Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích ở huyện hàm thuận bắc năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.57 KB, 41 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tình hình tai nạn thương tích
ngày một gia tăng trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển gây
nhiều tổn thất nặng nề về tính mạng và tài sản của người dân, trở thành một
vấn đề y tế quan trọng. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới năm
2002, hàng năm có ít nhất 5,5 triệu người trên thế giới tử vong và gần 100
triệu người khác bị tàn tật liên quan đến tai nạn thương tích. Tai nạn thương
tích trở thành nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật trên tồn cầu. Ở
các nước đang phat triển đang có sự chuyển dịch dịch tễ học từ mơ hình
bệnh tật các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh không truyền nhiễm và chấn
thương và khoảng 80% gánh nặng thương tích nằm trong các nước đang phát
triển [31].
Việt Nam là một nước đang phát triển, tình hình kinh tế xã hội có
những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên
các lĩnh vực thì trong nhiều năm trở lại đây, tình hình tai nạn thương tích nổi
lên như một gánh nặng bệnh tật và tử vong của quốc gia. Theo kết quả sơ bộ
cuộc điều tra chấn thương năm 2006, tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích lên
tới 11%, đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong. Đối với các
tai nạn thương tích khơng gây tử vong thì thương tích chiếm khoảng 57%,
trong khi đó bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 23% và bệnh mạn tính chiếm
20%. Chỉ tính riêng tai nạn giao thơng, theo số liệ thống kê năm 2010 thì cả
nước 14,442 vụ tai nạn giao thơng, trong đó 11,449 người chết và 10,633
người bị thương[17] [24]. Nhiều kết quả nguyên cứu của cục y tế dự phòng
Việt Nam cho biết số bệnh nhân bị tai nạn thương tích vào viện chiếm 31,
97% tổng số trường hợp vào viện [6]. Số ngày nằm viện trung bình là 4,96
ngày. Khoảng thời gian bệnh nhân được nằm viện nhiều nhất từ 1 đến 5 ngày
chiếm 68, 72%, tiếp đó là 6 đến 10 ngày.


2


Huyện Hàm Thuận Bắc là một huyện của tỉnh Bình Thuận. Với dân số
166,203, diện tích 131.802 m2 (năm 2010) đang trên đà phát triển kinh tế xã
hội, quá trình đơ thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Những năm qua tình hình
tai nạn thương tích xảy ra ngày càng tăng và diễn biến phức tạp trở thành
một vấn đề y tế đáng lo ngại, tạo nhiều bức xúc cho người dân. Tuy vậy,
chưa có một nghiên cứu nào về tình hình tai nạn thương tích tại huyện Hàm
Thuận Bắc để xác định tình hình tai nạn thương thích, tìm hiểu một số yếu tố
liên quan đến tai nạn thương tích để có những biện pháp can thiệp và phịng
ngừa nên tơi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tình hình tai nạn thương tích ở
huyện Hàm Thuận Bắc năm 2010” nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định tình hình tai nạn thương tích tại huyện Hàm Thuận Bắc
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến các tai nạn thương tích tại
huyện Hàm Thuận Bắc.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
1.1.1. Tai nạn
Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân
bên ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể và thể chất hay tâm
hồn của nạn nhân, có 02 loại tai nạn.
- Tai nạn khơng chủ định thường khơng có ngun nhân rõ ràng, khó
có thể đốn trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối.
- Tai nạn chủ định như chiến tranh, bạo lực, tự tử, bạo hành … thường
có ngun nhân và có thể phịng tránh được.
1.1.2. Thương tích

Là không phải tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở mức độ khác
nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các
tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ …). Với mức độ, tốc độ khác
nhau, quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần
thiết cho sự sống như thiếu oxy (đuối nước, bóp nghẹt) mất nhiệt hoặc đơng
lạnh. Thương tích có thể lý giải được và có thể phịng tránh được. (TLTK?)
1.1.3. Khái niệm trường hợp bị thương được ghi chép
Là những thương tích cần có sự chăm sóc y tế phải nghỉ học, nghỉ làm
việc hoặc hạn chế sinh hoạt bình thường tối thiểu 1 ngày [12].
1.1.4. Khái niệm về tử vong do thương tích
Là những trường hợp tử vong do ngun nhân thương tích trong vịng
một tháng sau khi xảy ra tai nạn [12].
1.1.5. Khái niệm vụ tai nạn
Là những vụ việc xảy ra do va chạm, đổ xe, lật thuyền, sập nhà, hầm lò …
Một vụ tai nạn có thể dẫn đến hậu quả thiệt hại về vật chất hoặc người. Một vụ
tai nạn có thể khơng có nạn nhân hoặc có thể có nhiều hơn một nạn nhân.


4

1.1.6. Những tổn thương cơ bản của thương tích
1.1.6.1. Tổn thương phần mềm
Mức độ tổn thương của phần mềm phụ thuộc vào vật, lực tác động vì vậy
tổn thương ở phần mềm có các mức độ khác nhau.
+ Vết xây xát
Tổn thương này có thể thấy ở ngồi da hoặc trong phủ tặng, dưới hình
thức vết hoặc mảng xây nát, là tổn thương làm mất một phần biều bì da, thanh
mạc hoặc vỏ bao các phủ tạng. Lúc đầu, vết xây xát đỏ rướm máu hoặc khơng,
có màu hơi sẫm, có vảy khơ che phủ, cứng. Qua kính hiển vi thấy động hồng
cầu, phía trên phủ một lớp huyết tương, từ 7 đến 12 ngày vảy bong.

+ Bầm máu
Tổn thương này làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da hoạc trong phủ
tạng. Đặc diểm cửa vết bầm máu là nơi tổn thương vẫn bằng phẳng, có màu
tím nhạt hoặc sẫm. Sự hiện diện của vết bầm máu chứng tỏ thương tích này
xảy ra khi cịn sống. Tổn thương này cần phân biệt với hoen tử thi hay vết
xuất huyết của một số bệnh về máu như bệnh ưa chảy máu (hemophilie),
bệnh bạch cầu (leucemia). Dựa vào sự thay đổi màu sắc của vết bầm máu
(mảng bầm máu trên 1cm3), ta có thể ước đốn thời gian xảy ra thương tích:
- Màu tím: tổn thương xảy ra khoảng một vài giờ.
- Màu đen: tổn thương xảy ra khoảng 2 đến 3 ngày
- Màu xanh đậm: Tổn thương xảy ra khoảng 3 đến 6 ngày
- Màu xanh lá mạ: tổn thương xẩy ra khoảng 7 đến 12 ngày
- Màu vàng: tổn thương xảy ra khoảng 13 đến 15 ngày
- Sau 25 ngày, thương tích mất dấu vết. Sự thay đổi màu sắc này là do
hiện tượng thoái hoá của huyết sắc tố.


5

+ Tụ máu
Tổn thương này làm dập vỡ các mạch máu vừa hoặc lớn, làm máu tràn
vào tổ chức, tạo nên các cục máu đông. Đặc điểm là nơi tổn thương gồ cao
lên, màu tím và tổn thương này chỉ xảy ra khi còn sống.
+ Vết thủng
Tổn thương này được tạo nên bởi cấc loại vật nhọn. Đặc điểm của tổn
thương là hình khe hoặc lỗ thủng với đường hầm tụ máu. Nếu tổn thương ở
ngực, bụn thì kèm theo tổn thương ở nội tạng.
+ Vết cắt hoặc vết đứt
Tổn thương này làm mất tính liên tục của tố chức, tổ chức bị tách rời
ra nhưng không mất di. Đặc điểm của tổn thương là:

- Mép vết đứt sắc gọn, có thể nham nhở nếu hung khí cùn.
- Tổ chức vết thương bầm máu nhẹ, không tụ máu ở mép vết đứt mặc dù
xảy ra khi nạn nhân còn sống.
- Vết thương hở miệng.
+ Vết chém hoặc băm bổ
Tổn thương được tạo nên do các vật có diện rộng, trọng lượng lớn, tác
dụng mạnh vào cơ thể như dao rựa, rìu, bùa ... với các đặc điểm của tổn
thương là:
- Vết thương dài, diện rộng và nông.
- Xung quanh mép vết thương có các vết xước da.
- Nếu vết thương sâu, ở đây thường thấy có cầu nối tổ chức hơạc vết mẻ
xương.
- Nếu hung khí cùn thì thương tích tạo nên vừa có dạng vật chém vừa có
dạng vậy tày.


6

+ Dập nát
Tổn thương này gây nên do lực đè ép biểu hiện rách da, tụ máu. Tụ máu
phần mếm dưới da, tổ chức cơ và các phụ tạng. Loại tổn thương này do vật
tày gây nên như: giày xéo, vùi lấp, ngã cao ...
1.1.6.2. Tổn thương phần cứng
Khác với tổn thương ở phần mềm, tổn thương ở phần cứng tồn tại được
rất lâu và khơng bị q trình hư thối xóa mờ dấu vết. Các hình thái tổn
thương xương có thể gặp là:
+ Rạn xương
Là tổn thương gặp. được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Đượng rạn đơn độc ngắn hoặc dài
- ĐƯờng rạn tỏa nhánh hình nan hoa hay nan quạt.

- Nhiều đường rạn bắt chéo nhau.
- Đường rạn kèm theo vỡ và lún xương.
+ Lún xương
Gồm một hoặc nhiều mảnh xương vỡ bị đẩy vào phía trong, thường gặp
trong chấn thương xương sọ.
+ Thùng xương
Thường do các vật nhọn tạo nên như: Đường đạn, mũi giáo, tuốc – ne
vít (tournevis) ... Thủng xương ít khi đơn độc mà có kèm theo rạn xương
hoặc vỡ xương.
+ Gãy xương.
Thường gặp ở các xương dài, là tổn thương làm mất tinh liên tục của
xương, có thể bị gãy làm hai hoặc nhiều mãnh, tách rời hoặc dính liền nhau.
Có hai loại gãy xương là gãy xương trực tiểp và gãy xương gián tiếp.
+ Vỡ xương
Tổn thương do lực tác dụng mạnh tạo nên nhiều mảnh xương


7

+ Trật khớp
Là đầu xương bị trật ra khỏi ổ khớp đối với xương dài hoặc các mảnh
xương chồn lên nhau đối với xương dẹt[27].
1.2. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN
1.2.1. Tai nạn giao thơng
Là sự va chạm bất ngờ nằm ngồi ý muốn chủ quan của con người,
xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao
thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn giao thông công cộng
nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thơng hoặc do gặp phải các tình
huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây ra thiệt hại về tính mạng
hoặc sức khỏe.

Đặc điểm:
- Xảy ra trên đường công cộng giành cho người và phương tiện giao
thơng đi lại.
- Có hậu quả là 1 hoặc nhiều người bị chết hoặc bị thương
- Có ít nhất một phương tiện giao thơng liên quan.
Như vậy TNGT được tính tất cả các trường hợp xảy ra trên các tuyến
đường bao gồm đường bộ, thủy, đường sắt, hàng không …
1.2.2.Tai nạn lao động
Là những trường hợp chấn thương xảy ra do tác động của các yếu tố
nguy hiểm độc hại trong lao động gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao
động trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc. Tai
nạn lao động bao gồm các tai nạn xảy ra trong các lĩnh vực sản xuất công,
nông, lâm, ngư nghiệp …
1.2.3. Tai nạn trong trường học:
Các trường hợp chấn thương xảy ra trong khuôn viên của trường như:
Trong lớp học, sân trường, khu luyện tập thể thao, hành lang, khu vệ sinh.


8

1.2.4. Ngã
Tính tất của các trường hợp ngã khơng nằm trong lĩnh vực giao thông
và lao động
1.2.5. Súc vật cắn, đốt, húc
Là trường hợp bị các loại động vật tấn cơng con người như: Chó, Mèo,
Rắn, Trâu, Bị …
1.2.6. Đuối nước/ngạt
Trường hợp mắc là bị ngạt do chìm trong chất lỏng hoặc trong môi
trường thiếu oxy nhưng không tử vong, cần đến chăm sóc y tế hoặc bị các

biến chứng khác.
Chết đuối là trường hợp tử vong trong 24 giờ do bị chìm trong chất
lỏng như: Nước, xăng, dầu … hoặc trong môi trường thiếu oxy
1.2.7. Bỏng
Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc chất lỏng
nóng, chất rắn nóng, lửa. Các chấn thương da do sự phát xạ tia cực tím hoặc
phóng xạ, điện, hóa chất…
1.2.8. Ngộ độc
Là những trường hợp hít, ăn hoặc tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn
đến tử vong hoặc ngộ độc cấp cần có sự chăm sóc y tế.
1.2.9. Tự tử
Là trường hợp chấn thương, ngộ độc, hoặc ngạt … do chính bệnh
nhân tự gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính họ.
1.2.10. Bạo lực trong gia đình, xã hội:
Là hành động sử dụng vũ lực hâm dọa hoặc đánh đập người, nhóm
người, cộng đồng khác dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn thương tinh thần,
chậm phát triển.
1.2.11. Khác
Là trường hợp khác ngoài trường hợp như trên: sét đánh, sặc bột, hóc
xương …


9

1.3. TÌNH HÌNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
1.3.1. Tình hình tai nạn thương tích (TNTT) trên thế giới
Theo số liệu thống kê tình hình bệnh tật của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) 2002 cho thấy, các nước đang phát triển đang có "sự chuyển dịch
dịch tễ học" từ mơ hình bệnh tật các bệnh truyền nhiễm sang mơ hình bệnh
tật các bệnh khơng truyền nhiễm và tai nạn thương tích. Khoảng 80% gánh

nặng TNTT nằm trong các nước đang phát triển mà các nước này chiếm
khoảng 80% dân số thế giới [6], [23], [31].
Theo "Thương tích - Nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật
trên toàn cầu", mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người chết vì các
loại thương tích. Kèm theo mỗi trường hợp tử vong thì có hơn vài ngàn
người bị thương tích, rất nhiều người bị thương tật vĩnh viễn. Thương tích
xảy ra ở mọi khu vực và quốc gia, ảnh hưởng đến con người ở mọi lứa tuổi
kể cả lứa tuổi lao động. Tuy nhiên mức độ của các thương tích khác nhau tuỳ
theo tuổi, giới, khu vực và nhóm lao động. Thí dụ, ở những nước có thu nhập
thấp và trung bình ở khu vực Tây Thái Bình Dương thương tích giao thơng
đường bộ, đuối nước và tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Còn ở
Châu Phi là chiến tranh, xung đột cá nhân và thương tích giao thơng đường
bộ [30]. Những nước có thu nhập cao ở Châu Mỹ, nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong do thương tích ở lứa tuổi 15 - 44 là thương tích giao thơng
đường bộ, trong khi đó ở những nước có thu nhập thấp và trung bình ở Châu
Mỹ thì nguyên nhân là do xung đột cá nhân [11].
Theo WHO (2002), hàng năm có ít nhất 5,5 triệu người trên thế giới tử
vong và gần 100 triệu người khác bị tàn tật liên quan đến TNTT. Tỷ lệ tử
vong do TNTT cao, đứng thứ 4 so với các nguyên nhân gây tử vong. Các
trường hợp TNTT nằm điều trị chiếm từ 10% đến 30% số lượng các bệnh


10

nhân tại các bệnh viện, trên toàn cầu phải chi phí tới 5% - 6% tổng sản lượng
nội địa. Tai nạn thương tích được dự báo tăng 20% mỗi năm [5], [7], [29].
Báo cáo tồn cầu về phịng chống thương tích đường bộ 2004 cho thấy
riêng TNGT đường bộ mỗi năm đã cướp đi mạng sống của 1,2 triệu người và
làm bị thương và tàn tật hơn 20 - 50 triệu người. Nếu khơng có những hành
động thích hợp, đến năm 2020, thương tích do giao thơng đường bộ được dự

đoán sẽ là nguyên nhân thứ ba của gánh nặng bệnh tật và thương tích tồn
cầu theo bảng xếp hạng DALY's về 10 nguyên nhân đứng đầu của gánh nặng
bệnh tật. Tổn thất về xã hội và kinh tế do thương tích là rất lớn. Hàng triệu
người trên tồn cầu đang phải đối mặt với cái chết hoặc tàn tật của các thành
viên trong gia đình do thương tích. Ước tính tổn thất tồn cầu do TNGT làm
mất đi 1 - 2% tổng sản phẩm quốc nội của các nước, chiếm 518 tỷ đô la Mỹ
cho một năm. Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chi phí này chiếm
khoảng 65 tỷ đơ la Mỹ [7], [11].
1.3.2. Tình hình TNTT ở Việt Nam
Một số kết quả sơ bộ từ cuộc điều tra TNTT quốc gia năm 2006 tại
Việt Nam cho thấy thương tích đang nổi lên như là một gánh nặng bệnh tật
và tử vong của quốc gia. Tỷ lệ tử vong do TNTT lên tới 11%, khiến cho
TNTT vượt lên đứng hàng thứ ba trong số các nguyên nhân gây tử vong, chỉ
sau các bệnh tim mạch (18%) và bệnh truyền nhiễm (15%) [2], [20]. Đối với
các thương tích khơng gây tử vong thì thương tích chiếm khoảng 57%, trong
khi đó bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 23% và bệnh mạn tính khác chiếm 20%.
[6]. Số liệu về tỷ suất và số trường hợp tử vong phân theo nguyên nhân được
tổng hợp lại: Tử vong do TNGT vẫn là nguyên nhân đứng hàng đầu, đứng
thứ hai trong số các nguyên nhân TNTT là đuối nước, ngã là nguyên nhân
đứng thứ ba [17], [24].


11

Bảng 1.1. Tử vong do tai nạn thương tích theo nguyên nhân năm 2005 - 2006.
Nguyên nhân

2005
Tổng chung
Số

/100
lượng

Toàn quốc
TNGT
TNLĐ
Súc vật, động vật
Ngã
Đuối nước
Bỏng
Ngộ độc
Tự tử
Bạo lực, xung đột
Khác

000

31.052
13.575
1.622
227
3.451
5.883
347
1.437
864
687
2.777

45,0

19,9
2,3
0,3
5,0
8,6
0,5
2,1
1,3
1,0
4,0

2006

Nam

Nữ

/100

/100

000

000

66,1
30,8
4,0
0,5
6,4

11,2
0,7
3,0
1,9
1,6
6,0

23,0
8,6
0,7
0,2
3,5
5,7
0,3
1,0
0,5
0,4
1,9

Tổng chung
Số
/100
lượng

000

32.157
14.765
1.705
210

3.460
6.069
251
1.322
836
710
2.825

46.1
21.2
2.4
0.3
5.0
8.7
0.3
1,9
1,2
1,0
4,1

Nam

Nữ

/100

/100

000


000

68,3
32,8
4,1
0,4
1,9
11,8
0,5
2,7
6,4
1,6
6,0

22,9
9,0
0,8
0,2
3,4
5,5
0,2
1,0
0,3
0,4
2,0

Theo số liệu năm 2007, mỗi ngày tại Việt Nam có hơn 3000 người bị
TNTT, hơn 100 người tử vong, trong đó TNGT là nguyên nhân hàng đầu
chiếm tỷ lệ 33%, đứng thứ hai là nguyên nhân do ngộ độc chiếm 18%, bạo
lực đứng hàng thứ ba chiếm 15,8%. Cũng theo báo cáo này cho thấy, tỷ lệ

thương tích chung cả nước tập trung cao nhất vào nhóm tuổi từ 15 - 29
(32,5%), thứ nhì là nhóm tuổi 30 - 49 (28,2%), tiếp đến là nhóm tuổi thiếu
niên 5 - 14 (17,5%). Các nhóm tuổi có tỷ lệ TNTT thấp là nhóm 60 - 64
(2,6%) và nhóm tuổi 0 - 4 (5,2%) [17], [22].
Trước tình hình TNTT ngày càng gia tăng, năm 2001 Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng, chống TNTT giai đoạn
2002 - 2010 với mục tiêu: từng bước hạn chế TNTT trên mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, góp phần đảm bảo sự bền vững của quốc gia [11]. Tiếp đó, ngày
17/1/2006, Bộ Y tế đã có quyết định số 170/ QĐ - BYT về việc ban hành
Hướng dẫn Xây dựng cộng đồng an toàn, phịng chống tai nạn thương tích
[8]. Theo điều tra thống kê, TNTT trong giai đoạn 2001 - 2006 đã có chiều


12

hướng giảm đáng kể, nhưng số ca tử vong vẫn cịn cao. Năm 2008, Bộ Y tế
phê duyệt Chương trình quốc gia (CTQG) hành động phòng chống TNTT tại
cộng đồng đến năm 2010, với mục tiêu chung là "nâng cao năng lực phịng,
chống tai nạn, thương tích nhằm giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích trong cộng
đồng", với các nhóm nội dung cụ thể gồm: tổ chức các hoạt động thông tin,
giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và
cộng đồng về phịng, chống TNTT trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; xây dựng hệ thống giám sát TNTT; xây dựng mạng lưới
và nâng cao năng lực sơ cứu, cấp cứu của các tuyến; nâng cao năng lực cho
cán bộ làm cơng tác phịng chống TNTT các tuyến; triển khai các mơ hình an
tồn tại cộng đồng. Theo báo cáo mới nhất của điều tra quốc gia về TNTT
năm 2010, cả nước có 10 xã phường được cơng nhận đạt tiêu chuẩn cộng
đồng an toàn quốc tế và 42 xã phường tại 13 tỉnh được công nhận đạt tiêu
chuẩn cộng đồng an toàn Việt Nam. Tuy nhiên, so với mục tiêu của CTQG
thì chưa đạt 50% tỉnh, thành phố triển khai mơ hình cộng đồng an tồn vì

một số khó khăn nhất định. Trong giai đoạn 2011 - 2010, Ngành Y tế tiếp tục
phấn đấu đưa CTQG phòng chống TNTT trở thành chương trình Mục tiêu
Quốc gia và lập các hành động cụ thể cho tất cả các ban ngành, kế hoạch cụ
thể cho từng loại hình TNTT, để đạt mục tiêu giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do
TNTT gây ra [13], [17], [24].
Theo báo cáo tổng kết của Cục Y tế dự phịng và Mơi trường
(CYTD&MT) đánh giá thực hiện CTQG phịng chống tai nạn thương tích
2020 - 2010, tỷ lệ TNTT đã giảm đáng kể. Trong năm 2009, tại 59 tỉnh/thành
phố có 1.121.113 trường hợp mắc TNTT, trong đó có 7.799 trường hợp tỷ
vong, chiếm tỷ lệ 0,7%. Tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT tập trung cao nhất
vào nhóm tuổi 20 - 60 (tương ứng là 62,5% và 66,7%), tiếp theo là nhóm 15
- 19 tuổi (14,4% và 10,5%); nhóm 5 - 14 tuổi (10,5% và 6,8%), nhóm tuổi 0


13

- 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,7% và 4,8%). Về nguyên nhân, TNGT vẫn là
nguyên nhân hàng đầu chiếm 39,4%, tiếp theo là TNLĐ 6,4%, đuối nước
6,1%, tự tử 4,0%, bạo lực xung đột 3,1%. Tai nạn lao động, đuối nước và
bạo lực xung đột có xu hướng tăng nhẹ [14], [24].
Bảng 1.2. 10 tỉnh có số mắc tai nạn giao thơng cao nhất năm 2009
TT

Tên tỉnh

1.
TP. Hồ Chí Minh
2.
Hà Nội
3.

Bình Thuận
4.
Bến Tre
5.
Đồng Tháp
6.
Bà Rịa Vũng Tàu
7.
Long An
8.
Kiên Giang
9.
Cần Thơ
10. Nghệ An
1.3.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Số mắc tai nạn giao thông
năm 2009
257.229
90.522
41.363
41.017
39.913
34.252
34.119
27.291
21.245
20.736

Huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận, với diện tích: 131.802

Km2, dân số: 166.203 người, đa số là người kinh, chủ yếu sống bằng nghề
nông nghiệp, buôn bán và nội trợ, mức sống kinh tế khá, có 15 xã (03 xã
vùng cao, 04 xã miền núi, 08 xã đồng bằng) và 02 thị trấn. Có đường quốc
Lộ 1A và quốc lộ 28 đi ngang qua, Bệnh viện của huyện nằm ở Trung tâm
dân cư các xã, Thị Trấn. Phía Đơng giáp xã Thiện Nghiệp TP. Phan Thiết,
phía Tây giáp huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp TP. Phan Thiết
tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận. Những
năm gần đây với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, huyện Hàm Thuận Bắc
đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, công ty nên đã thu hút một số lượng lớn
công nhân, giải quyết phần lớn về lao động, vui chơi, giải trí. Từ đó đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên một bước đáng kể.
Tình hình tai nạn thương tích khơng giảm mà có xu hướng gia tăng. Do vậy,


14

tơi thực hiện đề tài này nhằm góp phần làm giảm tai nạn thương tích đến
mức tối thiểu.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Hàm Thuận Bắc


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả các trường hợp bị tai nạn thương tích đang cư trú trên địa bàn
huyện Hàm Thuận Bắc tại thời điểm nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những trường hợp từ nơi khác không có đăng ký cư trú tại địa bàn.
- Những đối tượng bị TNTT không hợp tác.
- Những người không nhớ hoặc không cung cấp được câu trả lời trong
bảng câu hỏi nghiên cứu.
- Những người bệnh tâm thần bị tai nạn thương tích.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2010.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Số người bị tai nạn thương tích trong 10 xã/ thị trấn được chọn theo
phương pháp chọn mẫu đang cư trú tại các xã và tại Trung tâm y-tế huyện
Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
2.3. THIÊT KẾ NGHIÊN CỨU
Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định các yếu tố
liên quan đến tai nạn thương tích và đưa ra những giải pháp can thiệp [4],
[5], [13].


16

2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
2.4.1. Cỡ mẫu
Thu thập các bệnh nhân tại 10 xã, thị trấn và 1 bệnh viện huyện để có
đủ 1744 đối tượng nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Bước 1:
Chọn ngẫu nhiên 10 xã/thị trấn trong số 17 xã/thị trấn của Huyện
Bước 2:
- Đánh số thứ tự vào các xã/ thị trấn

- Lập danh sách đối tượng TNTT của 10 xã/ thị trấn được chọn
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
- Triển khai:
Kết hợp trong cuộc họp giao ban thường kỳ vào ngày 05 của tháng,
được sự chỉ đạo thống nhất của giám đốc trung tâm y-tế huyện về việc tiến
hành điều tra tình hình tai nạn thương tích trên địa bàn huyện Hàm Thuận
Bắc năm 2010. Chọn ngẫu nhiên các xã bằng hình thức bốc thăm. Các xã/thị
trấn được chọn và đồng ý tham gia điều tra gồm : Hồng Sơn, Hồng Liêm,
Hàm Thắng, Hàm Đức, Phú Long, Hàm Hiệp, Thuận Minh, Hàm Liêm, Hàm
Phú và Hàm Trí .
- Thời gian hồn thành cơng tác điều tra, phỏng vấn chậm nhất vào
tháng 6/2011
- Danh sách bệnh nhân lấy từ sổ A6 của các trạm y tế, thông tin về
bệnh nhân lấy từ sổ A6 kết hợp sổ A1. Những trường hợp thông tin chưa đầy
đủ sẽ tiến hành điều tra thêm ở bệnh nhân thông qua bộ câu hỏi.
- Các trạm y-tế xã nêu trên, dưới sự điều hành của trưởng trạm y-tế xã:
Tiến hành phân công cán bộ đã được tập huấn biểu mẫu phỏng vấn về tai nạn
thương tích.


17

+ Xuống địa bàn thôn, khu phố : Trực tiếp liên hệ với trưởng thơn,
trưởng khu phố, xóm trưởng, tổ trưởng dân phố và cán bộ y-tế thôn để thảo
luận cách thức thực hiện thu thập số liệu. Các thành phần trưởng thơn,
trưởng khu phố, xóm trưởng, tổ trưởng dân phố sau đó tiếp tục hỗ trợ trong
việc dẫn đường cho các điều tra viên
- Tập huấn Cho cán bộ điều tra TNTT của các xã/ thị trấn thuộc
huyện Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận .
- Phát phụ lục (phiếu tai nạn thương tích) cho cán bộ y-tế .

- Cán bộ y-tế được tập huấn tiến hành điều tra phỏng vấn số người bị
TNTT được chọn theo danh sách .
+ Dựa trên danh sách đã cung cấp sẵn, cán bộ y-tế đến tận hộ
gia đình có người bị tai nạn thương tích.
+ Mời người có mặt trong hộ gia đình hoặc người biết rõ tình
trạng của người bị tai nạn thương tích.
+ Tiến hành phỏng vấn , ghi chép theo bộ câu hỏi đã được trạm
y-tế cung cấp .
+Sau khi hoàn tất vấn đề phỏng vấn , ghi chép, Trưởng trạm y-tế xã chịu
trách nhiệm thu nhận lại toàn bộ, bộ câu hỏi được phỏng vấn, ghi chép và
giao nộp về trung tâm y-tề huyện đúng thời gian quy định.
- Thu lại các phụ lục đã phát ra khi đã điều tra phỏng vấn xong, từ cán
bộ y-tế các xã .
2.6. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với phần mềm
SPSS 15.0 và Excel 2007
Để so sánh dùng phép kiểm định χ 2 ở mức ý nghĩa α = 0, 05.
Các biến số phân tích:
+ Tuổi: Phân theo 5 nhóm tuồi:
- Từ 0-4 tuổi
- Từ 5-14 tuổi


18

- Từ 15-19 tuổi
- Từ 20-60 tuổi
-Trên 60 tuổi .
+ Giới tính:
-Nam.

-Nữ.
+ Nghề nghiệp:
- Cán bộ cơng chức
- Nơng dân
- Bộ đội, công an.
- Học sinh, sinh viên.
- Công nhân, thợ thủ công.
- Lao động tự do buôn bán,
- Nghề khác.
+Nguyên nhân bị tai nạn thương tích:
- Tai nạn giao thông (V01-V99).
- Tai nạn lao động (W20-W49).
- Bị súc vật cắn, đốt, hút (W50-E64).
- Ngã (W01-W19).
- Đuối nước (W65-W84).
- Bỏng (W85-W99, X00-X19).
- Ngộ độc: hóa chất, thực phẩm, động vật, thực vật có độc
(X25-X29-X49).
- Tự tử (X60-X84).
- Bạo lực, xung đột (X85-Y09).
- Khác.
+ Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích :
- Trên đường đi.
- Tại nhà.


19

- Trường học.
- Nơi làm việc.

- Nơi công cộng.
- Hồ ao, sơng.
+ Bộ phận bị tai nạn thương tích:
- Đầu, mặt, cổ (S00-S19).
- Thân mình (S20-S39).
- Chi (S40-S99).
- Đa chấn thương (T00-T07).
- Khác.
+ Đặc điểm loại thương tổn
- Vết thương phần mềm
- Trật khớp, bong xương
- Gãy xương
- Chấn thương sọ não
- Khác
+ Mức độ thương tích
- Nhẹ
- Trung bình
- Nặng
- Nguy kịch
+ Nơi điều trị thương tích ban đầu :
- Tự điều trị
- Đội sơ cứu của các hội.
- Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.
- Trạm y tế xã.
- Trung tâm y tế, bệnh viện huyện.


20

- Bệnh viện tỉnh.

- Bệnh viện trung ương.
- Khác.


21

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố nhóm tuổi bị TNTT
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi bị TNTT
Nhóm tuổi
0-4
5-14
15-19
20-60
>60
Tổng

n
63
262
265
1087
67
1744

Tỷ lệ %
3,61
15,02

15,19
62,33
3,84
100,00

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi bị TNTT
Nhận xét: Nhóm 20-60 tuổi bị TNTT chiếm tỉ lệ cao nhất (62,33%),
nhóm 0-19 tuổi (33,81%), nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
3.1.2. Phân bố theo giới


22

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới
- Giới nam chiếm tỉ lệ 78% cao hơn gấp 3 lần giới nữ (22%),
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Cán bộ công chức
Nông dân
Bộ đội, Công an
Học sinh, sinh viên
Công nhân, thợ thủ công
Lao động tự do, buôn bán
Nghề khác
Tổng

n
63
1078

5
303
70
30
195
1744

%
3,6
61,8
0,3
17,4
4,0
1,7
11,2
100

Nhận xét: Tỉ lệ người bị TNTT là nơng dân chiếm đa số (61,8%), thứ
nhì là học sinh sinh viên (17,4%).

3.2.

TÌNH HÌNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

3.2.1. Ngun nhân của tai nạn thương tích
Bảng 3.3. Nguyên nhân của TNTT theo ICD 10


23


Nguyên nhân
Tai nạn giao thông
(V01-V99)
Tai nạn lao động
(W20-W49)
Bị súc vật cắn, đốt, hút (W50-E64)
Ngã
(W01-W19)
Bỏng
(W85-W99, X00-X19)
Ngộ độc: Hoá chất, thực phẩm, động vật, thực vật có
độc
(X25-X29-X49)
Tự tử
(X60-X84)
Bạo lực, xung đột
(X85-Y09)
Khác
Tổng

n
506
441
23
242
9

%
29,0
25,3

1,3
13,9
0,5

3

0,2

11
206
303
1744

0,6
11,8
17,4
100,0

Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân của TNTT theo ICD 10
Nhận xét: TNGT vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất (29, 0%); sau đó là TNLĐ
(25,3%) thấp nhất là ngộ độc (0,2%).
3.2.2. Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích
Bảng 3.4. Địa điểm xảy ra TNTT
Địa điểm
Trên đường đi
Tại nhà
Trường học

n
636

642
66

%
36,47
36,81
3,78


24

Nơi làm việc
Nơi công cộng
Hồ ao, sông, biển
Tổng

224
123
53
1744

12,84
7,05
3,04
100,00

Biểu đồ 3.5. Địa điểm xảy ra TNTT

Nhận xét: Địa điểm xảy ra tai nạn tại nhà chiếm tỷ lệ cao nhất
36,81%, trên đường đi 36,47%, nơi làm việc 12,84% và thấp nhất hồ ao sông

(3,04%).
3.2.3. Bộ phận bị thương theo ICD-10
Bảng 3.5. Bộ phận bị thương theo ICD-10
Bộ phận bị thương
Đầu, mặt, cổ
(S00-S19)

n
663

%
38, 02


25

Thân mình
Chi
Đa chấn thương
Khác
Tổng

(S20-S39)
(S40-S99)
(T00-T07)

76
787
147
71

1744

4,36
45,13
8, 43
4,07
100, 00

Biểu đồ 3.6. Bộ phận bị thương theo ICD-10

Nhận xét: Chi là bộ phận bị thương theo ICD -10 chiếm tỷ lệ cao nhất
45,1%, tiếp đến đầu, cổ mặt chiếm 38,0%

3.2.4. Đặc điểm các loại thương tổn
Bảng 3.6. Đặc điểm các loại thương tổn
Loại thương tổn
Vết thương phần mềm
Trật khớp, bong gân
Gãy xương
Chấn thương sọ não
Khác (bụng, ngực)

n
966
89
386
156
147

%

55,4
5,1
22,1
8,9
8,4


×