Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BĂNG HUYẾT TRONG SẢN PHỤ KHOA ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.27 KB, 3 trang )

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BĂNG HUYẾT
TRONG SẢN PHỤ KHOA

Khi có bệnh nhân băng huyết – Mời ngay Bác sĩ khám để chẩn đoán và có hướng
điều trị.
Ngay khi đó:
- Cho bệnh nhân ngửi Oxy
- Lấy mạch, huyết áp, nhịp thở và nhiệt độ – Nếu huyết áp 100
lần/phút cho truyền ngay tĩnh mạch (Lactate Ringer hay Glucoz 5% hoặc
Plasmagel truyền nhanh).
- Lấy máu xét nghiệm: CTM, Hct, Glycemie, nhóm máu…
- Làm vệ sinh cho bệnh nhân. Tất cả thực hiện nahnh trong khi có
chẩn đoán sơ bộ của Bác sĩ.

1. Thai dưới 3 tháng – Sẩy thai
- Chuyển nhẹ nhàng bằng xe vào phòng cấp cứu.
- Nạo kiểm tra tử cung cầm máu khi tình trạng bệnh nhân ổn định ®
Gởi GPBL.
- Nếu không, tiếp tục hồi sức theo y lệnh của Bác sĩ phụ trách, hoặc
mời hội chẩn.

2. Thai trứng
- Chuyển vào phòng cấp cứu hoặc lên phòng mổ để nạo cầm máu (nếu
thấy còn ra huyết nhiều). Khi tình trạng ổn định sẽ chuyển trại – Khi nạo gởi giải
phẫu bệnh lý.

3. Thai trên 3 tháng – Nhau tiền đạo hay nhau bong non – Phong huyết tử
cung nhau
- Sau khi chẩn đoán, siêu âm (nếu tình trạng bệnh nhân cho phép) khi
có kết quả, tùy tình trạng bệnh nhân và quyết định của hội chẩn – Mổ hoặc theo
dõi hay chuyển phòng sanh.


-
4. Băng huyết sau sanh – Tùy theo chẩn đoán và mức độ của từng trường hợp
- Rách âm hộ, âm đạo – Có thể chuyển cấp cứu may lại (nếu rách ít và
tình trạng bệnh nhân cho phép).
- Rách cổ tử cung – chuyển phòng mổ.
- Vỡ tử cung – Mời ngay Bác sĩ chịu trách nhiệm cao (Bác sĩ chủ
nhiệm khoa, thường trú. Y vụ hội chẩn trong khi hồi sức tích cực và chuyển phòng
mổ).
- Đờ tử cung – nhau không tróc – sót nhau… Đều phải hồi sức chống
choáng, nâng huyết áp trước khi giải quyết nguyên nhân chảy máy – Và phải làm
tại phòng mổ hoặc điều kiện bệnh nhân cho phép (mạch, huyết áp ổn định). Dưới
tiền mê và có sẵn phương tiện hồi sức.

Phác đồ cấp cứu sản khoa Bv Từ Dũ

×