Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tìm hiểu nhu cầu và thái độ của sinh viên trường ĐHQN đối với việc đi làm thêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.72 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trúng tuyển vào đại học là niềm vui sướng,phấn khởi của sinh viên thế nhưng khi
bước vào cuộc sống sinh viên,bên cạnh những thuận lợi các bạn cũng gặp phải không ít
những khó khăn nhất định cả trong việc học tập và sinh hoạt.Mà khó khăn lớn nhất có
thể đến ở đây là vấn đề tài chính.
Vì sao lại như vậy? Ông cha ta có câu:"Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh".Thế
nên trong sinh viên có nhiều bạn có đủ điều kiện để chi phí cho sinh hoạt học tập Bên
cạnh đó cũng không ít những bạn gặp khó khăn nhiều ở vấn đề tài chính.Số tiền mà gia
đình chu cấp hàng tháng không đủ chi phí cho sinh hoạt và học tập.Vì vậy các bạn phải
tự xoay xở bằng việc đi làm thêm.Khoảng thu nhập ít ỏi từ việc làm thêm ấy trở thành
cứu cánh giúp cho họ trang trải phần nào cuộc sống sinh hoạt và học tập của mình.Tại
thành phố Quy Nhơn có rất nhiều trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên
với nhiều công việc như: phục vụ cà-phê, phục vụ quán ăn,phục vụ nhà hàng,gia sư,
nhân viên tiếp thị Tuy nhiên hiện nay có không ít sinh viên đã làm thêm những công
việc không phù hợp,nặng nhọc,thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng và rất ảnh hưởng
đến quá trình học tập của sinh viên.Vì vậy điều đang cấp thiết là cần một phương án giải
quyết triệt để nhằm giúp sinh viên vượt qua những trở ngại trên.
Song cũng không ít những bạn sinh viên đi làm thêm không nhằm để kiếm tiền
trang trải cuộc sống sinh hoạt mà làm thêm để tích lũy kinh nghiệm làm việc,đi làm
thêm để trải nghiệm những điều đã học vào thực tiễn, được va chạm với đời thường để
ứng xử tốt hơn trong các tình huống giao tiếp
Có một thực tế rằng nhiều bạn sinh viên quan niệm đi làm thêm là không tốt, là
hạ đẳng Các bạn ấy chưa thấy được ý nghĩa của việc đi làm thêm chính đáng của sinh
viên là để có kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này,đặc biệc là những bạn hoạt động
trong các lĩnh vực có liên quan nhiều đến giao tiếp xã hội là hết sức cần thiết.
Chúng tôi ,sinh viên năm thứ ba ngành sư phạm Tâm lý giáo dục,chúng tôi cũng
đã từng đi làm thêm vì số tiền chu cấp hàng tháng từ gia đình không đủ chi phí cho sinh
1
hoạt và học tập Và khi ấy đi làm thêm giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề đó.Do
vậy chúng tôi thấy việc làm thêm rất có ý nghĩa.


Chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu ,nghiên cứu về nhu cầu ,thái độ của sinh viên
trường đại học Quy Nhơn là hết sức cần thiết,và hơn nữa vấn đề này chưa ai tìm hiểu
nghiên cứu về nó.Nhằm giúp các bạn sinh viên có thái độ đúng đắn về việc đi làm thêm
đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với nhà trường,với khoa nhằm hình thành các
trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên nói riêng và thanh niên toàn quốc
nói chung,giúp họ hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả.Giúp sinh viên tìm được công
việc là thêm phù hợp để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống sinh hoạt và học tập và
có kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử để nâng cao chất lượng cuộc sống,thấy được
cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Vì thế đó là động lực khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề
này:"Tìm hiểu nhu cầu và thái độ của sinh viên trường ĐHQN đối với việc đi làm
thêm"
2.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
2.1 Khách thể:Sinh viên trường ĐHQN.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:Nhu cầu,thái độ của sinh viên đối với việc đi làm thêm.
3.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong quá trình học tập tại trường ĐHQN,sinh viên trong nhà trường chưa có thái
độ đúng đắn đối với việc đi làm thêm.Nếu họ có thái độ và nhu cầu đúng đắn đối với
việc đi làm thêm là một điều kiện giúp họ có thể vược qua những khó khăn trong vấn đề
tài chính đồng thời giúp họ có thêm những kinh nghiệm lao động ,ứng xử trong cuộc
sống tốt hơn.
4.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu ,chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
-Nghiên cứu lý luận liên quan đến các vấn đề của đề tai.
-Điều tra tìm hiểu nhu cầu và thái độ của sinh viên đối với việc đi làm thêm.
-Tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng này.
-Đưa ra một số kiến nghị với nhà trường,với Khoa,với các cơ quan tổ chức liên
quan nhằm tạo ra nhiều cơ hội khẳng định bản thân cho sinh viên,đồng thời tạo điều
kiện nâng cao nhu cầu,thái độ tích cực đối với việc đi làm thêm của sinh viên nói
2

chung,sinh viên trường ĐHQN nói riêng.
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
-Thời gian: Trong năm học 2009-2010.
-Địa điểm: Trường đại học Quy Nhơn.
-Số lượng khách thể: 1000 sinh viên (Nam nữ).
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
-Phương pháp điều tra.(Qua phiếu thăm dò_Ăng két).
-Phương pháp trò chuyện.
-Phương pháp thống kê toán học.
Trong đó phương pháp điều tra là cơ bản nhất.
Chúng tôi thực hiện hư sau:
-Phương pháp điều tra là phương pháp chính trong đề tài:
+Mục đích phương pháp này là tìm hiểu thực trạng về nhu cầu và thái độ của
sinh viên đối với việc đi làm thêm.
+Đối tượng là sinh viên trường ĐHQN tại các lớp.
+Xây dựng bản hỏi gồm những cau hỏi mở,có gợi ý trả lời hoặc có sự lựa chọn
phương án trả lời sẵn.
+Phát phiếu điều tra cho đối tượng và hướng dẫn trả lời.
+Thu phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
-Phương pháp thống kê toán học thuật toán xác xuất thống kê để xử lý bảng số liệu
thu được từ phiếu điều tra.Và các công thức toán học :
-Phương pháp trò chuyện là gặp gỡ trao đổi thông tin sơ bộ về thực trạng vấn đề để
xây dựng giả thuyết khoa học.
7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.
Đề tài gồm năm phần:Mở đầu.Chương I:Cơ sở lý luận của đề tài.Chương II:Kết
quả nghiên cứu.Chương III:Kết luận và khuyến nghị.Phụ lục
3
Chương I:Cơ sở lý luận của đề tài.
1.1.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Theo tìm hiểu tài liệu ,sách báo cho thấy vấn đề của đề tài hiện chưa ai đi vào

nghiên cứu.Và đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu và phát triển cao hơn.
1.2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM,CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN.
1.2.1.Vấn đề về nhu cầu.
1.2.1.1 Khái niệm về nhu cầu.
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các nghành khoa học
nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu được
tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild,
William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện
tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì
sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc
điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh.
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách
giáo khoa chuyên nghành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những
định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu
cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do
đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu
tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình
thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu
cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình
thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu
yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là
một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức
biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy
4
nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một
nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu
nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa
mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có

thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshall viết
rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”.[ Экономика и социология труда.
Учебник для вузов. 6-е изд. испр. и доп. М.: Норма-инфра ]. Về vấn đề cơ bản của
khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu
cầu không có giới hạn.
1.2.1.2.Cấu trúc nhu cầu cá nhân.
Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể xác và linh hồn. Sự
phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng đến tận thời nay và người ta
quen với việc phân nhu cầu thành "nhu cầu vật chất" và "nhu cầu tinh thần". Ngoài ra
còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định.
Trọng tâm chú ý của các nhà khoa học là xếp đặt nhu cầu theo một cấu trúc thứ
bậc. Ý tưởng về thứ bậc của nhu cầu bắt đầu nảy sinh từ đầu thế kỉ trước. Benfild viết:
“Quan điểm đầu tiên của luận thuyết về nhu cầu nói rằng sự thỏa mãn nhu cầu bậc thấp
trong thang độ nhu cầu sẽ sinh ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn”.
Trong số các công trình nghiên cứu hiện đại có thể kể đến kết quả phân loại như K.
Alderfer: tồn tại, quan hệ, nâng cao. D. Mc Clelland: thành quả, tham dự, quyền lực; V.
Podmarcow: đảm bảo, khuynh hướng, uy tín. V. Tarasenko: tồn tại, phát triển. A.
Maslow: sinh lý, an toàn, tham dự, (được) công nhận, tự thể hiện Năm cấp bậc nhu
cầu theo phân loại của A. Maslow được xếp theo hình bậc thang hay hình chóp kim tự
tháp với thứ tự liệt kê như trên thể hiện quan điểm rằng sự thỏa mãn nhu cầu theo thứ tự
từ dưới lên. Người ta đã chỉ ra rằng thực tế sự thỏa mãn nhu cầu không nhất thiết phải
tuân theo quy luật đó.
Boris M. Genkin chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt mục
đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự.
Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm: 1) giàu có về vật chất; 2) quyền lực và danh
5
vọng; 3) kiến thức và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh thần. Tùy vào thiên hướng của từng cá
nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội. Có thể trong một người hiện
diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời.

Tất cả các cách thành lập cấu trúc nhu cầu cá nhân từ trước đến nay có những hạn
chế nhất định. Nếu số nhóm nhu cầu ít (gồm hai nhóm) thì phân loại nặng tính ước lệ,
giảm ý nghĩa phân tích. Nếu số nhóm nhu cầu nhiều thì phân loại không đáp ứng được
tính bao trùm, nghĩa là khi đó còn nhiều dạng nhu cầu nằm ngoài các nhóm, ví dụ như
nhu cầu về tín ngưỡng, tự do. Kết luận của các nhà khoa học là: sự cản trở việc phân
loại chính là không thể xác định được giới hạn của nhu cầu.
Cách phân loại mới dựa vào phân tích bản chất của nhu cầu. Trên quan điểm mỗi
nhu cầu được hình thành từ hình thức biểu hiện và nhu yếu nên có thể thực hiện phân
loại theo hai thành phần đấy.
Hình thức biểu hiện được phân loại thông qua đối tượng của nhu cầu. Chúng
chính là tất cả những gì có ý nghĩa đối với đời sống con người. Đối tượng của nhu cầu
có thể là những sự vật cụ thể trong thế giới xung quanh, có thể là những yếu tố của tư
duy. Nhận thức của con người và xã hội càng cao thì phạm vi đối tượng có ý nghĩa càng
rộng. Như vậy đối tượng của nhu cầu được phân loại theo các lĩnh vực hoạt động của
con người: xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, môi trường, tôn giáo, y tế, văn hóa-giáo
dục-khoa học, đời sống cá nhân. Ranh giới của các lĩnh vực này không hoàn toàn rõ nét
vì có sự đan xen. Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực hoạt động có sự định hình mối liên kết
đặc biệt giữa các đối tượng, tạo nên những "hệ thống giá trị" mà vai trò của chúng là
điều hòa sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu khác nhau. Đôi khi chính những hệ thống giá
trị này gây cản trở sự tiếp cận những đối tượng mới. Hệ thống giá trị có thể bị phá vỡ
hoặc có sự thay đổi bổ sung tùy vào sự thay đổi của môi trường sống.
Nhu yếu được phân loại thành nhu yếu tuyệt đối và nhu yếu phát triển. Nhóm thứ
nhất liên quan trực tiếp đến các hành vi bản năng và vô thức. Hình thức biểu hiện, hay
đối tượng tương ứng, của chúng là không thể thay thế. Sự không đáp ứng các nhu yếu
này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể sống. Nhu yếu phát triển là những nhu
yếu mang tính phức tạp, là kết quả kết hợp của những nhu yếu tuyệt đối và sự bổ sung
những "đam mê bẩm sinh" (về mùi vị, màu sắc, âm nhạc, sự chuyển động v.v.). Nhu
yếu phát triển được chia thành ba nhóm dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của hành
6
vi. Những đặc điểm này, cũng giống như các nhu yếu tuyệt đối, không phụ thuộc vào

tính chất của môi trường sống, vào thời điểm lịch sử, vào các giá trị xã hội; chúng đặc
trưng cho mọi sinh vật, mọi cơ thể sống và nói lên sự tương tác qua lại của cá thể với
môi trường. Những nhu yếu đấy là:
Nhu yếu nhập thế: là sự cần thiết tiếp nhận các đối tượng có ích cho cá thể. Đặc
điểm của nó là hướng nhu cầu vào những đối tượng với mục đích tiếp nhận chúng ở
dạng chúng có;
Nhu yếu xuất thế: là sự cần thiết tác động vào các đối tượng bên ngoài và đôi khi
ngay chính cơ thể của bản thân. Đặc điểm của nó là hướng nhu cầu vào các đối tượng
với mục đích làm thay đổi trạng thái của chúng bằng phương pháp nào đó và theo một ý
tưởng định sẵn (ý tưởng định sẵn: kết quả tổng hợp của tư duy từ thông tin về những sự
vật thực tế);
Nhu yếu vị thế riêng: là sự cần thiết tạo vị trí của cá thể trong thế giới xung
quanh. Đặc điểm của nó là hướng nhu cầu vào các đối tượng với mục đích củng cố vị
thế mà cá thể xác định một cách có ý thức đối với những cá thể khác hoặc hoàn cảnh
bên ngoài. Nói cách khác, nhu yếu này bắt chủ thể phải xác định vị trí và định hướng
hoạt động của mình sao cho phù hợp với sự thay đổi của thế giới xung quanh.
Nhu yếu nhập thế và nhu yếu xuất thế phản ánh một đặc tính nổi bật của con
người là sự mong muốn nhận thức thế giới. Chúng khác nhau ở chỗ nhu yếu thứ nhất
thể hiện tính thụ động, còn nhu yếu thứ hai thể hiện tính chủ động. Trong đời sống thực
tế một nhu cầu thường có chung ba đặc điểm kể trên, chúng bổ sung cho nhau theo mối
quan hệ “mục đích – phương tiện”, nhưng một trong các nhu yếu đó nổi trội hơn cả
(mục đích). Và vì thế có thể gọi những nhu cầu theo tên của nhu yếu tương ứng nổi trội
đó. Nhu yếu phát triển hướng tới những đối tượng mới và thay đổi dần những giá trị cũ
để phù hợp với sự thay đổi thường xuyên của môi trường.
Phân tích trên cho thấy tuy đối tượng của nhu cầu là vô hạn, song những nhu yếu phát
triển cơ bản chỉ tồn tại ở ba dạng kể trên.
Cấu trúc nhu cầu cá nhân theo cách phân loại trên cho phép hình dung một hệ
thống nhu cầu được xắp xếp như một tế bào mà nhân của nó là các nhu yếu tuyệt đối,
thân là các nhu yếu phát triển và vỏ ngoài cùng là các đối tượng được kết dính bởi
những hệ thống giá trị. Cấu trúc nhu cầu thể hiện mối quan hệ hữu cơ và thống nhất

7
giữa các thành phần trong hệ thống nhu cầu cá nhân.
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những
người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn, trường phái này được xem là
thế lực thứ ba khi thế giới lúc ấy đang biết đến hai trường phái tâm lý chính: Phân tâm
học và Chủ nghĩa hành vi.Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm
ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu của con
người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống
trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu
ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Chúng tôi đã chọn lý thuyết của Maslow làm cơ sở lý luận chính của vấn đề nhu
cầu cho đề tài.A.Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc, hay 5
bước nhu cầu Maslow:
- Nhu cầu cơ bản (Nhu cầu tối thiểu:ăn,ở,mặc,phương tiện đi lại,vệ sinh,tình
dục…)
- Nhu cầu về an toàn (Muốn có cuộc sống an toàn,đảm bảo tương lai ).
- Nhu cầu về quan hệ xã hội (Muốn được yêu mến,muốn có các quan hệ xã hội
tốt).
- Nhu cầu về được kính trọng (Muốn được tôn trọng,cá tính…).
- Nhu cầu được khẳng định bản thân (có quyền lực,muốn ảnh hưởng lên nhiều
người).
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình
kim tự tháp hoặc hình bậc thang, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.
8
Nhu
cầu cơ
bản (Nhu
cầu tối
thiểu:ăn,ở,mặc,phương tiện đi lại,vệ sinh,tình dục…):

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý , bao gồm
các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các
nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất
của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào
bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ
không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ
bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này
chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần
phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao
hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát
hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Sự phản đối của công nhân,
nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu
cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.
9
Nhu cầu về an toàn(Muốn có cuộc sống an toàn,đảm bảo tương lai ):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không
còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các
nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này
thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống
còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong
các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú
dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha
mẹ, mong muốn được vỗ về.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn
định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp
luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết
học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh
thần.

Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …
cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
Nhu cầu về quan hệ xã hội(Muốn được yêu mến,muốn có các quan hệ xã hội tốt):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ
chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình
giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng
đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm.
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng
ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu
phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng,
nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây
cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần
kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn
có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường
từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.Để đáp
ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi
10
cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các
phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ
chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng
các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt
động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng
cao.
Nhu cầu về được kính trọng(Muốn được tôn trọng,cá tính…):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu
được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu
cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào
khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa
trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học

Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những
nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải, các
phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.
Cũng giống như bao lý thuyết khác, lý thuyết này dĩ nhiên không phải là một sự
tuyệt đối hóa và toàn vẹn, nó cũng nhận được nhiều ý kiến trái ngược và phản bác. Tuy
nhiên, hơn 60 năm qua, lý thuyết vẫn được nhắc đến và sử dụng rộng rãi.
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích
lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn,
hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã
hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được
mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm
thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.
Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước
lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những
hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.
“Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi
được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức
ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được
11
tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt
nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).Chỉ tôn trọng mà không
yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất
của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn
trọng đó”.( Trích VietNamNet, ngày 30/10/2007)
Nhu cầu được khẳn định bản thân( Có quyền lực,muốn ảnh hưởng lên nhiều
người):
Khi nói về nhu cầu này: “khẳng định” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa
tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể
hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho”
khắp nơi, nói năng khệnh khạng…

Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person's need to be
and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn
được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn
giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự
khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của
sự nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng,
mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương
cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình
mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm
kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm
thấy hài lòng về nó.
Vậy nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những
đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.Nhu cầu là cảm giác thiếu
hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người
hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt
quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân
(trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả
12
năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về
mặt quản lý, người quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm
việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu
cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển
được các cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá
thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu
yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
1.2.2.Vấn đề về thái độ.
1.2.2.1.Khái niệm tháo độ.

Thái độ là một khái niệm chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống cũng như
trong lĩnh vực tâm lý học.Vấn đề đi sâu tìm hiểu mọi khía cạnh của thái độ,như:Bản
chất của thái độ là gì?Thành phần cấu trúc của nó? Sự hình thành và biểu hiện của nó
như thế nào? Vai trò của thái độ v.v ít nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Năm 1935 có quan điểm: “Thái độ như là trạng thái tâm lý và thần kinh của sự
sẵn sàng được tạo a trên cơ sở kinh nghiệm và nó có ảnh hưởng điề khiể hay năng động
tới những phản ứng của cá nhân đối với tất cả những khách thể và tình huống gắn liền
với cá nhân đó” [Nguyễn Thị Lan Anh-Luận văn sau đại học-Hiện trạng thái độ nghề
nghiệp của đội ngũ giáo viên Tâm lý học ở các trường sư phạm thuộc các tỉnh phía Bắc
1985].
Năm 1971 có quan điểm: “Thái độ là tư tưởng được hình thành cảm xúc mà
những cảm xúc này tạo điều kiện cho việc xác định hình thức của hoạt động trong
những hoàn cảnh xã hội nhất định”. [Nguyễn Thị Lan Anh-Luận văn sau đại học-Hiện
trạng thái độ nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tâm lý học ở các trường sư phạm thuộc
các tỉnh phía Bắc 1985]
Từ hai quan điểm trên “Thái độ” là sự “sẵn sàng” hay là “tính gây tác động đến
phản ứng”.Tuy chưa làm rõ được định nghĩa về “Thái độ” nhưng điều đó cũng đã tạo
tiền đề cho sự nghiên cứu về vấn đề thái độ hiện nay. [Nguyễn Thị Lan Anh-Luận văn
sau đại học-Hiện trạng thái độ nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tâm lý học ở các
trường sư phạm thuộc các tỉnh phía Bắc 1985]
13
Cho đến nay trong khoa học tâm lý học cũng chỉ nhắc đến thái độ là những biểu
hiện của quá trình xúc cảm và tình cảm của con người trước hiện thực khách quan.Qua
quá trình tìm hiểu,nghiên cứu Tâm lý học hiện đại thì chúng tôi đưa ra quan điểm về
“Thái độ”như sau:
Thái độ tạo ra động lực hoặc phản động lực cho con người trong các hoạt đông
của cá nhân và tập thể.Thái độ đúng đắn hay không nó sẽ giúp con người điều chỉnh
mục dích hành động và hành vi của mình.Nhà Tâm thần học và Tâm lý học Xô-viết V.N
Miaxise đã nhận xét rằng: “Dù lấy bất cứ một hoạt động nào của con người,ta cũng thấy
phản ánh trong đó bằng cách này hay cách khác thái độ của anh ta đối với kết quả của

hoạt động đó”[I.F Kharaliov-Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?
–Nxb giáo dục 1979 ,T2,Tr 23].Điều đó có nghĩa là thái độ được hình thành nên trong
quá trình phản ánh và trên cơ sở phản ánh sẽ trực tiếp biểu hiện ở mức độ hành động và
ở đặc điểm số lượng,chất lượng của hiệ xuất lao động.
Thái độ là một vấn đề khá phức tạp và rộng lớn ít được các nhà Tâm lý học đi sâu
vào nghiên cứu một cách đầy đủ như những vấn đề khác trong Tâm lý học.Tuy nhiên
cũng có một số nhà Tâm lý học bàn đến Thái độ ở những khía cạnh khác nhau và các
mức độ cũng khác nhau.Như vậy hiện nay định nghĩa cụ thể về thái độ.Song qua quá
trình tìm hiểu và phân tích các quan điểm các ý kiến của các nhà Tâm lý học tiền
bối,chúng tôi xin nêu ra một số quan điểm tương đối về Thái độ như sau:
-Nói đến thái độ là nói đến kết quả của sự tác động qua lại giữa con người với
giới tự nhiên,và là qua lại giữa con người với nhau.[M.H Lavahlard_Sự đo lường thái
độ].
- Thái độ là kết quả của quá trình cảm xúc của con người,nó biểu hiện của xúc
cảm và tình cảm của con người đối với hiện thực khác quan.Hay nói cách khác quá trình
cảm xúc con người thể hiện thái độ của mình đối với hiện thực khách quan[Giáo trình
TLH Quản lý kinh tế,Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2003,tr 24]
Vậy khi xét đến thái độ của con người thì chúng ta nói đến xúc cảm và tình
cảm.Bởi vì xúc cảm và tình cảm là thái độ của con người thể hiện dưới hình thức những
rung động của họ trước hiện thực khách quan,hoặc trong cơ thể.Ví dụ: Thái độ về âm
nhạc,thái độ về học tập,lao động,nghề nghiệp,thái độ đối với hành vi của người khác …
-Thái độ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất và hoạy động xã
14
hội,dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau.Trong đó nhân tố ngôn ngữ được coi
như nhân tố định hướng và điều chỉnh thái độ con người.
-Cơ sở sinh lý của thái độ là sự định hình của hoạt động thần kinh.Đó là đặc điểm
cấu tạo của htế bào thần kinh của con người khiến cho hai quá trình hoạt động hưng
phấn và ức chế diễn ratheo những cách thức khác nhau,vớ những độ nhạy cảm khác
nhau thì tạo ra những thái độ khác nhau.
-Cơ sở xã hội của thái độ là môi trường sống,lao động,học tập của con người.

-Cấu trúc của thái độ gồm có ba thành phần tương đối phụ thuộc lẫn nhau:
+Thành phần nhận thức:là những quan niện ý nghĩ của cong người
hoặc những ý kiến cụ thể của những đối tượng hay một người khác.
+Thành phần cảm xúc:Là những biểu tượng vè sự đánh giá cảm tính
của con người hoặc là những phản ứng cảm xúc của con người dối với một đối tượng
hay một người nào đó.
+Thành phần hành vi của thái độ:Là những dự định đối xử của con
người trong quan hệ với người khác hay với đối tượng của thái độ.
Ba thành phần có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ qua lại lẫn nhau.
-Thái độ của con người luôn bộc lộ ra bên ngoài bằng những biểu hiện thống nhất
giữa các mặt:Ý nghĩ,quan niệm,tình cảm và hành động.Cho nên có thể nói rằng từ tính
thống nhất của ý nghĩ,tình cảm và hành động thì sự hiện diện của một thái độ xác định.
-Thái độ của con người luôn bộc lộ ra bên ngoài nên chúng ta có thể đo lường
được nó.Việc đo lường thái độ được tiến hành băng phương pháp điề tra xã hội học là
đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2.2Vai trò của thái độ đối với hoạt động lao động của con người.
Mặc dù vấn đề thái độ ít được khoa học nghiên cứu,nhưng khhi đề cập đến thái
độ thì nhà tâm lý học nào cũng thừa nhận vai trò của thái độ đối với hoạt động con
người.
Thái độ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động.Trước
những hoàn cảnh như nhau,những người có những mục đích khác nhau cho nên thái độ
không những ảnh hưởng tới việc đề ra mục đích hoạt động mà còn ảnh hưởng đến
cường độ và chất lượng hoạt động. A.G Gôraliôv đã viết: “Việc đặc ra mục đích và
phương thức thực hiện nó,cường độ thúc đẩy người ta đạt tới mục đích không chỉ phụ
15
thuộc vào những yêu cầu của hoàn cảnh hiện tại mà còn phụ thuộc vào tính chất của hệ
thống thái độ đã có của người ta đối với thế giới khách quan và đối với bản thân”.[ A.G
Gôraliôv : Tâm lý học cá nhân –Nxb Giáo dục Hà Nội 1971,tập 3,tr181]
Các nhà tâm lý học cũng khẳn định thái độ của cá nhân cũng quy định tính chất
sự nổ lực ý chí của người ta khi làm một nhiệm vụ nào đó.

Hoạt động thực tiễn hàng ngày cũng cho ta thấy rõ một điều là khi chúng ta có
những hiểu biết đầy đủ về một công việc nào đó,thấy được ý nghĩa công việc đó ,yêu
thích công việc đó…Tức là thái độ tích cực đối với công việc thì vui vẻ hào hứng hoàn
thành công việc đó,có thể làm một cách say sưa sôi nổi và có kết quả tốt.Đồng thời nó là
tiề đề tích cực cho hoạt động sáng tạo của cá nhân.Ngược lại nếu có thái độ đói với
công việc phải làm mà không sự hiểu biết đầy đủ,không thấy được sự cần thiết và ý
nghĩa công việc…Cảm tháy chán nản khó chịu khi làm việc thì chúng ta không thể làm
việc sôi nổi mà thường làn một cách ể oải,miễn cưỡng.Và như vậy công việc đó không
thể đạt kết quả tôt được.
Như vậy vai trò của thái độ đối với hoạt đông lao động của con người là:Thái độ
là đông lực cho mọi hoạt động của con người ,nó giữ vai trò chỉ đạo,định hướng và điều
chỉnh mọi hoạt động của con người.Đồng thời thái độ cũng ảnh hưởng đến các phẩm
chất và năng lực của con người trong hoạt động.
1.2.3. Vấn đề về lao động .
1.2.3.1 Khái nệm về lao động:
Theo nghĩa rộng thì lao động là một họa động thực tiễn nào đó do con người tiến
hành theo nhiệm vụ xác định,nhằm đạt được mục đích nhất định.Tong tác phẩm kinh
điển “Vai trò của lao động trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người”,
Ph.Awnghen dã chỉ rõ rằng: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời
sống xã hội loài người…lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.[Đào Thị
Oanh.Tâm lý học lao động.Nxb đại học quốc gia Hà Nội 1999,tr 3]
C.Mác định nghĩa về lao động và vai trò của nó trong sự hình thành con người:
“Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên,một quá trình
trong đó bằng hoạt dộng của chính mình con người làm trung gian,điều tiết và kiểm tra
sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”[C.Mác và Ph.Ănghen:Toàn tập,Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội,1993,tr 23,266]
16
Theo quan điểm của Tâm lý học lao động thì chúng ta có thể xem xéc khái niệm
lao động ở nhiều góc độ khác nhau để hiểu rõ hơn về nó.
Trước hết ,lao động của con người có tính xã hội.Ngay từ đầu,lao động của con

người là công việc của những nhóm xã hộ chứ không một cá nhân riêng lẻ thực hiện và
mục đích của bất kỳ hình thức lao động nào cũng có tính chất xã hội.Trong tác phẩm
“Tư bản”,C.Mác đã xá điịnh bản chất xã hội và mục đích chung của lao động như sau:
“Lao động là những hoạt động có mục đích để tạo ra những giá trị sử dụng”.
Thứ hai ,xéc về phương diện sinh lý học,thao C.Mác: “Dù các dạng lao động có
ích khác nhau như thế nào,dù những hoạt động sản xuất khác nhau đến đâu thì về
phương diện sinh lý học,đó vẫn là chức năng của cơ thể con người,và mỗi chức năng ấy
dù nội dung và hình thức của nó như thế nào về thực chất cũng chỉ là sự tiêu hao
não,thần kinh cơ bắp và các cơ quan cảm giác …” ”.[Đào Thị Oanh.Tâm lý học lao
động.Nxb đại học quốc gia Hà Nội 1999,tr 4]
Hoạt động lao động là một dạng hoạt động đặc biệt của con người.Để tiến hành
lao động con người cần có kỹ thuật lao động và cần nhận thức được mục đích ý nghĩa
nhất định từ đó họ làm việc một cách tự giác.
Vậy hiểu được lao động và vai trò của lao động và các đặc tính của lao động thì
góp phần nâng cao ý thức ,thái độ của cá nhân đối với lao động.Ngoài ra giúp chúng ta
lựa chọn nghề nghiệp,tìm việc thích hợp và dễ dàng hơn.
1.2.3.2 Làm thêm vối với sinh viên.
Nói chung ,làm thêm là một dạng lao động phụ của con người nhằm nhiều mục
đích khac nhau.Như kiếm thêm thu nhập,tăng kỹ năng giao tiếp,mở rộng quan hệ xã
hội…
Đối với sinh viên thì làm thêm là nhu cầu cần thiết và có thể gọi là cấp thiết
nhất.Và sinh có rất nhiều lí do để đi làm thêm.Ngoài giờ học trên trường và tự nghiên
cứu thì họ có khá nhiều thời gian rãnh.Như vây cũng co những sinh viên nhận định là
việc đi làm thêm là một cách giết thời gian.Cũng có một số khác thi cho rằng việc đi
làm thêm là để nâng cao kỹ năng giao tiếp ,quan hệ xã hội,và cũng là cơ hội tích lũy
kinh nghiệm trong quá trình vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn.
Theo tôi nghĩ là một sinh viên đại học, có thể chúng ta cũng sẽ muốn kiếm một
17
công việc bán thời gian giống như những sinh viên khác. Bên cạnh việc giúp chúng ta
trang trải phần nào chi phí, một công việc còn đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm

làm việc hữu ích, mở rộng quan hệ với cộng đồng và giúp bạn học hỏi nhiều kinh
nghiệm dễ dàng hơn.
Và diều chúng ta cần và quan tâm nhiều nhât đó là có nhu cầu cao và thái độ
đúng đắn đối với vấn đề tìm việc và vấn đề công việc như thế nào ? Điều đó trở thành
động lực giúp chúng ta làm việc một cách say mê và nổ lực.
18
Chương II:Kết quả ngiên cứu.
1.Vài nét về sinh viên trường đại học Quy Nhơn .
Trường Đại học Quy Nhơn được thành lập năm 1977 theo quyết định số
1842/QĐ ngày 21/12/1977 của Bộ trưởng Bộ giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Cơ sở chính của Trường có diện tích gần 14 ha, nằm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định. Hơn 33 năm qua cùng với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà,
Trường đã nỗ lực mở rộng lĩnh vực, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu
cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
Ngày 30/10/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 221/2003/QĐ-TTG về việc
đổi tên Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn thành Trường Đại học Quy Nhơn.
Điện thoại: (84-56) 3846156; Fax: (84-56) 3846089
Email: | Tổ Quản trị mạng:
Website: www.qnu.edu.vn
19
Cơ sở vật chất:
- 2 Cơ sở đào tạo
- 32 Đơn vị
- 107 Phòng học
- TN-TH: 8.728 m2
- Thư viện điện tử
- 6 KTX cho 15000SV
Cán bộ giảng viên và sinh viên:
- 732 CB-GV
- 75 Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học,

Tiến sĩ
- 551 Thạc sĩ, Kỹ sư và Cử nhân
- 24.242 sinh viên
….11.318 Sinh viên chính quy
1.720 SV hệ liên kết
11.204 SV hệ vừa làm vừa học
Sinh viên trường đại học Quy Nhơn với truyền thống hiếu học,năng động học tập và
nghiên cứu khoa học.Đồng thời cũng năng động trong các hoạt động lao động thực tiễn và
các hoạt động xã hội khác.Thực tế sinh viên Đai học Quy Nhơn,dưới sự chỉ đạo của quý
thầy cô giáo đã đóng góp nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học hiện
nay.Như tham gia nghiên cứu khoa học có nhiều đề tài có giá trị khoa học cao,tham gia các
cuộc thi Olympic của bộ giáo dục và đào tạo tổ chức.
2.Kết quả nghiên cứu thực tiễn.
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu chúng tôi có kết quả như sau:
Bảng 1:Những khó khăn sinh viên thường gặp.
Những khó khăn Số lượng (sinh viên) Tỉ lệ (%)
Tài chính 240/417 57,55
Thời gian học tập,nghiên cứu 34/417 8,15
Các phương tiện hỗ trợ học tập 84/417 20,14
Giao tiếp 22/417 5,28
Ý kiến khác 37/417 8,87

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
- Đa số sinh viên đều cho rằng khó khăn lớn nhất mà sinh thường gặp phải là vấn đề
tài chính (57,55%).
20
- Một số bộ phận sinh viên cho rằng thời gian học tập,nghiên cứu (8,15%),các
phương tiện hỗ trợ học tập (20,14%) và giao tiếp (5,28%) là những khó khăn ,trở ngại lớn
nhất đối với họ.
- Một số sinh viên cho rằng ngoài những khó khăn trên còn có những khó khăn khác

như: Tình cảm,sức khỏe…(8,87%).
Bảng 2:Số tiền gia đình gửi hàng tháng cho sinh viên.
Mức độ Số lượng(sinh viên) Tỉ lệ(%)
Thoải mái,dư 11/417 2,64
Vừa đủ 316/417 75,78
Thiếu 90/417 21,58
Từ bảng số liệu cho thấy:
- Đa số sinh viên đều cho rằng:Số tiền gia đình gửi hàng tháng vừa đủ cho chi phí
cho học tập và sinh hoạt của họ (75,78%).
- Bên cạnh đó có không ít sinh viên gặp khó khăn trong vấn đề tài chính vì số tiền
mà gia đình gửi cho họ hàng tháng không đủ để phục vụ cho việc học tập sinh
hoạt của họ (21,58%)
- Có rất ít sinh viên không gặp khó khăn về tài chính vì số tiền mà gia đình gửi cho
họ dư giả để cho sinh hoạt và học tập (2,64%).
Bảng 3:Cách sinh viên khắc phục khó khăn về tài chính nếu số tiền gia đình gửi
không đủ.
Các hướng giải quyết Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Yêu cầu gia đình gửi thêm 54/417 12,95
Nhờ bạn bè giúp đỡ 12/417 2,88
Tiết kiệm tối đa 173/417 41,49
Đi làm thêm 141/417 33,81
Cách giải quyết khác 37/417 8,87

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
- Đa số sinh viên đều chọn hướng giải quyết là tiết kiệm tối đa khi số tiền gửi từ gia
đình không đủ cho sinh hoạt và học tập (41,49%).
- Bên cạnh đó có không ít sinh viên chọn hướng giải quyết là di làm thêm để khắc
21
phục khó khăn về tài chính trong thời gian học tập (33,81%).
- Một số ít sinh viên lại chọn cách giải quyết là yêu cầu gia đình gửi thêm,đặc biệt là

sinh viên năm thứ I (12,95%).
- Một số ít sinh viên tìm cách giải quyết khác(8,87%),và nhờ bạn bè giúp đỡ(2,88%).
Bảng 4:Quan niệm của sinh viên về vấn đề đi làm thêm.
Quan niệm của sinh viên về vấn đề đi làm
thêm
Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Làm ngoài giờ học để kiếm tiền 143/417 34,29
Là một cách tự chủ và vượt qua những thách
thức trong đới sống sinh viên.
217/417 52,04
Cách hiểu khác…
57/417 13,67
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
- Phần lớn sinh viên có quan niệm đi làm thêm là một cách tự chủ và vượt qua
những thách thức trong đời sống sinh viên (52,04%).
- Một số sinh viên cho rằng đi làm thêm đối với sinh viên là làm việc ngoài giờ
học để kiếm tiền(34,29%).
- Số ít sinh viên có quan niệm khác đối với việc đi làm thêm(13,67%). Như :hiểu
biết thêm cuộc sống,tiếp cận thực tiễn,thể hiện mình,…
Nhận xét:
Qua bốn bảng số liệu trên ta thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng khó khăn lớn nhất
đối với họ là vấn đề tài chính mặc dù số tiền gia đình gửi cho họ hàng tháng là vừa đủ cho
việc sinh hoạt và học tập .Điều này cũng dễ hiểu vì bên cạnh chi phí cho sinh hoạt(ăn,
uống hằng ngày) và học tập, sinh viên còn các hoạt động khác như vui chơi giải trí ,sinh
nhật bạn bè,tham giai vào các hoạt động phong trào của lớp,của hội vào các ngày lễ lớn
trong năm.Mà số tiền gia đình gửi hàng tháng cho họ chỉ đủ cho những chi phí thiết
yếu(phần cứng) con những khoản chi tiêu khác(phần mềm) thì không tín đến nên thiếu tiên
là điều dễ hiểu. Thiếu hụt về kinh tế nhưng lại muốn thoả mãn những nhu cầu của mình
nên họ tìm những cách thức giải quyết hợp lí cho bản thân và một trong những cách giải
quyết mà họ cho là tốt nhất, được sự chọn lựa nhiều nhất là:tiết kiệm tối đa chi phí hoặc là

22
đi làm thêm. Có nhiều sinh viên chọn giải pháp là đi làm thêm vì theo họ đi làm thêm là
một cách tự chủ và vượt qua những thử thách trong đời sống sinh viên.
Bảng 5:Thái độ của sinh viên đối với việc đi làm thêm.
Thái độ Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Thích 361/417 86,57
Không thích 56/417 13,43
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
-Đa số sinh viên đều thích đi làm thêm(86,57%).Để có thêm thu nhập trang trải cuộc
sống,vừa tích luỹ kinh nghiệm vừa tăng khả năng giao tiếp.
-Bên cạnh đó cũng có một ít sinh viên không thích đi làm thêm(13,43%).Vì lo
sợ,xấu hổ,ảnh hưởng đến học tập,gia đình không cho phép…
Nhận xét:
Một số ít sinh viên vì gia đình đủ điều kiện kinh tế nên không đi làm thêm và không
thích đi làm thêm mà có muốn đi làm thêm thi họ vẫn không được sự cho phép của gia
đình,gia đình chỉ muốn họ tập trung cho việc học.Cũng có một số sinh viên vì sợ xấu hổ
với mọi người hay sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà không thích đi làm thêm.Tuy
nhiên đó chỉ là phần nhỏ trong sinh viên,còn phần lớn sinh viên đều thích đi làm thêm.Bởi
vì theo họ đi làm thêm không chỉ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống mà còn giúp cho
họ tích luỹ được kinh nghiệm cho nghề nghiệp sau này,kinh nghiệm trong cuộc sống va
nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân.
Bảng 6:Tìm hiều sinh viên đã từng đi làm thêm chưa?
Thực trạng Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Đã từng làm 138/417 33,09
Đang làm 125/417 29,98
Chưa bao giờ làm 154/417 36,93

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
Thực trạng sinh viên đã đi làm thêm,đang làm thêm và chưa bao giờ đi làm thêm
không quá chênh lệch.nhưng trong đó số sinh viên chưa bao giờ đi làm thêm chiếm tỉ lệ

23
cao nhất(36,39%),thứ hai là sinh viên đã từng đi làm(33,09%),và thấp nhất là sinh viên
đang làm thêm(29,98%).
Nhận xét:
Mặc dù sinh viên rất thích đi làm thêm nhưng theo con số thực trạng thì hiện nay số
sinh viên đi làm thêm vẫn chưa cao hơn nhiều so với số sinh viên chưa bao giờ đi làm thêm
bởi do một số những nguyên nhân cơ bản như:việc làm không phù hợp với khả năng và
năng lực của sinh viên,thu nhập thấp,không có hoặc không biết nơi tuyển dụng việc
làm,các trung tâm giới thiệu việc làm không đảm bảo thu cước phí cao,sợ dư luận,sợ năng
lực của mình không làm được,không thắng được sức ì bản thân…
Bảng 7:Nhu cầu của sinh viên đối với việc đi làm thêm.
Mức độ nhu cầu Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Rất cần thiết 24/417 5,76
Cần thiết 141/417 33,81
Bình thường 236/417 56,59
Không cần thiết 16/417 3,84
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
-Khá nhiều sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là cần thiết(33,81%),tuy nhiên cũng
có nhiều sinh viên có nhu cầu bình thường(56,59%).
Có rất ít sinh viên coi việc đi làm thêm là không cần thiết(3,84%)và một số ít sinh
viên coi vấn đề làm thêm là một việc hết sức cần thiết(5,76%).
Nhận xét:
Có nhiều sinh viên có nhu cầu bình thường đố với việc đi làm thêm bởi vì số tiền gia
đình gửi hàng tháng cho họ vừ đủ để họ sinh hoạt và hoc tập nếu họ tiết kiệm chi tiêu ở
mức độ tối đa vì thế nên việc đi làm thêm của họ không trở nên cấp thiết và nếu số tiền gia
đình gửi cho họ hàng tháng là không đủ thì họ phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống và
học tập thì lúc này việc đi làm thêm sẽ rất cần thiết đối với họ.
Bảng 8:Sinh viên đi làm thêm với mục đích.
Mục đích Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Kiếm tiền 188/417 45,08

24
Tích luỹ kinh nghiệm 118/417 28,30
Khẳng định bản thân 36/417 8,63
Giải phóng thời gian rảnh 17/417 4,08
Ý kiến khác 58/417 13,91

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
- Phần lớn sinh viên đi làm thêm với mục đích là để kiếm tiền trang trải cuộc sống
(45,08%).Bên cạnh đó cũng có không ít sinh viên đi làm thêm với mục đích là
tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và cho nghề nghiệp sau này(28,3%).
- Một số ít sinh viên chọn đi làm thêm là để khẳng định bản thân(8,63%),hoặc giải
phóng thời gian rảnh rổi của mình(4,08%).Và nhiêu mục đích khác (23,91%).
Bảng 9:Định hướng lựa chọn tính chất công việc làm thêm của sinh viên.
Tính chất công việc Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Ít tốn thời gian
75/417 17,99
Công việc nhẹ
36/417 8,63
Thu nhập khá
65/417 15,59
Phú hợp với chuyên ngành đang được đào tạo
180/417 43,17
Ít dư luận
17/417 4,08
Đòi hỏi sự năng động
44/417 10,55

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy:
Đa số sinh viên có nhu cầu đi làm thêm đều muốn lựa chọn công việc có tính chât
phù hợp với chuyên ngành đang được đào tạo(43,17%).Một số sinh viên lựa chọn công

việc có tính chất ít tốn thời gian(17,99%).Soos khác thì thích chọn công việc có thu nhập
khá(15,59%),công việc nhẹ(8,63%).Và công việc đòi hỏi sự năng động (10,55%).Có rất ít
sinh viên khi lựa chọn công việc quan tâm đến vấn đề ít dư luận xã hội( 4,08%).
Bảng 10:Hướng lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên.
Loại công việc Số lượng ( Sinh viên) Tỉ lệ (%)
Gia sư
251/417 60,19
Bán hàng
66/417 15,83
Phục vụ quán cà-phê
27/417 6,47
Phục vụ quán ăn
21/417 5,04
Tiếp thị sản phẩm
24/417 5,76
25

×