Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " LỰA CHỌN SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.47 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
38
LỰA CHỌN SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG CÔNG CỘNG BẰNG
XE BUÝT CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SELECTING THE PUBLIC TRANSPORTATION NETWORK DIAGRAM FOR
DANANG CITY BUSES

Phan Cao Thọ

Mai Anh Đức
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Xuất phát từ hiện trạng giao thông đô thị hiện nay, với các số liệu khảo sát nhu cầu đi
lại và hành trình các chuyến đi của người dân thông qua các phiếu phỏng vấn trực tiếp, dựa
trên các lý thuyết qui hoạch mạng lưới đường, các tác giả đã đề xuất cơ sở lựa chọn sơ đồ
mạng lưới xe buýt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phương án qui hoạch hợp lý nhất về sơ đồ mạng
lưới giao thông công cộng bằng xe buýt từ các phương án đề xuất trên cơ sở qui hoạch tổng
thể giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
ABSTRACT
From the current state of urban traffic, with the survey data about traveling demands
and the trips of citizens through the direct interviews, based on the theory of road network
planning; the authors suggested the basis to select the public transportation network diagram
for buses. The research results also indicate the most reasonable planning about public bus
network from the proposed projects on the base of the overall transport planning in Danang city
until 2020.

1. Giới thiệu
“Phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn
hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai”[5]. Phát triển bền vững nói chung trong đó phát
triển giao thông công cộng một chủ đề đang được các Nhà khoa học, quản lý về giao


thông quan tâm. Trong quy hoạch đô thị, vấn đề quy hoạch hệ thống giao thông công
cộng được coi là vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Ngày nay để
đánh giá sự phát triển, mức độ tiện nghi và khả năng phục vụ của một đô thị người ta
thường xem xét sự hoàn thiện của hệ thống giao thông công cộng. Đây cũng là một
trong những tiêu chuẩn đánh giá tính năng động và hiện đại của đô thị [8].
Đà Nẵng một trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực miền Trung Tây Nguyên.
Đà Nẵng trong tương lai là một đô thị có dân số lớn (năm 2020: 1,2 – 1,4 triệu người),
do vậy việc nghiên cứu và phát triển mô hình vận tải hành khách công cộng mà bước
đầu là hệ thống xe buýt phải được triển khai sớm và đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu đi
lại ngày càng tăng. Tuy nhiên trong những năm qua hệ thống xe buýt công cộng vừa
mới bắt đầu được quan tâm, song mạng lưới tuyến chưa phù hợp, đầu tư chưa đúng
mức, sự quan tâm của người dân chưa cao nên việc sử dụng và khai thác chưa hiệu quả.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
39
Cùng với nó là những dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng ùn tắc giao thông, tai nạn giao
thông, ô nhiễm môi trường, gây ức chế cho người dân khi tham gia giao thông [9].
Do tính chất của nền kinh tế thị trường, nhu cầu đi lại của người dân luôn gia
tăng và không ổn định , nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, việc lựa chọn loại hình giao thông
công cộng bằng xe buýt đang là giải pháp trước mắt và lâu dài của đô thị, đó cũng là
tiền đề để phát triển đồng bộ các loại hình giao thông hiện đại như giao thông trên cao,
giao thông ngầm. Vấn đề này không chỉ cho riêng Đà Nẵng mà là chung cho tất cả các
đô thị lớn ở nước ta trong những năm tới [8].
2. Các kết quả nghiên cứu lựa chọn sơ đồ mạng
2.1. Cơ sở lựa chọn sơ đồ mạng lưới tuyến giao thông công cộng bằng xe buýt trong
thành phố
Mạng lưới tuyến giao thông cộng cộng ( GTCC) phải được bố trí hợp lí, thuận
tiện cho hành khách lên xuống, rút ngắn thời gian đi lại. Lượng hành khách trên cùng
một tuyến nên ổn định để có thể tận dụng công suất vận tải của phương tiện. Các tuyến
GTCC cần được liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho hành trình đổi tuyến dễ dàng và
thuận tiện. Thông thường để lựa chọn mạng lưới tuyến giao thông công cộng có 2

phương pháp chính là phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thực nghiệ m
[2,3,4,7].
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phù hợp với việc thiế t kế mới mạng lưới
đường đi kèm thiết kế mạng lưới GTCC ngay từ bước qui hoạch tổng thể, các tuyến
phục vụ GTCC không trùng lặp, tuy nhiên việc sử dụng hiện trạng mạng lưới đường
hiện có để kết hợp quy hoạch hệ thống GTCC là rất khó khăn.
Phương pháp thực nghiệm: Công tác quy hoạch mạng lưới tuyến GTCC dựa
trên hiện trạng mạng lưới đường của đô thị cả về hạ tầng lẫn điều kiện giao thông, vận
tải hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân vì vậy phương pháp này được lựa chọn để
quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt công cộng cho đô thị hiện đang khai thác.
Trên cơ sở các số liệu hiện trạng về điều kiện đường, mạng lưới xe buýt đang
hoạt động, nhu cầu đi lại và phân bố dân cư trong thành phố cũng như quan hệ giao
thông đối ngoại Việc lựa chọn mạng lưới tuyến xe buýt công cộng xuất phát từ 4 cơ
sở sau [3,7,11,12]:
Một là: Mạng lưới GTCC được quy hoạch phải dựa trên bản đồ giao thông tĩnh
của thành phố đến năm 2020, dựa trên 4 tuyến xe buýt đang hoạt động vì đây là các
tuyến có nhu cầu đi lại lớn đã được kiểm chứng bằng thực tế khai thác.
Hai là: Các tuyến có xe buýt đi qua phải đảm bảo mặt cắt ngang đường đủ rộng,
lựa chọn các tuyến đường có bề rộng phần xe chạy >10,5m (3 làn xe), một số vị trí có
nhu cầu đi lại lớn và đang xảy ra ách tắc giao thông bề rộng phần xe chạy được lựa chọn
>9,0m.
Ba là: Xây dựng các tuyến đi qua các vùng có nhu cầu đi lại lớn như các Khu
Công nghiệp, Trường Đại học, Trung tâm mua sắm, và các điểm chuyển tiếp hành
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
40
khách đến các vùng ngoại thành và các vùng liên tỉnh . Để xe buýt thu hút hành khách
thì các tuyến nối liền ngoại thành và nội thành phải là liên tục.
Bốn là: Đảm bảo một số vị trí khống chế do thực tế khai thác các tuyến đường
hiện nay của thành phố tạo ra, như hạn chế số tuyến qua cầu Sông Hàn, đường cấm
2.2. Các tuyến đường đề xuất sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Bảng 1. Các tuyến đường được đề xuất sử dụng phương tiện GTCC
STT Tên đường B


(m) STT Tên đường B

(m)
1 Nguyễn Lương Bằng 21.0 18 Lê Duẩn 15.2
2 Tôn Đức Thắng 21.0 19 Ngủ Hành Sơn 15.0
3 Điện Biên Phủ (1) 30.0 20 Lê Văn Hiến 9.5
4 Điện Biên Phủ (2) 18.0 21 Lê Đình Lý 15.0
5 Hùng Vương 15.0 22 Đường 3- 2 21.0
6 Trường Chinh 21.0 23 Trần Phú 10.5
7 CM tháng 8 21.0 24 Bạch Đằng 15.0
8 Nguyễn Hữu Thọ 21.0 25 Núi Thành 10.5
9 Trưng Nữ Vương 10.5 26 Hoàng Diệu 10.5
10 Đường 2-9 21.0 27 Quốc lộ 14B 10.5
11 Ngô Quyền 21.0 28 Ông Ích Đường 10.5
12 Trần Cao Vân 10.5 29 Ng.T Phương (1) 18.0
13 Ông Ích Khiêm (1) 16.0 30 Ng.T Phương (2) 10.5
14 Ông Ích Khiêm (2) 10.5 31 Lý Thái Tổ 10.5
15 Ông Ích Khiêm (3) 9.5 32 Ng. Tất Thành 21.0
16 Ông Ích Khiêm (4) 9.0 33 Hàm Nghi 15.0
17 Đống Đa 15.0
2.3. Đề xuất các phương án sơ đồ mạng lưới tuyến xe buýt
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng lộ trình tuyến xe buýt
Sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của sơ đồ mạng nhưng
xuất phát từ thực tế hiện đang khai thác của các tuyến xe buýt trên địa bàn thành phố thì
Vị trí các bến xe buýt đã được quy hoạch có ảnh hưởng nhiều nhất[11,12,14].
Bảng 2. Vị trí các bến xe buýt nội đô đã được quy hoạch

STT BX buýt Quận Vị trí (tên đường)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
41
1 BX buýt 01 Liên Chiểu N. Lương Bằng (gần KCN Liên Chiểu)
2 BX buýt 02 Liên Chiểu N. Lương Bằng (gần KCN Hòa Khánh)
3 BX buýt 03 Liên Chiểu N. Lương Bằng (gần trường ĐHSP)
4 BX buýt 04 Liên Chiểu Tôn Đức Thắng (Bến xe khách phía Bắc)
5 BX buýt 05 Sơn Trà Ngô Quyền -> Chợ Mai
6 BX buýt 06 Cẩm Lệ Giao giữa QL14B - Tuyến Tránh ĐN
7 BX buýt 07 Thanh Khê Đường 3-tháng2 (đầu đường Trần Phú)
8 BX buýt 08 Ngũ Hành Sơn Làng đá mỹ nghệ Non Nước
9 BX buýt 09 Cẩm Lệ Quốc lộ 1A (gần khu vực Miếu Bông)
2.3.2. Các chỉ tiêu lựa chọn phương án:[6,10]
− Mạng lưới tuyến phải đảm bảo được nhu cầu đi lại giữa tất cả các vùng trên địa
bàn thành phố, việc đi lại giữa các vùng phải đảm bảo số lần chuyển tuyến là ít
nhất.
− Mạng lưới tuyến phải đảm bảo các vị trí khống chế như hạn chế số tuyến qua
cầu Sông Hàn, không cho tuyến đi qua cầu Thuận Phước.
− Các tuyến đường có nhu cầu đi lại lớn như trường học, khu Công nghiệp, trung
tâm mua sắm phải có tuyến đi qua.
− Mạng lưới tuyến phải đảm bảo được sự liên hệ chặt chẽ giữa các vùng nội và
ngoại thành.
2.3.3. Các phương án sơ đồ mạng lưới.
a) Phương án 1
1. Tuyến 01: BX buýt 01 – BX buýt 09
Lộ trình tuyến: BX buýt 01 – Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng – Ngã 3 Huế -
Trường Chinh – Ngã 3 Hòa Cầm – Bến xe buýt 09 (quốc lộ 1A)
2. Tuyến 02: BX buýt 04 – Bến xe buýt 05
Lộ trình tuyến: BX buýt 04 – Tôn Đức Thắng – Ngã 3 Huế - Điện Biên Phủ - Lý Thái
Tổ - Hùng Vương – Nguyễn Chí Thanh – Lê Duẩn – Cầu Sông Hàn – Ngô Quyền – Bến

xe buýt 05.
3. Tuyến 03: BX buýt 04 – Bến xe buýt 08 (bến xe buýt đi Hội An)
Lộ trình tuyến: Bến xe Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ - Lê Duẩn - Cầu
Sông Hàn – Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe buýt 08.
4. Tuyến 04: BX buýt 04 – Bến xe buýt 08 (bến xe buýt đi Hội An)
Lộ trình tuyến: Bến xe Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ - Lý Thái Tổ -
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
42
Hùng Vương – Trần Phú – Núi Thành – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Ngũ Hành Sơn – Lê
Văn Hiến – Bến xe buýt 08
5. Tuyến 05: Bến xe buýt 07 (chân cầu Thuận Phước) – Bến xe buýt 06 (Quốc lộ
14B)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đường 03, tháng 2 - Đường Nguyễn Tất Thành –
Khách sạn Công Đoàn – Đường Ông Ích Khiêm – Hoàng Diệu – Duy Tân – Nguyễn
Hữu Thọ - Cách mạng tháng 8 – Cầu vượt Hòa Cầm – Quốc Lộ 14B –Bến xe buýt 06
6. Tuyến 06: Tuyến khép kín bến xe buýt 07
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đống Đa – Trần Cao Vân – Điện Biên Phủ - Lý Thái
Tổ - Hùng Vương – Bạch Đằng – Đường 3, tháng 2 – Bến xe buýt 07.
7. Tuyến 07: Bến xe buýt 07 – Bến xe buýt 09 (Quốc lộ 1A)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đường 3,tháng 2 – Lê Độ – Nguyễn Tri Phương –
Nguyễn Hữu Thọ – Cách mạng Tháng 8 – Ông Ích Đường – Bến xe buýt 09 (Quốc lộ
1A).


Hình 1. Sơ đồ mạng lưới tuyến xe buýt sơ bộ phương án 1

b) Phương án 2
1. Tuyến 01: BX buýt 01 – BX buýt 09
BX BUYÏT 08
04

06
06
07
07
06
02 03
03
04
04
03
02
01
06
06
07
07
06
03
03
03
05
05
05
05
05 06
07
07
04
04
02

02
02
01
BX BUYÏT 07
01
BX BUYÏT 02
BX BUYÏT 01
01
BX BUYÏT 03
BX BUYÏT 05
BX BUYÏT 04
BX BUYÏT 06
BX BUYÏT 09
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
43
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 01 – Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng – Ngã 3 Huế -
Trường Chinh – Ngã 3 Hòa Cầm – Bến Xe buýt 09 (quốc lộ 1A)
2. Tuyến 02: BX buýt 04 – Bến xe buýt 05
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 04 – Tôn Đức Thắng – Ngã 3 Huế - Điện Biên Phủ - Lê
Thái Tổ - Hùng Vương – Nguyễn Chí Thanh – Lê Duẩn – Cầu Sông Hàn – Ngô Quyền
– Bến xe buýt 05.
3. Tuyến 03: BX buýt 07 – BX buýt 08 (bến xe buýt đi Hội An)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Nguyễn Tất Thành – Ông Ích Khiêm - Lê Duẩn - Cầu
Sông Hàn – Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe buýt 08
4. Tuyến 04: BX buýt 04 – Bến xe buýt 08 (bến xe buýt đi Hội An)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 04 – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ - Lý Thái Tổ - Hùng
Vương – Trần Phú – Núi Thành – Cầu Tuyên Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe buýt 08
5. Tuyến 05: BX buýt 04 – Bến xe buýt 06 (Quốc lộ 14B)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 04 – Điện Biên Phủ - Lê Duẩn – Ông Ích Khiêm – Hoàng
Diệu – Duy Tân – Nguyễn Hữu Thọ - Cách mạng tháng 8 – Cầu vượt Hòa Cầm – Quốc

Lộ 14B –BX buýt 06
6. Tuyến 06: Tuyến khép kín bến xe buýt 07
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đống Đa – Trần Cao Vân – Điện Biên Phủ - Nguyễn
Tri Phương – Nguyễn Hữu Thọ - Cách mạng tháng 8 – Núi Thành – Bạch Đằng –
Đường 3, tháng 2 – Bến xe buýt 07.
7. Tuyến 07: Bến xe buýt 07 – Bến xe buýt 09 (Quốc lộ 1A)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đường 3 tháng 2 – Lê Độ – Nguyễn Tri Phương –
Nguyễn Hữu Thọ – Cách mạng tháng 8 – Ông Ích Đường – Bến xe buýt 09
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
44

Hình 2. Sơ đồ mạng lưới tuyến xe buýt sơ bộ phương án 2
BX BUYÏT 08
BX BUYÏT 09
BX BUYÏT 06
BX BUYÏT 04
BX BUYÏT 05
BX BUYÏT 03
01
BX BUYÏT 01
BX BUYÏT 02
01
BX BUYÏT 07
05
01
02
02
02
07
07

06
03
03
05
05
04
04
03
06
05
07
06
01
02
04
04
0402
06
05
06
07
06
03
03
05
06
06
06
05
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009

45

Hình 3. Sơ đồ mạng lưới tuyến xe buýt phương án 3 – phương án chọn
c) Phương án 3
1. Tuyến 01: Hòa Hiệp (BX buýt 01) – Tam Kỳ (BX buýt 09)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 01 – Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng – Ngã 3 Huế -
Trường Chinh – Ngã 3 Hòa Cầm – Bến Xe buýt 09 (quốc lộ 1A)
2. Tuyến 02: Bến xe buýt 04 – Bến xe buýt 05
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 04 – Tôn Đức Thắng – Ngã 3 Huế - Điện Biên Phủ - Lý
Thái Tổ - Hùng Vương – Nguyễn Chí Thanh – Lê Duẩn – Cầu Sông Hàn – Ngô Quyền
– Bến xe buýt 05.
3. Tuyến 03: Bến xe buýt 04 – Bến xe buýt 08 (bến xe buýt đi Hội An)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 04 – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ - Lê Duẩn – Trần
Phú – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Ngũ Hành Sơn – Lê
Văn Hiến – Bến xe buýt 08.
4. Tuyến 04: Bến xe buýt 04 – Bến xe buýt 08
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 04 – Tôn Đức Thắng – Điên Biên Phủ - Lý Thái Tổ - Hàm
Nghi – Lê Đình Lý – Nguyễn Hữu Thọ – Cầu Tuyên Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe buýt
08.
04
BX BUYÏT 08
BX BUYÏT 09
BX BUYÏT 06
BX BUYÏT 04
BX BUYÏT 05
BX BUYÏT 03
01
BX BUYÏT 01
BX BUYÏT 02
01

BX BUYÏT 07
09
01
02
02
02 05
04
04
08
08 09
07
06
06
06
06
06
03
03
03
03
06
08
08
07
07
07
01
02
03
04

04
03
05
05
05
05
0302
09
09
07
07
07
08
08
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
46
5. Tuyến 05: Bến xe buýt 05 – Bến xe buýt 08 (bến xe buýt đi Hội An)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 05 –Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe
buýt 08
6. Tuyến 06: Bến xe buýt 07 – Bến xe buýt 06 (Quốc lộ 14B)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đường 3 tháng 2 – Nguyễn Tất Thành - Ông Ích
khiêm - Hoàng Diệu – Duy Tân – Nguyễn Hữu Thọ - Cách mạng tháng 8 – Cầu vượt
Hòa Cầm – Quốc Lộ 14B – Bến xe buýt 06
7. Tuyến 07: Bến xe buýt 07 – Bến xe buýt 09 (Quốc lộ 1A)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đống Đa – Trần Cao Vân – Điện Biên Phủ - Trường
Chinh – Ngả 3 Hòa Cầm – Bến xe buýt 09
8. Tuyến 08: Bến xe buýt 07 – Bến xe buýt 09 (Quốc lộ 1A)
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Đường 2, tháng 9 – Nguyễn Tất Thành – Lê Độ -
Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Hữu Thọ – Đường 3, tháng 2 – Ông Ích Đường – Bến xe
buýt 09 (Quốc lộ 1A).

9. Tuyến 09: BX buýt 07 –BX buýt 04
Lộ trình tuyến: Bến xe buýt 07 – Trần Phú – Hùng Vương – Lý Thái Tổ - Điện Biên
Phủ - Nguyễn Lương Bằng – Bến xe buýt 04.
3. Kết luận
− Phương án 1: Đảm bảo được sự liên thông giữa tất cả các vùng nội thành và
ngoại thành, đặc biệt vị trí hai bên cầu sông hàn, tuy nhiên hạn chế của phương
án là số tuyến qua cầu Sông Hàn lớn.
− Phương án 2: Việc sử dụng các tuyến khép kín trong phạm vi đô thị đã đáp ứng
được nhu cầu đi lại cao trong phạm vi nội thị, ngoài ra nhu cầu đi lại giữa nội và
ngoại thành cũng được đảm bảo tuy nhiên hạn chế của phương án là số tuyến
qua cầu Sông Hàn lớn.
− Phương án 3: Đảm bảo được sự đ i lại giữa tất cả các vùng nội thành và ngoại
thành, số tuyến trùng lặp là ít nhất, hạn chế được tối đa số tuyến đi qua cầu Sông
Hàn những vẫn đảm bảo việc đi lại của hành khách ở 2 quận bên bờ Đông sông
Hàn vào trung tâm thành phố dễ dàng hơn.
Phương Án 3 là phương án có nhiều ưu điểm hơn, đề nghị chọn phương án 3 là
sơ đồ mạng lưới quy hoạch tuyến xe buýt công cộng cho thành phố Đà Nẵng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN104-07, Đường đô thị và yêu cầu thiết kế.
[2] Đỗ Bá Chương (1996), Kỹ thuật giao thông, Tủ sách Sau đại học.
[3] Mai Anh Đức (2008), Nghiên cứu QH mạng lưới GTCC ở thành phố Đà Nẵng ,
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(30).2009
47
tuyển tập báo cáo HN sinh viên nghiên cứu khoa học ĐHĐN lần thứ 6.
[4] Viện khoa học công nghệ bộ GTVT (8-2001), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
phát triển vận tải HKCC cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2005, Hà Nội.
[5] SPARKLE Workshop on “Sustainable transport and land use planning” Danang,
21-23 March 2006

[6] Thuyết minh báo cáo đầu tư (2006): Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
[7] Nguyễn Xuân Thủy (2006), Giao thông đô thị, NXB GTVT, Hà Nội.
[8] Phan Cao Thọ (2006), Làn đường dành riêng cho giao thông công cộng ở một số
đô thị lớn nước ta, Tạp chí Cầu đường, Hà Nội.
[9] Phan Cao Thọ, Trần Thị Phương Anh, Võ Hải Lăng (2008), Giải pháp thiết kế nút
giao thông cùng mức ở đô thị Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, B2006-DN02-16,
Đà Nẵng.
[10] Sở Giao thông Công chính thành phố Đà Nẵng (2008), Đề án Xây dựng mô hình
trợ giá xe buýt và phương pháp tính định mức kinh tế kỹ thuật cho xe buýt.
[11] Dự án quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
[12] Jica (2005), The Comprehensive Urban Development Programme in Hanoi Capital
City.

×