Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG RƠLE SO LỆCH KỸ THUẬT SỐ" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.06 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ X(YY).2008

14
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM ĐỊNH VÀ ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG RƠLE SO LỆCH KỸ THUẬT SỐ
A BUILDING PROGRAM FOR ASSESSING AND EVALUATING THE
QUALITY OF DIFFERENT NUMERICAL RELAYS

LÊ KIM HÙNG
Đại học Đà Nẵng
VŨ PHAN HUẤN
Trung tâm Thí nghiệm Điện 3

TÓM TẮT
Đối với rơle so lệch máy biến áp kỹ thuật số, các sự cố từng phía máy biến áp hoặc
trên độ dốc 1, độ dốc 2 được thử nghiệm bằng tay thông qua hợp bộ thí nghiệm nhị thứ
Omicron CMC 256, kết hợp với công cụ phân tích sự cố của nhà chế tạo. Bài báo tập
trung vào trình bày cách xây dựng chương trinh kiểm định chất lượng rơle so lệch kỹ
thuật số có chức năng hướng dẫn thử nghiệm, tính giá trị tác động của rơle bảo vệ so
lệch máy biến áp, kiểm ra sai số rơle và in biên bản thí nghiệm cấp cho khách hàng. Từ
đó, người thí nghiệm đưa ra kết luận về chất lượng rơle kỹ thuật số là đạt hoặc không
đạt trước khi đưa vào vận hành.
ABSTRACT
The test faults performed in different functions by the secondary test set Omicron CMC
256 combined with the recording analysis tool made by manufacture is on one side,
slope 1, and slope 2. The article focuses the method to build a program to assess and
evaluating the quality of different numerical relays like commissioning and testing guide,
calculating affective values for the protection relays of the transformer, checking relay’s
errors and printing a record to the customer. Based on the results, the commisioner
make a conclusion about the quality of the digital relays before putting them into
operation.


1. Đặt vấn đề
Máy biến áp lực (MBA) là thiết bị nhất thứ chiếm vị trí khá quan trọng tại các trạm
biến áp và nhà máy điện. Các sự cố bất thường bên trong MBA được hệ thống rơle bảo vệ so
lệch kỹ thuật số giám sát, phát hiện và loại trừ nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình vận
hành rơle kỹ thuật số có thể bị hỏng hóc hoặc tác động sai do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vì thế, ta cần phải thường xuyên kiểm định và đánh giá chất lượng làm việc tin cậy của rơle
kỹ thuật số nhằm sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. Công việc này sẽ có nhiều thuận lợi khi
nghiên cứu xây dựng được chương trình ứng dụng hỗ trợ.
2. Nội dung công tác kiểm định
Nội dung công tác kiểm định được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ hình 1 gồm các bước cơ
bản sau [1], [2], [3]:
1. Kiểm tra trước khi cấp nguồn: Trước khi tiến hành thử nghiệm rơle ta cần kiểm tra bằng
mắt thường để xem xét khẳng định rơle không có hư hỏng vật lý như trầy, xước, nhãn dán
đúng chủng loại rơle…
2. Kiểm tra sau khi cấp nguồn: Sau khi cấp nguồn cho rơle, ta tiến hành giao tiếp bằng phần
mềm giao diện chuyên dụng của từng hãng sản xuất rơle để cài đặt thông số chỉnh định theo
yêu cầu của trung tâm điều độ hệ thống điện và kiểm tra cấu hình các đầu ra, đầu vào, đèn
led, màn hình hiển thị và bàn phím rơle làm việc đúng chức năng

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ X(YY).2008

15

Ki
ểm tra trước khi cấp nguồn
Kiểm tra sau khi cấp nguồn

Kiểm tra chức năng bảo vệ
Cấp biên bản thí nghiệm


Hình 1: Sơ đồ khối kiểm định
rơle bảo vệ so lệch

Hình 2: Mô hình thử nghiệm rơle kỹ thuật số

3. Kiểm tra chức năng bảo vệ: Người thí
nghiệm sử dụng hợp bộ thí nghiệm CMC256
bơm dòng vào cổng dòng của rơle để mô
phỏng các dạng sự cố cần thiết cho từng
chức năng bảo vệ theo tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật của nhà sản xuất, làm rơle tác động và
báo tín hiệu như mô hình trình bày ở hình 2.
Sau đó ta ghi lại kết quả và đem so sánh giá
trị tính toán với giá trị tác động của dòng so
lệch và thời gian cắt trên rơle xem sai số có
nằm trong sai số cho phép của nhà chế tạo
không. Các bước thực hiện theo sơ đồ thuật
toán ở hình 3.
4. Cấp biên bản thử nghiệm : Người thí
nghiệm cần phải lưu trữ những thao tác, số
liệu hiệu chỉnh, giá trị tác độn g và giá trị
không tác động của rơle vào sổ nhật ký thử
nghiệm trong suất quá trình thử nghiệm. Đây
chính là cơ sở kỹ thuật cho phép tiến hành
cấp biên bản thí nghiệm sau này.
3. Xây dựng chương trình ứng dụng
3.1. Kiểm tra chức năng bảo vệ so lệch
đúng
đúng
sai

đúng
sai
sai
sai
đúng

Bắt đầu
Nhập thông
số chỉnh định
Kiểm tra ngưỡng dòng so lệch

Kiểm tra ngưỡng thời gian
T
cắt
= T
đặt
± 2%
I
SL khởi tạo
= I
SLđặt
± 2%
m >3
Kết thúc
Tính toán giá trị tác động
n >3
Hình 3: Sơ đồ thuật toán kiểm định chức năng
bảo vệ so lệch
Chương trình kiểm định chức năng bảo vệ quá dòng so lệch máy biến áp được tiến
hành theo các bước sau:

1. Kiểm tra chức năng bù tổ đấu dây của MBA:
Hạng mục thí nghiệm này được tiến hành nhằm kiểm tra làm việc đúng đắn của rơle bảo
vệ đối với góc lệch pha do tổ đấu dây MBA gây nên, đảm bảo rơle không tác động sai trong
tình trạng vận hành bình thường của MBA.
Ví dụ trên hình 4 sử dụng rơle KBCH120 bảo vệ cho MBA có tổ đấu dây Y/Δ 1. Muốn
kiểm tra chức năng bù tổ đấu dây của MBA, ta tiến hành bơm dòng định mức vào hai cổng
dòng của rơle tương ứng với hai phía cao áp (HV) và hạ áp (LV) của MBA, chúng lệch pha
nhau một góc là 150
0
. Lúc này vào thư mục đo lường, ta có trị số dòng so lệch (dòng không
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ X(YY).2008

16
cân bằng) xấp xỉ bằng 0 A.
2. Kiểm tra giá trị tác động từng phía MBA:
Tiến hành bơm dòng vào từng cổng dòng HV,
MV hay LV của rơle nhằm:
- Ki
ểm tra ngưỡng dòng so lệch cấp 1 (I
d>
):
Bơm dòng tăng chậm từ 0A đến khi rơle tác động,
sau đó giảm dòng từ từ đến khi rơle trở về.
- Kiểm tra thời gian tác động ngưỡng dòng so
lệch cấp 1: Bơm dòng có trị số gấp 5 lần giá trị dòng
so lệch cấp 1 và đo lường giá trị thời gian tác động
của rơle.

Hình 4: Sơ đồ đấu dây rơle KBCH 120
- Kiểm tra ngưỡng dòng so lệch cấp 2 (I

d>>
): phép thử này được thực hiện tương tự như
phép thử kiểm tra ngưỡng dòng cấp 1. Tuy nhiên, nếu giá trị chỉnh định dòng so lệch cấp 2 là
lớn thì ta phải bơm theo kiểu xung dòng có thời gian giữ không quá 1 giây và tăng thời gian
nghỉ giữa 2 lần đưa dòng điện vào rơle.
- Kiểm tra thời gian tác động của ngưỡng dòng so lệch cấp 2: Bơm dòng có trị số khoảng
3 lần giá trị dòng so lệch cấp 2 và đo lường giá trị thời gian tác động của rơle.
3. Kiểm tra đặc tính phân cực:
Bơm vào hai cổng dòng (HV-MV hoặc HV-LV hoặc MV-LV) của rơle nhằm kiểm tra
khả năng khắc phục độ lệch tỷ số máy biến dòng (CT), sai số tỷ số biến CT và sự bão hòa các
CT…trên độ dốc 1, độ dốc 2 theo công thức tính toán của từng hãng chế tạo. Chú ý khi bơm
dòng không được để lâu hơn 1 giây nhằm tránh trường hợp làm hỏng cổng dòng rơle.
4.Kết quả thử nghiệm:
Xem giá trị tác động rơle bằng phần mềm SIGAR 4 (của hãng Siemens) hoặc
SELPLOT (của hãng Sel) từ bản ghi sự cố. Hình 5 thể hiện kết quả bản ghi sự cố dòng so
lệch và thời gian cắt phía cao trên rơle so lệch 7UT5 12 theo phiếu chỉnh định số 564188
ĐHT-ĐMT-2 tại TBA 110 kV Tuy Hoà.


Hình 5a: Sự cố 1 pha A phía cao


Hình 5b: Sự cố 2 pha A-B phía cao
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ X(YY).2008

17



Hình 5c: Sự cố 3 pha trên Slope 1 có m = 4




Hình 5d: Sự cố 3 pha trên Slope 2 có m = 6

5. Kiểm tra sai số rơle:
Ghi lại giá trị dòng tác động, trở về và
thời gian cắt, đối chiếu giá trị sai số thí
nghiệm với sai số cho phép của rơle (bảng
1).
N
ếu sai số của rơle vượt ra khỏi giá trị
cho phép thì ta có thể khẳng định rằng rơle
kỹ thuật số làm việc không tin cậy.

Bảng 1: Sai số cho phép của rơle
Rơle
Sai số
dòng so lệch
Sai số
thời gian
Sai số
góc
AREVA
± 2 %
± 2 %
± 2°
SEL
± 5 %
± 0,1%

±1.5°
SIEMENS
± 5 %
± 1 %
± 1°






3.2 Phần mềm kiểm định rơle so lệch kỹ thuật số:
Dựa trên sơ đồ khối ở hình 1 và thuật toán ở hình 3, chương trình kiểm định rơle so
lệch kỹ thuật số 7UT512 viết bằng ngôn ngữ C# có giao diện như hình 6.


Hình 6: Giao diện phần mềm kiểm định chức năng bảo vệ so lệch 7UT512
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ X(YY).2008

18

Sau khi sử dụng phần mềm để kiểm định, ta có thể xuất ra biên bản cho khách hàng. Sau đây
là biên bản kiểm định rơle bảo vệ so lệch tại trạm biến áp 110kV Tuy Hòa.






Với biên bản kiểm định được thực hiện bởi Trung tâm thí nghiệm điện là cơ sở pháp lý

về mặt kỹ thuật để khách hàng và điều độ các cấp quyết định đưa Rơle kỹ thuật số vào vận
hành.
4. Kết luận
Công tác kiểm định thiết bị điện là công việc bắt buộc nhằm đảm bảo độ tin cậy vận hành
hệ thống điện. Đối với thiết bị bảo vệ rơ le, cần phải áp dụng hệ thống kiểm định chất lượng
cho rơle kỹ thuật số, đặc biệt là rơle bảo vệ so lệch được sử dụng làm bảo vệ chính cho các máy
biến áp, nhằm kiểm tra chức năng làm việc chính xác của rơle dưới điều kiện sự cố. Điều này
càng thuận lợi hơn khi các giá trị ngưỡng dòng so lệch, độ dốc 1, độ dốc 2 giúp cho rơle có khả
năng khắc phục độ lệch tỷ số CT, sai số tỷ số biến CT, sự bão hòa các CT… được chương trình
hóa. Chương trình kiểm định rơle kỹ thuật số đã xây dựng cho phép tính toán chính xác và
nhanh chóng cấp biên bản thí nghiệm cho khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ALSTOM, KBCH Different Protection Relays.
[2] SEL, SEL387 Different Protection Relays.
[3] SIEMENS, 7UT613 Different Protection Relays.

×