Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc ảnh hưởng đến bài tiết sữa pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.13 KB, 5 trang )

Thuốc ảnh hưởng đến bài tiết sữa


Tăng nồng độ prolactin trong máu là yếu tố quyết định sự bài tiết sữa. Hầu
hết các tác động của thuốc đối với quá trình tiết sữa đều thực hiện thông qua
hormon này.
Bình thường, sự tổng hợp và bài tiết sữa mẹ được điều hòa và kiểm soát chủ
yếu thông qua prolactin, một hormon được bài tiết từ tuyến yên

Nồng độ của hormon này thường tăng cao nhất trong 2 tuần đầu sau đẻ, sau đó
giảm dần và trở về mức bình thường sau 6 tháng.
Những thuốc gây ức chế tiết sữa
Một số thuốc như estrogen, testosteron, progestin, pseudoephedrin và các dẫn xuất
ergot như bromocriptin, ergotamin, cabergolin được ghi nhận có khả năng gây mất
sữa ở người do làm giảm bài tiết prolactin từ tuyến yên hoặc ức chế hoạt tính của
hormon này trên các mô tạo sữa.
Mặc dù chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhưng có nhiều bằng chứng cho
thấy estrogen, một loại nội tiết tố nữ thường dùng trong các viên tránh thai, có khả
năng ức chế mạnh mẽ sự tiết sữa ở một số bà mẹ nhạy cảm với thuốc.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy lượng sữa bài tiết bị giảm rõ rệt nếu các bà mẹ
này sử dụng estrogen sớm ngay sau khi sinh. Sự thay đổi này có thể diễn ra nhanh
hoặc chậm, một số trường hợp chỉ được phát hiện khi đã có thay đổi rõ rệt.
Nói chung, tất cả các bà mẹ đang cho con bú, có sử dụng viên tránh thai chứa
estrogen, cần được báo trước nguy cơ gây mất sữa của thuốc để lưu ý phát hiện
sớm.
Mặc dù progestin có thể gây mất sữa ở một số phụ nữ dùng thuốc này quá sớm sau
khi sinh, nhưng nguy cơ này thấp hơn nhiều so với estrogen.
Do đó, khi có nhu cầu tránh thai, các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên sử
dụng các viên tránh thai có chứa duy nhất progestin liều thấp.
Sau sinh là khoảng thời gian việc bài tiết sữa rất nhạy cảm với tác dụng của các
nội tiết tố nữ, do đó, tốt nhất các bà mẹ đang cho con bú nên tránh sử dụng các


viên tránh thai trong khoảng thời gian vài tuần đến vài tháng sau khi sinh.
Một số dẫn xuất ergot có thể gây giảm nồng độ prolactin trong máu và do đó gây
giảm tiết sữa. Bromocriptin, một dẫn xuất ergot thường sử dụng trong điều trị
Parkinson và u tuyến vú cũng rất có hiệu quả trong việc giảm cương sữa và ức chế
tiết sữa.
Cabergolin, một dẫn xuất ergot mới hơn có tác dụng tương đương bromocriptin
nhưng ít tác dụng phụ hơn. Liều 1mg cabergolin sử dụng sớm ngay sau sinh hoặc
0,25mg x 2 lần mỗi ngày trong 2 ngày sẽ ức chế hoàn toàn việc tiết sữa.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây cho thấy, pseudoephedrin, một
thuốc có tác dụng giảm phù nề cuống mũi và chống nghẹt mũi cũng có thể gây ức
chế tiết sữa.
Mặc dù các nghiên cứu về tác dụng của thuốc này đối với việc tiết sữa vẫn đang
tiếp tục nhưng các bà mẹ đang nuôi con vẫn nên hết sức thận trọng khi sử dụng
pseudoephedrin, đặc biệt trong những tháng cuối của thời gian cho con bú, khi
nguồn sữa đã giảm.
Những thuốc kích thích tiết sữa
Ở những bà mẹ bị thiếu sữa do nồng độ prolactin không đủ cao nhưng vẫn có đủ
số lượng các nang tạo sữa, việc sử dụng một số thuốc ức chế các thụ cảm thể
dopamin ở vùng dưới đồi như: metoclopramide, domperidon, risperidon hoặc các
dẫn xuất của nhóm phenothiazin có thể gây tăng tiết prolactin từ tuyến yên và kích
thích việc tạo sữa.
Metoclopramide và domperidon là hai loại thuốc được sử dụng nhiều nhất cho
mục đích này.
Metoclopramide với liều thường sử dụng là 10-15mg, 3 lần mỗi ngày, làm tăng rõ
rệt lượng sữa bài tiết, một số trường hợp có thể tăng gấp đôi. Lượng thuốc được
bài tiết qua sữa rất nhỏ, thường không đủ để gây ảnh hưởng đối với trẻ. Các tác
dụng phụ hay gặp nhất đối với bà mẹ là biểu hiện trầm cảm và co thắt dạ dày.
Domperidon cũng là một thuốc kích thích bài tiết prolactin nhưng an toàn hơn so
với metoclopramide vì không qua hàng rào máu não và do đó không có các tác
dụng phụ ở hệ thần kinh.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, domperidon có thể làm tăng thể tích sữa
khoảng 44,5% sau 7 ngày, nồng độ của thuốc trong sữa cũng rất nhỏ (khoảng 1,2
nanogam/ml).
Hiện nay, domperidon là thuốc được ưa dùng nhất cho mục đích làm tăng tiết sữa.
Các dẫn xuất của nhóm phenothiazin cũng có tác dụng ức chế thụ thể dopamin
nhưng do có nhiều tác dụng phụ (như gây buồn ngủ, khô miệng, run chân tay )
nên ít được sử dụng để kích thích tăng tiết sữa.
Một điều cần lưu ý là các thuốc ức chế thụ thể dopamin chỉ có hiệu quả tăng tiết
sữa ở một số người có nồng độ prolactin thấp, những người có nồng độ prolactin
lớn hơn 100 nanogam/ml thường không đáp ứng với nhóm thuốc này.
Nếu lượng sữa không tăng lên sau một tuần sử dụng, các thuốc kích thích tiết sữa
nên được ngừng lại. Việc ngừng các thuốc này nên được tiến hành từ từ, tránh
ngừng đột ngột vì có thể gây mất sữa.
Các thuốc kích thích tạo sữa có nguồn gốc thảo dược cũng thường được sử dụng,
nhưng các thông tin về hiệu quả và tính an toàn còn ít. Cỏ cari đã được sử dụng
thành công trong một số nghiên cứu gần đây.

×