Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÂU ÔN TẬP CHƯƠNG 8 K12 MÔN VẬT LÝ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.77 KB, 3 trang )

SỞ GD&ĐT AN GIANG
Trường THPT Trần Văn Thành
GV: LÊ MỘNG BẢO Trang 1/3
CÂU ÔN TẬP CHƯƠNG 8 K12
MÔN VẬT LÝ

Câu 6: Trong hiện tượng quang điện những cách thực hiện sau đây cách nào có thể làm tăng động
năng ban đầu cực đại của electron quang điện
A. Tăng cường độ chùm ánh sáng kích thích.
B. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai điện cực anốt và catốt.
C. Thay ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn.
D. Thay ánh sáng kích thích có bước sóng ngắn hơn.
Câu 7: Khi làm thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu đỏ, màu vàng, màu lam, màu lục thì


khoảng vân giao thoa rộng nhất là đối với ánh sáng
A. màu lam. B. màu đỏ. C. màu lục. D. màu vàng.
Câu 8: Bức xạ nào sau đây dùng để chửa bệnh ung thư nông trong y học?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia X. C. Tia gamma. D. Tia tử ngoại.
Câu 9: Dụng cụ nào sau đây giúp ta phát hiện ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
A. Pin quang điện. B. Lăng kính. C. Máy quang phổ. D. Pin nhiệt điện.
Câu 10: Khi làm thí nghiệm với tế bào một quang điện người ta thấy dòng quang điện chỉ xuất hiện
khi ánh sáng chiếu lên bề mặt catốt có bước sóng ngắn hơn 0,6µm. Với ánh sáng kích thích có bước
sóng
λ = 0, 25μm thì động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện là bao nhiêu?
A. 2,9.10
-13

J B. 2,9.10
-19
J C. 4,64.10
-19
J D. 4,64.10
-13
J
Câu 11: Công thoát của kim loại làm catốt của một tế bào quang điện là 2,5eV. Khi chiếu bức xạ có
bước sóng λ vào catốt thì các electron quang điện bật ra có động năng cực đại là 1,5eV. Bước sóng
của bức xạ nói trên là
A. 0,31µm B. 3,2µm C. 0,49µm D. 4,9µm
Câu 12: Hiệu điện thế hãm của một kim loại ứng với bức xạ có bước sóng λ là – 1,2V. Giá trị này

cho thấy các electron quang điện bật ra có vận tốc cực đại là
A. 2,05.10
6
m/s B. 6,5.10
6
m/s C. 20,5.10
6
m/s D. 6,5.10
5
m/s
Câu 13: Công cần thiết để tách một electron ra khỏi một kim loại làm catốt của một tế bào quang
điện là 2,76eV. Nếu chiểu lên bề mặt catốt này một bức xạ mà phô tôn có năng lượng là 4,14eV thì

dòng quang điện triệt tiêu khi đặt vào giữa anốt và catốt của tế bào quang điện một hiệu điện thế là
A. – 1,38V B. – 1,83V C. – 2,42V D. – 2,24V
Câu 14: Với ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0,4μm thì các electron quang điện bị hãm lại
hoàn toàn khi đặt vào anốt và catốt một hiệu điện thế - 1,19V. Kim loại làm catốt của tế bào quang
điện nói trên có giới hạn quang điện là
A. 0,64µm B. 0,72µm C. 0,54µm D. 6,4µm
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quang phổ liên tục?
A. Một ứng dụng quang trọng của quang phổ liên tục là đo nhiệt độ của vật phát sáng do nung
nóng.
B. Nhiệt độ càng cao miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn.
C. Các vật khác nhau được nung nóng đến cùng một nhiệt độ sẽ cho hai quang phổ liên tục khác
nhau.

D. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc
nhiệt độ.
Câu 16: Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,25 µm. Công cần thiết để tách được electron ra
khỏi kim loại là
A. 6,56.10
-19
J B. 7,95.10
-19
J C. 7,59.10
-19
J D. 5,65.10
-19

J
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chiết suất của một môi trường trong suốt ?
A. Chiết suất của một môi trường đối với ánh sáng có bước sóng dài thì nhỏ hơn đối với ánh sáng
có bước sóng ngắn.
B. Chiết suất của một môi trường không phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng chỉ phụ thuộc vào bước
sóng.
SỞ GD&ĐT AN GIANG
Trường THPT Trần Văn Thành
GV: LÊ MỘNG BẢO Trang 2/3
C. Chiết suất của một môi trường phụ thuộc vào bước sóng và màu sắc của ánh sáng .
D. Chiết suất của một môi trường càng lớn thì vận tốc của ánh sáng trong môi trường đó càng nhỏ.
Câu 18: Năng lượng phôtôn của một bức xạ điện từ là ε = 16,56.10

-19
J. Bức xạ điện từ này có bước
sóng là
A. 1,66 µm B. 0,17 µm C. 1,2 µm D. 0,12µm
Câu 19: Tìm phát biểu sai về mẫu nguyên tử Bo
A. Nguyên tử chỉ tồn tại ở những trạng thái có năng lượng hoàn toàn xác định gọi là trạng thái
dừng.
B. Nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng cao luôn có xu hướng chuyển sang trạng thái dừng
có năng lượng thấp hơn.
C. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử electron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo cò bán
kính xác định gọi là quỹ đạo dừng.
D. Khi nguyên tử chuyển trạng thái dừng thì electron ở võ nguyên tử thay đổi quỹ đạo và nguyên

tử phát ra một phô tôn.
Câu 20: Công thoát của electron đối với một kim loại là 2,3eV. Hãy cho biết nếu chiếu lên bề mặt
kim loại này lần lượt hai bức xạ có bước sóng là λ
1
= 0,45µm và λ
2
= 0,50µm. Hãy cho biết bức xạ
nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại này?
A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ
2
là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
B. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện.

C. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện.
D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ
1
là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 21: Sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,45μm có năng lượng của mỗi phôtôn là
A. 0,28eV B. 0,44eV C. 4,42eV D. 2,76eV
Câu 22: Khi nghiên cứu quang phổ vạch hấp thụ của một nguyên tố cách phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Trên kính ảnh của máy quang phổ ta thấy các vạch tối xuất hiện trên nền sáng trắng xen kẽ các
vạch màu đơn sắc.
B. Nhiệt độ của đèn chứa khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ
liên tục.

C. Số vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ bằng số vạch màu đơn sắc trong quang phổ phát xạ
của chính nguyên tố đó
D. Hiện tượng đảo sắc cho thấy một đám hơi có khả năng phát ra thành phần đơn sắc nào thì có
thể hấp thụ thành phần đơn sắc đó.
Câu 23: Cho các ánh sáng đơn sắc màu tím, màu lam, màu lục, màu da cam đi qua lăng kính với
những góc tới khác nhau. Chiết suất của lăng kính nhỏ nhất đối với ánh sáng đơn sắc
A. Màu lam. B. Màu da cam. C. Màu lục. D. Màu tím.
Câu 24: Năng lượng cần thiết ít nhất để tách electron ra khỏi bề mặt một kim loại là 2,2eV. Kim loại
này có giới hạn quang điện là
A. 0,49 µm B. 0,56 µm C. 0,65 µm. D. 0,9 µm
Câu 25: Lần lượt chiếu sáng hai khe Young bằng các ánh sáng có bước sóng λ
1

= 0,45µm và λ
2
.
Người ta thấy vân sáng thứ 6 ứng với bức xạ λ
1
trùng với vân sáng thứ 5 ứng với bức xạ λ
2
. Tìm λ
2
A. 0,54µm B. 0,46µm C. 0,36µm D. 0,76µm
Câu 26: Trong y học người ta dùng bức xạ nào sau đây để chụp vếch gẫy của xương trong cơ thể
người.

A. Tia tử ngoại B. Tia catốt. C. Tia Rơnghen. D. Tia gamma.
Câu 27: Trong máy quang phổ bộ phận có tác dụng tạo ra các chùm sáng đơn sắc song song lệch
theo các hướng khác nhau là
A. Ống chuẩn trực. B. Lăng kính. C. Thấu kính hội tụ. D. Buồng ảnh.
Câu 28: Nguồn sáng nào sau đây không thể phát ra tia tử ngoại ?
A. Mặt Trời. B. Hồ quang điện. C. Đen dây tóc. D. Đèn thủy ngân.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn
SỞ GD&ĐT AN GIANG
Trường THPT Trần Văn Thành
GV: LÊ MỘNG BẢO Trang 3/3
A. Hiện tượng giải phòng electron liên kết thành electron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên
trong.

B. Có thể gây ra hiện tượng quang dẫn với ánh sáng kích thích có bước sóng dài hơn giới hạn quan
dẫn.
C. Mỗi phôtôn khi bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết thành một electron tự do gọi là
electron dẫn.
D. Một lợi thế của hiện tượng quang dẫn là ánh sáng kích không cần phải có bước sóng ngắn.
Câu 30: Chiếu sáng hai khe Young bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,55 µm, thấy vân tối
thứ ba cách vân trung tâm 8,25mm. Biết khoảng cách hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ hai khe đến
màn là
A. 2m B. 1,5m C. 1m D. 3m


HẾT


×