu và bị vò uốn mạnh mẽ. Thành phần: đá
phiến silic phân dải mỏng bị thạch anh hóa màu trắng sữa, sọc đen, có ít
(<2%) vảy muscovit, biotit ở mặt lớp.
- Tổ hợp đá phiến mica, quarzit (mq/NP-ε
1
kđ):lộ chủ yếu ở Mô Rai và
một vài thể nhỏ rải rác ở Chư Đô, Chư Hing, Thành phần thạch học: đá
phiến thạch anh hai mica, gneis biotit, gneis hai mica, quarzit mica, gneis
biotit. Phương cấu trúc của tổ hợp là tây bắc - đông nam, góc dốc 40-60
o
, có
nơi 80-85
o
.
Các đá của phức hệ Khâm Đức bị xuyên cắt bởi granitoid của phức hệ
Diên Bình (GDi/Sdb), Bến Giằng (GDi/PZ
3
bg). Kết hợp với bình đồ địa chất và
kiến tạo khu vực, so sánh với các thành tạo tương tự ở vùng Trà My-Tắc Pỏ, khi
9
10
chưa có tuổi đồng vịtạm xếp các tổ hợp đá của phức hệ vào tuổi Neoproterozoi-
Cambri sớm (NP-ε
1
kđ).
Phức hệ Diên Bình(Di, GDi, G/Sdb)
Trong diện tích nghiên cứu các granitoid được đối sánh với phức hệ
Diên Bình lộ 2 khối, có dạng batolit, kéo dài theo phương tây bắc - đông nam:
Chư Kram Lo (29km
2
), Chư Ya Bruh (32km
2
).Dựa vào thành phần thạch học
và sự xuyên cắt các đá của phức hệ có thể chia ra 3 pha xâm nhập thực thụ và
pha đá mạch từ cổ đến trẻ:
- Pha 1 (GDi/Sdb
1
): Thành phần: diorit, diorit thạch anh, ít hơn là
gabrodiorit, màu xám tối, cấu tạo dạng gneis. Kiến trúc nửa tự hình tàn dư
đến hạt vảy biến tinh.
- Pha 2 (GDi/Sdb
2
):Thành phần gồm granodiorit biotit hornblend,
tonalit biotit hornblend và granit biotit hornblend hạt trung không đều, màu
xám trắng sọc đen. Đá có cấu tạo dạng gneis (khối Ya Lon ), gneis dạng mắt
(Chư Kram Lo), các ổ hình mắt là plagioclas, orthoclas, microclin, thạch anh,
ôm uốn lượn theo các mắt là vảy biotit, hornblend, kiến trúc tàn dư nửa tự
hình hoặc porphyr tàn dư. Granodiorit biotit hornblend phổ biến nhất trong
pha 2 (60-70%).
- Pha 3 (GDi/Sdb
3
): Thành phần gồm granit, granit biotit có hornblend
hạt nhỏ màu xám trắng, cấu tạo gneis, kiến trúc tàn dư nửa tự hình hoặc biến
tinh.
- Pha đá mạch:Đá mạch sẫm màu gặp ở khối Chư Ya Bruh, Ya Lon,
mạch rộng vài dm đến vài mét, kéo dài vài chục đến trăm mét. Thành phần
gồm diorit porphyrit, spesartit, màu xám đen phớt lục, cấu tạo dạng gneis,
kiến trúc porphyr tàn dư. Ban tinh là plagioclas, hornblend, nền hạt nhỏ đến vi
hạt.
Các đá mạch sáng màu gặp nhiều trong các khối, rộng vài cm đến vài
mét, kéo dài không quá 100 mét. Thành phần gồm granit aplit, thạch anh,
granit porphyr sáng màu, cấu tạo dạng gneis, kiến trúc ban biến tinh hoặc
aplit, nửa tự hình tàn dư.
Kết quả phân tích mẫu quang phổ bán định lượng đá gốc cho thấy
nhóm siderofin có hệ số tập trung khá cao 1,1-3,34clark;nhóm chancozin
đáng chú ý Cu 2,23clark, Pb 1,37clark. Kim loại hiếm đáng chú ý Mo
2,03clark, riêng Ag 2,00clark. Hiện chưa gặp quặng hóa nội sinh nào liên
quan.
Ở Sa Sơn, các đá phức hệ Diên Bình bị các đá ryolit hệ tầng Mang
Yang phủ lên trên,chúng cũng xuyên cắt và chứa tù các tổ hợp đá của phức hệ
Khâm Đức. Vì vậy phức hệ Diên Bình được xếp vào tuổi Silur (S).
Phức hệ Bến Giằng(Di, GDi, G/PZ
3
bg)
Trên diện tích nghiên cứu, phức hệ Bến Giằng lộ 3 khối (Đăk Rơtil,
Chư Tan Kra và phần nhỏ khối Ia Tri). Ngoài ra còn gặp các thể nhỏ (1-4km
2
)
10
11
là các vệ tinh, nằm rải rác nhiều nơi.Dựa vào thành phần thạch học và quan hệ
xuyên cắt, phức hệ chia ra 3 pha xâm nhập và pha đá mạch.
- Pha 1 (Di/PZ
3
bg
1
):ít phát triển, diện lộ nhỏ (<3,5km
2
), có dạng kéo dài,
bám rìa các khối hoặc là thể tù nhỏ trong pha sau. Thành phần gồm: diorit,
diorit thạch anh, ít hơn là gabrodiorit, màu xám tối, cấu tạo định hướng, kiến
trúc nửa tự hình.
- Pha 2 (GDi/PZ
3
bg
2
):là thành phần chính của phức hệ (chiếm 70-
90%), tạo các thể batolit rộng hàng chục km
2
. Thành phần gồm granodiorit
biotit hornblend (65-70%) và tonalit biotit hornblend, granit biotit hornblend
hạt trung. Đá có màu xám trắng sọc đen, cấu tạo định hướng, kiến trúc nửa tự
hình.
- Pha 3 (G/PZ
3
bg
3
):là pha ít phát triển, lộ thành các thể nhỏ (<3km
2
)
dạng kéo dài theo phương cấu tạo (Đăk Rơtil). Thành phần gồm granit sáng
màu, granit biotit có ít hornblend màu xám trắng, cấu tạo định hướng, kiến trúc
nửa tự hình hạt nhỏ.
- Pha đá mạch:
Đá mạch sẫm màu gặp ở Ia Tri, Đăk Rơtil, rộng vài dm đến vài m, dài
vài chục đến 100m. Thành phần gồm diorit porphyrit, spesartit, đá có màu
xám đen phớt lục, cấu tạo định hướng, kiến trúc porphyr. Các ban tinh là
plagioclas, hornblend, nền hạt nhỏ đến vi hạt.
Các đá mạch sáng màu gặp nhiều trong các khối, rộng vài cm đến vài
mét, dài không quá 150 mét. Thành phần gồm granit aplit, thạch anh, ít gặp
granit porphyr, đá sáng màu, cấu tạo định hướng, kiến trúc porphyr hoặc aplit.
Kết quả phân tích mẫu quang phổ bán định lượng đá gốc cho thấy: nhóm
siderofin có hệ số tập trung cao 1,1-3,34clark. Nhóm chancozin có Cu
2,26clark,Pb 2,58clark, kim loại hiếm có Ag 3,62clark. Nhóm nguyên tố phân
tán đều thấp hơn hoặc bằng clark. Dựa vào tương quan K
+
-Mg
+
, theo Sattran
(1977) chúng có liên quan về nguồn gốc với khoáng hóa vàng,tuy nhiên hiện
chưa gặp quặng hóa nội sinh nào liên quan.
Các đá phức hệ Bến Giằng xuyên và chứa tù đá phiến thạch anh sericit
hệ tầng Mô Rai. Chúng bị các phức hệ Vân Canh, Bà Nà, Định Quán, Đèo Cả
xuyên cắt ở Chư Tan Kra. Vì vậy có thể xếp phức hệ vào tuổi Paleozoi muộn
(PZ
3
).
Phức hệ Vân Canh(sG/T
2
vc)
Các thành tạo granitoid được đối sánh với phức hệ Vân Canh của
Huỳnh Trung xác lập (1980) lộ 1 khối Ia Rai (16km
2
) ở rìa đông khu nghiên
cứu và vài vệ tinh nhỏ (1-3km
2
). Khối Ia Rai được chia ra 2 pha xâm nhập và
pha đá mạch.
- Pha 1 (sG/T
2
vc
1
):là pha chính của phức hệ (65-80% diện lộ), tạo
thểcán-bướu, rộng vài km
2
. Thành phần là granosyenit biotit, ít granit á kiềm,
11
12
granit biotit, có màu hồng, cấu tạo khối, kiến trúc nổi ban, ban tinh felspat
kiềm lớn (0,5-2cm) màu hồng nâu, nền nửa tự hình hạt trung.
- Pha 2 (sG/T
2
vc
2
):ít phổ biến hơn, tạo thể cán nhỏ vài km
2
. Thành phần
là granit á kiềm, granit, granosyenit có biotit, màu hồng nâu, cấu tạo khối,
kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ.
- Pha đá mạch:chúng rất phổ biến, mạch rộng 0,1-4m, dài vài trăm mét
theo các phương khác nhau. Thành phần gồm granit aplit, granosyenit
porphyr màu hồng nâu, kiến trúc aplit hoặc porphyr, nền aplit hoặc nửa tự
hình hạt nhỏ-vi hạt.
Kết quả phân tích mẫu quang phổ đá gốc cho thấy: pha 1 nhóm siderofin
có hệ số tập trung không cao 0,41-2,13clark. Nhóm chancozin có Cu 2,03clark,
Pb 2,04clark. Kim loại hiếm, quý Mo 2,5-3,54clark, Ag 2,0clark. Nhóm
nguyên tố phân tán đều thấp hơn hoặc bằng giá trị clark. Đã phát hiện quặng
hóa nội sinh Th-TR-U trong mạch pegmatoid ở Chư Kà Net, Sa Nhơn liên
quan đến pha mạch của phức hệ, ngoài ra dân đang khai thác đá chẻ, vật liệu
xây dựng và đá ốp lát ở Sa Bình, Plei Dốch.
Các đá phức hệ Vân Canh xuyên cắt granitoid phức hệ Bến Giằng, ryolit
hệ tầng Mang Yang và bị granodiorit phức hệ Định Quán xuyên và bắt tù. Đối
sánh với các đá granioit của phức hệ ở tờ Sa Thầy có tuổi đồng vị Trias giữa.
Vì vậy có thể xếp phức hệ vào tuổi Trias giữa (T
2
).
Phức Hệ Định Quán(Di, GDi, G/K
1
đq)
Trong diện tích nghiên cứu phức hệ Định Quán lộ 2 khối nhỏ Ya Lon,
Chư Đô. Chúng gần gũi về không gian với andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc
(J
3
đbl). Phức hệ phân dị dài, thành phần từ bazơ đến acit, có thể chia phức hệ
làm 3 pha xâm nhập và 1 pha đá mạch.
- Pha 1 (Di/K
1
đq
1
):ít phát triển, các khối có diện lộ nhỏ (<2km
2
), dạng
kéo dài theo rìa khối hoặc là các thể tù. Thành phần: diorit, diorit thạch anh, ít
hơn là gabrodiorit màu xám tro, cấu tạo khối, kiến trúc hạt trung nửa tự hình.
- Pha 2 (GDi/K
1
đq
2
):là thành phần chính của phức hệ (70-85%), thành
phần gồm: granodiorit biotit hornblend, ít tonalit biotit hornblend, granit biotit
hornblend, màu xám trắng đốm đen, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt
trung.
- Pha 3 (G/K
1
đq
3
):chỉ gặp ở khối Chư Đô (2km
2
), thành phần gồm:
granit biotit có ít hornblend màu xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự
hình hạt nhỏ.
- Pha đá mạch:gặp ở Ya Lon, dày 1mét, dài vài chục mét. Thành phần:
diorit porphyrit, spesartit màu xám đen phớt lục, cấu tạo khối, kiến trúc hạt
lăng trụ. Chúng xuyên cắt pha 2 và đá phiến hệ tầng Mô Rai.
Các đá mạch granit aplit, thạch anh rộng vài cm đến vài m, dài không
quá 100m. Đá sáng màu, cấu tạo khối, kiến trúc aplit, hạt nửa tự hình.
12
13
Trong diện tích khu vực nghiên cứu chưa bắt gặp trực tiếp chúng có
quan hệ với các phân vị khác, song các cứ liệu của các diện tích bên cạnh đã
cho phép xếp phức hệ Định Quán vào tuổi Creta sớm (K
1
).
Phức hệ Đèo Cả(GDi, sG, G/Kđc)
Trong diện tích khu vực Plei Meo, các khối granitoid được đối sánh với
phức hệ Đèo Cả của Huỳnh Trung xác lập (1980) gồm: Le Rơ Man (25km
2
),
Ya Lon (75km
2
) và các vệ tinh nhỏ. Phức hệ Đèo Cả phân dị dài từ trung tính
đến acit, có thể chia làm 3 pha xâm nhập và pha đá mạch.
- Pha 1 (GDi/Kđc
1
):ở khối Ya Lon có diện lộ lớn (10km
2
), dạng kéo dài
bám theo các đứt gãy và ven rìa khối hoặc là các thể tù nhỏ. Thành phần:
granodiorit, mozodiorit, ít hơn là diorit thạch anh màu xám tro. Đá có cấu tạo
khối, kiến trúc nửa tự hình.
- Pha 2 (sG/Kđc
2
):thành phần chính của phức hệ (70-95%), tạo các thể
vài chục km
2
. Thành phần: granosyenit biotit hornblend, granit á kiềm biotit
hornblend ít hơn là granit biotit hornblend hạt trung đến thô, màu xám hồng,
cấu tạo khối, kiến trúc nổi ban, ban tinh felspat kiềm màu hồng thịt.
- Pha 3 (G/Kđc
3
):lộ thể nhỏ (0,5-3km
2
) đẳng thước, nằm bám theo các
đứt gãy (Le Rơ Man, Chư Hing). Thành phần: granit biotit có ít hornblend,
màu xám trắng phớt hồng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ.
- Pha đá mạch: Lộ các mạch nhỏ vài cm đến vài mét, kéo dài đến vài
trăm mét. Thành phần: granit aplit, pegmatoid, felsit, granosyenit porphyr
màu hồng xám và mạch thạch anh. Đá sáng màu, cấu tạo khối, kiến trúc aplit,
felsit, granosyenit có kiến trúc dạng porphyr, granophir với nền hạt nhỏ đến vi
hạt.
Kết quả mẫu quang phổ bán định lượng đá gốc cho: nhóm siderofin có
hệ số tập trung cao (1,17-2,14clark). Các nguyên tố cần chú ý Cu: 2,2clark,
Pb: 1,57clark, Mo: 2,53clark, riêng Ag: 2,40clark. Tuy nhiên hiện chưa gặp
quặng hóa nội sinh liên quan đến phức hệ.
Gặp các đá của phức hệ Đèo Cả xuyên cắt andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc
ở Plei Meo. Trên các khối đều gặp các đá mạch diabas, gabrodiabas phức hệ
Cù Mông và đá mạch minet chưa rõ tuổi xuyên cắt. Kết hợp các cứ liệu cho
phép xếp phức hệ vào tuổi Creta (K).
Phức hệ Bà Nà(G/Kbn)
Trong diện tích khu vực nghiên cứu, các thành tạo granitoid được đối
sánh với phức hệ Bà Nà của Nguyễn Văn Quyển xác lập (1985) gặp 1 khối
granitoid Chư Ya Krei. Chúng lộ nhiều thể nhỏ (0,3-3km
2
) dạng đẳng thước,
thuộc pha 2 và pha mạch của phức hệ. Ngoài ra còn gặp các khối nhỏ rải rác ở
tây suối Ya Lon.
- Pha 1 (G/Kbn
1
): lộ ở tây suối Ya Lon khoảng 2km
2
, thành phần là
granit hai mica, granit giàu thạch anh, granit có biotit, cấu tạo khối, kiến trúc
hạt trung-thô nửa tự hình, khá phổ biến kiến trúc dạng porphyr.
13
14
- Pha 2 (G/Kbn
2
):thành phần là granit hai mica, granit sáng màu, granit
bị greizen hóa. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ, ít dạng
porphyr, ban tinh felspat kiềm màu xám trắng. Thành phần khoáng vật (%):
plagioclas 7-42, felspat kali 25-47, thạch anh 25-60, biotit 0-4, muscovit 0-9,
khoáng vật phụ: apatit; zircon; ilmenit; orthis; granat; turmalin; casiterit.
Chúng bị sericit, chlorit hóa, thạch anh, kiềm hóa, greizen hóa, tạo các đới
thạch anh, greizen chứa quặng wonfram và thiếc (Chư Ya Krei). Pha 2 xuyên
cắt gây sừng hóa đá tuf ryolit hệ tầng Mang Yang, andesitodacit hệ tầng Đèo
Bảo Lộc.
- Pha đá mạch:gồm các đá mạch sáng màu: granit aplit, pegmatoid, granit
porphyr và mạch thạch anh, thạchanh-wonframit, thường kèm theo hiện tượng
greizen hóa cạnh mạch. Chúng xuyên cắt pha 2,mạch rộng từ vài cm đến vài
mét, dài hàng chục mét theo các phương khác nhau. Thành phần khoáng vật
(%) của granit aplit và granit porphyr: felspat kali 32-62; plagioclas 0-34;
thạch anh 27-50; muscovit ít-8, khoáng vật phụ: apatit; zircon; ilmenit;
granat; turmalin; casiterit.
Kết quả phân tích mẫu quang phổ bán định lượng đá gốc cho thấy: các
nguyên tố có hệ số tập trung cao là: Cu, Pb (1,01-1,87clark). Đáng chú ý
làMo 2,00-2,30clark; W 20,00-24,30clark; Sn 1,22-3,06clark; Ag 2,00-
2,44clark. Rất phù hợp với mẫu phân tích quang phổ trên, tại khối Chư Ya
Krei đã phát hiện điểm quặng wonfram, thiếc.
Các đá phức hệ Bà Nà xuyên cắt granitoid phức hệ Bến Giằng, ryolit hệ
tầng Mang Yang, andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc ở Chư Ya Krei và bị
gabrodiabas phức hệ Cù Mông cắt qua. Về thành phần khoáng vật, thạch hóa
và kiến trúc, cấu tạo cũng như tính sinh khoáng (W, Sn, Bi) chúng hoàn toàn
giống các đá tại khối granitoid Bà Nà. Vì vậy phức hệ được xếp vào tuổi
Creta (K).
b. Kiến tạo
Uốn nếp
- Uốn nếp tuổi Paleozoi sớm: các tổ hợp đá phát triển trong bồn trũng
Paleozoi sớm bị biến dạng uốn nếp về sau tạo nên cấu trúc phức nếp lõm cấp
I, bị uốn nếp mạnh mẽ với phương trục nếp uốn chủ yếu là kinh tuyến hoặc
tây bắc - đông nam, kiểu nếp uốn dạng vỏ, hình thái uốn nếp đảo hoặc
nghiêng là chính, góc cắm của các cánh thay đổi từ 30-60
o
.
- Uốn nếp tuổi Trias giữa và Mesozoi muộn: nếp uốn lượn theo các bồn
trũng đẳng thước, cấu tạo khối hoặc dòng chảy, có thế nằm thoải 10-30
o
đổ về
tâm, kiểu vòm, chậu.
Đứt gãy
Trên diện tích vùng nghiên cứu phát triển 3 hệ thống đứt gãy chính có
phương: tây bắc - đông nam,đông bắc - tây nam và phương kinh tuyến, á kinh
14
15
tuyến.Trong đó hệ thống phương kinh tuyến hoạt động rất mạnh, tạo ra các
đới cà nát, dập vỡ và được cho là nguồn dẫn và chứa quặng wonfram.
- Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam
Các đứt gãy phương tây bắc - đông nam phân bố ở phía tây, tây bắc
vùng nghiên cứu, chúng cắt qua các trầm tích hệ tầng Mô Rai, Mang Yang,
các đá biến chất phức hệ Khâm Đức, cắt qua các đá magma xâm nhập phức
hệ Đèo Cả và Diên Bình. Chúng bị hệ đứt gãy phương kinh tuyến cắt qua và
gây dịch chuyển. Đi theo hệ thống đứt gãy này có các mạch thạch anh, thạch
anh-sulfur.
- Hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam
Các đứt gãy phương đông bắc - tây namphát triển hạn chế, phân bố ở
khu vực trung tâm và phía tây vùng nghiên cứu, cắt quacác trầm tích hệ tầng
Mô Rai, thành tạo phun trào andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc, ryolit hệ tầng
Mang Yang, granit pha 2 phức hệ Bà Nà và đóng vai trò kênh dẫn để tạo
quặng wonfram.
- Hệ thống đứt gãy phương kinh tuyến, á kinh tuyến
Hệ thống đứt gãy này hoạt động rất mạnh mẽ và phát triển rộng rãi trên
diện tích vùng nghiên cứu. Đây là hệ đứt gãy trẻ và đóng vai trò quan trọng
trong quá trình dẫn và tích tụ quặng wonfram và quặng đa kim. Chúng cắt qua
tất cả các thành tạo có mặt trong vùng. Dọc theo đứt gãy thường có các đới
kataclazit, thạch anh hóa, greizen hóa chứa khoáng hóa wonfram và sulfur.
Ngoài 3 hệ thống đứt gãy chính nêu trên, trong vùng còn gặp các đứt
gãy phương á vĩ tuyến, nhưng ít phổ biến.
Khe nứt
Các hệ thống khe nứt phát triển theo thứ tự về tần suất xuất hiện có thể
xếp như sau: phương kinh tuyến-á kinh tuyến (350-10
o
) phát triển mạnh nhất,
phương vĩ tuyến (260-285
o
), tây bắc - đông nam (310-320
o
), đông bắc - tây
nam (50-60
o
), đông bắc - tây nam(20-30
o
) yếu nhất. Các hệ khe nứt mở có đai
mạch gabrodiabas phương kinh tuyến, các hệ đai mạch trước Kainozoi chủ
yếu phát triển theo phương bắc đông bắc-nam tây nam.
2.2.1.4.Khoáng sản trong vùng.
Khoáng sản trong diện tích khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong
phú, bao gồm nhiều loại thuộc nhóm kim loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao
như vàng, wonfram, molybden, khoáng sản đi kèm là thiếc và bismut ít giá trị
hơn. Ngoài ra trong vùng còn gặp khoáng hóa sulfur - đa kim (Pb, Zn, Cu) và
đá hoa trắng.
a. Kim loại màu
Chì, kẽm
15
16
Khoáng hóa chì kẽm phân bố trong đới dập vỡ có thạch anh-sulfur và
các mạch, hệ mạch thạch anh-sulfur chứa chì, kẽm (bạc, đồng). Ngoài ra còn
gặp chì kẽm là khoáng sản đi kèm với vàng tạiđiểm khoáng hóa vàng (chì,
đồng) Chư Hing và đi kèm với wonfram tại biểu hiện khoáng sảnwonfram
Chư Ya Krei. Khoáng hóa chì, kẽm có quy mô nhỏ, ít có triển vọng.
- Điểm khoáng hóa chì-kẽm Chư Moor: là các đới dập vỡ có hệ mạch
thạch anh-sulfur chứa chì-kẽm, dày 0,5-10m, phương kinh tuyến. Thành phần
khoáng vật quặng: pyrit, sphalerit, galenit (chalcopyrit). Kết quả phân tích
mẫuhấp thụ nguyên tử: Pb 24.470g/t; Zn 8.000g/t; Cu 420g/t.
- Điểm khoáng hóa chì-kẽm Chư Hing: là hệ mạch thạch anh-sufur
chứa chì, kẽm dày 3-80cm. Thành phần khoáng vậtquặng: galenit, sphalerit,
pyrit (vàng) nằm xâm tán, dạng ổ đặc sít, hàm lượng 10-20%. Kết quả phân
tích hấp thụ nguyên tử: Pb 2.953g/t; Zn 38.680g/t; Cu 432g/t.
b. Kim loại ít và hiếm
Molybden
Điểm khoáng hóa molybden Chư Kram Lo:thuộc địa phận xã Mô Rai.
Mạch thạchanh-molybdenit chứa sulfur xuyên đá granit pha 2, phức hệ Định
Quán (GDi/K
1
đq
2
), dày 0,5-10cm, dài quan sát 2m. Mẫu hóa cho hàm lượng
Mo 5,54%; Thành phàn khoáng vật quặng theo kết quả mẫu khoáng tướng
(%): molybdenit 2-3; pyrit 2-3; sphalerit ít-1; ít chalcopyrit, arsenopyrit.
Wonfram
Trong diện tích khu vực nghiên cứu, quặng wonfram (thiếc, bismut, chì,
bạc) mới phát hiện đượcở khu vực Chư Ya Krei,thuộc xã Ya Xiêr, huyện Sa
Thầy.Quặng wonfram nằm trong các đới đá biến đổi của các đá granit thuộc
pha 2, phức hệ Bà Nà (G/Kbn
2
). Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độtrung
bình-cao (195-326
o
C). Tổ hợp khoáng vật: wonframit (casiterit), pyrit,
chalcopyrit, bismutin, bismuthit, topaz, hematit, ilmenit (fluorit). Kết quả công
tác tìm kiếm đã xác định được 10 thân quặng phân bố thành 2 đới khoáng hóa
wonfram, đi kèm wonfram có thiếc, bismut.
Thiếc
Khoáng hóa thiếc chỉ gặp đi kèm với wonfram ở Chư Ya Krei. Trên
diện tích nghiên cứu đã khoanh định được 1 vành phân tán địa hóa bùn đáy
nguyên tố thiếc, hàm lượng dị thường bậc 1 đến bậc 3, diện tích 2-4km
2
, bao
trùm điểm khoáng hóa molybden Chư Kram Lo.
Bismut
Khoáng hóa bismut ít có triển vọng. Trong diện tích khu vực nghiên
cứu chỉphát hiện được điểm khoáng hóa bismut Chư Hing. Ngoài ra còn gặp
bismut là khoáng sản đi kèm với quặng wonfram tại Chư Ya Krei.
Điểm khoáng hóa bismut Chư Hing: thuộc địa phận xã Mô Rai. Khoáng
hóa bismut nằm trong đới cà nát của đá granit pha 3 phức hệ Đèo Cả
(G/Kđc
3
). Đới rộng 6m, chiều dài quan sát vài chục mét theo phương 340-
16
17
160
o
. Đá ven rìa mạch bị thạch anh hóa. Thành phần khoáng vật quặng: pyrit,
sheelit, bismutin.Kết quả phân tích mẫu hấp thụ nguyên tử (g/t): Bi 458; Au
<0,10; Ag 2,3; Cu 40; Pb 72; Zn 12; As<20 ; mẫu giã đãi (g/t): pyrit 120,2;
sheelit 3,8; bismutin 2,2. Thành phần khoáng vật: pyrit ít; limonit ít-1%; phi
quặng 99%.
c. Kim loại phóng xạ
Trên diện tích vùng nghiên cứu đãphát hiện được khoáng sản urani (đất
hiếm) ở Sa Sơn phân bố trong đá phun trào ryolit, quy mô lớn, có nhiều triển
vọng. Hiện nay công tác tìm kiếm đã xác định được 3 đới khoáng hóa uranivà
điểm quặng đất hiếm, ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu còn gặp một số biểu
hiện khoáng hóa urani.
17
1. KẾT LUẬN
Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực hành chính thuộc địa phận
huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum có diện tích khoảng 380 km
2
. Đây là khu vực
có cấu trúc địa chất khá phức tạp, được cấu thành từ các thành tạo của hệ tầng
Mô Rai (PZ
1
mr), hệ tầng Cư Brei (D
1
cb), hệ tầng Mang Yang (T
2
my), hệ tầng
Đèo Bảo Lộc (J
3
đbl), hệ tầng Nha Trang (Knt) với sự có mặt phong phú của
các thành tạo magma xâm nhập phân dị dài, thành phần từ bazơ đến acid.
Từ kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận sau:
1.1. Trong khu vực Plei Meo, quặng hóa wonfram có liên quan mật
thiết với magma xâm nhập pha 2 phức hệ Bà Nà và các hoạt động phá hủy
kiến tạo gây nên bởi các đứt gãy phương kinh tuyến, á kinh tuyến. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng quặng wonfram có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ
trung bình - cao (195 ÷ 326
o
C), thuộc kiểu khoáng wonframit - thạch anh.Tổ
hợp khoáng vật quặng gồm: wonframit (casiterit), pyrit, chalcopyrit, bismutin,
bismuthit, topaz, hematit, ilmenit (fluorit).
1.2. Biến đổi cạnh mạch chủ yếu là thạch anh hóa và greizen hóa, đôi
chỗ là pyrit hóa, clorit hóa. Các biến đổi cạnh mạch, đặc biệt là hiện tượng
greizen hóa trong khu vực có ý nghĩa nhất định trong việc công tác tìm kiếm.
Cấu tạo quặng đặc trưng là xâm tán, mạch xâm tán, vi mạch lấp đầy. Kiến
trúc phổ biến và đặc trưng là hạt tha hình, nửa tự hình.
1.3. Trong diện tích khu vực nghiên cứu đã khoanh định được 2 đới
khoáng hóa bao gồm 10 thân quặng.Các thân quặng và đới khoáng hoá chủ
yếu kéo dài theo phương kinh tuyến, á kinh tuyến và có hình thái kích thước,
độ sâu thế nằm khác nhau. Đây là những yếu tố quyết định đến lựa chọn
phương pháp tìm kiếm, thăm dò và khai thác mỏ sau này.
18
18
1.4. Xác định mối liên quan của các dị thường địa hóa, địa vật lý, vành
phân tán trọng sa với các đối tượng khoáng sản bao gồm: quặng wonfram,
quặng thiếc, bismut, vàng, khoáng hóa sulfur - đa kim. Phát hiện đối tượng
chứa quặng hóa W, Au, nhất là khoáng hóa vàng có quy mô lớn về diện phân
bố.
1.5. Sử dụng phương pháp toán logic, kết hợp phương pháp toán địa
chất với phương pháp tỷ trọng thông tin và hệ thống GIS, áp dụng phương
pháp dự báo sinh khoáng định lượng cho phép dự báo vùng nghiên cứu có
tiềm năng tài nguyên wonfram khá lớn. Tổng tài nguyên dự báo đánh giá đạt
khoảng 24.780tấn WO
3
cấp 334a + 334b, quặng hóa tập trung chủ yếu ở khu
vực Chư Ya Krei.
2. Kiến nghị
2.1. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cho thấy quặng hóa wonfram
khu vực Plei Meo rất có tiềm năng. Vì vậy, cần đầu tư đánh giá một cách toàn
diện nhằm làm sáng tỏ đặc điểm và tiềm năng quặng hóa wonfram cho toàn
khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó lựa chọn các diện tích có triển vọng để có
kế hoạch đầu tư với các mức độ nghiên cứu khác nhau ở từng khu vực cho
phù hợp. Trước hết cần đầu tư thăm dò vào khu vực Chư Ya Krei,đây là khu
vực đã được nghiên cứu khá chi tiết, đã xác định và khoanh nối được một số
thân quặng wonfram có giá trị công nghiệp nhằm sớm đưa mỏ vào khai thác
và phát triển cơ sở chế biến khoáng sản.
2.2. Trong quặng hóa wonfram còn có các khoáng sản đi kèm với hàm
lượng khá tốt (Sn, Bi, Cu, sulfur - đa kim) nhưng lại chưa được chú ý nghiên
cứu một cách đầy đủ. Vì vậy cần phải được tiếp tục nghiên cứu đánh giá một
cách đầy đủ nhằm khẳng định giá trị công nghiệp của mỏ.
19
19
4 . Tài liêu tham khảo
1. Đỗ Văn Chi và nnk (1998). Báo cáo lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng
sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đăk Lêi- Khâm Đức. Trung tâm thông tin lưu trữ
địa chất, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
2. Trần Duân, Thân Đức Duyện (đồng chủ biên) và nnk(2006). Báo cáo lập bản
đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Kon Tum. Trung
tâm thông tin lưu trữ địa chất, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
3. Thân Đức Duyện, Nguyễn Cảnh Biên (đồng chủ biên) và nnk(2006). Báo cáo
kết quả điều tra chi tiết khoáng sản wonfram vùng Chư Ya Krei. Trung tâm
thông tin lưu trữ địa chất, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
4. Hoa T.T., Borisenko A.S., Anh T.T., Izokh A.E., Phuong N.T.(2006). Cu-Mo-
Au porphyr type in Sa Thay area in the west of Kon Tum block. Journal of
Geology (Ha Noi). Series B, No 28: 71-83.
5. Đặng Xuân Phong, Đặng Xuân Phú (2006). Cẩm nang địa chất Tìm kiếm -
Thăm dò khoáng sản rắn, tr. 246. Nhà xuất bản Xây dựng.
6. Nguyễn Xuân Sơn (Chủ biên) và nnk(2000). Báo cáo bay đo từ phổ gamma tỷ
lệ 1:50.000 và đo trọng lực tỷ lệ 1:100.000 vùng Kon Tum. Trung tâm thông
tin lưu trữ địa chất, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
7. Nguyễn Khắc Vinh và nnk(2010). Cẩm nang công nghệ địa chất, tr.602. Nhà
xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ.
8. Nguyễn Chí Vũ (Chủ biên) và nnk (2009). Đề án thăm dò wonfram khu vực
Chư Ya Krei, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trung tâm thông tin
lưu trữ địa chất, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam.
20
20
21
21