Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.45 KB, 5 trang )
Mụn cóc - Chữa thế nào?
Khi bị mụn cóc (mụn cơm) nhiều người đã mách nhau đến với các
phương pháp: cạo gọt, bôi acid, thuốc tím, iod nồng độ cao... Đây là những
cách điều trị không đúng, bệnh sẽ không khỏi, có khi gây tổn thương làm lây
nhiễm thêm bệnh...
Khi bị mụn cóc có thể dùng các thuốc gây hủy mục cóc. Đây là phương
pháp đơn giản, có thể dùng tại nhà sau khi thầy thuốc da liễu hướng dẫn và cấp
thuốc (đúng loại và nồng độ).
+ Chấm acid tricloracetic:
Acid này là chất tiêu sừng (keratolitic) rất mạnh, thường có nồng độ tương
đối cao.
Dùng cọ chấm thuốc lên mụn cóc thật khéo, không làm dây thuốc ra vùng
da lành xung quanh. Mỗi ngày chỉ chấm lên mụm cóc 1 lần.
+ Chấm Podophyllum (pasafilin, condyline, podofilox, vartec):
Là nhựa cây Podophyllum pelatum Berberidaceae, có chứa độc tố
Podophyllotoxin, có tính chống phân bào (chống mụn cóc và một số carcinom),
gây kích ứng da và niêm mạc.
Thường pha ở nồng độ 3,5 - 30%, tùy theo hàm lượng Podophyllotoxin
trong nhựa). Dùng chữa mụn cóc ở gan bàn chân, vùng hậu môn, sinh dục, không
dùng chữa mụn cóc trên mặt.
Phải bôi rất khéo lên mụn cóc, không làm dây ra vùng da lành xung quanh.
Mỗi ngày bôi 2 lần, mỗi đợt bôi khoảng 3 ngày. Chậm nhất là 6 giờ (tính từ sau
khi bôi) phải rửa sạnh.