Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mụn cóc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.51 KB, 4 trang )

Mụn cóc

Mụn cóc là gì ?
Mụn cóc là hiện tượng lớp sừng ở da phát triển quá mức do virus gây ra. Mụn cóc
không phải là ung thư. Bình thường mụn cóc có màu da, bờ thường gồ lên nhưng
có thể có màu đen, phẳng hoặc trơn như nốt trên da con cóc nên được gọi là mụn
cóc
Dấu hiệu nào nhận biết mụn cóc ?
Có 3 dạng mụn cóc:
Mụn cóc thông thường: là những nốt nhô lên mặt da bề mặt sần sùi, màu da
người hoặc đen. Vị trí thường gặp: ngón tay, vùng quanh móng, lòng bàn tay.
Thường xuất hiện sau chấn thương hoặc da bị trầy xước do cào gãi.



Mụn cóc lòng bàn chân: vị trí ở lòng bàn chân nên còn gọi là “mắt cá”. Trong
thời gian đầu mụn cóc lòng bàn chân không gây biến chứng nặng nề gì, bệnh nhân
chỉ có cảm giác khó chịu. Thời gian sau nốt sần lồi lên và bệnh nhân đi lại gây
cảm giác thốn, đau đớn, cản trở sinh hoạt

Mụn cóc phẳng : bề mặt trơn láng và nhỏ hơn mụn cóc khác. Số lượng rất nhiều
từ vài chục đến vài trăm mụn, hay tái phát. Vị trí: tay, chân, có thể lên mặt



Đường lây truyền ?
Từ người này sang người khác, một số trường hợp lây gián tiếp. Thời gian lây
khoảng vài tháng. Tùy theo tình trạng miễn dịch, vị trí nhiễm bệnh, da lành hay
trầy xước mà mụn cóc có thể lây cho người này mà không lây cho người khác dù
tiếp xúc chung với virus



Mụn cóc có cần điều trị không ?
Trẻ em thường có thể biến mất sau vài tháng nên chỉ điều trị khi đau, phát triển
nhanh. Ở người lớn cần phải điều trị vì không dễ biến mất như trẻ em
Điều trị mụn cóc như thế nào ?
Mục đích chính của điều trị mụn cóc là loại bỏ khỏi cơ thể bằng biện pháp cơ học
như: đốt điện, chấm nitơ lỏng, bôi thuốc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×