Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.68 KB, 17 trang )

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân
chia quyền lực trong lịch sử - Phần 4

3. Học thuyết phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay
Trên nền tảng tiếp thu những lý luận của các học giả đi trước, cũng như từ kinh
nghiệm và nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, nội dung
của tư tưởng phân chia quyền lực ngày nay đã có nhiều thay đổi.
Ngày nay, khi nhắc đến phân chia quyền lực, người ta không còn chỉ nghĩ đến việc
phân lập theo chiều ngang thành các nhánh quyền lực, mà còn là sự phân chia
quyền lực theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
trong một quốc gia. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của Ngân
hàng Thế giới khẳng định "cơ chế lập hiến kinh điển" của ngày nay " là việc phân
lập theo chiều ngang và chiều dọc các quyền lực "(1).
Như đã nói ở trên, ngày nay, tư tưởng phân chia quyền lực không còn được chú
trọng nghiên cứu trên phương diện lý luận đơn thuần như dưới thời cách mạng tư
sản nữa, mà đã được biểu hiện cụ thể trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước,
được ghi nhận cụ thể trong hiến pháp của nhiều nhà nước. Bởi vậy, khi nghiên cứu
về tư tưởng phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay, ta phải xem xét qua
cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước.
_____________
(1) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển
thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
1998, tr.125
Phân quyền ngang:
Phân quyền ngang là cách thức phân quyền cổ điển đã có từ thời của Aristote, và
được hoàn thiện bởi Locke, bởi Montesquieu, và Rousseau. Do đã trình bày về tư
tưởng của các nhà học giả này ở phần trên, và do nội dung chủ yếu của cách thức
phân quyền này không có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay, nên chúng em sẽ
không trình bày nhiều về cách thức phân quyền này, mà chỉ xin nhấn mạnh vào hai
vấn đề:
Thứ nhất, nội dung chủ yếu của phân quyền ngang là:


- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan
khác nhau nắm giữ, để không một cá nhân hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn
quyền lực nhà nước. Cụ thể: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ nắm quyền
hành pháp, và toà án nắm quyền tư pháp.
- Có sự chuyên môn hoá trong hoạt động của các cơ quan quyền lực công, mỗi cơ
quan chỉ hoạt động nhằm thực hiện chức năng riêng của mình, không ảnh hưởng
tới công việc của các cơ quan khác.
- Giữa các cơ quan quyền lực tồn tại thế cân bằng, các cơ quan có thể giám sát,
kiểm tra, đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không cho một cơ quan nào có khả
năng lạm quyền.
Thứ hai, ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay
đổi, mà chủ yếu là ở số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực nhà nước.
"Thuyết "Tam quyền phân lập" và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại" của Viện
thông tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam đã trình bày khá kĩ về
vấn đề này, chúng em chỉ xin nhắc lại một số dẫn chứng cụ thể.
Ở một số nước Mỹ Latinh, quyền lực nhà nước không phải chỉ được chia thành 3
quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà ngoài ra còn có quyền lực thứ tư, là
quyền bầu cử. Quyền này thuộc về tổ chức bầu cử (gồm toàn bộ các công dân đạt
đến độ tuổi luật định, và đáp ứng các yêu cầu nhất định). Về tổ chức, quyền này
thuộc về Hội đồng bầu cử (ở cấp độ toàn quốc). Hội đồng này giải quyết tranh
chấp giữa các ứng cử viên, tuyên bố về các cuộc bầu cử. Việc lập thêm quyền này
và sự biểu thị về mặt tổ chức - pháp lý của nó gắn với đặc điểm của nhóm nước
thường xảy ra các cuộc đảo chính, hay các vị tổng thống thất bại trong cuộc bầu cử
ít khi tự nguyện rời bỏ vị trí của mình.
Trong Dự thảo Hiến pháp Nicaragoa năm 1986 do Đảng Xã hội - Thiên chúa giáo
đối lập đưa ra còn nhắc tới năm thứ quyền lực, ngoài bốn quyền nói trên còn có
quyền kiểm tra do Tổng thanh tra nhà nước và bộ máy dưới quyền ông ta thực
hiện.
Hiến pháp năm 1976 của Angiêri quy định tới 6 loại quyền lực, đó là: quyền chính
trị thuộc về Đảng cầm quyền; quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; quyền hành

pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ; quyền tư pháp thuộc về Toà án; quyền
kiểm tra thuộc về các cơ quan khác nhau của nhà nước ( không có một hệ thống
thống nhất ); và quyền tổ chức thuộc về cơ quan có chức năng xây dựng và sửa đổi
Hiến pháp.
Ở một số nước khác, tuy vẫn có sự phân công hoạt động của các cơ quan nhà
nước, nhưng đứng trên tất cả lại là một cá nhân hay một cơ quan đặc thù. Như
Hiến pháp Iran năm 1979 quy định toàn bộ quyền lực của nhà nước thực tế thuộc
về người đứng đầu giáo hội. Hiến pháp Zair năm 1980 quy định quyền lực nhà
nước về mặt tổ chức là thống nhất, do đảng cầm quyền có tên gọi Phong trào nhân
dân cách mạng nắm giữ. Mọi công dân trong nước đều là đảng viên của Đảng. Các
cơ quan trong nước - Hội đồng lập pháp ( Nghị viện ), Hội đồng hành pháp (
Chính phủ ), Hội đồng Tư pháp ( hệ thống Toà án ) được coi là các cơ quan của
Đảng(1).
Cách thức phân quyền ngang được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước các nước hiện đại một cách rộng rãi, và được biểu hiện dưới nhiều mức
độ khác nhau, mà rõ ràng nhất là qua hình thức chính thể của các nhà nước.
Có ba mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nhà nước
tư sản hiện nay là:
- Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể Cộng hoà Tổng thống, như ở
các nước Hoa Kỳ, Phillipine, và đặc biệt phổ biến ở các nước Mỹ Latinh. Đặc
điểm của chính thể này là Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp, mà các biểu
hiện cụ thể là Tổng thống được bầu ra do nhân dân trực tiếp bỏ phiếu chứ không
phải do Nghị viện bầu chọn; Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ, và các
thành viên Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu trách
nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật do Nghị viện
thông qua. Khi dự luật bị phủ quyết, Nghị viện phải thảo luận lại và dự luật chỉ
được thông qua khi có đủ từ 2/3 số nghị sĩ trở lên bỏ phiếu thuận. Sự phân quyền
một cách cứng rắn, rạch ròi trong hình thức chính thể này được thể hiện qua việc
Nghị viện không có quyền giải tán Chính phủ, cũng như Tổng thống không có
quyền giải tán Nghị viện; các Thẩm phán được cơ quan hành pháp bổ nhiệm với

nhiệm kỳ suốt đời,
_____________
(1) Viện thông tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam: Thuyết "
Tam quyền phân lập " và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Hà Nội, năm 1992 và
hoạt động xét xử mang tính độc lập cao. Tổng thống có thể bị xét xử theo thủ tục
đàn hạch nếu vi phạm pháp luật ( Hạ viện là cơ quan công tố, còn Thượng viện là
cơ quan xét xử ).
- Phân quyền mềm dẻo được áp dụng trong chính thể đại nghị, như ở các nhà nước
quân chủ Anh, Nhật , và các nhà nước cộng hoà Đức, Italia Đặc điểm của chính
thể này là Nguyên thủ chỉ mang tính hình thức, không có bất cứ thực quyền nào,
mà các biểu hiện cụ thể là Nguyên thủ do được thừa kế ( ở các nước quân chủ )
hoặc do được Nghị viện bầu ra ( ở các nước cộng hoà ); Nguyên thủ thành lập
Chính phủ với sự tín nhiệm của Nghị viện. Thủ tướng Chính phủ là thủ lĩnh đảng
chiếm ưu thế trong Nghị viện. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Nguyên thủ
vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện; Nghị viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm
Chính phủ và buộc Chính phủ phải giải tán. Nguyên thủ quốc gia có quyền giải tán
Hạ nghị viện. Hệ thống Toà án hoạt động xét xử trên nguyên tắc độc lập cao, chỉ
tuân theo pháp luật; các Thẩm phán được chỉ định với sụ tham gia từ cả hai phía
lập pháp và hành pháp.
- Phân quyền trong chính thể cộng hoà hỗn hợp, như ở các nước Pháp, Nga, Bồ
Đào Nha, Hàn Quốc, Singapore Đặc điểm của chính thể này là sự tham gia hạn
chế của Tổng thống vào công việc hành pháp, mà các biểu hiện cụ thể là Tổng
thống do nhân dân bầu ra; Tổng thống chỉ đứng đầu Nhà nước chứ không đứng
đầu Chính phủ, nhưng vẫn có quyền chủ toạ các phiên họp của Chính phủ (như ở
Nga) hay của Hội đồng Bộ trưởng (như ở Pháp). Tổng thống có quyền bổ nhiệm
Thủ tướng nhưng phải được sự phê chuẩn của Nghị viện; Chính phủ vừa chịu
trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện; Nghị viện có
thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, và buộc Chính phủ phải giải tán. Tổng
thống có quyền giải tán Hạ nghị viện. Toà án xét xử theo nguyên tắc độc lập, chỉ
tuân theo pháp luật; các Thẩm phán do cơ quan hành pháp chỉ định.

Phân quyền dọc:
Như đã nói, phân quyền dọc là cách thức phân quyền mới, nói mới là so với việc
áp dụng nó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, chứ thực ra
lịch sử của tư tưởng phân quyền dọc không hề thua kém so với cách thức phân
quyền ngang. Nhìn lại dòng lịch sử, ta có thể nhận ra chính Polybe và Cicéron,
những học giả đưa ra tư tưởng về sự cai trị hỗn hợp giữa các dạng chính quyền của
vua, của quý tộc và của nhân dân, chính là những người đầu tiên đề ra tư tưởng
phân quyền dọc.
Về nội dung, tư tưởng phân quyền dọc bao hàm các ý chính như sau:
- Tồn tại hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ở các cấp địa
phương, song song với bộ máy nhà nước trung ương.
- Có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền
trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể; mà chủ yếu là
chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vấn đề công, vì lợi ích của cả cộng đồng
xã hội, như vấn đề về an ninh - quốc phòng, về chủ quyền quốc gia, về dịch vụ
công ; còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề định hướng phát
triển kinh tế, xã hội, văn hoá ở địa phương, ngoài ra còn có thể chủ động tiến hành
hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong khuôn
khổ quyền hạn của mình.
- Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền hạn của
mình là tương đối độc lập với nhau. Chính quyền trung ương không có quyền điều
hành, chỉ đạo chính quyền địa phương, mà chỉ có quyền xây dựng chủ trương,
chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý, và kiểm tra, giám sát hoạt động của các
chính quyền cấp dưới, mọi vi phạm của chính quyền địa phương sẽ do Toà án
Hành chính xét xử độc lập.
Với nội dung chủ yếu nêu trên, cách thức phân quyền dọc còn được gọi bằng
những cái tên khác như phi tập trung hoá hay tản quyền.
Không giống với cách thức phân quyền ngang là có sự ảnh hưởng qua lại với hình
thức chính thể của nhà nước, cách thức phân quyền dọc có thể tồn tại ở gần như
hầu khắp các chính thể nhà nước hiện đại, như Philipine với chế độ Cộng hoà tổng

thống, Đức với chế độ Cộng hoà đại nghị, Pháp với chế độ Cộng hoà hỗn hợp, và
New Zealand với chế độ Quân chủ đại nghị ( mà nguyên thủ nhà nước hiện nay
chính là nữ hoàng Anh ) đều thực hiện nguyên tắc phi tập trung hoá này.
Phân quyền dọc có thể thực hiện theo hai phương pháp:
Thứ nhất là phân quyền theo lãnh thổ: là cách phân quyền của chính quyền trung
ương cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính - lãnh thổ, mà có các
biểu hiện chính là:
- Chính quyền trung ương giao quyền tự quyết, tự quản lý cho chính quyền địa
phương. Trong phạm quyền hạn được giao, chính quyền địa phương có thể tự
mình ra nghị quyết mà không cần xin ý kiến từ cấp trên, chỉ tuân theo đúng pháp
luật và quy định của trung ương. Chính quyền trung ương chỉ thực hiện sự kiểm
tra, giám sát với các nghị quyết của địa phương, và nếu xét thấy chúng có sai
phạm thì có quyền đình chỉ, bãi bỏ, và tiến hành kỷ luật hành chính
- Chính quyền địa phương có ngân sách độc lập, được tự quản lý việc thu chi theo
khuôn khổ pháp luật; địa phương có quyền vay tiền, phát hành công trái địa
phương
- Cơ cấu tự trị yêu cầu chính quyền địa phương phải có một cơ quan ra nghị quyết
và một cơ quan thi hành các nghị quyết đó, giống như mô hình Nghị viện và
Chính phủ ở địa phương.
Thứ hai là phân quyền theo ngành chuyên môn: là cách phân quyền giữa các bộ
chuyên môn với chính quyền địa phương.
Ví dụ 1)
Việc quản lý đất đai ở Malaysia được giao hoàn toàn cho chính quyền các tỉnh.
Chính quyền trung ương chỉ ban hành các quy định về thể chế mà không quyết
định việc việc phân phối đất đai. Các cơ quan trung ương muốn sử dụng đất phải
được chính quyền tỉnh phân phối và phải trả tiền thuê đất cho chính quyền tỉnh.
Ở New Zealand, Chính phủ không quản lý bất kỳ một bệnh viện công nào, tất cả
các bệnh viện được giao về cho các bang. Các quan chức cao cấp của Chính phủ
khi bị bệnh cũng đều phải đến các bệnh viện ở bang.
Phân quyền dọc hay Phi tập trung hoá ở mỗi nhà nước cũng có những điểm khác

biệt nhất định, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nhà nước.
_____________
(1) LS Nguyễn Văn Thảo: Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, tr.273
(2) ThS Nguyễn Thị Minh Hà: Phân cấp quản lý giữa chính quyền Trung ương và
chính quyền địa phương ở Philipine, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 4/2002.
Ở Philipine(2), mặc dù về mặt hành chính, bộ máy nhà nước vẫn được chia thành
năm cấp độ, là cấp Trung ương, cấp tỉnh (79 đơn vị), cấp thành phố (115 đơn vị),
cấp đô thị (1497 đơn vị) và cấp cơ sở (tiếng Philippine là Barangay - 41.956 đơn
vị), song mỗi đơn vị địa phương có quyền tự chủ rất lớn, từ quyền thu thuế, định
đoạt các công việc, đến việc quyết định ngân sách của mình sao cho đạt hiệu quả
cao nhất.
Công cuộc cải cách theo hướng phi tập trung hoá được thực hiện từ cuối những
năm 80 của thế kỷ trước, mà mục tiêu chủ yếu của nó, theo quy định Hiến pháp và
Luật Chính quyền địa phương, là:
- Trao quyền tự chủ cho chính quyền địa phương trong việc định hướng, phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, chủ động hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước.
- Nâng cao năng lực hoạt động của chính quyền địa phương để hoạt động có hiệu
quả.
- Tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của người lãnh đạo địa phương. Với cơ chế
phân quyền như vậy, người lãnh đạo địa phương phải đối mặt trực tiếp với các
thách thức và cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân.
_____________
(1) Đặng Quốc Tiến: Về "phân cấp, phân quyền - cải cách hành chính và tự quản"
tại Cộng hòa liên bang Đức, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 8/2004
Để thực hiện mục tiêu này, về tổ chức các cấp chính quyền địa phương, Luật chính
quyền địa phương ( năm 1991 ) quy định:
- Cơ quan lập pháp: Hội đồng địa phương hình thành theo cơ chế dân cử, hoạt
động theo nguyên tắc độc lập cao, có thể tự mình đưa ra các quyết định mang tính

quy phạm để thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển ở địa phương.
- Cơ quan hành pháp: Người lãnh đạo bộ máy hành chính ở các cấp tỉnh, thành
phố và đô thị là tỉnh trưởng và thị trưởng, còn ở cấp cơ sở là chủ tịch. Giúp việc
cho nhà lãnh đạo này là các văn phòng, uỷ ban như Hội đồng phát triển địa
phương, ban y tế địa phương, ban giáo dục địa phương Người đứng đầu các ban,
ngành này được hình thành theo cơ chế bổ nhiệm.
- Cơ quan tư pháp: là hệ thống cơ quan có tổ chức và hoạt động độc lập.
Ở Đức(1), về mặt hành chính, bộ máy nhà nước được chia thành ba cấp độ: cấp
liên bang, cấp bang (16 đơn vị), và cấp cơ sở ( gồm huyện, thành phố thuộc bang,
thành phố thuộc huyện và xã ). Luật pháp quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, theo nguyên tắc việc của cấp nào, cấp đó
thực hiện và chịu trách nhiệm. Cơ quan hành chính cấp trên không có quyền ra
lệnh, can thiệp vào công việc cơ quan của cấp dưới. Mỗi cấp thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Cơ quan cấp trên chỉ có quyền theo dõi,
giám sát; nếu cấp dưới thực hiên sai pháp luật thì cơ quan cấp trên đưa ra toà để
Toà án phán quyết. Ngược lại, khi cơ quan cấp dưới thấy cơ quan cấp trên can
thiệp sai vào công việc của mình thì có quyền kiện ra Toà án Hành chính để Toà
án phán quyết.
Phân cấp, phân quyền trong bộ máy nhà nước Đức có nguồn gốc lâu đời, là một
giá trị truyền thống có từ thời Trung cổ, mà nguyên tắc chủ yếu là: cơ quan cấp
dưới có thể làm mọi điều có thể làm được, những việc mà cơ quan cấp dưới không
thể làm được thì cơ quan cấp trên phải làm. Theo nguyên tắc này, mỗi cấp chính
quyền ở Đức chỉ đảm nhiệm một số loại việc nhất định, và không trùng lặp nhau.
Cơ cấu chính quyền ở mỗi địa phương bao gồm Hội đồng và Cơ quan hành chính
do Thị trưởng đứng đầu. Hội đồng là cơ quan dân cử có chức năng lập pháp, lập
quy trong khuôn khổ lãnh thổ địa phương cũng như khuôn khổ lĩnh vực thẩm
quyền của mình. Số lượng đại biểu của Hội đồng phụ thuộc vào số dân của đơn vị
đó, số dân càng lớn thì số lượng đại biểu cũng càng nhiều. Thị trưởng, chủ tịch uỷ
ban hành chính cấp xã phần lớn được dân cư bầu trực tiếp, một số nơi thì do Hội
đồng bầu ra. Các xã nhỏ thì thường có chủ tịch Hội đồng đồng thời là chủ tịch uỷ

ban hành chính, còn các xã rất nhỏ, có dân số khoảng 1000 - 3000 người thì vẫn có
Hội đồng riêng, nhưng một vài xã sẽ chỉ có một uỷ ban hành chính chung để điều
hành, quản lý.
Nói tóm lại, phân quyền dọc hay phi tập trung hoá ở các nước hiện nay cũng có
nhiều mức độ khác nhau, từ Philippine mới dừng lại ở mức độ tự chủ tương đối
của chính quyền địa phương, tới Đức đã thừa nhận mỗi cấp chính quyền chỉ
chuyên trách một số lĩnh vực nhất định, không có sự trùng lặp, chồng chéo quản lý
giữa các cấp.
Nguyên tắc phân quyền dọc còn được thể hiện trong mối liên hệ giữa nhà nước
liên bang với các nhà nước thành viên. Có thể lấy ví dụ là nhà nước Liên bang
Thụy Sĩ (được gọi là Confoederatio Helvetica) với 23 bang (được gọi là các
canton).
Điều 3 Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ quy định về các bang, có ghi rõ: "Các bang
được tự trị trong giới hạn mà sự tự trị đó không vi phạm tới Hiến pháp Liên bang,
được thực hiện mọi quyền - những quyền không phải chuyển giao cho chính quyền
Liên bang"(1). Và chế định này được làm rõ trong Chương 3: Liên bang, các Bang
và các Cộng đồng dân cư. Với 94 điều, chương này quy định quyền, nghĩa vụ
cũng như giới hạn tự trị của các bang. Theo đó, mỗi bang được phép có hiến pháp,
chính phủ, nghị viện, tòa án và hệ thống pháp luật riêng, và được hưởng một nền
tự do và tự quyết rộng rãi.
Việc tổ chức chính quyền ở các bang hoàn toàn do nhân dân các bang tự quyết
định. Ở hai bang nhỏ là Appenzell Inner - Rhodes và Glarus, người dân tự họp lại
và quyết định các vấn đề quan trọng của bang; trong khi ở các bang khác lớn hơn,
thì công việc này được giao cho cơ quan đại diện dân cử.
Chính quyền bang được toàn quyền quản lý hệ thống giáo dục, hệ thống dịch vụ
công, được phép có các đơn vị cảnh sát riêng; các bang còn được tự quyết trong
việc đặt thuế trên lãnh thổ của mình. Ví dụ theo Hiến pháp bang Fribourg, chính
quyền bang có toàn quyền quyết định về các vấn đề kinh tế, xã hội, tài chính, giao
thông, năng lượng, văn hóa, nông nghiệp, quản lý các công trình công cộng, điều
tra, xét xử, và cả vấn đề quốc phòng.

Nguồn gốc của sự phân chia quyền lực nhà nước giữa chính quyền liên bang và
chính quyền bang nằm ở bản chất của nhà nước liên bang. Đó là sự kết hợp của
nhiều nhà nước thành một nhà nước. Bởi vậy, quyền lực của nhà nước liên bang
xuất phát từ quyền mà các nhà nước bang đã chuyển giao cho nó, đó là quyền đối
ngoại, quyền quốc phòng - an ninh chung, ngoài ra, còn có thể có thêm các quyền
về bảo vệ môi trường, giao thông (quản lý trên phạm vi toàn liên bang), năng
lượng (quản lý trên phạm vi toàn liên bang hoặc đối với nguồn năng lượng đặc
biệt như năng lượng nguyên tử) Do đó, có thể cho rằng phân quyền giữa liên
bang và bang là tất yếu, không tránh khỏi. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay ở các nhà
nước liên bang là tập trung dần quyền lực vào chính quyền liên bang.
Việc tập trung dần quyền lực vào chính quyền liên bang được thể hiện ở Thụy Sĩ
thông qua việc Hiến pháp Liên bang 1999 quy định nhóm các bang lại thành bảy
khu vực, mỗi khu vực có một thủ phủ, và có một ủy ban liên chính quyền các
bang, là cơ quan tập chung giải quyết các vấn đề chung của các bang, như văn hóa,
giáo dục, môi trường Uỷ ban này do chính quyền các ban bầu ra, nhưng lại phải
chịu sự kiểm tra, giám sát và sự chỉ đạo mang tính định hướng từ chính quyền liên
bang.
_____________
(1) Federal Constitution of The Swiss Confederation, Adopted in the votation of
April 18, 1999, certified as accurate by decision of the Federal Government of
August 11, 1999 and based on the Federal Decree of December 18, 1998.
Tóm lại, phân quyền dọc là biểu hiện sự coi trọng cấp chính quyền cơ sở, là biểu
hiện sự thực hiện triệt để tư tưởng dân chủ trong quản lý nhà nước, phát huy sức
mạnh trực tiếp từ nhân dân, từ cơ sở. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng mới
trong xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại theo hướng dân chủ, tiến bộ.
Phân chia quyền lực là tư tưởng chính trị - pháp lý đã xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử, và đã được phát triển ngày càng hoàn thiện hơn cùng với sự tiến bộ của
loài người. Ngày nay, phân chia quyền lực đã trở thành nguyên tắc hàng đầu trong
xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại, là một trong những tiêu chí quan
trọng nhất để xây dựng nhà nước pháp quyền - mô hình nhà nước mang đầy tính

nhân bản, nhân văn - nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập ra, vì nhân dân mà
phục vụ.

×