Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA RONG BIỂN TẠI CÙ LAO CHÀM – QUẢNG NAM" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.26 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

1
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA RONG BIỂN
TẠI CÙ LAO CHÀM – QUẢNG NAM
A SURVEY ON THE SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION
OF SEAWEEDS IN CU LAO CHAM – QUANG NAM

Đinh Thị Phương Anh
Đại Học Đà Nẵng
Hoàng Thị Ngọc Hiếu
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng

TÓM TẮT
Rong biển là một hợp phần quan trọng của nguồn lợi sinh vật biển, chúng là bãi đẻ và
nơi cư trú cho các loài động vật biển, có khả năng hấp thụ khả năng hấp thu mạnh các chất
dinh dưỡng trong môi trường, chế biến và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y
dược, mỹ phẩm, nông nghiệp , và có thể cân bằng sinh thái bền vững. Trong bài viết này, các
tác giả
đã đề cập đến thành phần loài, đa dạng các loài rong biển và phân bố của rong biển tại
Cù Lao Chàm – Quảng Nam. Kết quả khảo sát đã xác định được 4 ngành: ngành Vi khuẩn Lam
(Cyanobacteria), ngành rong Đỏ (Rhodophyta), ngành rong Nâu (Heterokontophyta), ngành
rong Lục (Chlorophyta) với 6 lớp, 18 bộ, 21 họ, 49 loài, trong đó có 31 loài có giá trị kinh tế.
Chúng phân bố từ vùng triều cao đến vùng dưới triều luôn ngập nước. Nền đáy phân bố ở vùng
triều cao với giá thể cứng là đá tảng, vùng giữ
a triều và triều thấp với giá thể cứng là đá tảng và
giá thể mềm là san hô chết thành các mảnh vụn có pha cát, lẫn bùn.
ABSTRACT
Seaweeds are important components of marine creatures. They are the breeding
grounds and habitats for marine animals and can strongly absorb nutrients in the marine
environment. They are processed and used as food, medicine, cosmetics and in agriculture…


Furthermore, they can balance ecological sustainability. In this article, the authors want to
mention their species composition, diversity of species and distributions in Cu Lao Cham,
Quangnam Province. The survey results show that four phylums have been identified: the
Cyanobacteria phylum, the Rhodophyta phylum, the Heterokontophyta phylum, the Chlorophyta
phylum with 6 classes, 18 sets, 21 families, 49 species, which include 31 species of economic
value. They are distributed from the high tide zone to the lower tide zone where it is always
flooded. In the high tide zone, the bottom distribution is firm with large rocks, in the between-
tide-and-low- tide zone, the bottom distribution is firm with large rocks and soft bottom with dead
coral fragments mixing into sand and mud.

1. Đặt vấn đề
Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km, Cù Lao Chàm là nơi có nguồn tài nguyên
sinh vật phong phú, nhất là rong biển. Tuy nhiên việc nghiên cứu về rong biển ở đây chưa
nhiều. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần loài và phân bố của rong biển tại đây
nhằm góp thêm vào cơ sở dữ liệu về tài nguyên rong biển vùng nghiên cứu và làm cơ sở
khoa học cho việc đề xuất quản lý và bảo tồn nguồn lợi rong biển của địa phương.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

2
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài
Thực hiện theo Quy phạm Việt Nam (1981), Qui phạm tạm thời điều tra tổng hợp
biển, Phần rong biển. [5]
* Ngoài thực địa:
- Khảo sát theo tuyến và thu thập mẫu vật theo lịch thủy triều, độ sâu mực nước từ
1–2m.
- Toàn bộ mẫu vật sau khi thu thập đưa vào chai lọ hoặc túi nilon, cố định bằng
formol 5%,
đem về làm tiêu bản ép khô.

* Trong phòng thí nghiệm:
- Lên tiêu bản mẫu rong theo phương pháp làm trong nước của Quy Phạm Việt
Nam (1981). Dùng giấy bìa cứng để ép mẫu rong.
- Sử dụng các khóa phân loại của Dawson (1954), Nguyễn Hữu Đại (1997),
Nguyễn Hữu Đại (2007), Phạm Hoàng Hộ (1969), Tseng, C. K. (1983).
- Mẫu rong được dán nhãn tên khoa học, tên Việt Nam (nếu có), nơi, ngày thu hái
và được thẩm định bởi PGS-TS Nguyễn Hữu Đại, Viện Hải Dương học Nha Trang.
* So sánh đa dạng loài:
So sánh theo hệ số Sorensen, 1948, phản ảnh mức độ giống nhau giữa 2 khu
vực. [6]
2.2. Phương pháp xác định phân bố của rong biển
Tiến hành xác định nền đáy và độ sâu để xác định phân bố của rong biển theo Quy
phạm Việt Nam (1981), Qui phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển, Phần rong biển. [5]
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thành phần loài rong biển tại Cù Lao Chàm
3.1.1. Danh mục thành phần loài rong biển
Qua quá trình điều tra với 9 đợt khảo sát tại vùng biển Cù Lao Chàm (mỗi đợt 4
- 5 ngày), chúng tôi đã thu được hơn 200 mẫu rong. Kết quả giám định đã xác định
được 49 loài rong biển thuộc 4 ngành, 6 lớp, 18 bộ, 21 họ. Trong đó:
- Ngành Vi khuẩn Lam (Cyanobacteria): 1 loài, chiếm 2%;
- Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) 20 loài, chiếm 40%;
- Ngành rong Nâu (Heterokontophyta) có 15 loài, chiếm 31%;
- Ngành rong Lục (Chlorophyta) có 13 loài, chiếm 27%.
3.1.2. Đa dạng các bậc taxon của rong biển
Phân tích mức độ đa dạng các bậc taxon của rong biển ở Cù Lao Chàm được ghi
nhận trong bảng 1:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

3
Bảng 1. Đa dạng các bậc taxon của rong biển thuộc 4 ngành rong ở Cù Lao Chàm

STT Tên ngành Số lớp Số bộ Số họ Số loài Tỷ lệ %
1 Cyanobacteria 1 1 1 1 2
2 Rhodophyta 2 8 10 20 40
3 Heterokontophyta 1 3 4 15 31
4 Chlorophyta 2 6 6 13 27
2%
40%
31%
27%
Cyanobacteria
Rhodophyta
Heterokontophyta
Chlorophyta

Hình 1. Tỉ lệ các ngành rong ở vùng ven biển Cù Lao Chàm – Quảng Nam
Phân tích các bậc taxon của rong biển ở khu vực Cù Lao Chàm – Quảng Nam
cho thấy:
- Ở bậc Ngành: ngành có số lớp nhiều nhất là Ngành rong Đỏ (Rhodophyta), sau
đó là Ngành rong Lục (Chlorophyta) với 2 lớp, chiếm 66,6%.
- Ở bậc Lớp: Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) với 2 lớp có số bộ nhiều nhất là 8
bộ, chiếm 44,4%, sau đó là Ngành rong Lục (Chlorophyta) với 2 lớp có số bộ nhiều thứ
hai là 6 bộ, chiếm 33,3%.
- Ở bậc H
ọ: Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 2 lớp, 8 bộ, với số họ nhiều nhất là
10 họ, chiếm 47,6% Ngành rong Lục (Chlorophyta) có 2 lớp, 6 bộ, với số họ nhiều nhì
là 6, chiếm 28,6%.
- Ở bậc Loài: Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 2 lớp, 8 bộ, 10 họ, với số loài
nhiều nhất là 20 loài, chiếm 40%, ngành rong Nâu (Heterokontophyta) có 1 lớp, 3 bộ, 4
họ, có số loài nhiều thứ hai là 15 loài, chiếm 31%;
3.1.3. So sánh sự đa dạng các loài rong biển giữa khu vực Cù Lao Chàm – Quả

ng Nam
với vùng lân cận:
Để làm rõ sự đa dạng rong biển ở vùng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh
sự đa dạng các loài rong biển ở khu vực Cù Lao với 2 khu vực: Nam Ô và Bãi Rạn –
Thành phố Đà Nẵng vùng lân cận, kết quả được ghi nhận ở bảng 2 và bảng 3:
* So sánh sự đa dạng loài rong biển ở khu vực CLC – Quảng Nam với khu vực
Bãi Rạn – Đà Nẵng:

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

4
Bảng 2. So sánh sự đa dạng loài rong biển ở khu vực CLC – Quảng Nam với khu vực Bãi Rạn – Đà Nẵng:
Bậc quan hệ Cù Lao Chàm Bãi Rạn Trùng nhau Hệ số S
Ngành 4 3 3 0,85
Lớp 6 4 4 0,80
Bộ 18 14 11 0,68
Họ 21 16 8 0,43
Loài 49 39 14 0,32
Nhận xét: Qua bảng 2 ta nhận thấy:
Rong biển ở CLC được so sánh với rong biển ở Bãi Rạn – Đà Nẵng. Hệ số S
càng cao thì mức độ gần nhau càng lớn.
Hệ số giống nhau ở các mức độ: Ngành, Lớp, Bộ, Họ và Loài. Mức độ giống
nhau ở Ngành, Lớp, Bộ khá cao giữa hai khu vực tương ứng với hệ số S là 0,85, 0,80.
Trong đó, Ngành rong Lam không tìm thấy ở khu vực so sánh; Ngành rong Nâu ở Bãi
Rạn chiếm ưu thế hơn; Ngành rong Đỏ và ngành rong Lục thì CLC chiếm ưu thế hơn.
Tuy nhiên ở mức độ Họ và Loài thì hệ số giống nhau thấp tương ứng 0,43 và
0,32, số họ và loài ở 2 vùng giống nhau thấp. Số loài của khu vực CLC nhiều hơn, đa
dạng hơn.
* So sánh sự đa dạng loài rong biển ở khu vực CLC – Quảng Nam với khu vực
Nam Ô – Đà Nẵng:

Bảng 3. So sánh sự đa dạng loài rong biển ở khu vực CLC – Quảng Nam với khu vực Nam Ô – Đà Nẵng:
Bậc quan hệ Cù Lao Chàm Nam Ô Trùng nhau Hệ số S
Ngành 4 3 3 0,85
Lớp 6 3 3 0,67
Bộ 18 11 9 0,62
Họ 21 17 12 0,63
Loài 49 27 14 0,37
Nhận xét: Qua bảng 3 ta nhận thấy:
Rong biển ở Cù Lao Chàm được so sánh với rong biển ở Nam Ô – Đà Nẵng.
Hệ số giống nhau ở các mức độ: Ngành, Lớp, Bộ, Họ và Loài. Mức độ giống
nhau ở Ngành, Lớp, Bộ, Họ khá cao giữa hai khu vực tương ứng với hệ số S là 0,85,
0,80, 0,80, 0,63. Trong đó, Ngành rong Lam không tìm thấy ở khu vực so sánh; Ngành
rong Nâu Ngành rong Đỏ và ngành rong Lục ở CLC đều chiếm ưu thế hơn.
Tuy nhiên ở mức độ Loài thì hệ số giống nhau thấp là 0,37 với số loài giống
nhau giữa hai vùng thấp. Số loài của khu vực CLC nhiều hơn, đa dạng hơn khu vực
Nam Ô.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

5
3.2. Các loài rong biển kinh tế tại Cù Lao Chàm
Trong 49 loài rong biển đã thu thập được, có 31 loài có giá trị kinh tế. Trong đó,
ngành Rong đỏ có 11 loài có giá trị kinh tế dùng làm thực phẩm cho con người, chiết
xuất các loại keo và dược phẩm; ngành rong Nâu có 15 loài có giá trị kinh tế dùng làm
dược phẩm, chiết rút các loại keo và dùng trong nông nghiệp; ngành rong Lục có 5 loài
có giá trị kinh tế dùng để làm thực phẩm và trong nông nghiệp.
Các loài rong kinh tế trên được chia thành 4 nhóm theo công dụng sau: làm thực
phẩm cho con người; làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến keo; làm dược liệ
u;
dùng trong nông nghiệp: thức ăn cho gia súc và làm phân bón cho cây trồng.
3.2.1. Rong dùng làm thực phẩm cho con người bao gồm

Porphyra crispata (Rong Mứt dúng), Dermonema frappierii (Rong Bông trang),
Dermonema sp (Rong Bông trang), Gelidiella acerosa (Rong Câu Rễ tre), Grateloupia
phuquocensis (Rong Cát liệt Phú quốc), Gracilaria salicornia (Rong Câu đốt), Hypnea
boergesenii (Rong Đông gai), Hypnea pannosa (Rong Đông dày), Hypnea japonica
(Rong đông móc câu), Hypnea sp, Ulva kylinii, Ulva intestinalis, Caulerpa racemosa
(Rong Cầu lục chùm).

3.2.2. Rong dùng làm nguyên liệu chế biến các loại keo rong bao gồm
+ Rong dùng cho sản xuất Agar như: Gelidiella acerosa (Rong Câu Rễ tre),
Gelidium sp, Gracilaria salicornia (Rong Câu đốt), Hypnea boergesenii (Rong Đông
gai), Hypnea pannosa (Rong Đông dày), Hypnea japonica (Rong đông móc câu),
Hypnea sp
+ Rong dùng cho sản xuất Alginat như: Hydroclathrus clathratus (Rong Ruột
heo), Colpomenia sinuosa (Rong Bao tử), Chnoospora minima (Rong Mao tử nhỏ),
Dictyota sp (Rong Võng tảo), Dicctyoteris woodwardi (Brown) J.Ag, Turbinaria ornata
(Rong Chùy diệp đẹp), Sargassum binderi (Rong Mơ binderi, Sargassum namoense
(Rong Mơ Nam Ô), Sargassum oligocystum, Sargassum crassifolium, Sargassum
serratum, Sargassum flavicans, Sargassum mcclurei (Rong Mơ Mcclurei), Sargassum
sp.
+ Rong dùng cho chế biến Carrageenan: Hypnea boergesenii
(Rong Đông gai),
Hypnea pannosa (Rong Đông dày), Hypnea japonica (Rong đông móc câu), Hypnea sp.
3.2.3. Rong dùng làm dược liệu:
Porphyra crispata (Rong Mứt dúng), Gelidiella acerosa (Rong Câu Rễ tre),
Sargassum binderi (Rong Mơ binderi, Sargassum namoense (Rong Mơ Nam Ô),
Sargassum oligocystum, Sargassum crassifolium, Sargassum serratum, Sargassum
flavicans, Sargassum mcclurei (Rong Mơ Mcclurei), Sargassum sp.
3.2.4. Rong dùng trong nông nghiệp:
Dictyota sp (Rong Võng tảo), Dicctyoteris woodwardi (Brown) J.Ag, Turbinaria
ornata (Rong Chùy diệp đẹp), Sargassum binderi (Rong Mơ binderi, Sargassum

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

6
namoense (Rong Mơ Nam Ô), Sargassum oligocystum, Sargassum crassifolium,
Sargassum serratum, Sargassum flavicans, Sargassum mcclurei (Rong Mơ Mcclurei),
Sargassum sp, Ulva intestinalis, Ulva sp 1, Ulva sp 2.
Kết quả khảo sát cho thấy, rong biển kinh tế ở khu vực Cù Lao Chàm chủ yếu
được người dân dùng làm thực phẩm (phổ biến là các chi rong Câu, rong Đông, rong
Mứt) và một phần Rong mơ được người dân khai thác để bán cho thương lái.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi cũng xác định được các khu vực có các loài
rong có giá trị kinh tế phân bố với mật độ cao như Bãi Ông: Padina australis ; Bãi
Làng: Sargassum binderi, Sargassum oligocystum, Sargassum serratum ; Vũng
Đá Bàn: Sargassum crassifolium,
Porphyra crispata, Vũng Đá Bao : Sargassum
flavicans để
từ đó đề xuất ý kiến về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ để phát triển
bền vững nguồn lợi rong biển phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như bảo vệ
môi trường sinh thái của địa phương.
3.3. Sự phân bố của các loài rong biển
Sự phân bố của rong biển phụ thuộc vào nền đáy và độ sâu của mực nước (vùng
triều). Cụ thể:
3.3.1. Phân bố theo nền đáy:
Rong biển tại Cù Lao Chàm phân bố chủ yếu trên 3 loại nền đáy:
- Loại nền đáy chủ yếu là đá tảng: Có 13 loài rong biển, chiếm 26,5%
- Loại nền đáy chủ yếu là san hô chết: Có 29 loài rong biển, chiếm 59,2%
- Loại nền đáy chủ yếu cát, bùn: có 6 loài rong biển, chiếm 12,2%
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có 1 loài Hypnea jaonica
(Rong Đông móc câu) bám cài quấn vào rong Mơ, chiếm 2,9%.
3.3.2. Phân bố theo vùng triề
u:

Kết quả khảo sát của rong biển tại Cù Lao Chàm theo vùng triều:
- Tầng trên triều: có 1 loài rong biển, chiếm 2,9%.
- Tầng triều:
- Vùng triều thấp: có 12 loài rong biển, chiếm 24,5 %
- Tầng dưới triều: có 3 loài rong biển, chiếm 6,1%
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có một số loài phân bố trung
gian giữa các vùng triều, bao gồm:
- Vùng triều cao và triều giữa: có 6 loài rong biển, chiếm12,2%
- Vùng triều giữa và triều thấp: có 5 loài rong biển, chiếm 10,2%.
- Vùng triều giữa đến dưới tri
ều: có 1 loài rong biển, chiếm 2,9%.
- Vùng triều thấp và vùng dưới triều: 24 loài rong biển, chiếm 41,2%.
Ngoài ra, rong biển cũng có phân bố điển hình cho từng khu vực như tại Vũng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

7
Đá Bàn rong biển phân bố chủ yếu là các loài chịu được sóng đập mạnh, nền đáy là đá:
Porphyra crispata, Dermonema sp, Dermonema frappierii, Gracilaria salicornia,
Hypnea jaonica, Sargassum crassifolium, Chaetomorpha antennina; các loài rong bún
Liagora orientalis, Liagora divaricata, Liagora sp chỉ mọc ở một số khu vực yên sóng
là Bãi Bắc và Bãi Ông; một số loài rong chỉ phân bố ở khu vực có dân cư sinh sống như
bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương: Ulva kylinii, Ulva intestinalis f. Ulvaiforme, Ulva sp1,
Ulva sp2.
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài rong biển tại Cù
Lao Chàm – Quảng Nam từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010, chúng tôi rút ra kết luận sau:
4.1. Thành phần loài rong biển Cù Lao Chàm – Quảng Nam khá đa dạng. Đã xác
định được 49 loài rong biển thuộc 4 ngành, 6 lớp, 18 bộ, 21 họ. Trong đó:
- Ngành Vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) có 1 lớp, 1 bộ, 1 họ và 1 loài, chiếm
2%;

- Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 2 lớp, 8 bộ, 10 họ và 20 loài, chiếm 40%;
- Ngành rong Nâu (Heterokontophyta) có 1 lớp, 3 bộ, 4 họ và 15 loài, chiếm 31%;
- Ngành rong Lục (Chlorophyta) có 2 lớp, 6 bộ, 6 họ và 13 loài, chiếm 27%.
4.2. Sự đa dạng của các loài rong biển tại khu vực nghiên cứu (49 loài) với khu
vực Nam Ô (27 loài), mức độ giống nhau về loài giữa hai khu vực thấp với hệ số giống
nhau là 0,37 và khu vực Bãi Rạn Đà Nẵng (39 loài) với hệ số giống nhau là 0,37, mức
độ giống nhau về loài giữa hai khu vực thấp.
4.3. Đã xác định được 31 rong biển kinh tế tại vùng nghiên cứu. Trong đó,
ngành Rong đỏ có 11 loài có giá trị kinh tế dùng làm thực phẩm cho con người, chiết
xuất các loại keo và dược phẩm, ngành rong Nâu có 15 loài có giá trị kinh tế dùng làm
dược phẩm, chiết rút các loại keo và dùng trong nông nghiệp. Ngành rong Lục có 5 loài
có giá trị kinh tế dùng để làm thực phẩm và trong nông nghiệp.
4.3. Phân bố của rong biển
* Phân bố theo nền đáy:
Rong biển phân bố chủ yếu trên 3 loại nền đáy: phân bố nhiều nhất trên nền đáy
là san hô chết (29 loài), ít nhất trên nền đáy chủ yếu cát, bùn: có 6 loài. Ngoài ra trong
quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có 1 loài Hypnea jaonica (Rong Đông móc câu)
bám cài quấn vào rong Mơ.
* Phân bố theo tầng triều:
Các loài rong biển Cù Lao Chàm – Quảng Nam phân bố từ rong biển ở Cù Lao
Chàm phân bố ở cả 3 tầng triều: tầng trên triều (1 loài), tầng triều (12 loài) và tầng dưới
triều (3 loài). Ngoài ra, một số loài phân bố rộng ở các vùng triều, bao gồm: vùng triều
cao và triều giữa (6 loài); vùng triều giữa và triều thấp (5 loài rong biển); vùng triều
giữa đến dưới triều (1 loài), vùng triều thấp và vùng dưới triều (24 loài).
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Nguyễn Hữu Đại (2007), Thực vật chí Việt Nam – Tập 11, Bộ rong Mơ –Fucales
Kylin. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. tr. 1-117.
[2]. Nguyễn Hữu Đại (1997), Rong Mơ Việt Nam. Nguồn lợi và sử dụng, NXB Nông
nghiệp, TP HCM.
[3]. Phạm Hoàng Hộ (1969), Rong biển Việt Nam (Marine algae South Vietnam), Trung
tâm học liệu Sài Gòn xuất bản.
[4]. Trần Ngọc Lâm (2006), Điều tra thành phần các loài rong biển thường gặp ven
biển vùng Nam Ô - Thành phố Đà Nẵ
ng, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Sinh - Môi
trường, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng.
[5]. Qui Phạm Việt Nam (1981), Qui phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển, Viện
Nghiên Cứu Biển biên soạn, UBKH và KTNN xuất bản, NXB Hà Nội, Phần rong
biển, QPVN 17 - 19 ÷ QPVN, tr 21 - 79.
[6] Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo dục.
[7]. Nguyễn Thị Phương Trà (2007), Điều tra thành phần loài rong biể
n thường gặp ở
Bãi Rạn - bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Sinh - Môi
trường, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng.
[8]. Dawson E.Y. (1954), “Marine plants vincinity Institute Oceanography Nha Trang
VietNam”, Pac. Sci., vol.8, N
o
4, pp.373 - 481.
[9]. Tseng, C. K. (1983), Common seaweeds of China, Science, Beijing Press.


×