Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NHỮNG THAY ĐỔI CẤP THIẾT TRONG DẠY - HỌC DỊCH TRƯỚC VẬN THẾ HỘI NHẬP" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.32 KB, 11 trang )

TAP CHấ KHOA HOĩC, aỷi hoỹc Huóỳ, Sọỳ 47, 2008



NHNG THAY I CP THIT TRONG DY - HC DCH
TRC VN TH HI NHP
Lờ Vn Thng
Trng i hc Ngoi ng, i hc Hu
TểM TT
Hin nay, dch thut ó tr thnh mt trong nhng lnh vc ch cht khụng th thiu ca
hot ng vn húa. Nh cú dch thut m cỏc dõn tc trờn th gii cú th hiu bit ln nhau v
xớch li gn nhau hn. Dch thut giỳp cho cỏc dõn tc b sung kin thc cho nhau cựng phỏt
trin. Cú th núi, dch thut l mt trong nhng iu kin thỳc y quỏ trỡnh phỏt trin ca loi
ngi. V vai trũ ca ngi dch cng rt c coi trng. Nhng lm th no dy dch cú hiu
qu v sinh viờn sau khi ra trng cú th ng dng c trong mụi trng thc t trc vn hi
hi nhp ca t nc? Bi vit cn c t thc t dy dch a ra mt s xut nhm nõng cao
nng lc dch thut cho hc sinh, bao gm: tỏi nhn thc nguyờn tc dch c bn, xut ng
dng phng phỏp dy - hc dch theo loi hỡnh nhim v, m rng phm vi thc tin dy dch v
chỳ trng n vn vn húa trong dy hc - dch

I.Tớnh tt yu cn phi thay i phng phỏp dy hc dch
Phiờn dch l hot ng chuyn t ý ngha ca ngụn ng vn t ny sang ngụn
ng vn t khỏc, l hot ng tin hnh chuyn i, gia cụng i vi ngụn ng. T gúc
ý ngha nht nh no ú cú th núi rng, phiờn dch l mt nht th tng hp ngh
thut ngụn ng bao gm tớnh sỏng to, tớnh khoa hc v tớnh sỏng to ngh thut. Quỏ
trỡnh dy hc phiờn dch truyn thng, thụng thng l giỏo viờn cn c vo ni dung
giỏo trỡnh, thụng qua vớ d trin khai mt vn lớ lun, gii thiu lm rừ mt k xo
phiờn dch no ú, sau ú cho hng lot cõu vớ d hc sinh luyn tp dch. Phng
phỏp dy dch ny tuy cú th giỳp hc sinh nm bt k xo v lý lun dch mt cỏch hiu
qu giai on u, nhng li bt li i vi vic bi dng k nng phiờn dch trỡnh
cao, cng nh ỏnh giỏ nng lc, cht lng bn dch. Nu nh vn dng mt cỏch mỏy


múc phng phỏp dy dch truyn thng trong sut quỏ trỡnh dy dch, t hn s khin
hc sinh mt i tớnh sỏng to cng nh kh nng tu c ng bin ca mỡnh. S d nh vy
l vỡ, trong dy dch tn ti nhng vn sau:
1. Vic biờn son giỏo trỡnh thiu tớnh h thng, nhng giỏo trỡnh b sung liờn
quan cũn thiu. Trc khi vo hc mụn dch hc sinh thng thiu kin thc so sỏnh
ngụn ng vn húa gia hai ngụn ng, t vng hc, vn húa kinh in ụng Tõy, vỡ vy,
bt buc giỏo viờn phi mt mt khong thi gian di gii thiu v nhng ni dung
liên quan. Giáo viên giảng giải và sửa chữa bài tập dịch, thực tế cũng là sửa sai cách dùng
từ, ngữ pháp, lôgic, tu từ… cho sinh viên, rất khó chuyên tâm dạy đến kỹ xảo dịch thuật,
vì thế, thay vì truyền đạt phương pháp dạy dịch đã trở thành dạy học sinh dịch. Kế đến,
việc thiết kế nội dung giáo trình xa rời với nhu cầu xã hội, chủ yếu biểu hiện ở chỗ: giáo
trình đơn điệu, có trường đến năm thứ 3 thậm chí đến năm thứ 4 mới có môn dịch. Phần
lớn các giáo trình đều thiên về dịch viết, không chú trọng mấy đến dịch nói, hơn nữa nội
dung dịch viết chủ yếu thiên về văn học, xem nhẹ văn ứng dụng. Tiếp đến, là thời lượng
tiết dịch quá ít. Vì thế, giáo viên chỉ có thể giới thiệu sơ qua kiến thức cơ bản về lí thuyết
dịch, khiến học sinh sau khi tốt nghiệp theo ngành nghề phiên – biên dịch khó có thể
hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
2. Tài liệu về dịch thuật quá lạc hậu, không thể đáp ứng được nhu cầu dạy dịch
trước mắt. Nguyên nhân chủ yếu là: (1). Giáo trình dịch thuật của những bậc tiền bối biên
soạn, từ lâu đã được xem là những tài liệu kinh điển, được lưu truyền từ đời này sang đời
khác, đối với tình hình hiện nay nó đã thiếu tính sâu sắc, tính tinh tế và tính tiến bộ của
thời đại. (2). Có thể là do xã hội thị trường, người viết đã không còn chuyên tâm biên
soạn những đầu sách để đọc, mà nghiêng về những đầu sách về rèn luyện khẩu ngữ dịch,
đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong tình hình thiếu tài liệu dịch thuật đó, việc dạy học tốt
môn dịch quả là thiếu tính hiện thực.
3. Đội ngũ giáo viên về dịch thuật quá mỏng. Dạy học dịch không chỉ yêu cầu
người dịch có kiến thức căn bản của ngôn ngữ, kiến thức bách khoa phong phú, kinh
nghiệm thực tiễn dịch, mà còn đòi hỏi người dịch phải có kiến thức khoa học liên quan
như ngôn ngữ học, lí luận văn học, phê bình dịch thuật, phương pháp dạy học. Tất cả
những kiến thức đó phải được tích lũy qua thời gian, chứ không phải một sớm một chiều.

Trước mắt giáo viên dạy dịch phần lớn còn khiếm khuyết trong vấn đề này.
4. Phương pháp dạy dịch lạc hậu. (1). Về phương pháp dạy học trước mắt còn
theo phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên theo sách mà đọc, theo công thức cứng
nhắc (2). Không dám thử sức với phiên dịch qua mạng. Điều đó có nghĩa là không phải
không tin tưởng vào dịch thuật qua mạng, mà quá dựa dẫm vào mạng, từ đó tạo nên
những sai lệch trong dịch thuật của học sinh. (3). Thiếu chú trọng về dịch nói, sai lầm cho
rằng dịch nói không phải là kết quả của dạy mà là kết quả của rèn luyện.
Vì vậy đòi hỏi phải thay đổi phương pháp dạy dịch, bắt buộc phải thoát ra khỏi
phương pháp dạy học truyền thống để tìm kiếm nghiên cứu phương pháp dạy dịch mới
phù hợp với thực tế hiện tại.
II. Những kiến nghị cần thay đổi trong dạy - học dịch
1.Cần tái nhận thức nguyên tắc dạy dịch cơ bản
Về nguyên tắc dịch, giới nguyên cứu về dịch thuật đã có không ít nghiên cứu về
vấn đề này. Năm 1791, “Nguyên tắc dịch” cuốn sách đầu tiên được biên soạn chuyên
nghiên cứu về hệ thống nguyên tắc dịch ra mắt bạn đọc. Tác giả A·F·Tytler đã nêu ra 3
nguyên tắc dịch nổi tiếng: (1) Dịch thuật phải đảm bảo tính chính xác toàn diện của văn
bản trong việc truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý đồ tu từ và tư tưởng của nguyên
tác.(2) Phong cách và hành văn trong dịch thuật phải đạt được tính tương đồng với
nguyên tác.(3) Hành văn trong dịch thuật phải đạt được tính tự nhiên, uyển chuyển như
nguyên tác. Herbert Cushing Tolman trong cuốn “Nghệ thuật phiên dịch” (Art of
translating) của mình đã khái quát những tiêu chuẩn của phiên dịch thành: (1) Trung
thực: Theo Tolman “trung thực” là phải trung thành với nguyên tác. Ông cho rằng phiên
dịch không phải chỉ là chuyển dịch từ các từ đơn của tiếng nước ngoài thành tiếng mẹ đẻ
mà là sự chuyển hoá những tình cảm, sự sống và tinh thần của nguyên tác. (2). Mạch lạc:
Bản dịch phải rõ ràng. Tolman nhấn mạnh người dịch phải tinh thông tiếng mẹ đẻ, vừa
phải lĩnh hội được tinh thần của nguyên tác. (3). Phong cách: Bản dịch phải tái hiện được
phong cách của nguyên tác. Ở đây Tolman quan tâm đến việc lựa chọn từ ngữ, trật tự từ
ngữ và tu từ. Ông cho rằng, chỉ có coi trọng những nét riêng của từ ngữ, tu từ của nguyên
tác thì bản dịch mới tái hiện được đúng phong cách của nguyên tác. Năm 1898, phiên
dịch gia nổi tiếng Trung Quốc, Nghiêm Phục(1854-1921) trong “Thiên diễn luận, dịch

lệ ngôn” đã nêu ra tiêu chuẩn dịch gây ảnh hưởng rất lớn trên diễn đàn dịch thuật.
Nghiêm Phục dịch gia đã nêu ra 3 nguyên tắc dịch cơ bản là “Tín, Đạt, Nhã”, nghĩa là
một bản dịch phải đạt được độ chính xác, đảm bảo chất lượng và hay. Ngoài ra, Những
dịch gia khác của Trung Quốc cũng đã đưa ra một số nguyên tắc dịch, như nguyên tắc
“Thiện dịch” của Mã Kiến Trung, “Tam mỹ” của Thử Uyên Xung, “Truyền thần và
Nhập hoá” của Tiền Trung Thư… Nhưng chung quy những nguyên tắc dịch kể trên đều
có chung một nguyên tắc cơ bản là: Dịch thuật phải đảm bảo tính chính xác toàn diện
của văn bản trong việc truyền đạt cả về mặt ngữ nghĩa lẫn ý đồ tu từ và tư tưởng của
nguyên tác.
Thực tế trong quá trình dịch thuật, người dịch khó có thể đạt được tính thống nhất
toàn diện từ nội dung, ngữ nghĩa đến phong cách diễn đạt với nguyên tác. Tất nhiên, tôi
vẫn phải khẳng định ngay rằng dịch thuật đòi hỏi người dịch phải có một óc sáng tạo.
Nhưng đây là một sự sáng tạo trong khuôn khổ của chữ “tín”; sáng tạo trên cơ sở vốn
kiến thức ngôn ngữ và văn hoá uyên bác của người dịch để diễn đạt câu chữ sao cho đạt
tới mức trung thành tối đa với nguyên tác và thể hiện chính xác cấu trúc diễn đạt tương
đương của ngôn ngữ dịch. Đây là sự sáng tạo trong việc vận dụng ngôn ngữ với mục đích
là để đạt được chữ “tín” chứ không phải là để đạt chữ “nhã”. Như vậy, sự sáng tạo của
người dịch chính là ở việc nâng từ cấp dịch không sai thành dịch đúng.
Theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, bất kỳ một dịch giả có trình độ nào cũng
tuân thủ nguyên tắc là khi dịch phải tiếp cận tác phẩm từ 4 góc độ. Đầu tiên là tiếp cận
nguyên bản từ góc độ văn bản học, điều này giúp tránh những sai sót dây chuyền về sau
vì nguyên bản cũng hoàn toàn có thể sai sót. Sau đó là tiếp cận dưới góc độ từ ngữ học, ở
đây đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của người dịch để có thể hiểu hết ý nghĩa của bản dịch.
Tiếp cận thứ ba là tiếp cận trên cơ sở văn hóa học, đây là một góc độ khó, đòi hỏi dịch
giả phải có những trình độ văn hóa cả ở ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích. Ví như khi dịch
câu “Dĩ tử chi mâu kích tử chi thuẫn” nghĩa đen sẽ là “Lấy Mâu của mày đâm Thuẫn của
mày”. Nếu để nguyên, khó có người đọc trong nước nào hiểu được ý tác giả muốn nói gì
hoặc có thể hiểu nhầm thành ý mâu thuẫn, nhưng nếu chuyển qua tiếng Việt là “Gậy ông
đập lưng ông” thì người đọc ai cũng hiểu dễ dàng. Trong những trường hợp như vậy thay
đổi nguyên bản là cách hay nhất để dịch chứ không thể bo bo nguyên tắc dịch sát từng

chữ như nhiều “dịch giả” đang làm. Dịch giả nổi tiếng Cao Xuân Hạo cũng đã nhận xét
“dịch sát từng chữ là cách tốt nhất để dịch sai hoàn toàn”. Góc độ thứ tư là tiếp cận
phong cách học, nghĩa là dịch giả phải chuyển được cái thần, cái phong cách văn chương
của tác giả đến với độc giả dưới hình thức một ngôn ngữ mới. Tác phẩm khôi hài dịch
xong phải thể hiện được tính khôi hài, xỏ xiên phải giữ được sự xỏ xiên. Thực sự đây
chính là chỗ quyết định chất lượng bản dịch cũng như trình độ của dịch giả nhất.
Và để đạt được tính chính xác toàn diện đó, công việc dịch thuật cần phải tuân thủ
một số nguyên tắc chủ yếu. Trong quá trình dạy dịch, giáo viên thường giới thiệu cho
sinh viên một số nguyên tắc dịch cơ bản nêu trên, nhưng những nguyên tắc dịch đó chỉ
nêu lên được tính lý tưởng của dịch thuật, mà thực tế khó có thể thực hiện được. Buộc
học sinh căn cứ vào những nguyên tắc dịch thuật thiếu tính thực tiễn đó để tiến hành thực
tiễn dịch thuật thì khó có thể cho ra sản phẩm hoàn hảo được. Vậy nên, chúng ta cần tái
nhận thức nguyên tắc dịch cơ bản, lý tưởng đó, lấy yêu cầu dịch thuật cụ thể làm nguyên
tắc dịch thuật cơ bản. Bởi tính thời đại không ngừng thay đổi, xã hội không ngừng phát
triển, thể loại và đề tài bản dịch ngày càng phong phú, đối tượng độc giả khác nhau, nội
dung khác nhau thì rõ ràng hình thức cũng như phong cách diễn đạt có khác nhau. Ví
như, tác phẩm văn học thì cần chú trọng đến hiệu quả nghệ thuật và hình tượng, ngược lại
bản dịch chuyên ngành khoa học thì yêu cầu tính khoa học, tính chuyên ngành cao, lôgíc
chặt chẽ, vì thế yêu cầu dịch thuật phải gãy gọn mạch lạc. Vì thế, việc ứng dụng 3
nguyên tắc dịch cơ bản “ Tín, Đạt, Nhã” của phương Đông hay “trung thực, mạch lạc,
phong cách” của phương Tây đã không thể hiện được trực tiếp yêu cầu cá tính khác nhau
của bản dịch. Nhưng việc 3 nguyên tắc dịch cơ bản “Tín, Đạt, Nhã” của phương đông
hay “trung thực, mạch lạc, phong cách” của phương tây có thể tồn tại hơn 100 năm nay,
điều đó có thể khẳng định tính tinh thâm, uyên bác của nó, điều đó cũng có thể khẳng
định tính thiên biến theo thời đại mà bản thân nó lại hàm chứa thêm một nội dung mới.
Do đó, một cách làm mới trong dịch thuật là thổi vào 3 nguyên tắc đó nội hàm đa dạng
khác nhau, có cách lý giải mới về “Tín, Đạt, Nhã” hay “trung thực, mạch lạc, phong
cách”. Một cách làm khác là đưa 3 nguyên tắc dịch cơ bản “Tín, Đạt, Nhã” hay “trung
thực, mạch lạc, phong cách” kết hợp với đề tài và thể loại dịch thuật khác nhau để đưa ra
những yêu cầu dịch thuật cụ thể đa nguyên hoá là:

1. Cần trung thực với nội dung tư tưởng của nguyên tác. Nghĩa là cần trung thực
với nội dung, kết cấu, phong cách diễn đạt của nguyên tác. Bản dịch không xa rời nội
dung nguyên tác, càng không thể để độc giả thông qua bản dịch nắm bắt những thông tin
lệch lạc. Mức độ trung thực thể hiện qua mức độ lí giải nguyên tác, đánh giá bản dịch
chính là gián tiếp đánh giá tính chuẩn xác về lí giải nguyên tác.
2. Cần chú ý về thói quen diễn đạt ngôn ngữ bản dịch. Yêu cầu học sinh nhận
thức được ngôn ngữ dịch thuật, tránh dịch một cách máy móc hay Tây hoá, Hán hoá tiếng
Việt. Do đó, thực tiễn dịch thuật của sinh viên cần chú trọng đến khả năng diễn đạt tiếng
Việt.
3. Bản dịch phải phù hợp với ngữ thể, ngữ cảnh của nguyên tác. Mỗi ngôn ngữ
đều có một ngữ thể khác nhau, giữa các ngữ thể tồn tại những nét khác biệt, ví như văn
nói và văn viết, tiếng phổ thông và tiếng địa phương… Nếu như, không chú ý đến sự
khác biệt giữa hai ngữ nguồn và ngữ đích thì không thể đạt được ngữ nghĩa cần truyền
đạt cũng như dùng đúng ngữ cảnh của bản dịch. Trong quá trình dịch, sinh viên thường
vận dụng một cách máy móc từ ngữ, cách dùng giải thích trong từ điển, gặp phải một từ
mới thường bê nguyên từ ngữ tương ứng giải thích trong từ điển vào bản dịch mà quên
rằng đã bỏ qua ngữ cảnh của nguyên tác. Trong khi dạy dịch, giáo viên cần nhấn mạnh
tính quan trọng của ngữ cảnh, dẫn dắt sinh viên nắm bắt từ vĩ mô nguyên tác đến phân
tích vi mô, chú ý câu chữ, chọn từ thích hợp, mới có thể có được bản dịch hay.
2.Ứng dụng phương pháp dạy học theo loại hình nhiệm vụ
Phương pháp dạy học theo loại hình nhiệm vụ lấy cơ sở lý luận tâm lý học làm cơ
sở lý luận, cụ thể là nhận thức luận và lý luận tương tác xã hội. Nhận thức luận cho rằng:
Học tập là quá trình thông qua con người tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, phản ánh ở
thực tiễn. Ứng dụng phương pháp dạy học theo loại hình nhiệm vụ vào quá trình dạy học
dịch, có nghĩa là giáo viên dạy dịch không phải truyền đạt trực tiếp nội dung kiến thức đã
chuẩn bị sẵn cho sinh viên, mà quá trình truyền đạt đó được triển khai trong quá trình học
tại lớp, lấy mục tiêu làm nhiệm vụ, đặt sinh viên vào trong mô hình nhiệm vụ mà giáo
viên đã thiết kế để rèn luyện, suy nghĩ và phân tích, từ đó củng cố và đạt được kiến thức,
kinh nghiệm dịch thuật. Ở mô hình dạy dịch này, công việc chủ yếu của giáo viên là tiến
hành thiết kế nhiệm vụ. Phương pháp dạy dịch truyền thống, giáo viên thường có quan

niệm cho cái trước là đúng, đem nội dung dạy học truyền đạt trực tiếp cho sinh viên. Sinh
viên ở tình huống bị động, khó có thể nắm bắt được kỹ xảo dịch và lí luận dịch một cách
sâu sắc, vì thế hiệu quả dịch thuật cũng khác xa mong đợi. Giới nghiên cứu theo chủ
nghĩa kết cấu cho rằng, sinh viên chỉ có thể hiểu được sự vật trên cơ sở đã trang bị đầy đủ
kiến thức, kinh nghiệm. Nói cách khác là, quá trình học tập của sinh viên là quá trình
phát hiện, cho dù giáo viên cho một tình huống hay sự việc nào, sinh viên cũng cần dựa
trên năng lực kinh nghiệm của mình tiến hành thao tác xử lí tin tức, biến kiến thức đó
thành kiến thức của chính mình. Và phương pháp dạy học theo loại hình phân chia nhiệm
vụ qủa thực phù hợp với quy luật xử lí, nắm bắt thông tin này.
Cụ thể các bước thao tác của quá trình dạy học theo loại hình phân chia nhiệm vụ
như sau:
+ Giáo viên căn cứ vào thế mạnh, yếu của sinh viên để hoạch định ra một số
nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ nhỏ. Từ nguồn tư liệu là giáo trình, chọn lựa và thiết kế
nhiệm vụ phục vụ cho mục đích học tập không giống nhau, từ đó thiết kế “Kho dữ liệu
nhiệm vụ”.
+ Sau khi giải thích và đưa ra một phương pháp và kỹ xảo dịch, giáo viên bố trí
cho sinh viên bài tập rèn luyện dịch theo nội dung bài giảng.
+ Sau khi sinh viên làm xong, các tổ tiến hành thảo luận các bài dịch của các
thành viên trong nhóm mình, gạn đục khơi trong, cuối cùng nộp cho giáo viên một bản
dịch hoàn chỉnh của nhóm mình.
+ Giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá bài dịch của từng tổ, chỉ ra ưu khuyết
điểm giữa các bài dịch.
+ Sau đó, giáo viên cung cấp cho sinh viên bản dịch tham khảo, đồng thời động
viên sinh viên chỉ ra những điểm còn tồn tại trong bài dịch tham khảo này. Nếu thời gian
cho phép, có thể tiếp tục tiến hành thảo luận.
Trong quá trình nhận xét, giáo viên nên tôn trọng ý kiến riêng của sinh viên, động
viên khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên, giáo viên và sinh viên cùng thảo luận,
nghiên cứu một bản dịch. Giáo viên vừa là người trung gian, vừa là người thiết kế, đồng
thời là người tiếp nhận, xử lý những tình huống mà sinh viên đưa ra. Trong quá trình
phân tích, giải thích bản dịch, giáo viên thường tăng cường tính khẳng định, đối với

những sinh viên có tiến bộ trong năng lực ngôn ngữ, cần kịp thời khen thưởng động viên.
Quá trình xử lý bài tập dịch chính là quá trình rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy cũng
như ngôn ngữ diễn đạt của sinh viên. Phương pháp dạy học dịch phân công nhiệm vụ này
có thể nâng cao trình độ dịch thực tế của sinh viên, bồi dưỡng khả năng tuỳ cơ ứng biến,
sáng tạo cũng như năng lực giám định bản dịch của sinh viên.
3.Mở rộng phạm vi lĩnh vực dạy học thực tiễn trong dạy học dịch
Trên thế giới hiện nay, dịch thuật được bàn đến nhiều nhất là trong giới văn học.
Mặc dù vậy, người ta vẫn thường phân loại dịch thuật thành hai lĩnh vực chủ yếu: dịch
thuật văn học và dịch thuật khoa học. Dịch thuật khoa học là hoạt động được tiến hành
đối với các văn bản khoa học nói chung, kể cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội và nhân văn. Còn lại, tất cả các hoạt động dịch thuật đối với các văn bản
sáng tác văn học đều được gọi là dịch thuật văn học. Tuy nhiên, mọi sự phân loại chỉ là
tương đối, giữa hai lĩnh vực này không thể có một sự phân biệt rạch ròi, cứng nhắc; có
những văn bản, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, người ta không thể phân biệt
được đâu là khoa học, đâu là văn học.
Xu thế kinh tế và văn hoá sau cải cách mở cửa của Việt Nam đòi hỏi sinh viên
một mặt trang bị cho mình tri thức chuyên ngành vững vàng, nhưng đồng thời phải có
một kiến thức ngoại ngữ có thể giao tiếp tốt. Đặc biệt phải có kiến thức dịch thuật cơ bản,
vừa có thể đọc được tài liệu nước ngoài, vừa có thể đảm nhận là người truyền bá thông
tin văn hoá trong giao tiếp. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học dịch ngoại ngữ cần
chú ý đưa lí luận và thực tiễn dạy dịch thẩm thấu vào trong kỹ năng đọc hiểu, chú trọng
đến bồi dưỡng năng lực sáng tạo của sinh viên, mở rộng phạm vi dạy học thực tiễn trong
dạy học dịch, tăng thêm bài tập rèn luyện dịch có tính thực dụng. Lâu nay, các bài học
dịch trên lớp chủ yếu là những bài và những câu dịch về mặt khoa học hay văn học. Vì
thế, sinh viên chủ yếu thiên về kiểu bài tập dịch thiên về loại hình kể trên. Phải nói rằng,
kiểu bài tập dịch này có thể củng cố nguyên tắc và kỷ xảo dịch thuật mà học sinh đã lĩnh
hội, đồng thời ở một mức độ nào đó có thể nâng cao khả năng dịch thuật của sinh viên.
Nhưng thực tế cuộc sống hiện tại, phạm vi lĩnh vực dịch thuật còn liên quan đến rất nhiều
vấn đề trong cuộc sống xã hội như kinh tế, quản lí, ngoại giao, ngoại thương, tiền tệ, pháp
luật, quân sự, giáo dục, điện ảnh, du lịch, tin tức thời sự… Trong môi trường thực tế hoặc

mô phỏng đó rèn luyện dịch ứng dụng sẽ tăng thêm tính hiệu quả của dịch thuật thực tiễn,
làm phong phú thêm năng lực cũng như kinh nghiệm dịch thuật của sinh viên, khiến sinh
viên thích ứng nhanh nhu cầu xã h
ội ở các góc độ khác nhau.
4.Chú trọng đến nhân tố văn hoá trong phiên dịch
Nhà ngôn ngữ học Nida Eugene cho rằng: “Ý nghĩa của từ được quyết định bởi
nội dung cú pháp và nội dung văn hoá ”. Do đó chỉ khi chúng ta đã hiểu được sự khác
biệt về hàm nghĩa văn hoá giữa hai ngôn ngữ, đồng thời khắc phục được trở ngại để hiểu
và lí giải được ngôn ngữ do sự khác biệt văn hoá giữa hai ngôn ngữ tạo nên, từ đó hiểu
được hàm ý văn hoá hàm ẩn trong bài viết hay lời nói, tiến thêm một bước nắm bắt chính
xác ý nghĩa mà ngôn ngữ văn bản cần truyền đạt. Đối với người dịch, nếu như không có
kiến thức so sánh về văn hoá vững vàng thì khó có thể diễn đạt hay lí giải một cách chính
xác nguyên tác.
Người không có một vốn văn hóa nhất định thì sẽ không thể hiểu được một văn
bản nói chung và văn bản văn học nói riêng. Dịch một ngôn ngữ thuộc một nền văn hóa
nào thì trước hết cần phải có kiến thức về nền văn hóa đó. Chẳng hạn, các nhà khoa học
phương Tây khi viết đôi lúc thường sử dụng các hình tượng và điển tích lấy từ thần thoại
Hy Lạp - La Mã, từ Kinh thánh đạo Cơ Đốc hoặc từ tư tưởng của các triết gia. Nếu không
hiểu rõ các lĩnh vực văn hóa này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc dịch. Ví dụ, nếu
trong một văn bản có một câu nói như thế này: “Trong quan hệ giữa hai nước, việc một
nước thứ ba đối xử không công bằng với hai nước đó sẽ chẳng khác gì việc ném ra quả
táo của nữ thần Eris”, người dịch sẽ phải chú thích thế nào là “quả táo bất hòa" này, bởi
lẽ ở đây tác giả bản gốc đã sử dụng điển tích trong thần thoại Hy Lạp để diễn đạt câu văn,
nhưng người Việt Nam không phải ai cũng biết hết được các điển tích trong thần thoại
Hy Lạp. (Eris là nữ thần Bất Hòa trong thần thoại Hy Lạp, tương đương với nữ thần
Discordia trong thần thoại La Mã) (1).
Trong quá trình dạy học dịch, giáo viên là người đầu tiên phát hiện ra vấn đề này,
tầm hiểu biết về văn hoá Đông – Tây sẽ là hiệu ứng hay hạn chế đến tính trung thực, tính
chính xác của văn bản. Việc chú trọng đến sự khác biệt giữa văn hoá Đông – Tây trong
quá trình dạy dịch quả là cần thiết. Vì vậy, giáo viên cũng như sinh viên cần tiến hành đối

chiếu đa ngữ. Có những trường hợp nếu chỉ căn cứ vào ngôn ngữ của nguyên tác thì sẽ
gặp nhiều khó khăn và sẽ làm nảy sinh tranh cãi. Chẳng hạn ngày nay ở nước ta, trong
không khí sôi động của công cuộc hội nhập quốc tế, đang có hiện tượng là người ta dịch
từ “globalization” trong tiếng Anh là “toàn cầu hoá”, nhưng khi gặp từ “mondialisation”
của tiếng Pháp thì người ta lại dịch là “thế giới hoá”, trong khi đó người Pháp lại dịch từ
“globalization” của tiếng Anh thành “mondialisation”. Thế là một từ “globalization” của
tiếng Anh sau khi làm một chuyến đi lòng vòng qua tiếng Pháp đến nước ta sẽ có hai
cách gọi: “toàn cầu hoá” và “thế giới hoá”. Đáng ra người dịch phải nắm vững hệ thống
thuật ngữ của ngôn ngữ dịch và ngôn ngữ được dịch để chuyển nghĩa tương đương chứ
không phải là câu nệ vào nghĩa gốc biệt lập của các từ (2).
Có những trường hợp nếu chỉ căn cứ vào ngôn ngữ của nguyên tác thì sẽ gặp
nhiều khó khăn và sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề tranh cãi. Ví dụ, đối với tên tác phẩm
Chiến tranh và hoà bình của Lev Tolstoi, trước đây có người đã đặt câu hỏi nghi vấn: liệu
có phải là Chiến tranh và thế giới không? Vì chữ миp trong tên nguyên tác bằng tiếng
Nga Вoйна и миp vừa có nghĩa là “hoà bình” lại vừa có nghĩa là “thế giới”. Song, ngoài
việc căn cứ vào nội dung tác phẩm, ta có thể tham khảo thêm các bản dịch ra các thứ
tiếng khác để giúp cho công việc dịch tác phẩm này thêm nhẹ nhàng. Và ở đây ta sẽ thấy
ngay là các bản dịch ra các thứ tiếng khác đều dịch là Chiến tranh và hoà bình.
Trong khi vẫn căn cứ vào ngôn ngữ gốc của nguyên tác, nếu chúng ta có điều kiện
tham khảo thêm các bản dịch ra các thứ tiếng khác thì càng làm cho công việc dịch thuật
đạt được chữ “tín” tới mức cao nhất, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có
được những bản dịch hay.
Đầu tiên là sự khác biệt về văn hoá trong từ vựng, do điều kiện tự nhiên, hoàn
cảnh xã hội và truyền thống lịch sử khác nhau, vì thế từ một dân tộc hay một nền văn hoá
khác nhau khi quan sát một khách thể giống nhau, góc độ quan sát sẽ hoàn toàn khác
nhau. Ví như: 红豆 (love pea Đậu đỏ), 红糖 (brown sugar Đường đen), 眼红 (green –
eyed Đỏ mắt, đỏ mặt tía tai), 黑啤酒(dark beer Bia đen), 宣纸 (rice paper Giấy tuyên)
Phần lớn từ vựng của tiếng Hán và tiếng Việt đều là từ đa nghĩa. Vd: trong tiếng
Việt “chạy” có nghĩa gốc “chạy nhanh”, “chạy dài”, ngoài ra trong từ điển còn có rất
nhiều nghĩa chuyển ý, ví như: Chạy giặc chạy loạn (逃难), Chạy thầy chạy thuốc

(寻求良医)
Kế tiếp là sự khác biệt văn hoá ở phương diện Thành ngữ. Thành ngữ là một hình
thức ngôn ngữ có tính đặc thù, thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa ngôn ngữ và văn hoá,
là loại hình ngôn ngữ ước định mà thành được tích luỹ trong các hoạt động văn hoá như
giải trí tiêu khiển, lao động , cuộc sống thường nhật của loài người, có đầy đủ hàm nghĩa
độc lập hoàn chỉnh của từ ngữ, là kết cấu cố định được hình thành qua quá trình đúc rút
sử dụng lâu dài, là kết tinh trí tuệ của nhân loại. Phần lớn thành ngữ đều có một hình
tượng rõ ràng, thích hợp để dùng so sánh sự vật, bởi thế thường mang đậm dấu ấn vùng
miền và màu sắc dân tộc. Ví như, “雨后春笋 (măng)” Spring up like mush room(蘑菇
nấm)Nhiều như nấm mọc sau cơn mưa), “多如牛毛 (lông trâu)” (as plentiful as
blackberries(黑莓 mốc đen)Nhiều như nấm mốc),“挥金如土(đất)”( spend money
like water 水 nước)Tiêu tiền như nước.
Trong tiếng Việt, đối tượng miêu tả người bị mưa ướt sủng sẽ khác với tiếng
Hán, mặc dù nghĩa của nó hoàn toàn giống nhau, vd: “ướt như chuột lột” (ướt như chuột
bị lột da), còn trong tiếng Hán thì lại là “湿得像落汤鸡似的” (ướt như à rơi vào nồi
canh).
Ngôn ngữ là kết quả của hoàn cảnh văn hoá, cũng là tải thể văn hoá. Mỗi ngôn
ngữ đều có kết cấu và ngữ hệ ngôn ngữ đặc thù riêng, mỗi dân tộc đều có truyền thống
văn hoá, quan niệm giá trị, phạm vi hành vi, tâm lí ngôn ngữ, phương thức ngôn ngữ, thói
quen cuộc sống đặc thù riêng, vì vậy việc giống nhau và khác nhau hoàn toàn về văn hoá
và ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ là cực kỳ hiếm thấy. Việc nâng cao trình độ dịch thuật
nên chú trọng đến bồi dưỡng tính mẫn cảm cho sinh viên về vấn đề văn hoá. Chẳng hạn,
trong tiếng Việt hiện đại tồn tại đến gần 70% từ Hán Việt(3), nhưng không phải vì thế mà
chúng ta dễ dàng vận dụng nó một cách thoải mái trong khi dịch. Vì rằng, ngữ nghĩa của
từ Hán Việt trong tiếng Việt có lúc bất đối xứng với từ ngữ trong tiếng Hán. Ví dụ:
Từ Hán việt Tiếng Hán
Khai giảng(开讲) Tương đồng về ngữ âm: 开讲( Khai giảng)
Tương ứng ngữ nghĩa : 开学
Thời tiết(时节) Tương đồng về ngữ âm: 时节(Thời tiết)
Tương ứng ngữ nghĩa : 天气

Bí thư (秘书) Tương đồng về ngữ âm: 秘书(Bí thư)
Tương ứng ngữ nghĩa : 书记
Thư kí (书记) Tương đồng về ngữ âm: 书记(Thư kí)
Tương ứng ngữ nghĩa : 秘书
Về ngữ âm từ Hán Việt “Khai giảng”(开讲) trong tiếng Việt tương ứng với ngữ
âm từ “Khai giảng”(开讲) trong tiếng Hán, đều là động từ, nhưng ngữ nghĩa lại tương
ứng với từ “开学”(Khai giảng) trong tiếng Hán. Thực tế, nghĩa từ “开讲” trong tiếng
Hán lại dùng để chỉ buổi học, buổi báo cáo hay buổi toạ đàm bắt đầu, không liên quan với
nghĩa từ “开学”(Khai giảng)…
Càng thú vị hơn ở hai ví dụ cuối cùng, về ngữ âm từ Hán Việt “Bí thư”(秘书)
trong tiếng Việt tương ứng với ngữ âm từ “秘书” trong tiếng Hán, nhưng về mặt ý nghĩa
lại chỉ người lãnh đạo đảng, tương đương với nghĩa từ “书记” trong tiếng Hán. Ngược
lại, ngữ âm từ Hán Việt “thư ký”(书记) lại tương ứng với ngữ âm từ “书记”trong tiếng
Hán, nhưng ý nghĩa lại tương ứng với “秘书” trong tiếng Hán. Chúng ta có thể mối quan
hệ về ngữ nghĩa của hai từ trên giữa hai ngôn ngữ:

Tiếng Việt Tiếng Hán
Bí thư(秘书) 秘书 Thư kí
Thư kí(书记) 书记 Bí thư
Trọng điểm của phương pháp dạy dịch truyền thống thường đặt nặng phương diện
ngôn ngữ, việc dạy và học đều tập trung vào rèn luyện kỹ xảo dịch từ vựng, câu, đoãn
ngữ… mà thường bỏ qua sự khác biệt về phương diện văn hoá tạo nên rào cản lớn trong
dịch thuật. Việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ đương nhiên là quan trọng,
nhưng chỉ chú trọng đến kỹ xảo dịch thuật thì sẽ có thiên lệch. Thái độ đúng đắn nhất là
nên nhìn nhận công tác dịch thuật từ góc độ văn hoá, vì bản thân của dịch thuật chính là
giao lưu của bất đồng văn hoá.
III.Kết luận
Dịch thuật là sự chuyển đổi về mặt hình thức giữa hai ngôn ngữ, vì thế lấy yêu
cầu cụ thể làm nguyên tắc dịch thuật cơ bản mới có thể đảm bảo tính thống nhất về nội
dung tư tưởng giữa bản dịch và nguyên tác. Cho nên, cần ứng dụng một phương pháp dạy

dịch linh hoạt có hiệu quả mới có thể đích thực nâng cao năng lực dịch thuật thực tế của
sinh viên. Ngoài ra, dịch thuật là quá trình giao lưu văn hoá giữa hai ngôn ngữ. Người
dịch bắt buộc phải nắm bắt và thông thạo hai ngôn ngữ, nâng cao năng lực lí giải ngữ
nguồn và khả năng diễn đạt ngữ đích. Ngoài những điều nêu trên, không chỉ cần phải
hiểu sâu văn hoá dân tộc mình, mà cần hiểu sâu văn hoá nước ngoài, việc hiểu đúng ý
nghĩa nguyên tác không có cách nào tốt hơn là gắn liền với “siêu tin tức ” của ngôn ngữ
(tức là tin tức văn hoá) đó để truyền đạt ra bên ngoài.
Chú thích:
(1) (2) Tham khảo “Góp phần xây dựng lý thuyết dịch thuật”, Nguyễn Văn Dân.
(3) Tham khảo “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”, Nguyễn
Tài Cẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dân, Góp phần xây dựng lý thuyết dịch thuật, Báo Văn nghệ, số 46,
15/11/2003.
2. Đỗ Hữu Châu, Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật”, NXB Hà Nội, 1993.
3. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Khoa học
Xã hội, 1979.
4. Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội,2004.
5. Lê Đức Quang, Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng môn thực hành dịch
trong giảng dạy tiếng Pháp trước tình hình mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2005.
6. 乔海清,“翻译新论”, 北京语言学院出版社 1995。
7. 7. “翻译研究论文集” 两册 外语教学与研究出版社, 1984。
8. 胡榕, “翻译理论的再认识
兼论翻译理论与翻译实践的关系”,重庆工学院学报,2007/7。
9. 杨占,“功能翻译理论看文学翻译的翻译方法”,医学教育探索, 2006/5。

PRESSING CHANGES IN TEACHING AND LEARNING TRANSLATION IN
THE TREND OF INTEGRATION
Le Van Thang
College of Foreign Languages, Hue University

SUMMARY
Translation nowadays is one of the indispensable and pivotal cultural activities. It not
only helps people all over the world understand more about each other and shorten the gap
between them but also fosters peoples’ mutual knowledge enrichment for developing together. It
can be said that translation is an incentive that impulses the development of humankind. Thus, the
role of translators is more and more highly appreciated. However, what should be done to
achieve effective results in teaching and learning translation so that students will be able to apply
in authentic situations? This article, based on real teaching experience, makes some suggestions
to improve students’ translating competence, including translating principles reception, task-
based teaching and learning methods, enlargement of practical translation situations and
cultural concentration in teaching and learning translation.

×