Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC QUYỀN TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP ĐƯỢC GIAO CHO HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TẠI XÃ PHÚ VINH, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.12 KB, 12 trang )

15

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC QUYỀN TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP
ĐƯỢC GIAO CHO HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
TẠI XÃ PHÚ VINH, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Huỳnh Văn Chương
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Xã vùng cao Phú Vinh, huyện A Luới, tỉnh Thừa Thiên Huế là xã điển hình của việc thực
hiện chính sách giao một phần diện tích đất rừng sản xuất nghèo kiệt về hộ giao đình hoặc cộng
đồng quản lý và sử dụng nhằm đa dạng hoá chủ thể quản lý và nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận cho
xã hội từ đất lâm nghiệp, tạo việc làm, tạo nghề lâm nghiệp và tăng thu nhập cho người dân
được giao đất và bền vững vùng đồi núi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy việc
thực hiện chuyển giao còn kéo dài và gặp nhiều lúng túng giữa các bên liên quan. Mặc dù các
chính sách vĩ mô của Nhà nước về việc giao đất lâm nghiệp là khá rõ ràng nhưng việc thực hiện
ở cấp địa phương vẫn chưa cụ thể. Cách hiểu và thực hiện các bước trong quá trình giao đất
vẫn còn có sự chồng chéo giữa các đối tượng nhất là giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ và chính
quyền xã, huyện. Người dân của vùng nghiên cứu đang rất mong chờ từ phía chính quyền địa
phương có được một qui trình, phương thức giao đất và định hướng qui hoạch sử dụng đất thật
cụ thể và tạo sự công bằng, tiến đến ổn định về qui mô diện tích để họ có thể đầu tư sản xuất và
tạo nên một công việc ổn định, có thu nhập thật sự.
Từ khoá: Đất lâm nghiệp, Chuyển giao, “Bó quyền”, Chính quyền địa phương.

1. Đặt vấn đề
Việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân quản lý khai thác và sử
dụng vào mục đích nông lâm nghiệp đã được thực hiện trong nhiều năm qua trên khắp
cả nước (Nghị định 163/1999/NĐ-CP). Tiến độ thực hiện việc giao đất giao trên các
vùng miền khác nhau của cả nước cũng rất khác nhau, trong đó vùng đồi núi miền


Trung, việc giao đất lâm nghiệp đến cộng đồng và hộ gia đình vẫn còn rất chậm và gặp
nhiều khó khăn và đây cũng là lý do để nghiên cứu này cần đi sâu phân tích và phát hiện
vấn đề. Tại vùng đồi núi miền Trung, việc khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp thực sự
còn mới bắt đầu, chưa hình thành một nghề ổn định đối với người dân. Lâu nay người
dân vẫn quen với việc thu lợi trên đất lâm nghiệp theo kiểu hái lượm và họ không lường
trước được kết quả. Hiện tại, Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện các chính sách
giao một phần diện tích đất rừng sản xuất nghèo kiệt từ Ban quản lý rừng phòng hộ về
16

hộ gia đình và cộng đồng quản lý nhằm đa dạng hóa chủ thể quản lý đất đai và tài
nguyên. Quá trình giao và khai thác đất lâm nghiệp đến hộ gia đình và cá nhân còn gặp
khó khăn, các quyền trên đất lâm nghiệp chuyển giao này cũng chưa rõ ràng và còn
chồng chéo giữa các cơ quan chủ quản trước và sau khi giao. Từ những lý do trên, việc
phân tích thực trạng và đi sâu tìm hiểu các quyền trên đất lâm nghiệp đang giao tại xã
Phú Vinh, huyện A Lưới như là trường hợp điển hình, vì hiện tại xã Phú Vinh đang
trong quá trình nhận đất được giao từ Ban quản lý rừng phòng hộ A Luới và có thể rút ra
bài học kinh nghiệm cho các vùng tương tự khác ở vùng đồi núi miền Trung.
* Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng của quá trình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá
nhân quản lý và sử dụng;
- Phân tích các quyền trên đất lâm nghiệp đã và đang trong quá trình giao đất.
- Để xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao thuận lợi và khai
thác có hiệu quả đất sau khi chuyển giao.
2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mô tả vùng nghiên cứu
Vùng được chọn để nghiên cứu là xã Phú Vinh thuộc huyện A Luới, tỉnh Thừa
Thiên Huế, là một xã với gần 40% hộ nghèo và tái nghèo. Xã có thôn, trong đó có thôn
Phú Thượng 100% là người dân tộc thiểu số (Pacô), 03 thôn còn lại là Phú Xuân, Phú
Thuận, Phú Thành gần 98% là đồng bào người Kinh. Một số thông tin cơ bản các thôn
nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 1.

Bảng 1. Thông tin cơ bản của 4 thôn trong xã
Nội dung Phú Thượng Phú Xuân Phú Thuận Phú Thành
Vị trí địa lý
Khoảng cách đến TT huyện (km)

10 8 7 6
Khoảng cách đến TT tỉnh (km) 70 67 66 65
Qui mô hộ
Số hộ 96 53 60 55
Qui mô hộ 5 4 4 4
Số lao động/hộ (trung bình) 2 2 2 2
Nhóm dân tộc Pacô Kinh Kinh Kinh
Cơ cấu lãnh đạo thôn
Theo hệ thống nhà nước
Với cơ cấu năm người trong nhóm lãnh đạo: trưởng và phó
thôn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công an thôn.
Theo tập tục truyền thống
Thôn Phú Thượng: có một Già làng
03 thôn còn lại: không có Già làng
17

Đất nông nghiệp
TB diện tích đất trồng
cạn/hộ(ha)
(vườn đồi và vườn nhà)
0,5 1,0 1,0 1,0
TB đất lúa nước/hộ (m2) 300 0,0 0,0 0,0
Cây trồng chính Lúa nước và lúa cạn, sắn, cây ăn quả.
Nguồn thu nhập phi nông nghiệp Lương
Làm thuê,

dịch vụ
Làm thuê,
dịch vụ
Làm thuê,
dịch vụ
Tổng số hộ nghèo và cận nghèo 36 08 10 11
Nguồn: UBND xã Phú Vinh, 2009.
Sự hình thành tên thôn, tên xã và cho đến nay định cư ổn định là một quá trình
lịch sử bắt đầu từ những năm 1970. Ba thôn người Kinh là Phú Xuân, Phú Thuận và
Phú Thành đều từ vùng ven đầm phá của huyện Phú Vang và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế đi kinh tế mới theo chính sách của Nhà nước lúc đó và định cư ở lại đây, còn riêng
đồng bào dân tộc Pacô ở thôn Phú Thượng di cư từ xã Hồng Thượng, nằm ở phía Tây
Nam của xã Phú Vinh ra đây để lập nghiệp và hình thành nên một thôn riêng. Kết hợp
03 thôn người Kinh và 01 thôn Phú Thượng hình thành nên xã Phú Vinh hiện nay.
2.2. Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng phân tích các quyền dựa vào “bó quyền” của hai tác giả là
Schlager và Ostrom (Schlager, E. and E. Ostrom, 1992). Dựa trên khung nghiên cứu bó
quyền, việc phân tích các quyền trên đất lâm nghiệp đang chuyển giao sẽ được xác định
cụ thể và làm rõ ở trường hợp nghiên cứu xã Phú Vinh, huyện A Lưới. Khung phân tích
“bó quyền” được mô tả cho nghiên cứu này như hình 1.
Hình 1. Mô phỏng khung phân tích “bó quyền” trên đất lâm nghiệp đang chuyển giao
Quyền tiếp cận
Quyền khai thác
Quyền quản lý
Quyền loại trừ
Quyền chuyển nhượng
Phân tích, kiểm tra và đánh giá


Tiềm năng thay đổi đất

lâm nghiệp đến hộ gia
đình quản lý và sử dụng
Đất lâm
nghiệp đã và
đang giao
Khó khăn, thách
thức và sự xung đột
Đ


xu

t gi

i pháp đ


s


d

ng đ

t
lâm nghiệp được giao hiệu quả
18

2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thu thập những nghiên cứu về các vấn đề

chuyển giao đất lâm nghiệp; các số liệu về tiến trình thực hiện các chính sách giao đất
giao rừng, các báo cáo, tài liệu; công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách giao đất
giao rừng và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của vùng nghiên cứu.
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp: Dựa trên bảng hỏi thiết kế sẵn, số liệu được thu
thập bằng cách phỏng vấn 50 hộ dân được lựa chọn theo từng thôn, trong đó có phân bổ
đều số lượng mẫu cho thành phần kinh tế hộ, qui mô hộ, nhóm dân tộc thiểu số. Sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung đối với các cán bộ địa phương và người
dân
2.3.3. Xử lý số liệu: Số liệu thu được sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê
tổng hợp, thống kê mô tả để chỉ ra sự thay đổi về các hoạt động và tiến trình chuyển
giao.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Thực trạng quá trình chuyển giao đất lâm nghiệp từ Ban Quản lý rừng
phòng hộ (QLRPH) về hộ gia đình
3.1.1. Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của xã Phú Vinh
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã được thống kê năm 2009 (bảng 2) là 2904ha,
trong đó diện tích đất để sản xuất nông nghiệp gồm trồng cây hằng năm và lâu năm chỉ
có 73,44 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 2.414,42 ha, đất phi nông nghiệp là 196,92 ha
còn lại là diện tích đất chưa sử dụng với 257,28ha. Tuy nhiên, qua quá trình đi khảo sát
thực tế để xác định diện tích đất chưa sử dụng giữa hiện trường và trên bản đồ cùng với
cán bộ địa chính xã và thôn trưởng 4 thôn cho thấy: thực chất việc xác định đúng diện
tích đất được cho là chưa sử dụng theo như sự phân loại của cơ quan chuyên môn về đất
đai là rất khó, hầu như chỉ có một ít diện tích mặt nước sông và khe suối và đất núi đá
không có rừng cây thể hiện rõ ngoài thực tế, còn lại hầu hết đất trống đồi trọc gồm đất
bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng trên thực tế đã được khai hoang để trồng
cây trồng nông lâm nghiệp và đã có chủ quản lý nên không còn là đất chưa sử dụng.
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Vinh, huyện A Lưới năm 2009
TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 2904.00


Trong đó:

01 Đất sản xuất nông nghiệp 73.44

02 Đất lâm nghiệp 2414.62

19

03 Đất phi nông nghiệp 196.62

04 Đất chưa sử dụng 257.28

Nguồn: UBND xã Phú Vinh, 2009

3.1.2. Thực trạng quá trình thu hồi đất lâm nghiệp về từ Ban QLRPH giao cho
xã Phú Vinh và hộ gia đình quản lý
Theo ý kiến người dân thì trước đây các tài nguyên thiên nhiên của xã Phú Vinh
như: rừng, sông suối, ao hồ, đất nông lâm nghiệp, các vùng đất hoang hoá được người
dân hiểu và mặc nhiên thừa nhận như là tài sản chung của cộng đồng, sự quản lý và khai
thác và chiếm giữ các tài nguyên trên đều dựa vào sự tự phát của từng dòng họ, của hộ
gia đình và trên cơ sở luật tục và tập quán bản địa. Qua phỏng vấn những người lớn tuổi
họ đều trả lời ở thời điểm trước năm 1976 họ không phải chịu bất kỳ một chính sách
nào của Nhà nước trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên để mưu sinh, việc

20

sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo hình thức du canh và phát đốt, hái lượm, khai thác
các sản phẩm trong rừng để mưu sinh. Khi Nhà nước bắt đầu thành lập các Lâm trường
quốc doanh (sau năm 1976), thì các tài sản chung trên đất lâm nghiệp thuộc về Nhà
nước. Tại xã Phú Vinh, số liệu thu thập được cho thấy diện tích đất chuyển về cho Lâm

trường quản lý là rất lớn chiếm hơn 70% tổng diện tích đất của toàn xã.
Bảng 3. Một số chính sách về đất đai đã được áp dụng tại xã Phú Vinh
Năm Chính sách
1992 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
1994 Nghị định 02/CP của Chính phủ về giao đất giao rừng
1995
Nghị định 01/CP của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mụ
c đích
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệ
p nhà
nước
1999 Nghị định 163/CP về giao đất giao rừng (thay thế nghị định 02/CP)
2003 Luật Đất đai
2004 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi
2004 Nghị định 181/CP về việc hướng dẫn thực hiện Luật đất đai 2003
2008
Quyết định 1784/QĐ.UBND của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về việ
c thu
hồi đất của BQLRPH A Lưới giao cho nhân dân có đất để sản xuất
2008
Hướng dẫn số 30/HD-TN &MT của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Thừ
a
Thiên Huế về việc giao đất nông lâm nghiệp
Nguồn: UBND xã Phú Vinh và huyện A Lưới.
Qua phân tích một số chính sách liên quan đất đai (bảng 3) trên địa bàn xã Phú
Vinh cho thấy, Luật Đất đai qua các năm, Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất
nông nghiệp, Nghị định 02/CP, Nghị định 163/CP về việc giao đất, giao rừng đã làm
thay đổi rất lớn đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất nông lâm nghiệp và đất chưa
sử dụng của xã. Đặc biệt, từ khi có quyết định 1784/QĐ.UBND của UBND Tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc thu hồi một phần diện tích đất rừng sản xuất từ BQLRPH A Lưới

giao cho xã Phú Vinh thì thực tế việc sử dụng đất có những thay đổi lớn. Cụ thể, dù
chưa ra quyết định giao về mặt pháp lý, chưa đo đạc và cắm mốc để phân định ranh giới
chính thức đến hộ gia đình nhưng nhiều hộ gia đình trong xã đã tự lập các ranh giới
phân chia đất của mình bằng các hàng rào hay tự lấn chiếm trồng cây để làm dấu mốc
và xem như đất của mình.
Theo chủ trương chung của xã, việc giao đất đến hộ gia đình theo thứ tự ưu tiên
những hộ gia đình nào chưa có đất sản xuất trong xã, tiếp đến là hộ nghèo đang được
21

hưởng chính sách theo Nghị định 134/CP của Chính phủ, tiếp đến là các hộ cận nghèo
và mỗi hộ được giao đất tối đa không quá 1,5 ha. Đó là chủ trương đúng và rất được
người dân ủng hộ, Tuy nhiên trên thực tế, chủ trương này chưa thực hiện thì đất đã bị
các hộ gia đình lấn chiếm và khai hoang tự phát để trồng cây lâm nghiệp, đào ao thả cá,
làm nhà tạm để chiếm giữ đất. Nguyên nhân để xảy ra hiện tượng trên thì có nhiều, (1)
về phía Ban quản lý rừng phòng hộ bàn giao không dứt điểm tổng số diện tích đã được
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định; (2) đối với UBND huyện chưa kịp thời đi
trước một bước trong việc đo vẽ và lên phương án phân lô và phương án qui hoạch
trồng cây, chưa có những tác động mạnh và tích cực để Ban QLRPH bàn giao dứt điểm
tổng diện tích phải chuyển giao, thiếu sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật giúp UBND
xã tiến hành các bước thu hồi và giao đất; (3) đối với UBND xã chưa chặt chẽ trong
việc thực hiện các văn bản pháp qui và quyết định của chính quyền cấp trên, thiếu lực
lượng để quản lý và triển khai các bước trong quá trình giao đất đến hộ gia đình; (4) đối
với người dân đất đai có tính nhạy cảm và có khả năng sinh lợi nên người dân nào cũng
muốn có nhiều đất vì vậy họ cố lấn chiếm, tâm lý người dân là lấn chiếm trước rồi sẽ
được nhà nước hợp thức hoá và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau.
Qua số liệu điều tra cho thấy, người dân rất đồng tình và mong muốn có thêm
đất được giao từ Ban QLRPH nhưng qui trình và tiến độ thực hiện là còn chưa rõ ràng
và rất chậm, đất sau khi bàn giao không lên phương án giao đất sớm nên người dân lại
tự lấn chiếm hết và chính quyền địa phương cũng không có biện pháp cứng rắn để cản
trở, trong khi Ban QLRPH họ xem như đã hết trách nhiệm sau khi thu hoạch cây lâm

nghiệp còn lại trên đất mà họ đã trồng trước đó.
3.2. Phân tích “bó quyền” trên đất lâm nghiệp đã và đang chuyển giao
Việc phân tích và mô tả các quyền dựa theo khung phân tích “bó quyền” như đã
trình bày ở phần phương pháp và trên địa bàn nghiên cứu chỉ tập trung vào hai nhóm
đối tượng là nhà nước và hộ gia đình.
3.2.1. Quyền tiếp cận
Qua tìm hiểu, quyền này không ghi rõ trong các văn bản nhà nước nhưng ngầm
hiểu đây là quyền hợp pháp cho cả nhà nước và người dân. Đối với nhà nước việc tiếp
cận này là để kiểm tra, giám sát, đo đạc và thực hiện quyền quản lý đất đai, ngăn cản
khi đối tượng sử dụng đất sai mục đích. Khi hỏi cán bộ địa chính xã về việc có thường
xuyên tiếp cận đến các thửa đất của người dân để thực hiện công tác quản lý của mình
không, được trả lời là rất ít khi làm việc này tại các thôn trong xã trừ khi có sự tranh
chấp đất đai hay theo sự yêu cầu của các cơ quan chuyên môn cấp trên. Đối với người
dân quyền tiếp cận các thửa đất của mình và của người khác trong xã và đất của ban
quản lý rừng phòng hộ là bình thường và hiển nhiên xảy ra, tuy nhiên tiếp cận ở đây có
nghĩa là họ có quyền đi ngang qua thửa đất người khác nhưng không làm tổn hại hay
mất mát các tài sản trên đất của người khác. Nếu tiếp cận và làm mất mát tài sản thì bị
22

xử rất nghiêm theo luật tục địa phương là phải cúng bằng gà hoặc lợn hoặc một vật khác
để xin lỗi hoặc có thể bằng cách thứ hai là báo chính quyền địa phương can thiệp. Hiện
tại, người dân tiếp cận đất do ban quản lý rừng phòng hộ quản lý đều có chủ đích, hoặc
là để thăm dò và xác định các vị trí hợp lý để tiến đến khai hoang, trồng keo và chiếm
đất, hoặc là tiếp cận để khai thác các tài sản trên đất mà đặt biệt là các cây lâm nghiệp
thuộc tài sản của BQLRPH. Sự ngăn cản của BQLRPH là có nhưng thật sự ít hiệu quả,
điều này dẫn đến việc tiếp cận và khai thác tài sản cây lâm nghiệp do BQLRPH quản lý
thường xuyên xảy ra và đôi khi rất khó kiểm soát.
3.2.2.Quyền khai thác
Đối với đất lâm nghiệp việc khai thác và hưởng lợi sẽ thuộc về người dân sau
khi đã được giao đất ổn định, Nhà nước không thu thuế hay bất cứ lệ phí gì trên đất từ

năm 2005 đến nay. Quyền khai thác đất lâm nghiệp nếu đã được giao là quyền chính
thống và hợp pháp trong 9 quyền mà Nhà nước qui định khi cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Nhưng đất lâm nghiệp đang chuyển giao và chưa đuợc chính quyền địa
phương công nhận thì quyền khai thác từ phía người dân là không chính thống và không
hợp pháp, vì về mặt pháp lý muốn khai thác hợp pháp đất lâm nghiệp này người dân
phải làm đơn xin phép và được nhà nước phân chia trước khi khai thác, nhưng quyền
này lại được người dân hiểu là quyền đương nhiên họ có được mà không cần phải xin
phép, vì theo họ đất lâm nghiệp chưa được chuyển giao là đất chung của thôn, xã và ai
có nguồn lực thì khai thác được nhiều để mưu sinh.
3.2.3. Quyền quản lý:
Quyền quản lý đất lâm nghiệp ở cấp nhà nước đó là quản lý việc đo đạc, lập bản
đồ, quản lý việc sử dụng theo qui hoạch Nhà nước, đối với công tác địa chính, việc quản
lý trên giấy tờ là đến từng thửa đất nông nghiệp. Đối với người dân, họ hiểu trách nhiệm
quản lý trực tiếp thửa đất là của họ, việc quản lý theo ranh giới đã được người dân làm
dấu phân chia ranh giới bằng các bờ rào, bờ ao… Quyền quản lý là quyền chính thống
và hợp pháp cả đối với nhà nước và hộ gia đình. Tuy nhiên, đối với người dân, việc
quản lý của nhà nước hay không ít ảnh hưởng đến thửa đất của họ vì họ nghĩ rằng đất
đai của họ sau khi đã chiếm để trồng cây nông lâm nghiệp không ai có quyền xâm
chiếm và dù nhà nước có qui hoạch hay cho phép sử dụng là 20-50 năm thì đó mãi mãi
là mảnh đất của họ và con cái họ, cách suy nghĩ này phần nào hợp pháp nhưng mặc
khác sẽ gây rất nhiều khó khăn nếu Nhà nước muốn thu hồi đất để chuyển mục đích
khác hoặc chuyển cho hộ khác.
3.3.4. Quyền loại trừ:
Đối với Nhà nước, họ có quyền cản trở khi người sử dụng đất nông lâm nghiệp
sai mục đích. Tuy nhiên quyền loại trừ này trên địa bàn xã Phú Vinh là rất khó thực hiện
từ phía nhà nước, vì hầu hết người dân khi chuyển mục đích sử dụng, chuyển quyền sử
dụng cho người khác đều không thông qua chính quyền cấp xã và huyện, trong khi cán
23

bộ chuyên trách của xã về đất đai không thể theo dõi được hết những diễn biến xảy ra

ngoài thực tế. Đối với người dân, họ cho rằng đất của họ khi được nhà nước giao, chính
quyền địa phương đã thừa nhận hoặc đã khai hoang tự phát để trồng cây thì họ thích
trồng gì, cho ai là quyền của họ. Quyền loại trừ là quyền hợp pháp và chính thống của
nhà nước khi quản lý về đất đai, nhưng xét điều kiện địa bàn nghiên cứu rất khó thực
hiện quyền này và khi thực hiện quyền này một cách cứng nhắc rất dễ xảy ra xung đột
giữa chính quyền và hộ gia đình có đất.
Đối với đất lâm nghiệp chưa được giao và đang trong tiến trình, nhưng người
dân đã xâm lấn, họ cho rằng họ có thể cản trở hay loại trừ người khác khi mảnh đất đó
đã được họ đánh dấu ngoài thực địa bằng các ký hiệu riêng như bờ rào, trồng cây ở 4
góc thửa đất thì tuyệt nhiên người khác không được vào đó khai hoang và trồng cây
được. Xét về khía cạnh luật pháp thì đây là quyền không chính thống, nhưng người dân
lại rất tôn trọng quyền trong này trong thôn xóm thông qua luật tục và các qui ước với
nhau nên ít có tranh chấp xảy ra. Như vậy, quyền loại trừ một mặt là chính thống nhưng
mặt khác lại là không chính thống nhưng vẫn tồn tại.
3.2.5. Quyền chuyển nhượng:
Việc chuyển nhượng đất đai ở đây chủ yếu theo hình thức thừa kế từ cha mẹ
sang con cái. Khi con cái lập gia đình ra ở riêng thì bố mẹ quyết định cho một ít diện
tích đất mình đang sản xuất và đương nhiên cả bố mẹ và con cái hiểu rằng lúc này mảnh
đất đó thuộc về người con mà không cần giấy tờ gì khác hoặc khai báo với chính quyền
địa phương. Việc chuyển nhượng đất nông lâm nghiệp ở địa bàn nghiên cứu hầu như rất
ít khi thông qua sự cho phép hay không cho phép từ chính quyền xã và huyện. Đất lâm
nghiệp sau khi đã chiếm hoặc tự khai hoang, theo người dân, họ có quyền chuyển
nhượng hoặc cho hoặc cho mượn mảnh đất của họ cho người khác nếu trước đó họ đã
chiếm được mà không cần thiết báo cáo hay xin chính quyền xã. Đây lại là quyền không
chính thông và không hợp pháp, vì theo qui định các mảnh đất đó vẫn thuộc quyền quản
lý chung của uỷ ban nhân dân xã, nếu muốn khai thác vào các mục đích như trồng trọt,
lâm nghiệp, trước hết phải làm đơn và trình bày được lý do vì sao xin thêm đất và khi
được sự cho phép phải sử dụng đúng mục đích theo định hướng sử dụng chung của
huyện và xã. Tuy nhiên, việc này chỉ trên lý thuyết giấy tờ còn thực tế các hộ gia đình
khai thác gần như tự do, sau đó được nhà nước hợp thức hoá bằng cách đo đạc và cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.4. Bài học kinh nghiệm và các biện pháp đề xuất từ trường hợp xã Phú Vinh
- Tiến trình thực hiện việc giao đất lâm nghiệp từ nhà nước về hộ gia đình phải
làm đồng bộ và đúng qui trình hướng dẫn, nếu bỏ qua hoặc làm tắt các bước sẽ dẫn đến
sự thiếu minh bạch và dễ bị người dân nghi ngờ vào phương án giao đất và dễ xảy ra
tranh chấp.
- Việc đo đạc, lên phương án giao đất, công khai bản đồ giao đất, định hướng sử
24

dụng đất phải đi trước một bước trước khi có chủ trương và thông báo cho dân. Nếu
việc này không thực hiện được thì các gần như phương án giao đất bị phá vỡ và rất lúng
túng.
- Việc lắng nghe, bàn bạc và thống nhất với dân thường xuyên là điều kiện tiên
quyết để đi đến thống nhất phương án giao đất và tạo sự công bằng.
- Đất đai là vấn đề nhạy cảm nên các bên liên quan cần nhận thức đúng và cần
đặt quyền lợi cộng đồng lên trên hết. Giữa bên giao đất và bên nhận bàn giao đất cần
phải bàn bạc và thống nhất cách giao kịp thời, đúng diện tích, ranh giới, pháp lý.
- Việc định hướng sử dụng đất hợp lý để giúp người dân biết cách khai thác và
sử dụng hiệu quả sau chuyển giao là việc làm song song với tiến trình chuyển giao.
- Việc bàn giao diện tích sẽ chuyển giao cho hộ gia đình cần phải làm đồng thời
trên thực địa và trên bản đồ địa chính, phải có sự bàn giao ranh giới cụ thể và cắm mốc
phân định ranh giới.
- Đối với UBND xã cần sớm có các biện pháp để cản trở việc tiếp tục xâm
chiếm đất chưa được giao và xâm chiếm đất chung cho mục đích cá nhân.
4. Kết luận
- Chính sách giao đất lâm nghiệp về hộ gia đình và cộng đồng nhằm đa dạng hoá
chủ thể quản lý là một chính sách đúng và hợp với mong muốn của người dân khi diện
tích đất canh tác hiện tại của mỗi hộ là rất nhỏ và manh mún.
- Việc giao đất lâm nghiệp về hộ gia đình để quản lý và sử dụng chưa thực hiện
dứt điểm, chưa mang lại hiệu quả kinh tế và tính bền vững mặc dù quyết định giao đất

đã hơn 3 năm của UBND tỉnh. Cho đến nay người dân vẫn chưa được nhận đất và việc
canh tác và trồng cây trên đất được giao vẫn theo hình thức tự phát, lấn chiếm đất chưa
giao là không hợp pháp.
- Xu hướng khai hoang và lấn sâu vào rừng tái sinh để sản xuất nông lâm nghiệp
hiện đang diễn ra rất nhanh ở điểm nghiên cứu và điều này sẽ dẫn đến rừng tự nhiên và
tái sinh ngày càng cạn kiệt và mất rừng sẽ ngày càng tăng lên.
- Chủ trương và các chính sách vĩ mô về giao đất lâm nghiệp từ Nhà nước về hộ
gia đình là đúng nhưng sự chậm trễ và cách thực hiện các bước không đúng đã làm cho
các chủ trương và chính sách có thể bị người dân hiểu sai và việc này sẽ làm ảnh hưởng
đến lòng tin của người dân vào các chính sách của nhà nước.
25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ NN và PTNT, Thông tư hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được
quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành
rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số
38/2005/CT-TTg , 2009.
[2]. Chính Phủ nước CHXHCNVN, Nghị định 163/1999/NĐ-CP, về giao đất, cho thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp, website www.chinhphu.vn.
[3]. Chính Phủ nước CHXHCNVN, Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 200/2004/NĐ-
CP, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường Quốc doanh, 2004.
[4]. Nguyen. Q. T. What Benefits and for Whom? Effects of Devolution of Forest
Management in Dak Lak, Vietnam. PhD Dissertaion Shaker Verlag, (2005), 247-260.
[5]. Quốc hội nước CHXHCNVN, Luât bảo vệ và phát triển và phát triển rừng, chương IV,
mục 1, điều 46, điều 47, trang 26, 2004, website www.isgmard.org.vn.
[6]. Quốc hội nước CHXHVN, Luật đất đai, Chương I, Điều 9, 2003, website
www.chinhphu.vn.
[7]. Schlager, E. and E. Ostrom, Property Rights Regime and Natural Resources: A
Conceptual Analysis, Land Economics 68, (1992), 249-262.

[8]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, Hướng dẫn số 30/HD-TN &MT
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế về việc giao đất nông lâm
nghiệp, 2008.
[9]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định 1784/QĐ_UBND của UBND Tỉnh TT Huế về
việc thu hồi đất của BQLRPH A Lưới giao cho nhân dân có đất để sản xuất, 2008.

STUDY OF THE STATUS AND RIGHTS ON TRANSFERRING FOREST LAND
TO THE HOUSEHOLDS FOR USING AND MANAGEMENT AT PHU VINH,
A LUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Huynh Van Chuong
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
The upland commune of Phu Vinh, A Luoi district, Thua Thien Hue province is a typical
example of the policy of transfering part of forest land to individual households or the
community in order to diversify the management, generate more profit for the society from forest
26

land, create jobs, increase income for the people and improve the sustainability of the forest
land. However, research results showed that the actual implementation of the policy took much
time and created a lot of confusion among the stakeholders. Although the State's policies on the
transfer of forest land is quite clear, the implementation at the local level is not specific. How
different parties understand and implement the steps of forest transfer could still overlap,
especially between Forest Management and Protection Board and local authorities at
communal and district levels. The people of the study area are hoping for a clear and fair
procedure for land allocation and land use planning from the local authorities that can give
them land areas to invest and create jobs and stable incomes.
Keywords: Forest land, Transferring, Bundle of rights, Local authorities.
.

×