TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
23
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY THUỶ
ĐIỆN A VƯƠNG ĐẾN CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH
CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
EVALUATION OF INFLUENCES OF AVUONG HYDROELECTRIC
POWER PLANT ON OPERATION STATES OF VIETNAM POWER
SYSTEM
NGÔ VĂN DƯỠNG
Đại học Đà Nẵng
NGUYỄN DUY DŨNG
Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung
TÓM TẮT
Hệ thống điện Việt Nam là hệ thống điện hợp nhất có các đường dây truyền tải
siêu cao áp liên kết các khu vực trong toàn quốc. Do đó trào lưu công suất
thường xuyên thay đổi theo biểu đồ phụ tải của các khu vực cũng như khả năng
phát công suất của các nhà máy điện. Việc đưa một nhà máy có công suất lớn
vào làm việc sẽ gây ra những thay đổi về thông số chế độ của toàn hệ thống. Bài
báo trình bày một số kết quả tính toán đánh giá các ảnh hưởng của nhà máy thủy
điện A Vương đến các chế độ làm việc của hệ thống điện Việt Nam.
ABSTRACT
Vietnam power system is a united one with ultra-high voltage transmission lines
incorporating all electrical systems nationally. Consequently, the power flow in
transmission lines often changes according to loading charts of areas and power
of plants. Putting a big power plant into operation will cause changes of state
parameters of the whole system. This paper presents a number of calculated
results to evaluate the influences of A Vuong hydroelectric power plant on
operation states of Vietnam power system.
1. Đặt vấn đề:
Ngày nay hệ thống điện Việt Nam là hệ thống điện liên kết. Các lưới điện khu
vực, các nhà máy điện được nối liên kết với nhau thông qua đường dây 500kV tạo thành
hệ thống điện thống nhất - Hệ thống điện Quốc gia. Đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc -
Nam được chính thức đưa vào vận hành ngày 27/05/1994 (mạch 1), đóng vai trò nâng cao
chất lượng cung cấp điện, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác và vận hành hệ
thống đồng thời giữ vai trò điều phối điện năng giữa các miền trong toàn quốc, đảm bảo
vận hành ổn định, an toàn.
Tính đến hết tháng 9/2007, phụ tải hệ thống điện quốc gia đạt 51,211 tỷ kWh,
tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2006. Công suất cực đại khoảng 11263 MW. Dự báo năm
2008, tổng sản lượng hệ thống khoảng 79.52 tỷ kWh, công suất cực đại khoảng
13.350MW. Nguồn của hệ thống Việt Nam có tổng công suất lắp đặt khoảng 13110MW.
Công suất khả dụng thay đổi nhiều phụ thuộc vào tình hình nguồn năng lượng sơ cấp cũng
như tình hình thiết bị. Dự kiến năm 2008 có khoảng 11 nhà máy điện vào vận hành với
tổng công suất lắp đặt khoảng 3072MW. Hệ thống truyền tải có tổng chiều dài đường dây
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
21194km và dung lượng máy biến áp 41650MVA. Dự kiến đưa thêm 4 trạm biến áp
500kV Thường Tín, Quảng Ninh, Ô Môn, Dốc Sỏi và mở rộng thêm máy thứ hai tại trạm
biến áp 500kV Tân Định với tổng công suất lắp đặt 2.250MVA; Đóng điện 56 đường dây
220kV với tổng chiều dài khoảng 2.840km, lắp mới và cải tạo gần 32 trạm biến áp 220kV
với dung lượng tổng gần 5600MVA trong năm 2008 [5].
Nhà máy thuỷ điện A Vương có công suất 210MW gồm 2 tổ máy, là Nhà máy
kiểu hở, nằm trên bờ sông Bung thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cách thành
phố Đà Nẵng khoảng 100km về phía Tây theo đường giao thông. Là Nhà máy thuỷ điện
có công suất lớn được xây dựng và đưa vào vận hành đầu tiên trên hệ thống các NMTĐ
trên sông Vu Gia - Thu Bồn, được kết nối vào thanh góp trạm 220kV Hòa Khánh qua
đường dây 220kV mạch kép. Nhiệm vụ chính của công trình là cung cấp điện năng lên
lưới quốc gia với công suất lắp máy 210MW, điện năng trung bình 815 triệu kWh/năm
[3]. Ngoài ra công trình còn tham gia hạn chế lũ và tạo nguồn nước cho hạ lưu. Khi đóng
điện vận hành, nhà máy bổ sung thêm công suất vào hệ thống làm thay đổi trào lưu công
suất trên hệ thống. Sự thay đổi này phụ thuộc vào phương thức vận hành cũng như cấp
điện áp nguồn mới được nối vào, khi kết nối với hệ thống ở cấp điện áp càng cao thì ảnh
hưởng đến hệ thống càng lớn [2,7].
Nhà máy thủy điện A Vương dự kiến đưa vào vận hành ngày 31 tháng 12 năm
2008. Do đó bài báo tập trung tính toán đánh giá ảnh hưởng của nó đến các chế độ vận
hành của hệ thống điện nhằm có những điều chỉnh thông số bảo vệ rơle và phương án kết
lưới đảm bảo hệ thống vận hành tin cậy.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu và lựa chọn phần mềm tính toán:
Hiện nay để tính toán các chế độ hệ thống điện có thể sử dụng nhiều phần mềm
khác nhau: PSS/E, PSS/ADEPT, POWERWORLD SIMULATOR, CONUS. Mỗi phần
mềm đầu có một số chức năng và phạm vi ứng dụng khác nhau. PSS/ADEPT thường được
sử dụng tính toán cho lưới phân phối. POWERWORLD SIMULATOR phù hợp cho việc
xây dựng các hệ thống mô phỏng vận hành hệ thống điện thích hợp cho công tác đào tạo.
CONUS dùng để tính toán trào lưu công suất và đánh giá ổn định hệ thống. Ưu điểm của
phần mềm CONUS là có thể nhập trực tiếp thông số đường dây và máy biến áp vào file số
liệu mà không cần tính toán thông số sơ đồ thay thế. PSS/E là phần mềm mạnh có nhiều
chức năng như mô phỏng hệ thống điện, tính toán trào lưu công suất, tính toán ngắn mạch,
ổn định hệ thống điện, [6]. Hiện nay phần mềm PSS/E đang được các công ty điện lực ở
Việt Nam sử dụng để tính toán thiết kế cũng như quản lý vận hành hệ thống. Để đánh giá
ảnh hưởng của nhà máy thủy điện A Vương đến các chế độ vận hành của hệ thống điện
Việt Nam, tác giả sử dụng phần mềm PSS/E do những ưu điểm của nó. Đồng thời bộ số
liệu về hệ thống điện Việt Nam đã được cập nhật một cách đầy đủ và tương đối chính xác
[4], nhờ đó việc tính toán được thực hiện nhanh chóng và kết quả tính toán đủ tin cậy.
3. Đánh giá ảnh hưởng của A Vương đến chế độ vận hành của hệ thống điện Việt
Nam:
3.1. Ảnh hưởng của A Vương đến phương thức vận hành:
Hệ thống điện đang vận hành, giả thiết điều kiện thiết bị và thao tác như nhau, khi
đó phương thức vận hành cơ bản là phương thức đảm bảo được chất lượng điện năng và
có tổn thất công suất thấp nhất. Sơ bộ tính toán loại trừ các phương án vận hành không
kinh tế, ta chọn ba phương án (PA) sau đây làm phương thức vận hành cơ bản:
24
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
25
- PA1: các trạm 500kV Đà Nẵng, Dốc Sỏi, trạm 220kV Hoà Khánh, Huế, Đồng
Hới vận hành mạch vòng 220kV – 110kV và khép vòng với trạm 500kV Hà Tĩnh qua
đường dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới cấp điện từ Quảng Bình đến Tư Nghĩa (đường dây
Mộ Đức - Tư Nghĩa cắt tại đầu Mộ Đức). Trạm 500kV Pleiku và Phú Lâm nối vòng đi
qua các trạm 220kV Đa Nhim, Nha Trng, KrôngBuk, Qui Nhơn cùng hoà với hai nhà máy
thuỷ điện Sông Hinh và Vĩnh Sơn cấp đến Mộ Đức.
- PA 2: Tương tự như PA 1 nhưng chuyển Mộ Đức sang nhận điện khu vực trạm
500kV Đà Nẵng.
- PA 3: Tương tự như PA 2 nhưng chuyển Tam Quan sang nhận điện khu vực
trạm 500kV Đà Nẵng.
Khi chưa có A Vương: PA 3 có điện áp cuối nguồn thấp (103.3kV) nằm ngoài
phạm vi cho phép 110±5%, PA 1 và PA 2 có điện áp lệch nhau không nhiều (không quá
5%) và nằm trong phạm vi cho phép. Tổn thất công suất trên hệ thống điện miền Trung
khi vận hành theo PA 1 ở chế độ cực đại/cực tiểu là 38.3/25.9 MW, nhỏ hơn tổn thất công
suất của hai phương án còn lại (PA 2 có tổn thất 38.9/26.5 MW, PA 3 có tổn thất
39.5/26.8 MW). Vận hành theo PA 1 sẽ kinh tế hơn và chọn phương án 1 làm phương
thức vận hành cơ bản.
Kết quả tính toán cũng tương tự đối với trường hợp có nhà máy thủy điện A
Vương. Chế độ điện áp các nút ở ba phương án chênh nhau không nhiều, đều nằm trong
phạm vi cho phép nhưng tổn thất công suất của PA 1 thấp hơn và được chọn làm phương
thức vận hành cơ bản.
Như vậy sự tham gia của nhà máy thủy điện A Vương không làm thay đổi phương
thức vận hành cơ bản của hệ thống điện.
3.2. Ảnh hưởng của A Vương đến vấn đề điện áp trên hệ thống điện:
3.2.1. Chế độ làm việc bình thường:
Ở chế độ không tải, thủy điện A Vương như một máy bù đồng bộ nên điện áp khu
vực được cải thiện đáng kể. Khi A Vương phát công suất tác dụng vào hệ thống làm tăng
tổn thất điện áp. So sánh kết quả tính toán ứng với hai chế độ cực đại và cực tiểu của hệ
thống nhận thấy Nhà máy điện A Vương góp phần cải thiện được điện áp lúc cao điểm và
giảm được điện áp lúc thấp điểm, đặc biệt trong trường hợp có điều chỉnh điện áp tại
thanh góp nhà máy (kết quả tính toán trong Bảng 1).
Bảng 1
Chế độ Nút
Điện áp (kV)
Chế độ phát của A Vương
chưa có không tải phát 50%P phát 100%P
Cực đại Đồng Hới 220kV 215.29 218.5 217.36 216.84
TC 220kV - T500ĐN 223.9 227.39 227.09 227.11
Cực tiểu Đồng Hới 220kV 222.95 222.78 222.59 220.75
TC 220kV - T500ĐN 227.95 227.75 227.66 225.69
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
3.2.2. Các chế độ sự cố một phần tử (sự cố N-1) [1]
Có rất nhiều sự cố N-1,
cần xem xét các sự cố nặng nề
nhất ở khu vực liên quan để
đánh giá hiệu quả cải thiện điện
áp của A Vương. Đó là các sự
cố:
- Sự cố mất điện đường
dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng
Hới.
- Sự cố mất điện đường
dây 220kV Đà Nẵng - Huế.
Khi xảy ra các sự cố
trên, điện áp khu vực thấp, điện
áp phía 220kV trạm Đồng Hới
trường hợp mất điện đường dây
220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới là 190.8kV thấp hơn mức điện áp cho phép khi có sự cố (220-
10%kV). Tình hình điện áp được cải thiện đáng kể khi có A Vương. Mức độ tăng điện áp
trong khu vực với chế độ A Vương phát 2 tổ máy với công suất định mức (210MW)
khoảng 4-5 (%) đối với trường hợp sự cố đường dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới; tăng 2 -
3% đối với trường hợp sự cố đường dây 220kV Đà Nẵng - Huế. Nhờ có A Vương, điện áp
trong khu vực được đưa về giới hạn cho phép vận hành khi có sự cố, điện áp tại Đồng Hới
là 198.6kV. Điện áp này có thể nâng lên cao hơn kết quả khảo sát trên do A Vương còn
khả năng điều chỉnh tăng điện áp đầu cực máy phát.
Đường cong P-V
0.7
0.75
0.8
0.85
0.9
0.95
1
1.05
1.1
1.15
1.2
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320
Công suất phụ tải (MW)
Điện áp (pu)
Có A Vương
Không có A Vương
320MW
310MW
Hình 1: Đặc tính P-V
3.2.3. Ảnh hưởng đến sự ổn định điện áp của hệ thống điện:
Khi phụ tải tăng lên thì điện áp của hệ thống giảm. Ổn định của nút phụ tải chủ
yếu xét đến ổn định điện áp, tức là tính toán khả năng tải sao cho tránh được sụp đổ điện
áp. Sử dụng chương trình PSS/E tính toán biến thiên điện áp khi tăng tải Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế từng bước và vẽ được đặc tính P-V như hình 1, các khu vực
khác vẫn giữ mức phụ tải ở chế độ cực đại. Hệ thống bị sụp đổ điện áp khi công suất khu
vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế trong trường hợp không có A Vương là
310MW và trường hợp có A Vương thì phụ tải khu vực này có thể tăng lên 320MW mới
xảy ra sụp đổ điện áp.
3.3. Ảnh hưởng của A Vương đến các thiết bị hiện tại trong hệ thống:
Các thiết bị bảo vệ rơle hiện có trên lưới được tính toán vận hành với chế độ hệ
thống điện chưa có Nhà máy thủy điện A Vương. Việc đưa nhà máy thủy điện A Vương
vào vận hành làm cho kết cấu của hệ thống điện thay đổi do đó cần phải thực hiện các tính
toán sự biến động của dòng ngắn mạch và biến động tổng trở trên rơle khoảng cách khi có
dao động trên lưới.
- Dòng ngắn mạch:
Tính toán dòng ngắn mạch trong hai chế độ vận hành cực đại và cực tiểu của hệ
thống ứng với hai trường hợp có và không có nhà máy thuỷ điện A Vương. Nhà máy thuỷ
điện A Vương, chế độ cực tiểu tính cho trường hợp vận hành một tổ máy và đường dây
vận hành song song.
26
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
27
Dòng sự cố tại các trạm
trong khu vực Đà Nẵng như trạm Đà
Nẵng, Hoà Khánh, Cầu Đỏ, Xuân
Hà, Liên Trì, Liên Chiểu tăng từ
100 – 500A phía 220kV, 100 –
300A phía 110kV, dưới 200A đối
với phía 22kV và 35kV khi có sự
tham gia của nhà máy thủy điện A
Vương; Các khu vực khác chịu ảnh
hưởng rất ít, không đáng kể (dòng
sự cố chỉ thay đổi vài chục ampe).
- Ảnh hưởng của A Vương
đến sự biến thiên tổng trở tính toán
trên các rơle bảo vệ:
Xét đến sự cố 3 pha giữa
đường dây A Vương - Hòa Khánh ở
thời điểm 0.5s, bảo vệ đường dây
cắt sự cố sau 100ms và đóng lặp lại thành công ở thời điểm 1.6s. Khi không có nhà máy
thủy điện A Vương, tổng trở rơle nhìn thấy chỉ biến thiên do sự cố và không có dao động.
Khi có sự tham gia của nhà máy, cả điện trở và điện kháng biến thiên rất lớn có lúc gần
bằng với tốc độ biến thiên tống trở do sự cố gây ra và thậm chí còn đảo dấu điện trở (hình
2). Điều này dễ dẫn đến bảo vệ rơle tác động nhầm, để bảo vệ rơle làm việc tin cậy cần
đưa các chức năng nhận biết dao động công suất vào làm việc.
1.1935
-1.1015
-0.76255
-0.15366
-5
-4
-3
-2
-1
0
1
2
0.00 1.48 2.97 4.47 5.97
Thời gian (giây)
Tổng trở (pu)
Điện trở R - có A Vương Điện kháng - có A Vương
Điện trở R - không A Vương Điện kháng X - không A Vương
t=1.61s: đóng lại hoàn toàn
t=0.5s: Xảy ra sự cố
t=0.6s: Cắt sự cố
H
ình 2: Biến thiên R và X đo tại rơle khoảng cách
đườn
g
dâ
y
220kV
H
òa Khánh -
Đ
à
N
ẵn
g
3.4. Ảnh hưởng của A Vương đến ổn định quá độ hệ thống điện:
3.4.1. Khi đóng / cắt máy phát:
Trong chế độ cắt đột ngột
một tổ máy, ta giả thiết hai tổ máy
đang vận hành song song và một tổ
máy bị tách ra, còn trong chế độ
đóng hòa máy phát giả thiết hai tổ
máy của A Vương đang tách lưới
và tiến hành đóng không tải 1 tổ
máy. Biến thiên điện áp tại thanh
cái 220kV trạm Hòa Khánh và
biến thiên tốc độ roto máy phát
được biểu diễn trong hình 3. Trong
cả hai trường hợp đóng hoặc cắt
đột ngột một tổ máy thì điện áp tại
Hòa Khánh và tốc độ quay roto
máy phát A Vương đều xảy ra dao
động. Các dao động này tắt dần
trong khoảng thời gian 6s. Sự dao
động lúc đóng hòa máy mạnh hơn
so với trường hợp tách máy phát. Điện áp biến thiên nhỏ, khoảng 1% nhưng sau đó được
phụ hồi trở lại.
1.029
1.03
1.031
1.032
1.033
1.034
1.035
-0.02 0.48 0.98 1.48 1.98 2.48 2.98 3.48 3.98 4.48 4.98
Thời gian (giây)
Đ i
-0.00 5
-0.00 4
-0.00 3
-0.00 2
-0.00 1
0
0.001
0.002
0.003
0.004
Tóc đ
)
)
u
u
(p
(p
ộ
p
n á
ệ
U_Hkhánh (dóng không tải) U_Hkhánh (cắt MF)
Hình 3: Biến thiên điện áp và tốc độ khi đóng/cắt máy phát
Tốc độ AV (đóng không tải) Tốc độ (cắt MF)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
Như vậy việc cắt một hoặc 2 tổ máy hoặc đóng hòa máy phát của nhà máy thủy
điện A Vương không làm ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống.
3.4.2. Khi có sự cố:
Giả thiết đường dây được
trang bị bảo vệ rơle tác động nhanh
(0s) khi sự cố trên đường dây. Máy
cắt mở do sự cố có tổng thời gian
tác động của rơle, các thiết bị trung
gian và máy cắt để tiếp điểm máy
cắt mở và hồ quang được dập tắt
hoàn toàn được giả thiết là 100ms.
Trường hợp đóng máy cắt, giả thiết
từ lúc rơle phát lệnh đóng đến khi
các tiếp điểm của máy cắt đóng
hoàn toàn là 40ms. Xét sự cố nặng
nề nhất là sự cố đầu đường dây
220kV từ NMTĐ A Vương đi Hòa
Khánh mạch 1 với thời gian đóng
lặp lại là 1,5s, điện áp 220kV tại
Hòa Khánh và biến thiên tốc độ
roto của A Vương như hình 4. Khi
tự động đóng lại đường dây thành công, hệ thống giữ ổn định, dao động xuất hiện và tắt
dần trong vòng 6s. Trường hợp đóng lại không thành công thì hệ thống vẫn giữ ổn định
nhưng dao động tắt chậm hơn, khoảng 8 - 9s.
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1.1
-0.02 0.98 1.98 2.98 3.98 4.98 5.98 6.98
Thời gian (giây)
Điệ n áp (pu)
-0.012
-0.007
-0.002
0.003
0.008
0.013
Tóc độ (pu)
U_Hkhánh (AR thành công) U_Hkhánh (AR không thành công)
4. Kết luận
Sự tham gia của Nhà máy thủy điện A Vương không làm thay đổi phương thức
vận hành cơ bản của hệ thống điện. Nhà máy thủy Điện A Vương góp phần giảm tổn thất
công suất trong hệ thống, giảm được lượng công suất truyền tải từ miền Nam ra miền Bắc
trên các đường dây 500kV, cải thiện được chất lượng điện năng khi có sự cố N-1. Việc
đóng hoặc cắt các tổ máy cũng như sự cố trên đường dây 220kV A Vương - Hòa Khánh
không làm hệ thống mất ổn định cho dù tự động đóng lặp lại làm việc thành công hay
không.
Khi đóng điện nhà máy thủy điện A Vương, dòng ngắn mạch trên hệ thống có
thay đổi, tùy vào vị trí mà mức độ tăng dòng ngắn mạch có khác nhau. Các trạm biến áp
trong khu vực Đà Nẵng như trạm các trạm Đà Nẵng, Hoà Khánh, Cầu Đỏ, Xuân Hà, Liên
Trì, Liên Chiểu chịu ảnh hưởng của Nhà máy thuỷ điện A Vương với mức tăng dòng ngắn
mạch từ 100 – 500A phía 220kV, 100 – 300A phía 110kV, dưới 200A đối với phía 22kV
và 35kV; còn các khu vực khác chịu ảnh hưởng rất ít hoặc không đáng kể (dòng sự cố chỉ
thay đổi vài chục ampe)
Khi không có nhà máy thủy điện A Vương, tổng trở nhìn bởi rơle khoảng cách chỉ
biến thiên do sự cố và không có dao động. Khi có sự tham gia của nhà máy, cả điện trở và
điện kháng biến thiên rất lớn và thậm chí còn đảo dấu điện trở. Tốc độ biến thiên tổng trở
do dao động là rất lớn và có lúc gần bằng với tốc độ biến thiên tống trở do sự cố gây ra,
điều này dễ dẫn đến bảo vệ rơle tác động nhầm. Để bảo vệ rơle làm việc tin cậy cần đưa
các chức năng nhận biết dao động công suất vào làm việc.
H
ình 4: Biến thiên điện áp và
t
ốc độ roto khi có sự cố
Tốc độ AV (AR thành công) Tốc độ (AR không thành công)
28
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008
29
Như vậy khi có sự tham gia của nhà máy thủy điện A Vương cần thiết phải tính
toán đầy đủ các chế dộ sự cố để xác định sự biến thiên của dòng ngắn mạch, điện trở và
điện kháng một cách chính xác để chỉnh định các thông số bảo vệ của rơle nhằm đảm bảo
độ tin cậy cho hệ thống điện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lã Văn Út, Ngắn mạch trong hệ thống điện, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2000.
[2] Lã Văn Út, Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, NXB KH&KT,
2000.
[3] Nhà máy thủy điện A Vương, Thông số kỹ thuật các thiết bị chính.
[4] Trung Tâm Điều Độ hệ thống điện Quốc Gia, Thông số hệ thống điện Việt
Nam năm 2008.
[5] Qui hoạch phát triển điện lực Quốc Gia giai đoạn 2006 - 2015 - Tổng sơ đồ
VI.
[6] Siemens Power Transmission & Distribution, Inc, PSS/E™ 30.2 USERS
MANUAL, November 2005
[7] Hadi Saadat, Power System Analysis, The McGraw Hill Conpanies Inc, 2002.