Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.74 KB, 6 trang )

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh


Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì ?
 Giãn tĩnh mạch thừng tinh là giãn các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn.
Thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái
 Nguyên nhân cũng giống như giãn tĩnh mạch ở chân và do dòng máu chảy
ngược vào trong các tĩnh mạch
 Khi máu ứ trong tĩnh mạch phía trên tinh hoàn, nó có thể làm giảm số
lượng và chất lượng tinh trùng. Trong nhiều trường hợp, số lượng tinh trùng có thể
cải thiện sau khi điều trị

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì ?
 Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không triệu chứng
 Đôi khi có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối
ngày hay khi đứng, hoạt động hay ngồi lâu
 Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to, chúng ta có thể thấy 1 khối sưng phía trên
bìu

Làm thế nào để chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh ?
 Chẩn đoán bằng thăm khám thực thể
 Nếu bạn thấy đau và bác sĩ không sờ được tĩnh mạch giãn, siêu âm có thể
được sử dụng để chẩn đoán
Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
 Khoảng 1/10 người nam có giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tuy nhiên, nhiều
người có tĩnh mạch thừng tinh giãn không có bất thường về số lượng tinh trùng
hay các vấn đề về thừng tinh.
 Không phải tất cả bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải
phẫu thuật
 Nếu đau, hay nếu tĩnh mạch giãn xấu hay nếu bạn hay bạn tình cảm thấy
xấu, bạn có thể được phẫu thuật hay các phương pháp khác để làm giảm bớt giãn


tĩnh mạch thừng tinh
1. Chờ đợi theo dõi
 Nếu bạn không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể
theo dõi trong 1 thời gian
 Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì
không cần điều trị.
2. Phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn)
Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các
tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.
 Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút
 Vô cảm để có thể gây mê hay gây tê
 Đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Tĩnh mạch sau đó được cắt và cột
 Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ
 Cần phải có người thân theo bạn nếu bạn muốn xuất viện ngay vì tác dụng
của thuốc mê hay thuốc tê vẫn còn.

3. Các phương pháp khác
Trong phòng mổ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện kẹp hay làm tắt các tĩnh
mạch giãn
 Cũng cần gây mê hay gây tê và rạch 1 đường nhỏ ở vùng bẹn hay bụng
dưới
 Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch
 Cách khác, dùng thuốc để chích vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch
Các biến chứng có thể gặp
Chảy máu
Nhiễm trùng
Tràn dịch màng tinh: bìu sưng to và ứ dịch
Tái phát
Tổn thương động mạch thừng tinh, gây teo tinh hoàn
Diễn tiến sau điều trị

 Cần khoảng 5-7 ngày để bạn có thể trở lại với công việc hàng ngày (thí dụ
như thể thao)
 Bạn có thể tắm sau 24 giờ, tuy nhiên không nên ngâm trong bồn tắm trong
vòng 5 ngày
 Có thể đi làm sau 48 giờ
 Có thể đau vừa, sưng vừa bìu và có thể rỉ dịch trong đường mổ. Nếu rỉ dịch
dùng gạc vô trùng để băng lại.
 Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật bao gồm: nâng vác
nặng và hoạt động tình dục. Sau 48 giờ bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình
thường nếu không thấy khó chịu, kể cả hoạt động tình dục
 Bạn cứ tiếp tục chế độ ăn thường ngày
 Có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng liên tục 48h và sau đó nếu thấy đau khó
chịu thì có thể tiếp tục sử dụng
 Tái khám sau mỗi 2 tuần để đánh giá vết mổ có lành tốt hay không
 Phân tích nhiều mẫu tinh dịch sau khi phẫu thuật. Mẫu đầu tiên số lượng
tinh trùng không tăng, nhưng sau đó số lượng tăng dần.
Liên hệ với bác sĩ điều trị ngay nếu:
 Đau kéo dài sau mổ và không giảm khi dùng thuốc
 Đen và xanh chung quanh vết mổ, chảy máu vết mổ
 Có mùi khắm
 Bìu sưng to
 Sốt cao 380C hay và có kèm lạnh run

×