Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.61 KB, 4 trang )
Bệnh thần kinh ngoại biên
Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tuỷ
sống. Bệnh của hệ thần kinh ngoại biên gây rối loạn quá trình trao đổi thông tin
giữa não và cơ, da, nội tạng và mạch máu, gây ra các triệu chứng như đau hoặc tê
bì.
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng tổn thương dây thần kinh cảm giác như đau, tê bì, cảm giác kiến bò,
yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác. Nhưng triệu chứng này thường bắt đầu từ từ.
Ở một số người triệu chứng có thể rất nhẹ và không nhận thấy. Ở một số người
khác, triệu chứng trở nên dai dẳng và gần như không thể chịu đựng nổi, nhất là về
ban đêm.
Nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng, người bệnh có thể bị yếu hoặc liệt các
cơ do dây thần kinh đó kiểm soát. Còn nếu tổn thương xảy ra ở các dây thần kinh
thuộc hệ thần kinh tự động, bệnh nhân có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, giảm tiết mồ
hôi hoặc liệt dương, tụt huyết áp khi đứng gây choáng ngất.
Nguyên nhân
Tổn thương ở một dây thần kinh có thể do chấn thương hoặc chèn ép ở người bị
bó bột hoặc phải dùng nạng lâu ngày, ở lâu trong một tư thế không tự nhiên như
đánh máy tính, hoặc có khối u ở xương
Nguyên nhân hay gặp nhất là tiểu đường. Những nguyên nhân khác gồm nghiện
rượu, HIV/AIDS, một số bệnh di truyền, nhiễm bột, thiếu vitamin, các bệnh như
bệnh tự miễn, bệnh gan, bệnh thận và nhược giáp, tiếp xúc với một số chất độc và
thuốc, nhất là thuốc điều trị ung thư, và nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Xét nghiệm và chẩn đoán
- Khám bệnh bao gồm hỏi bệnh sử, khám thực thể và khám thần kinh để kiểm tra
phản xạ gân xương, cơ lực và trương lực cơ, cảm giác, tư thế và phối hợp động
tác.
- Xét nghiệm nồng độ vitamin B12 trong máu, phân tích nước tiểu, xét nghiệm
chức năng tuyến giáp và điện cơ. Xét nghiệm đo độ dẫn truyền thường được sử
dụng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và các rối loạn thần kinh ngoại vi khác.