Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nội dung cơ bản của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.35 KB, 4 trang )

Nội dung cơ bản của xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ


Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng luôn gắn chặt với nhau. Nói đến tư tưởng
nhà nước pháp quyền thường nói đến hai bộ phận chính:
1- Sự hiện diện của một tổ chức công quyền và nó phải dựa trên nền tảng pháp luật
để duy trì công quyền.
2- Pháp luật được công quyền thừa nhận, sử dụng như một phương thức cai trị,
quản lý có giá trị phổ biến và có hiệu lực bắt buộc. Tư tưởng coi pháp luật là một
phương thức cai trị đã được hình thành từ thời cổ đại. Ngày nay học thuyết về nhà
nước pháp quyền đã có một nội dung rất phong phú. Nhà nước pháp quyền là một
chế độ nhà nước trong đó pháp luật có vai trò thống trị là một phương thức tổ chứ
và hoạt động của quyền lực chính trị và những mối quan hệ qua lại giuwax nó với
các các nhân trong xã hội. Nhà nước ban hành pháp luật, song không phải nhà
nước đứng trên pháp luật. Ngược lại nhà nước (Bộ máy nhà nước) phải tuân thủ
pháp luật trong toàn bộ hoạt động của mình.
Một nhà nước được coi là nhà nước pháp quyền khi có đủ những tiêu chuẩn sau:
+ Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật có vai trò tối cao.
Mọi tổ chức, các nhaant rong xã hội phải tuân thủ pháp luạt và bình đẳng trước
pháp luật, pháp luật phải công bằng, phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao
động.
+ Công dân có trách nhiệm với nhà nước và ngược lại nhà nước cũng có trách
nhiệm đối với công dân.
+ Trong một nhà nước mà các quyền con người, quyền tự do dân chru được pháp
luật bảo đảm và bảo vệ.
+ Trong một nhà nước mà quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp được phân
định rõ ràng, có mối liên hệ và kiểm tra lẫn nhau.
+ Nhà nước sống hoà thuận với cộng đồng thế giới, thực hiện tân tâm các cam kết,
các nghĩa vụ xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nhà nước đó tham gia ký kết
hay gia nhập. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt kinh tế - văn hoá


– xã hội bằng pháp luật.
Mọi chủ thể (kể cả nhà nước) đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Học
thuyết về nhà nước pháp quyền là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại.
Trong điều kiện hiện nay việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam phù
hợp với điều kiện khách quan của xã hội Việt Nam và xu thế chung của thế giới
nhằm mục đích:
+ Chuyển nền kinh tế Việt Nam snag nên kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân mở rộng và thực hiện nên dân chủ
xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng mối quan hệ bình đẳng qua lại giữa nhà nước và công dân.
+ Mở rộng việc giao lưu hợp tác mọi mặt với nước ngoài. Nội dung cơ bản về việc
xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã được đề ra trong văn kiện Đại hội
VII của Đảng cống sản Việt Nam và cá bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng và
Nhà nước đó là:
- Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trên cơ sở tăng cường khối đại đoàn
kết dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Tôn trọng và bảo đảm thực tế các quyền tự do cơ bản của con người
- Xây dựng một nhà nước pháp quyền trong đó nhà nước phải có mối liên hệ chặt
chẽ với nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, chống tham
nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thốn nhất quyền lực
vào cơ quan đại diện cao nhất nhưng có sự phân công rành mạch giữa lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam có một nền hành pháp chính quốc gia thống nhấ
đả mạnh cải cách hành chính mà trước mắt là cải cách các thủ tục hành chính
nhằm tạo ra sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, ngăn ngừa vi phạm

quyền công dân và tệ nạn tham nhũng.
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam xác định rõ quy chế công chức và chế độ công
vụ.

×