Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Motif "Cái duy nhất" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 10 trang )

Motif "Cái duy nhất"
Bản 2 kể: “Cây thị ra nhiều hoa, nhưng chỉ đậu một quả thật to ở một cành cao
vút. Gần đó, có một bà cụ bán hàng nước nhà nghèo… Một hôm, thấy quả thị
đã chín vàng, bà đứng dưới gốc cây nói lầm rầm: “Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà,
thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn”.
Bà cụ nói dứt lời thì quả thị rụng ngay vào giữa bị. Ngày nào đi chợ, bà
cũng dặn thị: “Thị ở coi nhà, để bà đi chợ, mua quà thị ăn”.
Bà cụ vừa đi khỏi nhà, thì một cô gái bé tí từ trong quả thị chui ra và chỉ
phút chốc cô bé trở thành cô Tấm xinh đẹp. Tấm quét dọn nhà cửa sạch sẽ,
làm cơm canh để phần bà cụ. Một hôm, bà giả vờ đi chợ, rồi rón rén trở về nấp
ở cửa ngoài. Tấm lại ở trong quả thị chui ra như mọi lần. Nhìn thấy một người
con gái xinh đẹp lại hay làm như thế, bà cụ vui sướng quá, chạy ngay vào ôm
chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó, Tấm ở với bà lão bán hàng, hai người
thương yêu nhau như hai mẹ con”.
Bản kể này cũng có những yếu tố cơ bản như bản kể 1:
- Tính chất của motif cái duy nhất: “Cây thị ra nhiều hoa nhưng chỉ đậu
một quả thật to”.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Ở một cành cao vút”.
- Người được chọn gửi gắm: “Một bà cụ bán hàng nước nhà nghèo…”.
- Sự biến hóa tái sinh: “Trái (người (Tấm)”.
Cũng là cả một quá trình trốn tránh rồi bà cụ rình bắt được.
Bản 3 kể: “Cây thị chỉ trổ ra một trái, đến khi chín mùi thơm phưng phức.
Một bà lão người Việt bán bánh ratjam(6) đi qua trước cây thị. Trái thị chín tỏa
mùi thơm. Bà lão người Việt ngước nhìn thấy trái thị đã chín. Bà khấn: “Cầu
sao ta có trái thị để ăn! Trái thị đẹp làm sao!”. Thế là trái thị từ trên cây rơi
xuống. Bà lão nhặt lấy bỏ vào rỗ mang về nhà cất trong hũ gạo. Kajong từ
trong trái thị chui ra và làm phép hiện ra nào cơm, nào nước chè, nào trầu cau,
nào bánh trái, xong rồi lại chui vào trong quả thị… Một hôm bà lão rình xem thì
thấy cô gái. Bà lão chạy đến nắm lấy tay cô gái. Kajong cười… Bà lão hỏi:
“Con ở đâu đến mà mang cơm mang bánh cho lão?”. Kajong đáp: “Con ở trong
trái thị bà đã nhặt và cất trong hũ gạo”. Bà lão bước vào trong đến xem trái thị


thì chỉ còn cái vỏ không. Bà biết là Kajong có phép thiêng và ở trong trái thị
hiện ra”.
Bản này cũng giống hai bản kể trước, tuy có phần nhấn mạnh hơn.
- Tính chất của motif cái duy nhất: “Cây thị chỉ trổ ra một trái”.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Đến khi chín mùi thơm
phưng phức. Ai đi ngang qua cũng ngước mắt nhìn nhưng không trông thấy
trái thị đâu cả”.
Không phải chỉ có “Tấm muốn ăn mà không sao hái được”, mà “ai đi
ngang qua cũng ngước mắt nhìn nhưng không trông thấy trái thị đâu cả”.
- Người được chọn gửi gắm: “Một bà lão người Việt bán bánh ratjam”.
Cũng là một bà lão bán bánh nghèo, nhưng là bà lão người Việt, không phải bà
lão người Chăm.
- Sự biến hóa tái sinh: “Trái (người (Kajong)”.
Đến đây, qua sự biến hóa này, bà lão biết là “Kajong có phép thiêng”. Sự
tái sinh kỳ lạ của Kajong đã biến cô thành một “bán thần”! Theo bản kể này,
Kajong không phải tự “nấu cơm quét nhà” như bản 1, cũng không phải tự “quét
dọn nhà cửa sạch sẽ, làm cơm canh để phần bà cụ” như bản 2, mà làm phép
hiện ra nào cơm, nào nước chè, nào trầu cau, nào bánh trái đủ loại”. Kajong đã
làm phép hiện ra tất cả. Cô không còn là người như cũ nữa, mà đã biến thành
bán thần.
Bản 4 kể: “Cây quít cũng chỉ có một trái. Bữa kia có hai bà cháu người
Chăm đi qua thấy, đứa cháu trèo lên hái quýt. Họ khát nước bèn nghỉ chân
định bóc quýt ăn. Không ngờ vừa bóc vỏ, họ thấy một cô gái. Cô gái tươi cười
bước ra và kể lại sự thật cho cả hai bà cháu nghe. Cô còn xin cả hai đừng tiết
lộ chuyện này cho ai biết…”. Đây là truyện Ít - Dong của người Mạ, nên hơi
khác với truyện Tấm Cám của người Việt.
- Tính chất của motif cái duy nhất: “Cây quít cũng chỉ có một trái”. Ở đây
trái quít thay cho trái thị.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: Không có.
Người được chọn gửi gắm: “Bữa kia có hai bà cháu người Chàm tới tòa

lâu đài bán quần áo cho vua”. Có lẽ bà không phải người nghèo, và cũng
không cầu cho trái quít rơi xuống, mà người cháu trèo lên hái. Ở đây cần đến
người thứ hai.
Sự biến hóa tái sinh: “Trái quít (người (Kajong)”. “Không ngờ vừa bóc ra,
họ thấy một cô gái vô cùng xinh đẹp ở trong đó”.
Không như quả thị chỉ biến thành cô gái khi bà lão vắng, cô dọn dẹp nhà
cửa, nấu cơm nấu nước, rồi bà lão phải rình mới bắt được. Ở đây cô gái xuất
hiện trực tiếp, trước mặt bà lão, “tươi cười bước ra và kể lại sự thật”. Sự biến
hóa ở đây là trực tiếp chứ không ẩn giấu.
Bản 5 kể: “Một hôm, Tua Nhi đi qua dưới cây tre, bị cây tre cào xước cả
mặt mũi. Tức quá, Tua Nhi liền sai người chặt cây tre ấy để ả làm cọc màn.
Nhưng đêm nào cũng thế, khi Tua Nhi mắc màn là bị cọc màn đâm vào tay.
Tua Nhi bèn đem cọc màn ném vào bếp lửa. Giữa lúc đó, có một bà cụ già đến
xin lửa… Khi đám khói tan, bà cụ kinh ngạc thấy cả hai qu? tr?ng rất lớn ở
cạnh bếp… Bà cụ liền lấy một cái làn tre cất hai quả trứng đi. Bà cụ có việc đi
vắng. Tự nhiên, vỏ trứng mở ra, và có hai người đàn bà ở trong đó chui ra. Một
người chính là Tua Gia, còn một người thì hình như là người hầu. Tua Gia và
người hầu của nàng quét nhà, giã gạo, gánh nước, làm cơm cho bà cụ. Khi bà
cụ về đến nhà thì thấy mọi thứ trong nhà đều gọn gàng ngăn nắp. Một hôm, bà
cụ vờ có việc đi từ sớm. Nhưng vừa ra khỏi nhà, bà cụ đã quay về nấp vào một
xó. Một lát sau, bà cụ thấy hai người đàn bà từ trong vỏ trứng chui ra. Thế là
Tua Gia và người hầu của nàng không có chỗ ẩn nữa, đành ở lại với bà cụ từ
đó”.
Bản kể này có những chi tiết khác với các bản trước.
- Tính chất của motif cái duy nhất: “Khi đám khói tan, bà cụ kinh ngạc
thấy hai quả trứng rất lớn”.
Ở đây, không phải cái duy nhất là một trái thị duy nhất, hay một trái cam
duy nhất, mà là hai quả trứng. Vậy là mất đi tính duy nhất! Có hai người đàn bà
chui ra từ hai quả trứng, một là Tua Gia, còn một người thì “hình như” là người
hầu. Chúng ta có thể gọi đây motif cái duy nhất thừa. Sự thật nó vẫn là motif

cái duy nhất, vì người hầu vẫn là kẻ lệ thuộc vào chủ, không có tư cách riêng,
và quan trọng hơn, nó không có hành động nào trong truyện.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Tua Nhi đi qua dưới cây tre,
bị cây tre xòe cành xuống, cào xước cả mặt mũi”.
Người được chọn gửi gắm: Bà cụ ở gần xin lửa.
Theo bà nói, là“dân thường và nghèo khổ”.
Sự biến hóa tái sinh: “Hai trứng (Hai người (Tua Gia + người hầu)”.
Đây là một biến hóa đặc biệt.
Bản 6 kể: “Một bà cụ ở nhà bên sang xin lửa thấy con chim cháy đỏ
tưởng cục than lấy đem về, vô ý đánh rơi vào chậu nước, chim liền biến ngay
thành Ý Ưởi đẹp hơn xưa. Ý Ưởi xin ở với bà cụ ngày đêm dệt vải”.
Bản này khá đơn giản, không có những biến hóa trung gian, và không có
những biến hóa ẩn giấu cuối cùng trong lúc tái sinh lại thành người.
- Tính chất của motif cái duy nhất: Cục than.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: Không có.
- Người được chọn gửi gắm: “Một bà cụ ở nhà bên sang xin lửa”.
- Sự biến hóa tái sinh: “Chim (người (Ý Ưởi)”.
Sự biến hóa trực tiếp từ chim thành người, không qua trái thị, trái cam,
quả trứng, nghĩa là không có motif cái duy nhất.
Bản 7 kể: “Hai bố con Nù Náng thấy mất bương chỉ còn đống tro bèn dặn
Gầu Rềnh không cho ai tro cả. Nhưng khi mụ Đang Pa(7) đến xin tro thì Rềnh
cho ngay. Mụ Đang Pa đem tro về sẩy nhặt được một chiếc nhẫn rất đẹp, đem
cất vào một cái hũ. Từ hôm đó mỗi khi đi rừng về, mụ Đang Pa thấy cửa nhà
sạch sẽ lại có cơm canh dọn sẵn. Một hôm mụ để ý rình thì thấy một người con
gái rất xinh đẹp từ trong cái hũ chui ra, mụ vội lấy hòn đá đập vỡ hũ. Không
còn chỗ ẩn nữa, người con gái ở lại với mụ Đang Pa. Ngày ngày mụ sai cô gái
đi chăn bò”.
Bản kể này cũng rất đơn giản.
- Tính chất của motif cái duy nhất: Chiếc nhẫn.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: Không có.

- Người được chọn gửi gắm: “Khi mụ Đang Pa đến xin tro thì Rềnh cho
ngay”.
Mụ Đang Pa là bà cụ Ma, thuộc thế giới người chết.
Sự biến hóa tái sinh: “Chiếc nhẫn (người (Gầu Nà)”.
Từ tro nhặt được một chiếc nhẫn cũng là một sự biến hóa. Như đã nói ở
trước, chiếc nhẫn là một motif lạ trong truyện này. Và lạ hơn là cô gái không
biết biến từ đâu ra, từ nhẫn hay từ hũ. Khi trở thành người, mụ Đang Pa “ngày
ngày sai cô gái đi chăn bò”. Nù Náng sang xin cho Gầu Nà về với mình, nhưng
mụ Đang Pa không thuận. “Mụ muốn giữ Gầu Nà lại để chăn bò, thổi cơm cho
mụ”. Theo bản kể này, sau khi tái sinh, thân phận Gầu Nà không thay đổi bao
nhiêu.
Bản kể 8: “Chôn hôm trước thì hôm sau ở chỗ đó đã mọc lên một cây thị,
cây lớn nhanh như thổi, cành lá xum xuê, nhưng chỉ độc một quả.
Một hôm, trong lúc trời nắng gắt, có một bà cụ dừng lại nghỉ chân bên
gốc cây. Bỗng cụ nghe như có tiếng ai gọi. Cụ ngẩng đầu nhìn lên. Một hộp
trầu rất đẹp rơi nhẹ vào giữa lòng bàn tay bà cụ. Từ quả thị vàng có tiếng nói
dịu dàng vọng xuống: “Cụ ơi, cụ làm phúc đưa hộp trầu này của cháu đến tận
tay hoàng tử, cụ nhé!”. Biết có oan hồn nào muốn nhờ giúp đỡ, bà cụ gật đầu.
Hôm sau, hoàng tử nhận được hộp trầu, biết vợ lại báo tin, Hoàng tử đi theo bà
cụ đến gốc cây thị. Đúng trưa, cũng như hôm trước, bà cụ đến bên gốc cây,
cất tiếng gọi. Lập tức quả thị rơi xuống, biến thành một cô gái xinh đẹp có đôi
mắt sáng như ánh trăng, có cặp môi tươi như cánh hoa hồng mới nở”.
Bản kể này gần giống với bản của người Kinh, nhưng lại đưa motif trầu
ra trước.
- Tính chất của motif cái duy nhất: “Mọc lên một cây thị…, nhưng chỉ có
độc một quả”.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Trên đường vắng ngắt
không một bóng người”.
Cô gái chọn lúc không có ai biết, trừ bà cụ. Nhưng việc rơi hộp trầu, và
nhờ đưa nó đến tận tay hoàng tử thì so với các bản kia có hơi sớm. Theo lẽ

thường, cô gái biến hóa từ quả thị trước khi hoàng tử nhận ra vợ mình qua
miếng trầu.
Người được chọn gửi gắm: “Có một bà cụ dừng lại nghỉ chân bên gốc
cây”.
Sự biến hóa tái sinh: “Quả thị (cô gái (Gơ - Liu)”.
Cô gái rất đẹp, nhưng không phải ẩn giấu trong hũ gạo, dọn dẹp nhà cửa,
nấu cơm, một thời gian mới bị bà cụ rình bắt được như một số truyện kia.
Bản 9 kể: “Một hôm đi rẫy về, Ria lại thấy Cao đã ăn hết cà chỉ còn để rơi
lại có một hột. Ria trồng hột cà ngay ngoài đồng. Hột cà mọc thành cây cam.
Cây cam lớn lên, có một quả vàng mọng. Ai đi qua trông thấy cũng thích. Có
một vài người với tay định hái. Nhưng người ta càng với, cây càng cao, bóng
mát càng tỏa rộng, quả cam càng tươi tốt. Một hôm, có một bà già đi qua nhà
Ria. Nhân trời nắng, bà ngồi nghỉ dưới gốc cây cam. Lúc định đi, bà không
quên ngỏ lời cám ơn cây cam đã cho bà bóng mát. Bỗng nhiên quả cam rụng
vào tay bà. Từ đó mỗi lần đi đâu về bà đều thấy cơm canh ngon ngọt sẵn sàng.
Bà ngạc nhiên lắm và để ý rình. Một bữa kia, bà thấy có một người con gái
xinh đẹp từ trong buồng, chỗ bà cất cam bước ra. Bà vội giữ lấy và hỏi duyên
cớ. Người gái đẹp đó nói hết mọi chuyện cho bà nghe. Nàng chính là Ú. Bà
khuyên Ú ở lại với bà”.
- Tính chất của motif cái duy nhất: “Một hột cà (cây cam, có một quả”.
Ở đây quả cam thay cho quả thị.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Nhưng người ta càng với,
cây càng cao, bóng mát càng tỏa rộng, quả cam càng tươi tốt”. Vẫn không ai
hái được.
- Người được chọn gửi gắm: “Bà ngồi nghỉ dưới gốc cây cam. Lúc định đi
bà không quên ngỏ lời cám ơn cây cam đã cho bà bóng mát”. Có lẽ cũng là
một bà già nghèo lại biết ơn bóng mát cây cam.
Sự biến hóa tái sinh: “Quả cam (người (Ú)”.
Cô Ú cũng phải ẩn giấu một thời gian, cũng cơm canh ngon ngọt sẵn
sàng, nhà cửa ngăn nắp sạch sẽ, và bà rình mới bắt được.

Đến đây, chúng tôi xin tóm tắt các motif chính của chi tiết thứ 3 của cái
duy nhất thứ 3.
- Tính chất của motif cái duy nhất: Một quả thị: Bản 1, 2, 3, 8; Một quả
quít: Bản 4; Hai quả trứng: Bản 5; Cục than: Bản 6; Chiếc nhẫn: Bản 7. Đây là
vật nhân tạo; Một quả cam: Bản 9.
Nếu xét quả thị, quả quít và quả cam là giống nhau, ta có thể nói có 6
bản kể về tính chất của motif cái duy nhất là quả. Còn 3 bản kể là quả trứng,
cục than, chiếc nhẫn.
- Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: Tấm muốn ăn không hái
được: Bản 1; Trên một cành cao vút: Bản 2; Không trông thấy: Bản 3; Không
cã: Bản 4, 6, 7; Bị cây tre cào xước mặt mũi, bị cọc màn đâm vào tay, bị khói
làm ả cay mắt: Bản 5; Không một bóng người: Bản 8; Nhưng người ta càng
với, cây càng cao: Bản 9.
Có 3 bản kể không có điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất. Còn lại
6 bản kể, mỗi bản kể khác nhau.
- Người được chọn gửi gắm: Bà lão ăn xin: Bản 1; Bà cụ bán hàng nước
nhà nghèo: Bản 2; Bà lão người Việt bán bánh ratjam: Bản 3; Hai bà cháu
người Chăm tới tòa lâu đài bán quần áo cho vua: Bản 4; Bà cụ ở gần xin lửa:
Bản 5, 6; Mụ Đang Pa đến xin tro: Bản 7; Bà cụ dừng lại nghỉ chân bên gốc
cây: Bản 8, 9. Ở đây đều là bà cụ nghèo. Có hai bà lão người khác dân tộc. Có
2 bà cụ đến xin lửa, xin tro.
- Sự biến hóa tái sinh: Quả (người: Bản 1, 2, 3, 4, 8, 9; Phải ẩn giấu, nấu
cơm quét nhà, rình bắt được; Bản kể 4 và 8 cô gái hiện ra ngay, khác ba bản
trước và bản thứ 9; Trứng (hai người; Chim (người; Chiếc nhẫn (người .
Có 6 trường hợp biến hóa từ quả (thị, quít, cam) thành người. Có 2
trường hợp không phải ẩn giấu. Còn ba bản biến hóa hơi khác thường, từ
trứng, chim, và nhẫn ra người. Từ một trái cây, hoặc trứng, chim, chiếc nhẫn
tái sinh lại “Tấm”, đấy là motif cái duy nhất đáng chú ý trong truyện Tấm Cám./.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×