Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng THÔNG TiỂU DẪN LƯU NƯỚC TiỂU RỬA BÀNG QUANG part 7 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.58 KB, 6 trang )

Dẫn lưu bàng quang
1. Nêu được các chỉ định và chống chỉ định của
dẫn lưu nước tiểu.
2. Nêu được tai biến của dẫn lưu nước tiểu
3. Liệt kê được các bước của qui trình đặt
thông tiểu và dẫn nước tiểu.
4. Áp dụng được qui trình vào thực tế.
Mục tiêu học tập
Chỉ định
1. Bệnh nhân hôn mê, liệt cơ vòng
2. Bệnh nhân sau phẫu thuật: tầng sinh môn,
thận, NQ, bàng quang, TLT…
3. Bệnh nhân bí tiểu thường xuyên hoặc cần
theo dõi khả năng bài tiết của thận trong
một số trường hợp (sốc, ngộ độc, bỏng
nặng).
4. Bệnh nhân trước mổ.
Chống chỉ định
1. Viêm cấp ở niệu đạo.
2. Hẹp niệu đạo
3. Chấn thương niệu đạo: giập , nát, đứt…
4. Tổn thương tiền liệt tuyến, tinh hoàn
Chăm sóc người bệnh sau đặt dẫn lưu bàng quang
1. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn hàng ngày để
phát hiện nhiễm khuẩn ngược dòng.
2. Theo dõi về mầu sắc, số lượng, tính chất nước
tiểu.
3. Theo dõi sự xuất tiết dịch ở niệu đạo. Phải giữ
vệ sinh, lau rửa hàng ngày. Chú ý khi vệ sinh
phải kẹp ống thông.
4. Điểm nối giữa đầu ống thông với túi dẫn lưu


nước tiểu phải được bọc bằng gạc vô khuẩn.
Theo dõi chăm sóc sau đặt dẫn lưu bàng
quang
5. Túi đựng nước tiểu treo ở thành giường bệnh
nhân, không được để chạm và ở dưới sàn nhà.
6. Tháo nước tiểu khi túi đầy.
7. Khi vận chuyển bệnh nhân phải xả hết nước
tiểu.
8. Hệ thống dẫn lưu nước tiểu là hệ thống kín
không được tháo chỗ nối giữa ống thông và hệ
thống dẫn lưu nước tiểu ngay cả khi cần xét
nghiệm nước tiểu.

×