Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Bệnh tiểu dường type 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.81 KB, 108 trang )

Bệnh tiểu dường type 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thuyết đa nguyên cho là con người hiện đại phát xuất từ nhiều nơi trên thế giới và
cho rằng người Hoa và người Việt là con người hiện đại (Homo sapien sapien)
phát xuất từ Đông Á. Họ dựa theo khảo cổ tìm thấy xương người ở trạng thái phát
triển giữa người hiện đại và người đứng thẳng (Homo erectus) ở quận Dali, tỉnh
Sơn Tây, Trung Hoa nhưng giả thuyết này không vững vì thiếu rất nhiều bằng
chứng để kết luận.
Theo nhiều tài liệu về lịch sử, ngôn ngử học, và di truyền học, thuyết đơn nguyên
con người hiện đại (Homo sapien) trên toàn thế giới luôn cả người Việt Nam khởi
nguồn từ Phi Châu.
Con người hiện đại xuất hiện trên quả đất cách đây 200.000 năm. Khi con người
hiện đại (Homo sapien) có sự đột biến của nhân di truyền tiếng nói Fox
2
, con
người hiện đại phát triển tiếng nói hiện đại và bắt đầu di dân ra khỏi Phi Châu cách
đây khoảng 50 ngàn năm. Họ đến vùng châu thổ sông Hồng Việt Nam, Đông
Nam Á, và Trung Hoa trong khoảng 40-50 ngàn năm.
Con người hiện đại nguyên thủy này sống nhờ vào săn bắn và lượm hái hạt, trái
cây và rau. Theo Oxford’s Atlas of World History xuất bản năm 2002 và The
Concise Atlas of World History của tác giả Hammond xuất bản năm 1995 & 2000,
người Việt-Nam (Lạc Việt) và người Bách Việt thường sinh sống từ phía nam
dòng sông Dương Tử thuộc Trung Hoa ngày nay, cho đến Nghệ-An và Hà-Tĩnh
của Việt-Nam ngày nay.
Trong lúc khảo cổ về nền văn minh Hòa Bình, con người hiện đại (Homo sapien)
vào cuối thời đồ đá củ tại miền Bắc Việt Nam đã biết săn thú, hái rau, trái cây, đào
khoai củ, và dùng lửa để nấu ăn. Người ta cũng thấy những hạt gạo hóa thạch.
Cách đây khoảng 10 ngàn năm, họ bắt đầu biết cách trồng trọt cây lúa hoang có
tên là lúa Leviant hay còn gọi là lúa nước. Có những di tích khảo cổ vùng Đông


Nam Á cho thấy người trong vùng này đã biết cách dùng rau và trái cây trong
những bửa ăn hàng ngày cách đây hơn 10 ngàn năm. Cho đến 3 ngàn năm trước
công nguyên ( 5 ngàn năm trước đây), lúa nước (lúa Leviant) được trồng trọt khắp
phía nam Trung-Hoa và vùng Đông Nam Á châu. Đời sống của những người trong
vùng này được thay đổi hoàn toàn.
Từ săn bắn thú vật, bắt cá, và chăn nuôi để cung cấp thực phẫm hàng ngày, họ đổi
sang canh tác và trồng trọt là nguồn cung cấp thực phẫm chính. Do đó, thực phẫm
của người Việt thay đổi hẳn. Ngoài ra, người gốc Á Châu mắc bệnh tiểu đường
loại 2 rất nhiều (hàng đầu của Bắc Mỹ). Sự trùng hợp là người Á Châu phát triển
nông nghiệp sớm nhất thế giới trong lịch sử loài người.
Những bằng chứng lịch sử vừa nói trên đã chứng minh phần nào sự tác động qua
lại giữa nhân di truyền của con người và môi trường đã tạo những giống người
khác nhau và tạo ra bệnh đau. Cho nên sự hòa hợp (harmony) với môi trường là
căn bản cho việc điều trị những bệnh như bệnh tiểu đường loại 2.
Từ thực phẫm có nhiều chất đạm (protein) như thịt, cá, và mỡ, họ đổi sang
thực phẫm có nhiều chất ngọt (carbohydrate) như lúa gạo, rau, và trái cây. Thịt cá
vẩn còn được tiêu thụ nhưng không chiếm đa số trong bửa ăn nửa, và trồng trọt
cần sức lao động của cơ thể rất cao. Sự thay đổi này mất 5 ngàn năm nữa để quen
lối sống này của cơ thể tổ tiên chúng ta.
Các nhân di truyền (genes) của người Việt nói riêng, người Trung Hoa và
những người ở vùng Đông Nam Á châu nói chung đã thay đổi để thích ứng thực
phẫm và sinh hoạt cũa họ. Sự thay đổi đột ngột từ thực phẫm có nhiều thịt cá (chất
đạm và mỡ động vật) và sinh hoạt như ở Bắc Mỹ, gây ra những bệnh về biến
dưỡng như mỡ trong máu cao (high cholesterol), bệnh tiểu đường …
Sự tăng dân số nhanh và thành thị hóa thôn quê cũa nhiều quốc gia trên thế giới
hiện nay cũng tạo ra những sự thay đổi về bệnh tật. Có sự gia tăng bệnh tiểu
đường loại 2 ở những quốc gia này. Sự tiến bộ về khoa học kỷ thuật và thay đổi
kinh tế thị trường làm gia tăng của cải của người dân. Thực phẫm tiêu thụ cho
mổi người gia tăng nhưng thành phần thực phẫm vẫn chưa thay đổi nhiều. Người
Á Châu, đặc biệt là người Việt vẫn còn ăn nhiều mỡ động vật.


Ngoài ra, nhà cửa tại các thành phố được xây dựng nhanh chóng để cung ứng cho
sự nhảy vọt của dân số. Thành thị thiếu đất đai cho người dân sinh hoạt bằng chân
tay. Xe cộ và phương tiện di chuyển bằng xe gắn máy ở Việt Nam gia tăng. Dân
thành thị càng ít hoạt động bằng tay chân hơn nữa. Số năng lượng (calories) được
cung cấp gia tăng nhưng tiêu thụ của cơ thể giãm đi. Kết quả là số năng lượng
trong cơ thể tăng nhiều hơn xưa. Nó tích tụ dưới dạng mỡ, người dân mập hơn.
Bệnh biến dưỡng bắt đầu xuất hiện. Thay vì đi xe, con người đi bộ hay xe bus, họ
sẻ ít bị bệnh hơn.
Hiện nay, khoảng 90% người bệnh tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 2 trên
toàn thế giới. Đến năm 2010, con số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 khoảng
150-220 triệu người và có thể tăng lên đến 300 triệu vào năm 2025 trên toàn thế
giới. Đây là một trong những vấn đề y tế lớn quan trọng nhất thế giới. Vậy ai là
những người có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2. Căn cứ trên những nghiên cứu
trên thế giới, những sắc tộc dể mắc phải bệnh này nhất là:
Người Châu Mỹ Latin
Người gốc Châu Mỹ (native american)
Người ở những đảo thuộc Thái Bình Dương và những đảo thuộc Ấn Độ
Dương: đặc biệt người ở đảo Nauru, Thái Bình Dương không biết gì về
bệnh tiểu đường các đây 50 năm. Hiện nay họ có 40% người trưởng thành
bị bệnh tiểu đường loại 2!
Người Ấn Độ
Người gốc của Úc Châu (Australian Aboriginal communities)
Người Hoa hay gốc Hoa
Người Việt và người Đông Nam Á. Riêng người Việt, tôi chưa gặp qua một
tài liệu nào nói đến tỉ lệ bệnh tiểu đường loại 2 trong dân số. Để phục vụ
cộng đồng người Việt ở hai ngoại trong năm 2002, tôi cố gắng làm một
thống kê bệnh tiểu đường loại 2 ở người Việt trên 65 tuổi trong một cộng
đồng người Việt khoảng 40 ngàn người nhưng thất bại. Họ tỏ vẻ sợ sệt và
nhiều người từ chối dù tôi cố gắng cắt nghỉa và chỉ lấy chử tắt như Nguyễn

Văn Anh bằng N.V.A. và tôi không cần biết nguyên tên thiệt của họ là gì.
Nếu tôi có được thống kê chính xác, chính phủ của Canada rất cãm kích và
có chương trình y tế phục vụ cho người Việt tốt hơn. Có lẻ cần một thời
gian nửa, họ mới quen với lối sống của xứ sở văn minh trên thế giới và có
lẻ cũng vì chiến tranh của quá khứ gây ấn tượng sợ hải bất cứ ai chú ý tới
họ. Tôi rất mong hợp tác với các cộng đồng người Việt trên thế giới để
làm việc này. Riêng sự chú ý của tôi đối với bệnh nhân của tôi, có khoảng
từ 30% hay hơn người Việt trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuổi
bắt đầu xuất hiện nhiều bệnh tiểu đường loại 2 là 50 tuổi nhưng có một số
nhỏ bắt đầu xuất hiện ở tuổi bắt đầu 40 tuổi. Tôi cũng có 2 bệnh nhân tiểu
đường loại 2 ở đầu tuổi 30.
Riêng ở dân số trẻ con gốc Việt, tôi chưa chứng kiến một trường hợp nào bị bệnh
tiểu đường loại 2 nhưng không có nghỉa là không xãy ra. Theo thống kê của Mỹ,
the National Health and Nutrition Examination Study (NHANES), trẻ con Mỹ bị
béo phì vào năm 1999-2000, 15,5% trẻ ở tuổi 12-19 tuổi, 15,3% trẻ ở tuổi 6-11
tuổi, và 10,4% trẻ ở tuổi 2-5 tuổi có chỉ số chiều cao trên cân nặng (BMI: Body
Mass Index) trên 95th percentile (gần như to nhất) theo tuổi và phái tính.
Con số này tăng 30% cao hơn so với những năm 1988-1994. Và số trẻ con bị
bệnh tiểu đường loại 2 là 1-2% trong tất cả số trẻ em bị bệnh tiểu đường trước
kia. Hiện nay tỉ lệ này tăng lên đến 8% cho đến 45% những trường hợp tiểu
đường mới xãy ra là tiểu đường loại 2!. Sự gia tăng này đi theo với tỉ lệ béo phì
(mập phệ). Thường các bà mẹ Việt thường hỏi tôi tại sao con tôi nhỏ con quá!
Tôi cố gắng cắt nghỉa nhưng gặp nhiều khó khăn vì mức độ hiểu biết của nhiều
người Việt thế hệ đầu tiên ở hải ngoại. Câu trả lời có tính cách khoa học và hiệu
quả nhất là: Bố nó nhỏ người thì nó phải nhỏ, hơn nửa đứa roi roi người thông
minh hơn đứa béo phì. Các bà lấy làm an ủi với danh từ thông minh nên thôi hỏi
nhưng đây là sự thật.

Mục đích bài này là cho bệnh nhân và mọi người hiểu rỏ để điều trị đúng và ngăn
ngừa bệnh tiểu đường xãy ra. Chưa có một tổ chức nào giáo dục nói tiếng Việt

trong cộng đồng người Canadian gốc Việt tại Canada. Tôi cố gắng làm công việc
này với khả năng giới hạn của tôi với hy vọng nó giúp cho sự trị liệu tiểu đường
loại 2 dể dàng hơn. Trang bị kiến thức về bệnh này cho mọi người là một phần
của trị liệu tiểu đường loại 2. Phòng bệnh hơn chưa bệnh!
TẠI SAO GỌI LÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?
Đường (glucose) thuộc vào nhóm chất ngọt hay chất bột (carbohydrate) là một
trong những chất dinh dưỡng căn bản cho sự sống của con người, đặc biệt cho
nảo. Không ai có thể sống thiếu đường được. Cơ thể con người được cung cấp
đường bằng 3 nguồn:
1. Đường có trong thực phẫm và được ăn vào trong những bửa ăn, đi vào dạ
dày rồi đến ruột non để rồi hấp thu vào máu.
2. Đường đi qua gan và được biến thành dạng dự trử (glycogen) nếu cơ thể
không thể dùng hết liền một lúc sau khi ăn. Khi đói, gan đưa đường vào
máu (glycogenolysis) để cho cơ thể xữ dụng.
3. Khi thiếu đường, gan và thận có thể tạo ra (gluconeogenesis) đường từ
những chất dinh dưỡng căn bản khác như mỡ (lipids) hay đạm (proteins)
thành đường qua những giai đoạn biến dưỡng phức tạp.




Bệnh tiểu đường như tên gọi của bệnh rất đơn giản và dể hiểu. Người bệnh thải
đường (glucose) từ máu vào nước tiểu khi đường trong máu lên quá cao. Sự kiện
này chỉ xảy ra ở người bệnh. Tất cả mọi người đều có đường trong máu. Vì
đường là chất bổ cho cơ thể và theo máu đến các cơ quan để biến thành năng
lượng (calories) cho những hoạt động của cơ thể. Bình thường ở một người khoẻ
mạnh, đường trong máu từ 3,6-5,6 mmol/L (70-100 mg/dL của đơn vị Mỹ).
Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức độ này, thận sẻ thải ra trong nước tiểu.
Khi sự kiện này xãy ra, bệnh tiểu đường bắt đầu phát triển. Có một ngoại lệ. Sau
khi ăn no, đường trong máu gia tăng nhanh chóng. Cơ thể chưa kịp đưa đường

vào trong gan, bắp thịt, và mô mỡ, đường vào trong nước tiểu. Sau khi ăn, cơ thể
vận chuyển đường vào trong các cơ quan vừa kể với sự giúp đở của insulin.
Đường trong máu sẻ trở lại bình thường.
Vậy insulin là gì? Như tôi đã trình bày, insulin là một kích thích tố (hormone).
Nó là một phân tử (molecule) của chất đạm (polypeptide/protein- nếu chất đạm
phân nhỏ ra thành amino acids). Nó gồm 56 amino acids chia làm 2 dây chuổi kết
nối lại với nhau bởi những cầu nối disulfide. Insulin được tiết ra bởi tế bào bê-ta
(beta cells) của lá miá hay tuyến tụy (pancreas). Các tế bào bê-ta có những bộ
phận cãm nhận (receptors) sự thay đổi của đường, chất đạm, và mỡ trong máu.
Nếu những chất này tăng cao trong máu, tế bào bê-ta sẻ ghi nhận ngay và bài tiết
ra chất insulin, đưa các chất này cất vào trong gan, bắp thịt và mô mỡ (adipose
tissue-fat). Ngược lại, glucagon cũng là một kích thích tố được tiết ra từ tuyến tụy
nhưng có hoạt động nghịch chiều với insulin. Hai kích thích tố này giúp cơ thể
của chúng ta điều hòa chất đường trong cơ thể.
Khi đường trong máu lên cao thường xuyên quá, bộ phận cãm nhận về đường
trong máu (glucose receptor) bị hư. Do đó, insulin không được bài tiết ra nhiều
khi ta ăn chất ngọt. Đây là một trong những thiếu sót gây ra bệnh tiểu đường loại
2
PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ MỘT LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?
Có nhiều loại bệnh tiểu đường khác nhau nhưng có 3 loại thường xãy ra. Đó là:
Bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường ở người đàn bà có thai
Tại sao phải phân loại bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường xảy ra bằng nhiều cách khác nhau. Tùy theo nguyên nhân và hậu
quả mà bệnh được điều trị khác nhau. Tôi sẻ bàn luận 3 loại tiểu đường thường
gặp. Và những loại khác hiếm hơn, để cho các chuyên gia bận tâm.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1
Mọi người đều có một cơ quan trong bụng gọi là tuyến tụy (pancreas). Tuyến tụy
nằm duới dạ dày (bao tử), và dính liền vào hành tá tràng (duodenum) bằng một

ống ngoại tiết. Tuyến tụy tiết ra nhiều loại phân hoá tố (enzymes) như
pancreazyme… và kích thích tố khác nhau như glucagon, insulin
Insulin vào trong máu và làm giãm lượng đường trong máu bằng cách giúp đưa
đường vào tích trử trong gan, bắp thịt,và mỡ. Ngoài ra insulin còn chận đứng sự
bài tiết đường từ trong gan vào mạch máu (sự kiện này xảy ra một cách bình
thường khi ta đói giúp cơ thể ta có đường làm năng lượng để hoạt động).
Sự tích trữ đường dưới dạng glycogen. Khi ta vận động, bắp thịt dùng chất này
biến thành năng lượng (calories) để hoạt động. Khi đường trong máu giãm xuống
vào khoảng 4,0 mmol/L (80 mg/dL), chúng ta có cãm giác đói bụng. Nếu không
ăn uống, bụng đói cồn cào, chóng mặt và xuất mồ hôi lạnh. Những triệu chứng
này thúc đẩy ta kiếm thức ăn.

Vì một nguyên do nào đó như sự khiếm khuyết về di tuyền, nhiễm trùng, nhiễm
siêu vi trùng, phản ứng sai lầm về miển nhiễm (autoimmune diseases), hay uống
rượu nhiều… làm hư hoại một phần hay toàn diện số tế bào bêta (beta cells) của
tuyến tụy. Số lượng insulin tiết ra không đủ hoặc không có nữa để làm những
chức năng kể trên, đường trong máu sẻ lên cao. Muốn trị bệnh tiểu đường loại 1,
ta phải cung cấp một lượng insulin hàng ngày để bù đấp vào chổ thiếu.
Insulin là một loại chất đạm (protein) được khám phá ra và bào chế tại đại học
Toronto,thành phố Toronto tỉnh Ontario của Canada. Nên khi ta uống vào bụng,
insulin sẻ bị tiêu hoá và biến thành một chất khác không có chức năng của nó. Vì
thế, ta chỉ có một cách đưa thẳng vào trong tỉnh mạch (chỉ xử dụng tại bệnh viện)
hoặc chích vào dưới da.
Hiện nay, người ta đã chế tạo ra insulin xịt vào trong mũi hay miệng, và nó được
hấp thu qua màng nhày trong mũi hoặc miệng vào trong tỉnh mạch. Loại này hiện
được xữ dụng tại Mỹ. Sự hiệu qủa và biến chứng của đang được tìm hiểu bởi
chính phủ của Canada trước khi họ cho bán trên thị trường.
Có người sẻ hỏi: Vậy bệnh nhân sẻ phải chích bao lâu, và bệnh có thể trị dứt được
không? Đến thời điễm này, các bệnh nhân phải chích thuốc suốt đời!. Tại thành
phố Calgary thuộc tỉnh Alberta của Canada, các bác sĩ đã nghiên cứu hơn 20 năm

về cách ghép tế bào bêta vào gan. Kết qủa rất khả quan, người bệnh không cần
chích insulin mổi ngày nữa.
Nhưng phương pháp này chưa được hoàn hảo vì người bệnh phải uống thuốc mổi
ngày chống lại cơ thể của người bệnh tiêu diệt những tế bào bêta mới này. Thuốc
này có nhiều phản ứng phụ có hại cho bệnh nhân. Mới đây, các nhà khoa học vừa
tìm ra cách chửa trị bệnh tiểu đường loại 1 bằng những tế bào nguyên thủy (stem
cells). Họ đưa những tế bào nguyên thủy vào cơ thể để chúng tái tạo chức năng
bài tiết insulin cho cơ thể. Hiện nay, phương pháp này đang được kiểm chứng và
đánh giá bởi các nhà khoa học. Phương pháp trị bệnh bằng tế bào nguyên thủy
được coi như là phương pháp lý tưởng hiện nay.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2
Khác với bệnh tiểu đường loại 1, bệnh nhân tiểu đường loại 2 không thiếu insulin
vào lúc khởi bệnh. Insulin không làm việc hửu hiệu như người bình thường hay
người bệnh tiểu đường loại 1 vì có sự đề kháng insulin ở gan, bắp thịt, và mỡ.
Cho nên cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn để bù đấp. Insulin trong máu càng cao
thì sự đề kháng insulin nhiều hơn. Đến một lúc nào đó, sự bài tiết insulin từ tuyến
tụy giãm dần tơí một mức mà cơ thể không thể biến dưỡng đường hửu hiệu. Bệnh
tiểu đường loại 2 bộc phát toàn diện. Các nhà khoa học phân ra làm 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn khởi đầu (impaired glucose tolerance): trong giai đoạn này, bệnh
nhân có đường trong máu gia tăng cao sau bửa ăn và kéo dài hơn 2 giờ sau khi
ăn. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim (heart
attack/myocardial infarction), tai biến mạch máu nảo (stroke), và những biến
chứng khác của bệnh. Đứng về phương diện trị liệu, tôi gọi là bệnh nhẹ.
2. Giai đoạn bộc phát toàn diện (diabetes mellitus type 2): trong giai đoạn này,
đường trong máu lên cao trong lúc đói cũng như lúc no. Bệnh tiến triển nhanh
vì sự phá hủy cơ thể khi đường lên cao. Đứng về phương diện trị liệu, tôi gọi
giai đoạn này là bệnh bộc phát toàn diện
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ THAI
Những người này đã có sự đề kháng insulin và sai lạc về biến dưỡng, hoặc có sự
hư hại của tế bào bêta nhưng còn rất nhẹ. Trước khi mang thai, cơ thể họ có thể

bù đấp (compensate) những sai lạc này. Khi mang thai, cơ thể của họ thay đổi rất
nhiều và mang thêm gánh nặng nuôi dưỡng bào thai. Do đó, bệnh tiểu đường bộc
phát. Khi sanh xong, gánh nặng này được giải quyết và cơ thể của họ trở lại bình
thường. Sau này, họ sẻ mang bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Nếu biết ngăn
ngừa, đa số những người này sẻ không có bệnh bộc phát.
TẠI SAO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 LẠI XÃY RA?

Cách đây hơn 50 năm (1947), 2 nhà khoa học người Canadian khám phá ra insulin
tác dụng trên cơ thể con người và các loài động vật cao cấp. Nó điều chỉnh đường
trong máu của cơ thể. Họ dùng insulin điều trị bệnh nhân với bệnh tiểu đường.
Họ nhận thấy rằng có 2 nhóm bệnh nhân phản ứng khác nhau.
 Nhóm thứ nhất có phản ứng thuận lợi. Đường trong máu của họ trở lại bình
thường. Những người này bị bệnh tiểu đường loại 1.
 Nhóm thứ 2 cần nhiều insulin hơn nhưng rất khó điều chỉnh lượng đường
trong máu. Họ bị bệnh tiểu đường loại 2.
Đến thập niên 1960, người ta đo số lượng insulin trong máu những người bệnh
tiểu đường và nhận thấy:
 Nhóm thứ nhất thiếu insulin.
 Nhóm thứ 2 có số lượng insulin trong cơ thể bình thường hoặc cao hơn
bình thường. Cho nên danh từ “đề kháng insulin” dùng để chỉ cho những
người này.Thật ra bệnh tiểu đường loại 2 có 3 phần:
1. Sự đề kháng insulin của những mô ngoại biên
2. Sự thiếu sót trong sự bài tiết insulin
3. Sự gia tăng đường tiết ra từ gan
Cuộc khảo cứu của nhiều quốc gia vào năm 1987 và 1992 nhận thấy người thổ dân
(Indian) của bộ lạc Pima ở bờ sông Gila của tiểu bang Arizona, Mỹ có nhiều người
bị bệnh tiểu đường loại 2. Họ thường mập phệ và cơ thể họ có nhiều insulin hơn
bình thường. Trái lại, người ở đảo Mauritius (gần đảo Madagasca) thuộc Phi Châu
có tỉ lệ bệnh tiểu đường loại 2 rất thấp. Người họ ốm và cao. Cơ thể của họ có ít
insulin hơn người thổ dân Pima.

Ở những người bệnh tiểu đường loại 2, insulin làm việc không hữu hiệu. Người ta
nhận thấy rằng insulin vận chuyển đường ở những người này bị giãm nhiều hơn
người bình thường. Lúc còn trẻ, tuyến tụy (pancreas) của người bệnh tiết ra nhiều
insulin hơn người bình thường; để bù đấp lại sự kém hiệu qủa của insulin trong cơ
thể họ. Người bệnh bị insulin kích thích nhiều hơn nên họ cãm thấy đói nhiều
hơn. Họ ăn nhiều và trở nên mập. Đến một lúc nào đó, tế bào bêta mệt mỏi và
không còn tiết ra nhiều insulin nữa, lượng đường trong máu gia tăng. Họ có triệu
chứng của bệnh tiểu đường.
TẠI SAO CÓ SỰ ĐỀ KHÁNG INSULIN?

Sự đề kháng insulin bắt đầu ở sự vận chuyển đường (glucose) trong máu vào trong
các tế bào của bắp thịt, gan, và mỡ. Và khả năng dự trữ của các cơ quan này giãm
đi nhiều. Sự tổng hợp đường glucose thành đường glycogen bị giãm. Ngoài ra sự
ngăn chận đường từ trong gan đi vào trong máu của insulin bị giãm hoặc mất đi.
Những thay đổi này gây bởi sự đột biến (mutation) của những nhân di truyền
(genes) và môi trường mà họ sinh sống (như ăn nhiều và thiếu vận động ở Mỹ và
Canada). Để mọi người dể hiểu, tôi đưa ra một câu chuyện “Cây Đa Củ, Bến Đò
Xưa” để cắt nghiả sự đề kháng insulin.
Insulin như là một ông lái đò chở đường trên dòng sông (mạch máu) có người tình
củ ở bến đò xưa (nơi đường đi vào tế bào bắp thịt, gan, và mỡ). Ông lái đò chở
đường đến bến đò xưa. Nếu ông ta muốn cho bến đò xưa mở cửa, ông ta phải gỏ
vào cây đa củ (chổ tiếp nhận insulin/insulin receptor) của bến đò xưa. Nhưng năm
tháng trôi qua, ông lái đò đã già hơn xưa và trí nhớ kém đi. Người tình củ nơi bến
đò xưa đã sang ngang nên không còn ai chờ đón ông tại đó.
Đôi khi ông lãng trí và không gỏ đúng vào cây đa củ, nên không ai mở cửa bến đò
cho ông. Khi ông gỏ đúng vào cửa, bến đò mở cửa nhưng không ai nhớ đến ông
nên không gọi phu khuân vác đường (GLUT-4/glucose transporter) ra giúp ông
đem đường vào. Nếu ông gọi được người thì chỉ một vài phu khuân vác đường
(GLUT-4) thì các phu khuân vác đường này cũng đã già nua và không giúp được
ông lái đò nhiều. Đường không được chuyển vào kho kịp thời, đường ứ đọng trên

dòng sông (mạch máu).
(Phần đọc thêm cho ai muốn tìm hiểu nhiều hơn)
Sự thay đổi về số lượng insulin được sản xuất và sự kết hợp với insulin hoặc tín
hiệu trong tế bào của bắp thịt, gan, và mỡ, đều có khuynh hướng gây ra sự đề
kháng insulin. Ví dụ như sự thay đổi trong tín hiệu nhân di truyền (gene coding)
của phân tử insulin (insulin molecule) do những tế bào bêta bất thường tạo ra.
Chúng làm giãm khả năng hoạt động của insulin. Đây là những hội chứng đột
biến của insulin (mutant insulin syndromes). Chỉ cần một aminoacid của insulin,
dùng để tiếp xúc với màng tế bào, không bám chặt vào đó, sẻ làm mất khả năng
điều chỉnh đường trong máu.
Một ví dụ khác là kháng thể chống insulin (anti-insulin antibodies) làm giãm số
lượng hoạt động của insulin trong máu. Như trường hợp người bệnh dùng insulin
lấy từ heo và bò. Ngày nay, người ta tổng hợp được phân tử insulin của người
(Humulin, Novolin…) nên vấn đề này ít xãy ra.
Những bất thường xảy ra trước hay ngay khi phân tử insulin bám vào màng tế bào
(pre-receptor). Những sai lạc thường gặp nhất là sự sai lạc xãy ra sau khi insulin
đã bám vào màng tế bào. Khi insulin đưa tín hiệu vào nhưng tế bào không hiểu
được. Hoặc sự vận chuyển đường vào trong tế bào không hữu hiệu (sự giãm số
phân tử GLUT-4/glucose transporter-4).
Sự đề kháng insulin có thể xảy ra do những kích thích tố (hormones), đối kháng
với insulin trong sự điều hành đường trong máu, được sản xuất hoặc cung cấp
quá nhiều: như cortisol, epinephrine, và kích thích tố tăng trưởng (growth
hormone). Những kích thích tố này được sản xuất nhiều trong những bệnh
acromegaly (bệnh to xương), Cushing’s syndrome (hội chứng cường nang thượng
thận), và pheochromocytoma có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
Vai trò của GLUT-4 trong sự đề kháng insulin đã được quan sát và được khảo
cứu. Các nhà khoa học cắt nghiả được tại sao số lượng GLUT-4 bị giãm. Hiện
nay người ta đã chứng minh rằng sự đột biến của nhân di truyền Calpain-10 làm
giãm số Glut-4 và làm rối loạn chức năng của Glut-4. Nhưng khi có sự co thắt cơ
vân, Glut-4 đột nhiên xuất hiện và sắp hàng dọc theo màng tế bào để mang đường

vào trong cơ vân. Do đó, thể dục giúp cho gia tăng sự hấp thu đường vào trong
cơ vân.

Ngoài ra, người ta còn thí nghiệm và quan sát rằng sự đề kháng insulin không chỉ
do di truyền mà ra. Có những yếu tố sau đây làm cho người ta có sự đề kháng
insulin nhưng là một loại không phải bẫm sinh mà là đề kháng insulin mắc phải.
 Acid mỡ tự do (FFAs: Free Fatty Acids) trong máu lên cao: những người
mập ở bụng (hình trái táo), những acid mỡ tự do này thường được thủy
phân và tung ra trong máu. Chúng chui vào những tế bào của các mô, đặc
biệt là trong tế bào beta ngăn chận sự bài tiết insulin, và trong tế bào cơ vân
làm ngăn cản tín hiệu của insulin làm cản trở sự hấp thu đường vào cơ vân.
Người ta đã chứng minh điều này khi làm MRI (Magnetic Resonant
Imaging) những tế bào cơ vân và tế bào beta ở người bệnh tiểu đường loại 2
nhiều hơn ở người bình thường.
 Những chất bài tiết của mô mỡ (adipokines), như leptin, resistin, và
adiponectin có ảnh hửong lên sự đề kháng insulin. Như leptin ảnh hưởng
lên những bộ cãm nhận ở nảo (hypothalamus) là chúng ta có cãm giác no.
Nếu thiếu chất này, chúng ta ăn không biết no và đưa đến mập phệ.
 Chất Peroxisome Proliferator-Activated ReceptorGamma (PPARγ) liên
quan đến sự thải ra những acid mỡ tự do như đã nêu trên. Do đó, nếu kích
động được chất này, nó sẻ làm giãm những acid mỡ tự do và giãm sự đề
kháng insulin mắc phải. Do đó, người ta đã bào chế thuốc như Actos,
Avandia để kích động chất này.
Tóm lại sự đề kháng insulin có 2 phần: bẫm sinh do di truyền thiếu sót và mắc
phải do 3 yếu tố vừa kể trên. Chúng ta có thể chinh phục những yếu tố mắc phải
bằng cách ăn uống và thể dục. Đây là trọng tâm của bài này.

Sau đây, ta nên khảo sát thêm về vấn đề di truyền ở bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường loại 2 được gọi là hội chứng thì đúng hơn vì có nhiều thể bệnh
tiểu đường loại 2 khác nhau. Do đó, bác sỉ trị bệnh tiểu đường loại 2 phải hiểu cơ

chế bệnh lý và điều trị theo từng biến đổi của mổi người bệnh. Trên phương diện
tổng quát, cách điều trị giống nhau nhưng trên thực tế chúng ta trị theo những đặc
thù của người bệnh. Như tôi đã giới thiệu ở lời mở đầu, nhân di truyền tác động
qua lại với môi trường có thể gây ra bệnh. Cho đến nay, người ta tìm ra nhiều
những nhân di truyền trực tiếp (monogenic form) hay gián tiếp (polygenic form).
Bệnh đơn nhân di truyền hiếm xãy ra nhưng nó quan trọng vì giúp cho các nhà
khoa học hiểu được bệnh lý của tiểu đường loại 2. Đại đa số những thể bệnh tiểu
đường loại 2 gây ra bởi những thể đa nhân di truyền (do nhiều nhân di truyền bị
đột biến hợp lại và gây ra bệnh). Môi trường ở đây là lối sống của người bệnh.
Sự thay đổi di truyền có một đặc tính (monogenic form of diabetes) liên quan
đến sự đề kháng insulin chia ra những nhóm sau đây:
1. Nhóm đột biến (mutations) của Những nhân di truyền tạo ra bộ phận cãm
ứng với insulin (insulin receptor genes) bao gồm:
bệnh kháng insulin loại A: có đề kháng insulin, acanthosis nigricans,
và hyperandronism.
bệnh Leprechaunism có nhiều bất thường bao gồm thai nhi phát triển
chậm trong tử cung, đường máu quá thấp lúc đói, và chết trong vòng
1-2 năm đầu của cuộc đời.
hội chứng Rabson-Mendenhall: short status, bụng lớn, và những bất
thường của răng và móng tay & chân do tuyến tùng quả phình lớn
Những bất thường về chức năng của những nhân di truyền tạo ra bộ
phận cãm nhận insulin (insulin receptor genes):
Class 1: giãm tốc độ tổng hợp bộ phận cãm nhận (receptors) insulin
trên màng tế bào (decreasing the rate of receptor biosynthesis)
Class 2: có sự ức chế của sự di chuyễn những bộ phận cãm nhận
insulin (insulin receptors) đến màng ngoài tế bào (plasma
membrane) của tế bào (transport of receptors to the plasma
membrane)
Class 3: ái lực của insulin bám vào những bộ phận cãm nhận
(receptors) giãm do chức năng bên trong (intrinsic function) của bộ

phận cãm nhận bị bất thường.
Class 4: do những bộ phận cãm nhận không được kích động
(inactivated)
Class 5: có sự gia tăng tốc độ thoái hóa của những bộ phận cãm nhận
(receptor degradation)
2. Nhóm lipoatrophic diabetes (bệnh ốm tiêu hết mỡ): Bệnh này có đặc tính là
thiếu lớp mở trong cơ thể, đề kháng insulin, và cao loại mở triglycerides
trong máu. Bệnh này có nhiều thể loại khác nhau: face-sparing partial
lipoatrophy (Dunnigan syndrome hoặc Koberling-Dunnigan syndrome),
một thể di truyền tính chủ (autosomal dominant) gây bởi những đột biến
của lamin A/C gene, và thể congenital generalized lipodystrophy (Seip-
Berardinelli syndrome) đây là một thể autosomal recessive do những đột
biến của 1-acyl-sn-glycerol-3-phosphate acyltransferase-2 (AGPAT2) hoặc
trong sản phẩm của Seipin gene.
3. Nhóm đột biến trong nhân di truyền PPAR-γ (peroxisome proliferator-
activated receptor)
Sự thay đổi một đặc tính di truyền (monogenic form of diabetes) có liên quan
đến sự sai lầm trong sự bài tiết insulin chia ra làm nhiều nhóm:
 Nhóm đột biến về nhân di truyền mitochondria (mitochodrial gene
mutations)
 Những bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ con và những người còn quá trẻ
(MODY: Maturity-Onset Diabetes of the Young) có 6 thể khác nhau:
1. MODY 1 do rối loạn của HNF-4α (hepatonuclear factor)
2. MODY 2 do rối loạn của glucokinase
3. MODY 3 do rối loạn HNF-1α
4. MODY 4 do rối loạn IPF-1β (insulin promoter factor)
5. MODY 5 do rối loạn HNF-1β
6. MODY 6 do rối loạn NeuroD1/Beta2 (Neurogenic differentiation
1/beta cell E-box trans-activator 2)
Có hơn 70 đột biến liên quan đến insulin receptor gene gây ra đề kháng insulin

 Ngoài ra có những thể loại tiểu đường loại 2 do sai lầm của nhiều nhân
di truyền trong một bệnh nhân (polygenic forms of type 2 diabetes).
Thường những bệnh nhân này do sự kết hợp với những yếu tố thuộc môi
trường sinh sống của bệnh nhân. Thể loại này rất phức tạp và thường xãy
ra nhất. Cho đến nay, những nhân di truyền này được tìm thấy có thiếu sót
là những nhân di truyền:
1. Calpain-10: sự sai lạc của nhân di truyền này đưa đến sự đáp ứng của
tế bào beta với đường lượng trong máu lên cao giãm đi. Có nghiả là
số lượng insulin giãm đi. Ngoài ra, sự sai lạc Calpain-10 đưa đến sự
giãm số lượng Glut-4 dùng để chuyên chở đường vào trong tế bào cơ
vân và làm rối loạn chức năng của Glut-4.
2. Kir6.2: sự sai lạc nhân di truyền này làm tăng rủi ro của tiểu đường
loại 2 nhưng không trực tiếp gây bệnh này.
3. Peroxisome-Proliferator-Activated Receptor-γ là một chất điều hành
quan trọng mỡ và đường trong sự tự quân bình nội môi trường
(homeostasis) và giúp tế bào phát triển phân biệt (cell
differentiation)
4. Hepatocyte Nuclear Factor-4α,
5. và Transcription Factor 7-like 2.

×