CAO HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Triệu chứng chung
- Phù
- Cao huyết áp
- Albumine
2. Triệu chứng Tiền sản Giật nhẹ
- Cao huyết áp: - Huyết áp từ 140/90 trở lên
- Huyết áp tối đa tăng từ 30mmHg trở lên
- Phù: Trọng lượng cơ thể tăng trên 2kg/tuần
- Albumine niệu
3. Triệu chứng Tiền sản Giật nặng
- Cao huyết áp: từ 160/110 trở lên
- Albumine
- Nước tiểu: từ 400ml/24 giờ trở xuống
- Triệu chứng: OAP (phù phổi cấp)
- Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, hay quên…
4. Sản giật: Tiền sản giật + cơn co giật + hôn mê
- Giai đoạn trầm trọng nhất
- Có 4 giai đoạn:
+ Xâm nhiễm
+ Co cứng toàn thân: 15 – 20 giây
+ Co giật
+ Hôn mê
ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị dự phòng
- Quản lý tốt thai kỳ
- Phát hiện triệu chứng Tiền sản giật nhẹ để ngăn chặn diễn tiến sang
Sản giật – Tiền sản giật nặng.
2. Điều trị nội khoa
a. Tiền sản giật nhẹ
- Điều trị ngoại trú
- Ăn lạt: 4grs muối/24 giờ
- Nghỉ ngơi
- Khám thai định kỳ: 2 tuần / lần. Theo dõi cân nặng, huyết áp, lợi
nước tiểu, Albumine niệu, triệu chứng thần kinh.
b. Tiền sản giật – Sản giật
- Nhập viện theo dõi – điều trị
- Nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh kích thích
- Nếu hôn mê, co giật: hút đàm nhớt, đặt cây đè lưỡi.
+ Chống co giật: MgSO
4
3grs tiêm tĩnh mạch chậm, 1gr tiêm tĩnh mạch sau mỗi
giờ.
Điều kiện:
* Lượng nước tiểu từ 30ml/giờ trở lên
* Phản xạ gân xương (+)
* Nhịp thở từ 16 lần / phút trở lên
Ngưng khi:
* Huyết áp 13/8 hoặc 12/7
* Nước tiểu dưới 30ml/giờ
* Thở từ 16 lần / phút trở xuống
* Phản xạ gân xương (-)
+ An thần chống kích thích:
* Valium 10mg
* Diazepam 10mg Tiêm tĩnh mạch chậm nhỏ giọt
* Seduxen 10mg
+ Lợi tiểu (Khi OAP):
* Lasix: 20mg
* Furosemide: 20mg Tiêm tĩnh mạch chậm 1 ống – 2 ống
* Trofurit: 20mg
Sau mỗi giờ tiêm 20mg/5-6 giờ nếu huyết áp trên 70/40.
+ Trợ tim: loại Digitalis
+ Kháng sinh dự phòng.
+ Trợ sức nâng thể trạng:
* Dung dịch ưu trương:
* Huyết thanh loại ưu trương 20% - 30%
* Thở Oxy 5 lít / phút
+ Theo dõi:
* Mạch – huyết áp- nhiệt độ – nhịp thở
* Lượng nước tiểu 15 phút / lần – PXGX
* Hút đàm nhớt mỗi 15 phút
* Tim thai – Áp lực tĩnh mạch Trung ương (CVP)
3. Điều trị sản khoa
a. Tiền sản giật
- Điều trị nội khoa đúng mức trong 24 giờ mà huyết áp vẫn còn cao ³
160/100mgHg và dao động: cho thai ra.
- Cổ tử cung thuận tiện: giục sanh.
- Cổ tử cung không thuận tiện: Kovac’s + giục sanh.
b. Cơn sản giật
- Cổ tử cung thuận tiện: giục sanh
- Cổ tử cung không thuận tiện: mổ lấy thai
c. Cơn sản giật liên tục: mổ lấy thai
Chú ý: theo dõi và điều trị dự phòn cơn sản giật xảy ra sau khi sanh 48 giờ.
d. Điều trị ngoại khoa
- Điều trị nội – sản khoa thất bại, cổ tử cung không thuận tiện giục
sanh.
- Phẫu thuật: mổ César chấm dứt thai kỳ.
Phác đồ cấp cứu sản khoa Bv Từ Dũ