Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích mã cổ phiếu OPC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.71 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: Phân ch mã cổ phiếu OPC
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh sách phân ngành cac công ty niêm yết trên HOSE năm 2012
2. Báo cáo tài chính các mã cổ phiếu DCL, DHG, DMC, IMP, OPC, SPM, TRA các năm
(2010 – Quý III/2013)
3. />4. cafef.vn/hose/OPC-cong-ty-co-phan-duoc-pham-opc.chn
2
I. Tổng quan về Công ty cổ phần dược phẩm OPC
Công ty cổ phần dược phẩm OPC thành lập ngày 24/10/1977 theo quyết định số
1176/BYT-QĐ mang tên Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 26 – OPC (Oriental
Pharmaceutical Company). Đến ngày 08/02/2002 chính thức chuyển đổi sang mô hình
công ty cổ phần theo quyết định số 138/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ với tên giao
dịch chính thức là Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, trực thuộc Tổng Công ty Dược
Việt Nam – Bộ Y Tế.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là trồng, chế biến dược liệu, sản xuất và kinh
doanh dược phẩm, tuy nhiên hiện nay đã mở rộng thêm các lĩnh vực khác gồm có: kinh
doanh vật tư, máy móc trang thiết bị y tế, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm; sản xuất mua
bán rượu, nước uống có cồn, nước uống có gaz; kinh doanh cơ sở lưu trú du lich; bán
buôn cao su; kinh doanh bất động sản.
Là một doanh nghiệp có thâm niên và danh tiếng trong ngành dược nói riêng và thị
trường Việt Nam nói chung. Công ty cổ phần dược phẩm OPC (CTCPDP OPC) được biết
đến với các sản phẩm quen thuộc như: Cao Sao Vàng, Kim Tiền Thảo, Cao Ích Mẫu, Dầu
khuynh diệp OPC.
Ngày 01/02/2007 CTCPDP OPC lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng và đến
30/10/ 2008 cổ phiếu này chính thức niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán TP HCM
(HoSE) với mã chứng khoán OPC.
Tính đến cuối năm 2012 giá trị vốn hóa thị trường của công ty đạt mức 900 tỷ đồng


đứng thứ 3 trong danh sách các công ty cùng ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược
liệu niên yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) (sau CT CP Dược Hậu
Giang và CT CP Trapaco). Hiện CTCPDP OPC đang có các công ty con, liên doanh và
công ty liên kết như sau:
3
Tên công ty Hình thức
sở hữu
Hoạt động kinh doanh chính Vốn điều lệ Tỷ lệ
sở hữu
Công ty TNHH Một
thành viên Dược
phẩm OPC Bình
Dương
Công ty
con
Sản xuất hóa dược và buôn bán
hóa phẩm, đồ uống
15 tỷ đồng 100%
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh với Công
ty TNHH Khoa học
Kỹ thuật Y Dược
Kiện Kiều – Trung
Quốc
Liên doanh Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
thuốc trị sốt rét CV Artecan và các
sản phẩm đông dược khác
250.000USD 50%
Công ty Cổ phần
Dược OPC Bắc

Giang
Công ty
liên kết
Khai thác, mua bán, nuôi trồng cây
dược liệu, sản xuất cao dược liệu
và các sản phẩm chức năng.
15 tỷ đồng 40%
II. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần dược phẩm OPC
1. Phân tích định tính
1.1. Chất lượng quản trị công ty
OPC là công ty có lịch sử hoạt động lâu năm, từ khi được cổ phần hóa đến nay các
thành viên chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty được duy trì ổn định,
không có nhiều biến động. Tuy nhiên thành viên ban lãnh đạo hiện nay toàn bộ là các
dược sĩ và nhà khoa học có chuyên môn trong ngành dược và y tế. Đây là điểm đặc thù
của các công ty ngành dược tuy nhiên để đạt được tăng trưởng mạnh hơn và mở rộng thị
trường công ty nên có thêm các nhà tư vấn kinh doanh để có các chiến lược phát triển
cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2. Đầu tư phát triển
OPC là một doanh nghiệp rất chú trọng đầu tư nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật mới,
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và công tác nghiên cứu sản
phẩm mới được chú trọng. Công ty liên tục đầu tư vào các dự án nâng cấp công nghê sản
xuất, thử nghiệm sản phẩm mới, ứng dụng tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế vào
sản xuất. Năm 2010 đến cuối năm 2012 công ty đã hoàn thiện một nhà máy mới tại Bình
Dương hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.
1.3. Thương hiệu
4
OPC là một doanh nghiệp có thương hiệu hơn 30 năm trong ngành dược và sở hữu
nhiều dòng sản phẩm nổi tiếng được ưa chuộng trên thị trường (Cao sao vàng, Kim Tiền
Thảo, Dầu gió mẹ bồng con…). Công ty hiện đang sở hữu 166 nhãn hiệu sản phẩm được
đăng kí bản quyền, các sản phẩm truyền thống của công ty vẫn được cải tiến để phù hợp

hơn với thị trường. OPC được biết đến là thương hiệu dược phẩm có nguồn gốc thiên
nhiên, thành phần chính là các vị thuốc Đông dược.
2. Phân tích định lượng
Theo danh sách phân ngành các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh thì cổ phiếu OPC thuộc mã ngành 21 – Ngành sản xuất thuốc,
hóa dược và dược liệu. Cùng với OPC còn 6 mã cổ phiêu thuộc nhóm ngành này là:
DCL, DHG, DMC, IMP. SPM, TRA trong các phân tích dưới đây sẽ xem xét các chỉ tiêu
tài chính của CT CPDP OPC dưới 2 góc độ, tăng trưởng theo thời gian và so sánh với các
doanh nghiệp cùng ngành.
2.1. Khả năng sinh lời
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA OPC QUA CÁC NĂM
STT CHỈ SỐ 2010 2011 2012
9 THÁNG ĐẦU
NĂM 2013
1 ROE 17% 16% 16% 12%
Lợi nhuận sau thuế 50,522 50,477 55,745 47,569
Vốn chủ sở hữu 294,157 306,021 340,177 385,147
2 ROA 13% 11% 11% 9%
Lợi nhuận sau thuế 50,522 50,477 55,745 47,569
Tổng tài sản 401,010 466,917 498,153 516,307
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ
lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của OPC duy trì tương đối ổn định qua các năm (số
liệu năm 2013 mới lũy kế đến hết tháng 9 nếu tính lợi nhuận dự kiến cho ba tháng cuối
năm thì tỷ lệ ROA và ROE vẫn duy trì được như các năm trước), đặc biệt trong giai đoạn
kinh tế suy thoái từ cuối năm 2010 đến nay kết hợp với quá trình tăng vốn và tăng tổng
tài sản đều các năm thì việc công ty vẫn duy trì được tỷ lệ sinh lợi ổn định thể hiện sự
tăng trưởng bền vững.
5
SO SÁNH TỶ LỆ SINH LỢI CỦA CÁC CỔ PHIẾU NHÓM NGÀNH DƯỢC PHẨM QUÝ III/2013
ST

T CHỈ SỐ OPC DCL DHG DMC IMP SPM TRA
1 ROE 12% 10% 25% 15% 8% 4% 20%
LNST 47,569

26,663 453,728 94,717 61,192 28,658 136,129
VCSH 385,147

276,345 1,843,201 623,785 747,327 683,848 680,160
2 ROA 9% 4% 16% 10% 7% 3% 12%
LNST 47,569

26,663 453,728 94,717 61,192 28,658 136,129
TTS 516,307

638,853 2,778,377 902,138 859,509 1,140,444 1,122,161
3 VCSH/TTS 75% 43% 66% 69% 87% 60% 61%
4 ROE - ROA 3% 5% 8% 5% 1% 2% 8%
Xem xét tỷ lệ Vốn chủ sở hữu so với Tổng tài sản (Bằng tổng vốn vay và vốn chủ sở
hữu) trong mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành dược có thể thấy OPC nằm
ở nhóm các công ty duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tương đối cao so với tổng nguồn vốn
(75%) vì vậy tỷ suất lợi nhuận tương đối ổn định không chịu tác động nhiều của việc vay
nợ thể hiện ở chênh lệch ROA và ROE không quá cao (so với mức chênh lệch hai tỷ lệ
này của đa số các công ty cùng ngành đều từ 5% và hai công ty có chênh lệch nhỏ hơn
của OPC thì lại có tỷ lệ sinh lời thấp so với ngành).
Áp dụng phân tích Dupont để phân tích rõ hơn khả năng sinh lợi của OPC, ta có công
thức:
ROE = = x x
CHỈ SỐ
TĂNG TRƯỞNG THEO THỜI GIAN SO SÁNH VỚI CÁC CÔNG TY CÙNG NGÀNH
2010

201
1 2012 Q.III/2013 DCL DHG DMC
IM
P SPM TRA
LN/DT 0.14 0.12 0.11 0.12 0.05 0.16 0.08 0.10 0.08 0.11
DT/TTS 0.89 0.88 1.01 0.80 0.77 1.04 1.24 0.71 0.33 1.14
TTS/VCS
H 1.36 1.53 1.46 1.34 2.31 1.51 1.45 1.15 1.67 1.65
Chỉ số lợi nhuận biên (Lợi nhuận/Doanh thu) của OPC duy trì được ổn định qua các
năm trong giai đoạn kinh tế khó khăn (2011 đến nay) và ở mức cao so với các công ty
cùng ngành. Điều này chứng tỏ công ty đã khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, có chiều
sâu, mang lại lợi nhuận cao trên mỗi đồng doanh thu.
6
Vòng quay tài sản (Doanh thu/Tổng tài sản) còn thấp và chưa ổn định (dao động từ
0.8-1) so với ngành, tuy nhiên do từ cuối năm 2009 công ty đã đầu tư xây dựng thêm một
nhà máy tại Bình Dương và mới hoàn thiện trong năm 2012 nên hiệu quả sử dụng tài sản
chưa ổn định, sau khi nhà máy đạt công suất đúng với dự kiến chỉ số vòng quay tổng tài
sản có khả năng sẽ được cải thiện.
Chỉ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) của OPC ở mức tương đối
thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành và không có nhiều biến động qua các năm. Có
thể thấy công ty vẫn chú trọng khai thác tối đa nguồn vốn chủ sở hữu thay vì sử dụng
công cụ nợ. Đây là chiến lược tăng trưởng an toàn nhưng lợi suất đem lại sẽ bị hạn chế.
 Qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của OPC có thể thấy doanh
nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, công tác quản lý và sử dụng vốn tương đối
chặt chẽ tuy nhiên hiệu quả sinh lợi chưa cao, đứng ở mức trung bình so với các công ty
cùng ngành.
2.2. Khả năng thanh toán và nghĩa vụ nợ
Dựa trên số liệu về nợ, tài sản và hàng tồn kho của OPC qua các năm và của các
công ty cùng ngành đến hết quý III/2013 ta tính được các chỉ số thể hiện khả năng thanh
toán và hệ số nợ của công ty như sau:


TĂNG TRƯỞNG THEO THỜI
GIAN SO SÁNH VỚI CÁC CÔNG TY CÙNG NGÀNH
CHỈ SỐ 2010 2011 2012 Q.III/2013 DCL DHG DMC IMP SPM TRA
Khả năng thanh
toán hiện hành 396% 230% 191% 225% 120% 236% 218% 567% 281% 222%
Khả năng thanh
toán nhanh 178% 68% 66% 80% 68% 151% 127% 360% 267% 155%
Tổng nợ/Tổng tài
sản 27% 34% 32% 25% 57% 33% 31% 13% 40% 33%
Tổng nợ/VCSH 36% 53% 46% 34% 131% 50% 44% 15% 67% 55%
Có thể nhận thấy đặc điểm chung là các công ty ngành dược đều có tỷ lệ Khả năng
thanh toán hiện hành rất cao, tuy nhiên khi khấu trừ đi giá trị hàng tồn kho để có Khả
năng thanh toán nhanh của công ty thì OPC tụt xuống mức Khả năng thanh toán nhanh
rất thấp so với ngành, như vậy có thể thấy tỷ lệ hàng tồn kho trong giá trị tài sản ngắn hạn
của công ty là rất cao so với các công ty trong ngành. Bên cạnh nguyên nhân do việc xây
dựng nhà máy mới, nâng cao năng suất nhưng tốc độ tiêu thụ hàng hóa chưa tăng kịp thời
với tốc độ sản xuất còn thể hiện tính cạnh tranh chưa cao của doanh nghiệp trong hoạt
7
động thương mại, công ty cần chú trọng hơn đến công tác đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa để
đảm bảo tăng trưởng.
Hệ số Tổng nợ/Tổng tài sản của OPC thấp hơn mức trung bình của ngành và tỷ lệ
Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu cũng thấp hơn mức trung bình ngành cho thấy hoạt động kinh
doanh của công ty chủ yếu là sử dụng vốn tự có, hạn chế việc vay nợ và chi phí phát sinh
do vay nợ. Điều này đảm bảo cho công ty chủ động vốn, kinh doanh an toàn gần như
không có khả năng vỡ nợ và chi phí hoạt động giảm. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn chủ
sở hữu (vốn cổ phần) của công ty cũng không nhỏ (tỷ lệ trả cổ tức trung bình là trên
20%), trong điều kiện mặt bằng lãi suất hiện nay tương đối thấp công ty nên cân nhắc đến
sử dụng nguồn vốn nợ để giảm chi phí sử dụng vốn và tiết kiệm thuế (chi phí lãi vay
được tính vào dòng tiền khấu trừ thuế).

 Có thể nhận định chung là khả năng thanh toán và các hệ số nợ của OPC ở mức an
toàn. Tuy nhiên công ty quá thận trọng trong việc sử dụng vốn làm giảm hiệu quả kinh
doanh và vấn đề hàng tồn kho quá cao nếu không khắc phục sẽ gây đọng vốn, gia tăng
chi phí, giảm khả năng cạnh tranh và tăng trưởng của công ty.
III. Ước tính giá trị hiện tại của cổ phiếu OPC và khuyến nghị đầu tư
Căn cứ vào các phân tích cơ bản đã thực hiện có thể thấy cổ phiếu OPC là một cổ
phiếu có chất lượng tốt, tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu vốn an toàn, tỷ lệ nợ thấp và
đây cũng là một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh (đầu tư vào mở rộng sản
xuất, ứng dụng công nghệ mới, nghiên cứu sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới)
nhưng cần phải khắc phục các vấn đề trong chính sách kinh doanh và tăng tính cạnh
tranh. Trong phần này sẽ ứng dụng mô hình định giá cổ phiếu Gorden để xác định giá trị
hiện tại của cổ phiếu OPC.
Bước 1: Ước tính tốc độ tăng trưởng của dòng cổ tức
Sử dụng số liệu Lợi nhuận sau thuế trong thời gian từ năm 2008 đến hết năm 2012
không khấu trừ chi phí trả cổ tức cho cổ đông (coi như cổ tức bằng 0) để ước tính tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp trong 5 năm tới,
2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận sau
thuế

31,251

49,393

50,522 50,477

55,745
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ năm 2008 đến năm 2012: 15.57%
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ năm 2009 đến năm 2012 4.12%
8

Do giai đoạn 2008 đến 2009 kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, thêm vào đó
công ty tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch tập trung cùng với đó là lợi nhuận
lớn đến từ dự án hợp tác sản xuất thuốc trị sốt rét CV ARTECAN với đối tác Trung Quốc
nên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao. Sau thời gian này kinh tế bắt đầu suy thoái do tác
động của khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của công ty sụt giảm
mạnh mẽ. Đến nay nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu phục hồi và lợi nhuận sau thuế
tính đến hết quý III/2013 đã đạt 85.33% lợi nhuận năm 2012 do đó để ước tính chính xác
hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty tỷ lệ tăng trưởng được sử dụng sẽ là trung
bình có trọng số của hai tỷ lệ đã ước tính:
Tỷ lệ tăng trưởng dự tính: 25% x 15.57% + 75% x 4.12% = 6.98%
Bước 2: Áp dụng mô hình Gordon tính giá trị hiện tại của cổ phiếu OCP
Giả định rằng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đúng bằng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến
là 6.98%, do công ty luôn duy trì mức trả cổ tức tương đối ổn định dao động từ 20 -25%
mệnh giá từ khi niêm yết công khai đến hiện nay. Kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư bằng
lãi suất cho vay trung dài hạn trung bình là 11%.
Cổ tức đã trả năm 2013: D1= 10.000 x 22% = 2.200đ
Giá trị hiện tại của cổ phiếu OPC:
Vậy hiện nay một cổ phiếu OPC ước tính có giá trị nội tại là: 58,546 đồng.
So sánh với giá thị trường của cổ phiếu vào ngày 31/12/2013 là: 64,000 đồng thì cổ
phiếu của công ty đang được định giá cao hơn giá trị thực. Tuy nhiên trong thời gian tới
lãi suất trên thị trường có xu hướng vẫn tiếp tục đà giảm kéo theo tỉ suất lợi nhuận yêu
cầu của nhà đầu tư giảm, nếu lợi suất yêu cầu giảm xuống dưới 10.5% thì giá trị nội tại
của cổ phiếu OPC sẽ vượt qua mức 64,000 đồng, hơn nữa với những dấu hiệu hồi phục
của nền kinh tế và các chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh dự báo thời gian tới
tốc độ tăng trưởng của công ty sẽ được nâng cao hơn, càng làm tăng giá trị nội tại của cổ
phiếu.
Khuyến nghị đầu tư:
− Đối với các nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu OPC: nắm giữ và theo dõi biến động,
có khả năng cao là giá lên.
9

− Đối với các nhà đầu tư chưa sở hữu cổ phiếu OPC: theo dõi tình hình lãi suất trên thị
trường và tình hình kinh doanh của công ty, nếu có dấu hiệu tích cực nhất là trong
tăng trưởng doanh thu bán hàng nên mua để nắm giữ.
10

×