Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thiết kế vĩ đại Stephen Hawking & Leonard Mlodinow (Phần 4) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.59 KB, 5 trang )

Thiết kế vĩ đại Stephen
Hawking & LeonardMlodinow
(Phần 4)
“Tôi nghĩ ngài nên rõ rànghơn ở đây trong bước hai”.
Con người có ýthức hay không?Nếu chúngta có ý thức, thì trongcây tiến
hóa, nóđã phát triển ở chỗ nào? Tảo lục-lam hoặcvi khuẩn có ý thức không, hay
hành vicủa chúnglà tự động vànằm trongphạmvi của quyluậtkhoa học? Có phải
chỉ những sinh vật đa bào mới có ý thức, haychỉ có ở loài thú thôi?Chúng ta có thể
nghĩ rằng mộtcon tinh tinh đangrèn luyện tư duykhi nóchọn nhai mộtquả chuối,
hoặc một con mèo khi nócào rách sofa nhà bạn,nhưng còn một loài sâucó tên gọi
là Caenorhabditis elegans –một sinhvậtđơn giản cấu tạo chỉ từ 959tế bào –thì
sao? Có lẽ nó chưabao giờ suy nghĩ, “Đó là con vi khuẩn hươngvị quá tệ mà ta
từng xơiở đó”, nhưngnó cũng có một sự ưa chuộng rõ ràng về thức ăn và nó sẽ
hoặc là cố nuốt bữa ănchẳng ngonlànhgì đó, hoặc đấu tranh đi tìm cái tốt hơn,tùy
thuộcvào kinhnghiệm gần nhấtcủa nó. Đó cóphải là bài tập ý thức không?
Mặcdù chúng ta cảm thấy rằngchúngta có thể chọn lấycái mìnhlàm, nhưng
kiếnthức của chúng ta về cơ sở sinhhọc phân tử chothấycác quátrình sinh họcbị
chi phối bởinhững địnhluật vật lí và hóahọc, và do đó được xácđịnhgiống như
quỹ đạocủa các hành tinh.Những thí nghiệm gần đây về khoahọc thần kinhủng
hộ quanđiểm rằng chínhnão bộ vật chấtcủa chúng ta,tuân theonhững định luật
khoa họcđã biết, xác địnhhành độngcủa chúng ta, chứ không phải những tác dụng
nào nằm ngoài những định luật đó. Thí dụ, một nghiêncứu về những bệnh nhân
trải quaphẫu thuật não nhậnthức nhận thấyrằngbằng cách kích thích điện những
vùng thích hợp của não,người ta cóthể tạo ra ở người bệnh niềm mong muốn cử
độngcánh tay,bàn tay, hoặc bàn chân,hoặc cử động lưỡivà nóichuyện. Thật khó
mà tưởng tượngýthức cóthể hoạt độngnhư thế nào nếu hành vicủa chúng ta
được xác địnhbởi quyluật vậtlí, vì thế chúng ta dường như chẳng gì hơn là những
cỗ máy sinh học và ý thứcchỉ là một ảogiác.
Trongkhithừa nhận rằng hành vi con người thật sự đượcxác địnhbởi các
quy luật củatự nhiên, cái cũngcó vẻ hợp lílà hãy kết luận rằngkết cục được xác
định theomột kiểu phức tạp vàvới quá nhiều biến cho nên không thể nào dự đoán


trên thực tế.Vì như thế người ta sẽ cần phải biết trạngthái ban đầu của mỗi một
trong hàng nghìn nghìn nghìn tỉ tỉ phântử trongcơ thể con người vàđi giải ngần
ấy số phươngtrình. Công việc đó sẽ mất vài ba tỉ năm, vậy làđã khá muộncho chú
vịt khi mà người đối diện đã ngắm nòngsúngsăn rồi.
Vì việcsử dụng các địnhluật vật lí cơ bảnđể dự đoán hành vicon người là
phi thực tế, nênchúng ta chấp nhận cái gọi là lí thuyết tác dụng. Trongvật lí học,
một lí thuyếttác dụng là một khuônkhổ tạo rađể lập mô hình nhữnghiện tượng
nhất địnhđã quan sát thấy mà không mô tả chi tiết mọi quá trình cơ sở ẩn đằng
sau. Thí dụ, chúng ta không thể giải chínhxác những phương trìnhchi phối tương
tác hấpdẫn của mỗi nguyêntử trongcơ thể mộtcon người với mỗi nguyên tử
trong trái đất.Nhưng trongmọimục đích thực tế, lực hấp dẫn giữa một người
và trái đất có thể được mô tả theochỉ vài ba con số,thí dụ như khối lượngtổng
cộng của người đó. Tương tự như vậy, chúng takhông thể giải những phương trình
chi phối hành trạng củanhững nguyêntử vàphân tử phức tạp, nhưng chúngta đã
pháttriển mộtlí thuyết tác dụng gọilàhóa học cung cấp lờigiải thích đầy đủ của
cách thức các nguyên tử và phân tử hànhxử trongnhững phản ứnghóa họcmà
khôngtính đếntừng chitiết của nhữngtương tác. Trong trườnghợp con người, vì
chúng ta không thể giải những phươngtrình xác địnhhànhvi củachúng ta, cho
nên chúng ta sử dụng lí thuyết tác dụng rằngcon người có ý thức.Nghiên cứu ý
thức của chúngta, và nghiên cứu hành viphát sinhtừ nó, là nhiệm vụ của khoa học
tâmlí học. Ngành kinh tế học cũng cómộtlí thuyết tác dụng,dựatrên quan điểmý
thức cộng với giả thiếtrằng conngười đánhgiá những kiểu hànhđộng của mình và
chọn racái tốt nhất. Lí thuyết tác dụng đó chỉ thành côngkhiêm tốn trong việc dự
đoán hành vi vì, như chúngta đều biết,các quyếtđịnh thườngkhôngdựatrên lí trí
hoặc dựa trên sự phântích thiếu sót của những hệ quả của sự chọn lựa đó. Đó là
nguyêndo vì saothế giớilại hỗn loạn như thế.
Câu hỏi thứ ba là vấn đề các địnhluật xác địnhvũ trụ và hành vi con người
có làmộthaykhông. Nếu câu trả lời của bạn chocâu hỏi thứ nhất là Chúa đã sáng
tạo ra các định luật, thì câu hỏi này bật ra là Chúa có bất kì sự ưu tiên nào trong
việc chọn lựa chúng haykhông? Cả Aristotlevà Platođều tin, giốngnhư Descartes

và Einstein saunày, rằngcác nguyên lí của tự nhiên tồn tại bên ngoài “cái tất yếu”,
nghĩa là vì chúng chỉ là nhữngnguyên tắc mang lại ý nghĩa lôgic. Do niềm tincủa
ông vàonguồn gốc lô gic củacác địnhluật tự nhiên, nênAristotle và nhữngngười
ủng hộ ông cảm thấy rằngngười ta có thể “suyra” những định luật đó màkhông
phải đặt nhiều chú ý xemtự nhiên thật rahànhxử như thế nào. Niềmtin đó, và sự
tập trunglí giải vì sao vạn vậttuân theo cácquy luật thayvì đi tìm bảnchất của các
quy luật, khiến ông địnhtính các quy luật chủ yếu thườnglà không đúng,và trong
mọitrường hợp không tỏ ra hữuích cho lắm, mặc dù chúngthật sự thốngtrị tư
duy khoahọctrong nhiều thế kỉ.Mãi rất muộn saunày thì nhữngngười
như galileomới dám thách thức uy lực của Aristotle vàquan sát xem tự nhiên thật
sự đã làmgì, thayvì thuần túy “lí giải” vìsao nó phải hànhxử như thế.
Quyểnsách này bén rễ trong khái niệm quyết địnhluận khoa học, hàmý
rằng câu trả lời cho câu hỏi thứ hai là không cóphép thần kì, hay các ngoại lệ đối
với các quyluật của tự nhiên.Tuynhiên, chúngta sẽ trở lại giải đáp những câu hỏi
sâu sắc thứ nhất và thứ ba,vấn đề các địnhluậtđã phát sinhnhư thế nào vàchúng
có lànhững định luật khả dĩ haykhông.Nhưng trước hết,trong chương tiếp theo,
chúng ta sẽ xemxét vấn đề cácđịnhluật tự nhiênmô tả cái gì. Đa số các nhà khoa
học sẽ nói rằng chúng là sự phảnánh toán học của một thực tạibên ngoài tồn tại
độc lậpvới người quansát. Nhưng khi chúng ta cân nhắc cáchthức chúng ta quan
sát vàhìnhthànhnhững kháiniệm về những cái xungquanh chúng ta,thì chúngta
vấp phải câuhỏi, chúngta thật sự có lí dođể tin rằng thựctại khách quantồn tại
hay không?

×