Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.03 KB, 9 trang )

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở TRUNG TÂM
THÔNG TIN THƯƠNG MẠI
3.1/ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
3.1.1/ Định hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25-12-2001.
Căn cứ Chỉ thị số 58/CT-TƯ ngày 17 – 10- 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa giai
đoạn 2001-2005.
Xét theo đề nghị của Bộ thương mại,Chính phủ đã quyết định phê duyêtn Kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 với những nội dung chủ yếu
sau:
Quan điểm phát triển thương mại điện tử góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới.Phát triển thương mại điện tử cần được gắn kết chặt chẽ với việc
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.Nhà nước đóng vai trò tạo lập
môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và
khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử , cung cấp các dịch vụ công hỗ
trợ hoạt động thương mại điện tử.
Với những định hướng như trên Chính phủ cũng đề ra một số mục tiêu cơ bản như
sau:
Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử
loại hình “doanh nghiệp với doanh nghiệp”
Khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và
tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với người tiêu dùng” hoặc “doanh
nghiệp với doanh nghiệp”
Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT laọi hình “doanh nghiệp với
người tiêu dùng” hoặc “người tiêu dùng với người tiêu dùng”
Các chào thầu mua sắm Chính phủ được công bố trên Trang tin điện tử của các cơ
quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua săm Chính phủ.


Như vậy với mục tiêu và quan điểm của Chính phủ lộ trình phát triển TMĐT năm
2006-2010 Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách và giải pháp chủ yếu sau:
Đào tạo và tuyên truyền, phổ cập về TMĐT
Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Yêu cầu đối với các cơ quan chính phủ về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ TMĐT và
thực hiện giao dịch điện tử trong mua sắm Chính phủ
Phát triển các công nghệ hỗ trợ TMĐT trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công
nghệ từ nước ngoài.
Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT
Hợp tác quốc tế vế thương mại điện tử.
3.1.2/ Định hướng đẩy mạnh TMĐT ở Trung tâm Thông tin Thương mại.
Hiện nay trong cơ sở dữ liệu về hồ sơ doanh nghiệp do Trung tâm Thông tin Thương
mại quản lý thì ở Việt Nam có khoảng 417 doanh nghiệp có trang Web và 2398 Website
có tên miền riêng.Nhiều doanh nghiệp tự buôn bán với nhau thông qua mạng.
Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu đưa thông tin
về TMĐT vào trong các chuyên mục để đáp ứng nhu cầu hiểu biết về TMĐT của xã hội .
Nhiều doanh nghiệp( trong lĩnh vực IT) đã nghiên cứu, xaay dựng các phần mềm chuyên
dụng cho TMĐT của Việt Nam và đang quảng bá tiêu thụ sản phẩm.
Cho đến nay đã có một số dự án về TMĐT nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên
cứu hoặc triển khai thử nghiệm một vài khía cạnh của TMĐT trên phạm vi hẹp.Như vậy
vấn chưa có một dự án nào tổ chức triển khai TMĐT một cách toàn diện và quy mô trên
phạm vi cả nước.Vì vậy để có thể đáp ứng được mối quan tâm của Chính phủ, các ngành,
các cấp, các doanh nghiệp và toàn xã hội, Trung tâm Thông tin Thương mại có định hướng
ứng dụng sau:
Hình thành hệ thống phát triển TMĐT từ Trung ương đến địa phương, cung cấp các
điều kiện về kỹ thuật, công ngghệ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT ở các
mức độ khác nhau.
Tổ chức cho doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc triển khai, phát triển TMĐT
trên cơ sở xây dựng một mô hình phát triển TMĐT Việt Nam và hỗ trợ doanh nghiệp các
công cụ cần thiết để tham gia TMĐT

Xây dựng và phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng cần thiết cho TMĐT như pháp lý,
công nghệ, bảo mật, thanh toán, nhân lực, tiêu chuẩn hóa, an ninh quốc gia trong TMĐT.
Từ đó Trung tâm cũng dự định xây dựng dự án trong 3 năm với địa điểm là các tỉnh
và thành phố trong cả nước kết hợp hai hình thức đầu tư xây dựng mới và đầu tư chiều sâu.
Thời gian, địa điểm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Thời gian,hình thức và địa điểm xây dựng dự án
STT Hạng mục đầu tư Địa điểm Thời gian
1. Xây dựng mới
1 Xây dựng các sàn TMĐT
Miền Bắc
Miền Trung
Miền nam
Năm I - III
2 Xây dựng Trung tâm phát triển TMĐT Tp Hà Nội Năm I - III
3 Xây dựng Cổng Quốc gia về TMĐT Tp Hà Nội Năm I - III
2. Đầu tư chiều sâu
1 Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến TMĐT Các tỉnh thành
phố trên cả
nước
Năm II - III
2 Hỗ trợ kết nối các CSDL phục vụ
TMĐT
Năm II - III
3 Hỗ trợ các DN tham gia TMĐT Các DN tham
gia TMĐT
Năm II - III
4 Nâng cao nhận thức và đào tạo Năm I - III
Nguồn: Tài liệu nội bộ Trung tâm Thông tin Thương mại
3.1.3/ Định hướng ứng dụng thanh toán điện tử ở Trung tâm Thông tin Thương mại
Sau khi thử nghiệm thành công dự án Sàn Thương mại điện tử tại Hà Nội, Trung tâm

Thông tin Thương mại được chỉ định là chủ đầu tư dự án xây dựng 3 Sàn Thương mại điện
tử tại 3 tỉnh thành trong cả nước là Hà Nội, Đã Nẵng và T.p HCM. Để ứng dụng thanh
toán trực tuyến trong TMĐT trước mắt Trung tâm triển khai và thực hiện theo 8 hạng mục
sau

Một là, xây dựng 3 Sàn thương mại điện tử:
Tại ba thành phố lớn của nước ta (Hà Nội, Biên Hoà - Đồng Nai, TP. Đà Nẵng) sẽ
xây dựng mỗi nơi một sàn TMĐT được trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có kết nối
với các sàn TMĐT nước ngoài để phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn nơi đặt sàn
TMĐT ( sàn TMĐT ở Hà Nội sẽ phục vụ doanh nghiệp miền Bắc, sàn TMĐT ở Đà Nẵng
sẽ phục vụ doanh nghiệp miền Trung, sàn TMĐT ở Biên Hoà - Đồng Nai sẽ phục vụ
doanh nghiệp miền Nam) và làm hạt nhân phát triển TMĐT Việt Nam trên cả nước.

Hai là, xây dựng tại Hà Nội một Trung tâm phát triển TMĐT:
Trung tâm sẽ là nơi tạo động lực cho sự phát triển thương mại điện tử trong cả nước
thông qua các hoạt động:
- Hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ cho toàn hệ thống TMĐT;
- Tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, thích ứng các công nghệ, kỹ thuật TMĐT của nước
ngoài để áp dụng vào Việt Nam;
- Tổ chức thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm kỹ thuật của TMĐT trong nước và đưa ra
khuyến cáo cho người sử dụng;
- Tổ chức trưng bày các sản phẩm, hàng hóa, giới thiệu các dịch vụ, đăng ký chất lượng,
kiểu dáng công nghiệp, bản quyền và tiến hành triển khai thử nghiệm thương mại điện
tử để thúc đẩy người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử;
- Quản lý và cấp chứng thực (certification authorities - CA) trong thương mại điện tử.
Hệ thống CA này sẽ nối với hệ thống CA toàn cầu để cấp chứng chỉ cho các hoạt động
thương mại điện tử với các nước khác trên thế giới;
- Làm đầu mối hợp tác quốc tế trong phát triển TMĐT.
Ngoài các nhiệm vụ trên, hệ thống phát triển TMĐT còn là công cụ hỗ trợ cho thực
hiện quản lý Nhà nước về TMĐT. Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống sẽ tích hợp với hệ

thống tin học hóa hệ quản lý Nhà nước được hình thành theo đề án Tin học hóa quản lý
hành chính nhà nước - Đề án 112.

Ba là, xây dựng Cổng quốc gia về TMĐT:
Cổng TMĐT là cửa ngõ của hệ thống TMĐT Việt Nam, cung cấp các kết nối với
đường truyền tốc độ cao để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động TMĐT Việt Nam phát triển. Bên
cạnh đó, Cổng Quốc gia về TMĐT còn hỗ trợ cho các hoạt động quản lý Nhà nước về
TMĐT.

Bốn là, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến TMĐT trên cả nước:
Tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động xúc tiến TMĐT
trong việc cung cấp kỹ thuật, công nghệ, hướng dẫn nghiệp vụ về TMĐT và hỗ trợ, thúc
đẩy các doanh nghiệp địa phương tham gia TMĐT.
Các sàn TMĐT và các Trung tâm xúc tiến TMĐT tại các tỉnh, thành sẽ được nối
mạng với nhau hình thành nên Hệ thống phát triển TMĐT trên phạm vi toàn quốc. Hệ
thống thương mại điện tử khi đi vào hoạt động sẽ có tác dụng tích cực không chỉ trong
thương mại điện tử mà còn trong quảng bá thông tin, xúc tiến thương mại trong kỷ nguyên
kinh tế số.

Năm là, kết nối các CSDL phục vụ TMĐT nhằm thiết lập các nội dung thông tin cho
TMĐT:
Trung tâm sẽ hỗ trợ việc xây dựng các CSDL phục vụ trực tiếp cho TMĐT. Hệ thống
thương mại điện tử sẽ được kết nối với các sàn đấu giá quốc tế, các cơ sở dữ liệu trong
nước nhằm tăng cường thông tin về cơ hội kinh doanh và các thông tin cần thiết cho giao
dịch thương mại điện tử.

Sáu là, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia TMĐT:
Để hệ thống hoạt động hữu hiệu, thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia TMĐT,
dự án tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp các công cụ, phương tiện cần thiết như hỗ trợ kỹ thuật
xây dựng website TMĐT, cung cấp các phần mềm chuyên dụng của TMĐT và trợ giúp kỹ

thuật cho các doanh nghiệp tham gia xúc tiến TMĐT.

Bảy là, đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức về TMĐT:
Chủ đầu tư sẽ tiến hành đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ TMĐT cho các doanh nghiệp,
cho các cơ quan quản lý Nhà nước về TMĐT; đồng thời tiến hành tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để nâng cao nhận thức về TMĐT.Ngoài ra,
để góp phần thực hiện 7 hạng mục trên, dự án còn có thêm một hạng mục là Tổ chức học
tập kinh nghiệm triển khai và phát triển TMĐT trên thế giới.
Về tiến độ thực hiện, dự án được triển khai trong 3 năm theo tiến độ sau:
Trước hết, hạng mục Xây dựng các Sàn TMĐT Hà Nội và Trung tâm phát triển TMĐT,
Sàn TMĐT Miền Nam và Sàn TMĐT Miền Trung được ưu tiên bắt đầu triển khai ngay
trong năm đầu tiên của dự án và kết thúc vào năm thứ 3 của dự án. Đồng thời, cũng trong
năm đầu của dự án, 3 nội dung khác cũng được tiến hành, đó là: hỗ trợ các hoạt động xúc
tiến TMĐT, đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức và tổ chức học tập kinh nghiệm
TMĐT của nước ngoài.
Về tài chính, việc triển khai dự án đòi hỏi tổng kinh phí là: 250,367 tỷ đồng
trong đó, xây lắp: 128,426 tỷ đồng
thiết bị: 85,889 tỷ đồng
kiến thiết cơ bản khác: 36,052 tỷ đồng
với tiến độ là:
Năm I: 62,644 tỷ đồng
Năm II:121,795 tỷ đồng
Năm III: 65,927 tỷ đồng
Như vậy, do tính cấp thiết của dự án cũng như do các điều kiện cần thiết cho việc
triển khai dự án đã sẵn sàng, đề nghị Nhà nước cấp kinh phí 250.367.000.000đ (hai trăm
năm mươi tỷ ba trăm sáu mươi bảy triệu đồng) theo dự kiến trên để chủ đầu tư triển khai
dự án đúng tiến độ.
3.2/ Kiến nghị đối với Trung tâm Thông tin Thương mại
Hoàn thiện hệ thống thanh toán: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có hệ thống hơn để
phát triển TMĐT cũng như hoạt động thanh toán được phát triển hơn, mua sắm

công nghệ hiện đại để bắt kịp với xu hướng của toàn thế giói
Tăng cường quan hệ với các ngân hàng: Trong thời gian thử nghiệm Trung tâm
Thông tin Thương mại mới chỉ cộng tác với ngân hàng Vietcombank, ACB,
Techcombank. Khi chính thức đưa hoạt động thanh toán vào thực tiễn cần mở rộng
quan hệ tới tất cả các ngân hàng trong cả nước cũng như nước ngoài để thuận tiện
hơn cho người sử dụng.
Đẩy mạnh các giao dịch thương mại điện tử ở Trung tâm: Thúc đẩy các giao dịch
thương mại điện tử với các khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.
Khuyến khích phát triển thanh toán điện tử B2B: Tăng cường các hoạt động khuyến
khích các doanh nghiệp phát triển thanh toán với nhau nhằm làm tăng sự linh hoạt
cho các doanh nghiệp.
Mở rộng các hình thức thanh toán điện tử cho linh hoạt: Hiện nay các hình thức thanh
toán của Trung tâm còn hạn hẹp,cần triển khai thêm một số hình thức thanh toán
điện tử như trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, thẻ khôn minh…
3.3/ Kiến nghị với các tổ chức có liên quan
3.3.1/ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước
Về cơ sở hạ tầng cho áp dụng thanh toán điện tử
- Xây dựng hành lang pháp lý cho TMĐT
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT
- Giải pháp bảo mật trong TMĐT
- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hóa TMĐT
- Phát triển ứng dụng thanh toán điện tử
- Về vần đề pháp lý cho các giao dịch điện tử và thanh toán điện tử
Về ứng dụng thanh toán điện tử trong các hoạt động:
- Mua sắm trực tuyến
- Trả lương qua tài khoản ngân hàng
- Phát triển tăng cường các dịch vụ có ứng dung thanh toán điện tử
Đối với các sở ban ngành khác: Đầu tư xây dựng,trang bị cơ sở vật chất để có khả
năng tham gia TMĐT; nâng cao nhận thức và đào tạo nhân lực cho đội ngũ cán bộ các kỹ
năng thực hiện TMĐT.

3.3.2/ Kiến nghị với các ngân hàng
Tạo vị thế cho thanh toán điện tử cũng như thương mại điện tử
Triển khai các cơ sở cần thiết cho việc phát triển hệ thống thanh toán
3.3.3/ Kiến nghị với các doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh, xác định mục đích và mục tiêu,
phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu, xác định mô hình kinh doanh và chiến lược
thực hiện, sau đó mới làm kế hoạch thực hiện. Trong đó có xem xét các thông tin, dịch vụ
và tiện ích cần thiết, xem xét các vấn đề bảo mật, xem xét cơ sở hạ tầng và các yếu tố
khác. từ đó hình thành nhóm phát triển web và tự thực hiện bằng bộ phận IT (CNTT) của
họ hay giao cho bên ngoài
Tăng cường hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp, đẩy mạnh
thương hiệu, duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua giải quyết các khiếu nại, thắc
mắc, giúp đỡ. Thúc đẩy và phát triển hoạt động chào hàng, bán hàng qua mạng và đặt hàng
cũng như thanh toán qua mạng. Cũng nên quan tâm đến việc chia sẻ nội bộ các doanh
nghiệp và trong cộng đồng cũng như liên kết các doanh nghiệp với các nhà cung ứng, đối
tác nhằm hỗ trợ thông tin và giảm thiểu thời gian trong các chu kỳ cung ứng, sản xuất và
tiếp thị sản phẩm dịch vụ.
KẾT LUẬN
Sự phát triển TMĐT một mặt là kết quả của xu hướng tất yếu khách quan của quá
trình “số hóa” toàn bộ hoạt động con người, một mặt là kết quả của sự nỗ lực chủ quan của
mỗi quốc gia.
TMĐT mở ra cơ hội lớn cùng với thách thức mới tham gia TMĐT để tận dụng cơ hội
và hạn chế rủi ro ta phải có chiến lược chung về TMĐT từ chương trình tổng thể cho đến
phương án hành động từng bước.
Nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận về đặc điểm chức năng phương tiện thanh
toán của tiền tệ qua các hình thái biểu hiện và tiến trình phát triển của hệ thống thanh
toán.Bài viết đã khái quát sơ lược được các phương thức giao dịch thanh toán, nhấn mạnh
về các sản phẩm giao dịch ngân hàng điện tử và thanh toán điện tử ngày nay và xu hướng
mở rộng phạm vi cũng như phát triển sản phẩm trên Internet nhằm thay đổi một cách cơ
bản, toàn diện và triệt để dựa trên công nghệ để đạt được những tiến bộ vượt bậc và hiệu

quả trong môi trường kinh doanh sắp tới.
Nghiên cứu về thanh toán điện tử trong TMĐT là vấn đề rộng lớn và phức tạp, lần
đầu tiên thực hiện ở nước ta nên không tránh khỏi những hạn chế. Nghiên cứu khoa học
ứng dụng trong môi trường thực tế của TTTT-TM-BTM đang trong quá trình hiện đại hóa
công nghệ và đổi mới về tổ chức điều hành sẽ đóng vai trò vào sự sự phát triển thanh toán
trong TMĐT cảu Việt Nam nói riêng và sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung.
Đây là một vấn đề hết sức mới mẻ và rộng lớn, bài viết cử em chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót, em rất mong được sự góp ý bổ sung của thầy cô và các bạn. Cuối cùng em
xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa TM và phòng KT mạng
của TTTT-TM- Bộ Thương Mại.

×